Nghệ sĩ Việt Nam

Tranh khu vực III: Điện Biên, Hà Giang, Lạng Sơn

Khu vực Điện Biên       Khu vực Hà Giang                 Khu vực Lạng Sơn            

Ý kiến - Thảo luận

12:43 Sunday,6.10.2013

Đăng bởi:  Đào

@Sương: bạn Đỉn không phải bốc phét đâu, nổ tí lấy số ấy mà, chấp nhất làm gì mấy tay thùng rỗng kêu to.

12:30 Sunday,6.10.2013

Đăng bởi:  Đào

Hi Trịnh Xuân Đỉn!
Chẳng biết bạn có là triết gia không nhưng mà cách lý luận của bạn chẳng thể ngửi nổi. Mấy ông triết gia thường cho mình là bộ não của nhân loại, thực tế thì toàn là bị mắc bệnh hoang tưởng nặng. Trên đời này làm gì có cái x gì mà không có nội dung, đã có nội dung thì tất cả mọi người đều có quyền khai thác nội dung theo hướng mình cần, chẳng có cái x gì là của riêng mấy ông triết gia hoang tưởng cả, ngông cuồng vừa thôi.

11:47 Sunday,6.10.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Bạn Đỉnh đúng là bốc phét, không có gì để nói thêm thì cứ nói cho nó nhanh, lại còn ngại với không ngại gõ bàn phím. Triết gia mà không viết thì lấy gì ghi lại suy nghiệm? Kể cho tôi xem triết gia nào mà không gắn với văn bản nào Đỉnh.

11:28 Sunday,6.10.2013

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Em ngại gõ phím lắm bác Tùng ơi. Kính bác lần nữa vậy.

11:16 Sunday,6.10.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Bác Đỉn là triết gia mà không cho nghệ sĩ tham gia vào triết học thì hóa ra bác là triết gia độc quyền??? Nghệ sĩ vẽ bằng cái đầu chứ không chỉ vẽ bằng tay, người xem cũng phải xem bằng cái đầu chứ đâu chỉ xem bằng mắt, khoa học bảo thế. Vậy nên bác Đỉn nên mở rộng ngôi nhà triết của bác đón các nghệ sĩ, người xem, người bình luận vào cho nó rôm rả, nhộn nhịp. Bác đừng nghĩ nhà bác chỉ có bên trái bên phải, nó còn đằng trước đằng sau, trên trần dưới sàn, dưới tầng hầm, thậm chí ở các góc hoặc lơ lửng đâu đó các nơi.

9:17 Sunday,6.10.2013

Đăng bởi:  PHAM QUANG

Theo mình thấy những bức chân dung trong triển lãm này đều không đạt, có cái thì chép lại một cách vụng về theo ảnh như: Bức số 37, Hoàng Nhật Quang, “Cô gái quàng khăn”, sơn dầu; có bức thì vẽ vô hồn như: Bức số 30, Trần Thiện, “Hoa của đá”, sơn dầu, 85x115cm. Có bức thì dựa vào ảnh mà vẽ tự nhiên như cô tiên: Bức số 27, Hoàng Xuân Trường, “Cô gái Mông Hoa”, sơn dầu; hoặc có bức lại kém về nghề dẫn đến mặt như tượng trong chùa, như: Bức số 25, Đào Minh, “Thiếu nữ Nùng”, sơn dầu....

6:47 Sunday,6.10.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Trinh Xuân Đỉn
nếu bạn là triết gia thì càng hay quá. Tất nhiên mình muốn xem tranh anh Bình, dưng mà giữa đường bạn lại khơi ra câu hỏi khác, mà mình thấy cũng hay, nên bàn vào. Từ cái nọ dẫn đến cái kia thì cũng là bình thường mà.
Mình chưa từng đề cập chuyện hình thức với nội dung, mà chỉ muốn bàn cụ thể tới cơ chế hình thành và cảm nhận một tác phẩm nghệ thuật. Hay nói hẹp hơn nữa, là bàn cụ thể vào câu hỏi của bác, người như thế nào thì thể hiện được tốt sự việc gì, tại sao?
Đây là những vấn đề triết học mỹ thuật cơ bản, mà mình nghĩ các bạn trên SOI cũng có thể quan tâm, vì nó giúp định hướng cho sáng tác và phê bình rất nhiều. Có điều mình không phải triết gia, nên không muốn múa rìu qua mắt thợ. Bạn là triết gia, vậy giải thích cho anh em mở mang kiến thức đi.

6:07 Sunday,6.10.2013

Đăng bởi:  Sương

Bác Xuân Đỉn nghe trịch thượng nhỉ? Học Triết thật không hay chỉ là miệt mài vùi đầu bộ Phạm Công Thiện mua được từ sachxua.net mà làm như việc thảo luận có dính dáng Triết là việc "của riêng chúng em"?

1:00 Sunday,6.10.2013

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Hi bác Tùng!
Em không muốn sa đà vào các chủ đề triết học vì em là triết gia nè bác. ... Em giống như bác, chẳng qua muốn xem tranh anh Bình cháy như nào thôi!
Vấn đề bác nói em có thể rút gọn luôn như sau: thế giới chúng ta đang sống là một thế giới tuyệt-đối-hình-thức, vậy nội-dung là cái của nợ gì và liệu có tồn tại một thứ là nội-dung không?
Việc lý giải/chứng minh/phân trần sự tồn tại của nội-dung là việc của chúng em, triết-gia, theo nhiều trường phái khác nhau, đại thể phân ra hai trường phái lớn: lề trái và lề phải. Hông phải là việc của các bạn đọc Soi. :D
Kính bác! 

20:04 Saturday,5.10.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Câu thắc mắc của Xuân Đỉn thực ra là một trong những câu hỏi triết học cơ bản, và lại rất sát sườn với các lĩnh vực nghệ thuật, lịch sử nghệ thuật cũng như phê bình nghệ thuật. thực ra có thể chia câu hỏi này thành 2 vế

1- cơ chế từ lúc một nghệ sỹ nhận tín hiệu từ bên ngoài qua giác quan, (chẳng hạn hình ảnh người dân tộc) xử lý nó bên trong não bộ, rồi phát ra thành tác phẩm nghệ thuật như thế nào. Cái thiên tài của người nghệ sỹ được đưa vào chủ yếu ở khâu nào, khiến cho sản phẩm khác với sản phẩm của một người thường.

2- Cơ chế của một người xem tác phẩm tiếp nhận nó, xử lý và đưa ra thành đánh giá hoặc cảm nhận tình cảm như thế nào. Tại sao có những tác phẩm nghệ thuật tạo được sự đồng thuận quan điểm của rất nhiều người (không thì không thể có người nổi tiếng).

Mỗi một câu hỏi và nỗ lực trả lời nó là trọng tâm của một trường phái nghiên cứu lịch sử nghệ thuật và phê bình nghệ thuật riêng.
 

19:21 Saturday,5.10.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

hi Xuân Đỉn
thế ông Tề Bạch Thạch có phải tôm không mà vẽ tôm đẹp nhất thế giới.

16:31 Saturday,5.10.2013

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Ông Mạc Ngôn là người Cao Mật, ông ý viết về Cao Mật hay nhất thế giới. Ông Cường tôm là giai phố thì đương nhiên ông ý viết về giai phố hay nhì thế giới. Còn ông Bình cháy nào đó, thế x nào không phải là đồng bào mà lại vẽ về đồng bào đẹp và rung nhất thì mình x có tin.
Hay lại kiếp trước em là người Việt nam. ;)

16:08 Saturday,5.10.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Linh cao có thể post lên vài bức tranh của anh Bình cháy cho mọi người thưởng thức không.

0:04 Saturday,5.10.2013

Đăng bởi:  linh cao

"Cô gái quàng khăn" vẫn có gì đó không ổn về hình, độ nghiêng ấy phải chạy mảng sáng tối chuẩn mới ra được, và phải vẽ trực tiếp mẫu . Còn "thiếu phụ Nùng" thì xương cốt sai bét, vẽ  da dẻ như bằng sáp vậy. Tranh vẽ người dân tộc đẹp và rung nhất chính là phấn màu của anh Bình "cháy", anh đen đúa hấp him tóc tai bê bết và hay mặc đồ chàm, y như vừa bước ra từ một phiên chợ Mèo Vạc. Thế nhưng quả thực anh Thanh Bình là giai Hà Nội đấy. Tranh anh mình còn cả bộ  ký hoạ giấy dó, rách tơi tả mà vẫn thắm  lắm, chắc do vẽ bằng mầu của Lào. 

22:11 Friday,4.10.2013

Đăng bởi:  Mai Anh

Bức "Thiếu nữ Nùng", "Cô gái quàng khăn", "Chợ chờ", "Chợ lợn" đều rất đẹp.
Thích bàn tay mờ mờ gân của "Cô gái quàng khăn", cũng như màu áo xanh chàm và nụ cười mím miệng của "Cô gái Nùng".

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả