Gẫm & Bình

Rồi sẽ có ngày đến lượt chú Uyên Huy và anh Yên Thế...

Nhân chuyện ông Chứng bày tượng trong vườn nhà ông, vì không có hàng rào nên người ta vào thẳng đất ông, ngắm nghía những tượng mặt người dính tịt trên mặt đất và kêu ầm lên với chính quyền là “kinh dị”, đòi dỡ bỏ, tôi nghĩ tới một viễn cảnh sắp tới sẽ […]

Ý kiến - Thảo luận

13:20 Thursday,3.10.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Baláp
trước hết, bạn cần tập trung đọc người ta viết gì rồi hẵng dạy đời. Trước khi tranh luận, cần phải biết đọc đã. Ngành não học đã có chứng minh là đối với những người mà kỹ năng đánh vần quá kém, các thông tin sẽ không được lưu giữ trong bộ nhớ ngắn hạn. Điều đó khiến cho khi người ta đọc tới những câu sau thì không nhớ nội dung câu đầu, và đọc hết bài thì không hiểu gì về tổng thể.
Mình viết về bản chất, tác phẩm của ông Chứng và Yên Thế không khác nhau lúc nào? Mình chỉ nói là việc bày trong vườn hay bày ở bảo tàng không khác nhau về bản chất, có nghĩa là không vì thế mà quyết định có phải nghệ thuật hay không.

12:43 Thursday,3.10.2013

Đăng bởi:  balap

@Phó Đức Tùng: chính bạn đã đồng ý rằng ˝đã tranh luận học thuật thì tất nhiên không cần chính danh˝ và cũng chính bạn cho rằng kiến văn của bạn nông cạn nên cũng sẽ không biết chính danh như thế là của ai, thế thì mọi thắc mắc khác về danh tính là vô giá trị và không cần phải bàn nữa, vì biết chẳng để làm gì thì tốt nhất là không nên biết Tùng nhé. Tùng cho rằng ˝tuyệt đối không ai có tư cách gì để phán về trình độ, hiểu biết của người khác˝ lại là một phát ngôn thiếu suy nghĩ nữa rồi. Việc chấm điểm cho học sinh đã là 1 cách đánh giá trình độ, hiểu biết của học sinh này so với học sinh khác, việc bảo vệ luận văn, luận án trước các vị giáo sư đáng kính mà công việc của các vị là dùng kiến thức và khả năng lý luận của mình để phản biện lại hay đánh đổ ý kiến của người bảo vệ... để cuối cùng đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng chính là 1 cách phán về trình độ và hiểu biết của người khác. Nếu anh thích thì anh gọi những phán xét đấy là góp ý, bổ sung tốt, nếu không thích thì cho rằng lên mặt, dạy đới, phán xét... và dù muốn hay không thì việc phán xét về trình độ, hiểu biết của người khác vẫn là công việc thường ngày ở huyện, vì nó chính là 1 trong những yếu tố để giúp xã hội con người tiến bộ. Mình không cần biết Tùng theo ai, dựa vào cái gì, mình chỉ quan tâm đến đúng hoặc sai, người ta sai thì mình phải sửa, không phải cứ cắm đầu cắm cổ theo cái sai của người ta rồi khi có nguời phản biện thì bảo là do dựa theo người này hay người khác...vì một tư duy tốt là tư duy biết chắc lọc những cái đúng, loại bỏ những cái chưa đúng để biến thành cái của mình, cái riêng mình. Tùng cho mình hỏi ˝bản chất˝ là cái gì? Tùng hiểu như thế nào là bản chất mà bảo rằng việc làm của ông Chứng và Yên Thế là giống nhau về bản chất. Phải nhận được phản hồi của Tùng thì mình mới có thể tiếp tục tranh luận về vấn đề này được. Hy vọng sau câu hỏi của mình, Tùng có thể tự hiểu và chúng ta khỏi tranh luận về vấn đề này nữa.

10:36 Thursday,3.10.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Balap
đã là tranh luận học thuật thì tất nhiên không cần chính danh, nhưng tuyệt đối không ai có tư cách gì để phán về trình độ, hiểu biết của người khác. Trình độ của ai thế nào sẽ tự bộc lộ qua lời nói của chính mình.
Mình nói nếu bạn can đảm thì đưa tên thật, không phải vì quan tâm đến tên hay học vị của bạn. Và nói thật là bạn có nói tên thì nhiều phần mình cũng không biết bạn là ai (không phải vì do bạn không là ai, mà do mình kiến văn nông cạn). Chỉ có điều khi viết cái gì mà mình dám tự ký tên thật ở dưới thì mình sẽ thận trọng lời nói hơn nhiều, vì bản thân sau này sẽ ngượng với chính những gì mình viết. Còn ký tên khống thì giống như không phải mình nói vậy.
Mình nói theo quan điểm bài viết mà Như Huy dịch thì relational art không cần không gian đặc thù, chứ không phải nó không biến được một không gian tầm thường thành không gian nghệ thuật. Và chính vì lý do này nên việc ông Chứng bày tượng ở nhà ông ấy về bản chất không khác Yên Thế bày tượng ở bảo tàng, không vì thế mà bảo ông Chứng không làm nghệ thuật.

9:24 Thursday,3.10.2013

Đăng bởi:  balap

@Phó Đức Tùng: Soi là 1 diễn đàn tranh luận tri thức, đã là tri thức thì có nhất thiết phải có tên gọi đích danh hay ko? Khi tranh luận tri thức thì nó mở ra cho tất cả mọi người, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, bằng cấp...tri thức là bao la, đích danh chỉ là giới hạn, có như thế thì sự công bằng tương đối mới được thực thi. Đã là tranh luận tri thức thì ai đưa ra lập luận, dẫn chứng tốt thì thuyết phục, còn không thuyết phục hoặc thiếu hiểu biết thì sẽ bị bác bỏ và bẻ gãy cho  dù anh là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ hay phổ thông...vì bằng cấp, học vị hay danh tiếng không phải lúc nào nó cũng phản ánh đúng thực tế của tri thức.
Mình không hề sùng bái bài dịch của Như Huy.  Mình chỉ bảo vệ mà tranh luận với mọi người về cái gọi là nghệ thuật, cái mà không thể dễ dàng thấy được cũng như hiểu được, với đại đa số những người quan tâm. Mình chỉ muốn mọi người nhìn nghệ thuật bằng con mắt của tri thức chứ không phải bằng con mắt bình thường, tuy sáng nhưng thực chất lại rất mù mờ đối với các vấn đề liên quan đến nghệ thuật. Chính vì thế Tùng cho rằng “không có một không gian đặc thù nào là không gian trưng bày” là sai hoàn toàn, biểu hiện sự lơ tơ mơ về cái gọi là nghệ thuật. Nghệ thuật nó độc đáo ở chổ bản thân nó sẽ tạo ra không gian trưng bày chứ không phải là không gian trưng bày tạo ra nghệ thuật. Một không gian trống sẽ không là cái gì ngoài sự trống rỗng, nhưng khi có 1 tác phẩm nghệ thuật hiện diện nó sẽ biến không gian trống rỗng đấy thành không gian trưng bày và cái đặc thù của không gian trưng bày đấy cũng sẽ được hình thành từ chính không gian chứa tác phẩm nghệ thuật...đấy chính là cái cao siêu của nghệ thuật mà dễ có mấy ai hiểu được và thấy được.
Như đã từng nói ở 1 số cmt trước, 1 người ít hiểu biết về nghệ thuật sẽ rất khó phân biệt đâu là tác phẩm nghệ thuật và đâu là tác phẩm được tạo ra do sự lập dị. Sự lập dị vẫn có thể tạo ra tác phẩm nghệ thuật, nhưng nó ở một đẳng cấp hoàn toàn khác. Giống như 1 đứa bé nghuệch ngoạc màu sắc vào tờ giấy thì rất khác 1 nghệ sĩ nghuệch ngoạc vào 1 bức tranh... Chính vì nghệ thuật nó cao siêu như thế nên không thể có 1 ngôn ngữ nào có thể diễn tả cho đầy đủ ngoài ngôn ngữ chính nó, ngôn ngữ nghệ thuật. Và cũng như tất cả các ngôn ngữ khác anh muốn hiểu thì anh cũng phải học tập và rèn luyện, ăn, ngủ, ị cùng với nghệ thuật.
Việc giải quyết các bức tượng  này sẽ cực kỳ đơn giản khi mọi người có thể phân biệt được đâu là nghệ thuật mà đâu sự lập dị. Nhưng chắc là sẽ có tí dây dưa vì số người hiểu biết về nghệ thuật thực sự thì không nhiều và thường không có tiếng nói trong cộng đồng.

0:06 Thursday,3.10.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Balap này không hiểu là guru nghệ thuật tối cao phương nào mà hễ mở miệng là phán tất cả những ai đã và có thể dám nói khác ý bạn là thiểu kiến thức, không hiểu biết gì về nghệ thuật, không có năng lực cảm nhận nghệ thuật, tư duy lệch lạc v.v. Nếu bạn thực sự có bản lĩnh thì chỉ cần nêu tên thật để thẳng thắn dám tự nhận trách nhiệm về những điều mình nói, để các con nhang đệ tử của bạn có thể nhận rõ thầy mình là ai và đã từng nhả những lời vàng ý ngọc cao siêu tuyệt đỉnh thế nào.

Bạn là một trong những người sùng bái bài dịch của Như Huy và coi nó giá trị tới mức chỉ cần thay đổi cách dịch một từ thôi là cả một sự phỉ báng tri thức và hành động nhiễu loạn nghệ thuật. Trong khi đó có vẻ bạn vẫn chưa hiểu thông điệp đơn giản nhất của bài viết này là đối với relational art, không có một loại không gian đặc thù nào là không gian trưng bày, nhất là không phải ở gallery, bảo tàng hay nhà nghệ sỹ, và không phải dành cho chuyên gia nghệ thuật.

Ngược lại, chính những cái nằm khơi khơi ngoài đường, gây sự chú ý và cuốn vào nó những luồng quan điểm xã hội khác nhau, từ dân thường đến công an, luật sư, giáo sư, độc giả SOI và vô số người khác mới có nhiều điểm khả nghi là nghệ thuật nhất. Tất nhiên, không phải bất kỳ cái gì gây chú ý (chẳng hạn tai nạn giao thông, hiếp dâm giữa đường v.v.) cũng là nghệ thuật. Các tượng của ông Chứng chưa chắc đáng được coi là nghệ thuật. Nhưng lý do để bảo các thứ tượng của ông Chứng không phải nghệ thuật vì ông không có chứng chỉ nghệ sỹ và tác phẩm không được trưng bày tại triển lãm mỹ thuật vùng thì hoàn toàn không thỏa đáng.

Còn chuyện nó có phương hại ai không, có phạm luật không, có gây kinh hãi không thì cũng không phải là điều kiện đủ để quyết định nó có phải nghệ thuật không. Suy cho cùng thì một nghệ phẩm có giá trị luôn luôn có nguy cơ gây phương hại cho một số người, vì hiệu quả mạnh của nó. Ngay một thứ vô cùng đáng yêu và lãng mạn cũng có thể là nguyên nhân dẫn vài thanh thiếu niên yếu thần kinh đi tự tử, vì thấy muốn hòa nhập vào cái thiên đường đó. Còn việc phạm luật thì có vẻ là đặc điểm của rất nhiều nghệ phẩm đương đại, nên thậm chí có thể là tiêu chí nhận dạng của nghệ thuật đương đại hơn là để bác bỏ một thứ là không phải nghệ thuật.

Ngay cả việc giữ lại hay hủy những bức tượng cũng không phải là câu hỏi cơ bản, vì nếu coi đây là một tác phẩm nghệ thuật vị quan hệ thì nó đã hoàn thành và mục tiêu đã đạt được. Các bức tượng chỉ là công cụ, và giữ lại hay không cũng không có ý nghĩa.

20:48 Wednesday,2.10.2013

Đăng bởi:  balap

Tác giả đưa ra hình ảnh để minh chứng nhưng hình như chẳng thèm nhìn lại và suy nghĩ thì phải. Tác phẩm của 2 tác giả Huy, Thế được trưng bày đúng vào nơi nó phải đứng nên nó có giá trị nghệ thuật là đẹp và lạ, còn tác phẩm của ông Chứng thì đặt ở nơi mà ông chẳng ở bao nhiêu, thiếu hơi người, không gian đã lạnh lẽo lại để thêm những vật kinh dị vào thì làm cho người ta cảm thấy ma quái là đúng rồi, đấy là chưa kể tác phẩm của ông bố cục đơn giản như rắc đậu thì làm  sao có giá trị nghệ thuật mà so sánh với các tác phẩm của Huy và thế được. Nếu không phải là người hiểu biết nghệ thuật thì khó mà có đủ kiến thức để phân biệt đâu là tác phẩm nghệ thuật còn đâu là tác phẩm được tạo ra do sự lập dị, mà đã không nhận ra thế nào là tác phẩm nghệ thuật thì việc có những tư duy, nhận định lệch lạc là điều tất yếu.

17:37 Wednesday,2.10.2013

Đăng bởi:  MTX

Bài viết đúng quá. Tác giả mới chỉ đưa ra hai trường hợp điển hình, chứ còn bao nhiêu nghệ sỹ khác cũng có những tác phẩm có tác động nhiều chiều thì tính sao đây?
Tôi chúa ghét cái cách dùng "nhân dân" như là một thứ quyền lực tối thượng (kiểu như vua chúa ngày xưa hay dùng "ý Trời") để biện minh cho những cách hành xử thô bạo, vi phạm luật của những người ngu dốt nhằm áp đặt ý muốn chủ quan của mình, gọi đó là tiếng nói của "nhân dân".
Hay vì ông Chứng không có giấy chứng là "nghệ sỹ" nên ông phải tháo dỡ tượng trong vườn nhà mình?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả