Nhiếp ảnh

Sự ngụy biện của Na Sơn và sự lưỡng lự của các phóng viên ảnh

Trong trao đổi lại với Đoàn Minh Phượng ở phần cmt, Na Sơn nói như sau: “… Ở vị trí của em, một người chụp thời sự, đang chụp để truyền về cho một hãng tin mà độ phủ sóng của nó là toàn cầu, sẽ có hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu độc […]

Ý kiến - Thảo luận

22:41 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Dung Lê

Xin có ý kiến với comment của chị Quỳnh Vy
Nếu ảnh chụp người lạy là duy nhất thì góp ý của Quỳnh Vy là hợp lý, tuy nhiên nếu chụp một chùm ảnh thì những bức trước hay sau nó đã trả lời cho mọi người biết được bối cảnh là gì rồi. Vì vậy tôi nghĩ bức ảnh chụp hoàn toàn phù hợp vì NaSon chụp một chùm ảnh rất công phu về lễ tang Đại tướng.
 

20:25 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Quỳnh Vy

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, hàng trăm ngàn người ra đứng hai bên đường khi đoàn xe tang đi  ngang qua. Nếu tôi là người phụ trách biên tập ảnh cho hãng AP, tôi sẽ không chọn tấm ảnh ông cụ áo đen đang khóc và quỳ sụp xuống đường vái lạy.

Nội dung tấm ảnh đúng là có người đang khóc, đang quỳ, đang vái lạy. Nhưng chiếc xe ô tô màu trắng không hề nói lên điều gì để cho người xem biết là ông cụ áo đen đang quỳ lạy một đám tang. Tấm ảnh đó nếu đặt lên mặt bàn riêng lẻ, không để chung với những tiêu đề là "Đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp" thì liệu có ai hiểu cho rằng ông cụ ấy đang làm những hành động mang ý nghĩa gì? Tại sao lại quỳ? Tại sao lại khóc?

Lại nói,  nếu Quỳnh Vy tôi là sếp của bộ phận  hình ảnh cho hãng AP, phải chịu trách nhiệm trước việc gật đầu OK cho một tấm ảnh có nội dung một người dân VN đang thành kính quỳ lạy... Thì ít ra:
1/_ Trong cùng tấm ảnh ấy phải có ảnh chiếc linh xa đang chở linh cữu của Đại Tướng.
2/_ Hoặc cùng lắm là phải có cảnh ông cụ đang quỳ lạy bức di ảnh của Đại tướng đang được con cháu trân trọng ôm trước ngực.

Mọi người thử ngắm lại bức ảnh xem! Đúng là cảnh một ông lớn tuổi, ông mặc áo màu đen tang chế, đang thành kính cúi đầu sụp lạy..., khiến cho chúng ta ai cũng mũi lòng thương cảm. Nhưng trong ảnh nào có thấy và nào có biết ông đang sụp lạy  cái gì??? Xe tang đâu? Linh cữu đâu? Di ảnh của người quá cố đâu?
Chẳng thấy gì! Chỉ thấy một tấm ảnh với bố cục chặt chẽ và hoàn hảo là góc trái ông cụ cung kính, góc phải là chiếc Lexus trắng sang trọng. Điểm nào trong tấm ảnh cho mọi người biết đấy là một ĐÁM TANG?

Ngưỡng mộ nghiếp ảnh gia Na Sơn lâu rồi, nhưng tôi thấy tấm ảnh gây sóng gió và gây tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc như thế này, không đáng bị phanh phui mổ xẻ nhiều như thế! Tóm lại, cụ áo đen chưa đủ vai trò nêu bật lên chủ đề của tấm ảnh nếu thiếu cụ áo trắng.

Lại giả dụ nếu tôi là sếp phụ trách mảng hình ảnh cho hãng thông tấn AP, sau khi bấm nút cho tấm ảnh kia post lên nhân một sự kiện lớn là đám tang của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp năm 2013... tôi phải tự biết rằng tôi còn kém xa ông sếp trong thập niên 70, khi ông sếp ấy đồng ý OK để cho post tấm ảnh cô Kim Phúc bị bom Napalm của nhiếp ảnh gia Nick Út.
 

19:22 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Ngọc Cương

Cháu nghĩ chú Đỗ Phước Tiến không nên lấy những câu chuyện của cá nhân mình ra làm quy chuẩn ạ. Mặc dù nhiếp ảnh cũng có thể lựa chọn góc độ để biến tướng sự việc, nhưng ngôn từ và lời nói còn nguy hiểm hơn. Trong câu chuyện này chúng ta chỉ nói về việc "Chĩa ống kính vào một người đang khóc là một lựa chọn thô thiển", cháu nghĩ đây là một quan điểm sai - hoặc là nó không đúng trong nhiều trường hợp. Nước mắt là một phần hiện thực của cuộc sống, và việc ghi nhận lại hiện thực đôi khi cũng là ghi nhận lại nước mắt. Việc ống kính zoom gần hay xa cũng là một phần của hiện thực, nó là một công cụ để người ta tập trung vào hiện thực người ta muốn miêu tả thôi, giống như nhà văn có thể dành cả một trường đoạn chỉ để mô tả một cái tên người vậy. Bản thân trong câu chuyện về làng chài của chú - ở đây không nói đến chuyện nó có được truyền tải 100% không - cháu tin là nước mắt trong đó là một phần của sự thật, mặc dù nó chảy ra sau những câu hỏi của phóng viên. Việc ghi nhận lại nó thay vì những thứ khác là do mục đích miêu tả của phóng viên thôi ạ. Trong câu chuyện này, với chú, câu chuyện diễn ra theo hướng làm phóng viên cố ý làm cho cô ấy khóc, nhưng trong một cái nhìn khác, đó có thể là phỏng vấn để lấy nguồn tư liệu, và khi cô ấy khóc, phóng viên cũng không thể hỏi thôi. Cháu gặp trường hợp này nhiều rồi, khi đối tượng được phỏng vấn khóc, cháu cũng không thể hỏi gì thêm và quay đi vì sợ mình cũng không kìm nén được. Thế mới nói ngôn từ và tư tưởng còn là một vũ khí nguy hiểm hơn, vì nó có toàn quyền lựa chọn phản ánh sự thật.

16:26 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  cu li lều báo

@thuốc lào:
"các vị có tuổi" trong còm của tôi không làm báo.
Tôi làm báo (không trong biên chế) và các BTV cộng tác với tôi hầu hết gọi tôi bằng chú, hoặc bằng anh. Tôi thường chọn những lúc thuận để phát biều thẳng, (cố không thô thiển): các bạn dối trá hơn thế hệ chúng tôi.
Một dẫn chứng: nếu tôi gửi bài mà không đăng, thì cứ nói rõ, chứ đừng trốn... Vì tôi chẳng hiểu mình nên hành đông tiếp ra sao. Kết quả: có lúc thì bài báo bị "quá thì" (không đăng được, đành phải update, tức anh ách, hoặc nó nằm đó), lúc thì tôi gửi cho một báo nữa, báo này đăng xong thì báo gửi từ trước bổng trách: sao lại để báo kia đăng? (thế thì lúc tôi hỏi, bạn đi đâu?). Tất nhiên cũng có lý do là ở nước ta, chẳng ai quyết định một cái gì một mình...  

14:20 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  thuốc lào

@cu li lều báo: Kinh nhỉ, làm như mấy vị có tuổi thì làm báo chân thành, trung thực và đạo đức lắm í!!!

10:21 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  cu li lều báo

@ Na Sơn:
Đọc ý kiến của ông, trong óc tôi hiện lên chữ "journalism", chữ mà theo các bạn nói tiếng Anh bản ngữ của tôi (một số trong họ là người cầm bút) giải thích, nói nhẹ nhất, là "săn tin bằng mọi giá" (bất chấp đạo lý - mấy chữ này kẻ nói tiếng Việt là tôi thêm vào). Làm báo hôm nay đang là một thứ "cát xê".

Một cách chân thành, chữ "phóng viên bọn tôi" đang gây phản cảm cho nhiều người, nhất là những ai có tuổi. Tiện đây có một đoạn trích, mong anh tham khảo, chỗ nào hơi xa đề thì mong bỏ quá. Trích từ truyền thông (xin nhắc lịa, để tham khảo)


Có lẽ do nhiều phóng viên bây giờ có cái đức “không thèm  đọc sách”... Lại nhớ nhà báo Phạm Xuân Ẩn, từng nghĩ làng báo trẻ Việt Nam là một thứ “xóm liều”. (hết trích)
 

9:54 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  ha phan

Mỗi người có góc nhìn, góc máy cho riêng mình, có thể nay đúng mai sai, thời này hợp thời sau bị oán trách... miễn sao thấy tâm mình thoải mái là ổn. Tranh luận rất cần, thời nào cũng nên thế, đừng vì cái tôi của mình, của nhóm mình áp đặt, áp chế người khác. Tin rằng ý kiến đa chiều sẽ làm mọi việc tốt hơn.

9:07 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  admin

Mai Ngọc: nếu không có gì góp thêm về chuyên môn thì đừng khiến cho cuộc tranh luận đi vào móc mỉa, cạnh khóe nhau bạn nhé, Soi mệt lắm rồi :-(. (Nhân tiện hôm nọ Mai Ngọc nói có mấy cái hình nhận dạng tranh mà đợi mãi chưa thấy, có gì gửi Soi House nhé, nếu đủ thì lên bài riêng luôn cho vui.) Thân mến.

8:58 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Cuối cùng thì là vấn đề của cư xử chứ không phải vấn đề của chuyên môn. Mà cư xử thì ai cũng có lúc nổi nóng, cáu giận. Vậy anh Na Son cũng nên rút kinh nghiệm trong khi tác nghiệp. May mà anh gặp bác  áo trắng chứ anh mà gặp một số người trong  đây thì...
Tốt nhất là chọn người xinh đẹp lại hiền như cô Nicole Kidman mà chụp, bị nhiếp ảnh gia  đâm xe  đạp vào người mà chả nói gì.

8:07 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Na Biển

Cái này đáng ra phải gọi là thực tế chứ không phải "sự thật".

Nếu đối tượng của nhiếp ảnh gia là đoàn xe thì bác áo đen nhảy ra lòng đường quỳ vái trở thành vật chắn tầm nhìn, có phải nên kéo bác ra?

Nếu đối tượng của nhiếp ảnh gia là bác áo đen quỳ vái thì cụ già áo trăng nhảy ra chụp trở thành vật phá hỏng BG, có phải nên kéo cụ ra?

Còn nếu đối tượng của nhiếp ảnh gia là bác áo đen quỳ vái & cụ già cố ghi lại khoảnh khắc cảm động thì anh NaSon kéo cụ là đang phá hỏng thực tế nhiếp ảnh gia muốn ghi nhận, phải chăng nên kéo anh NaSon ra?

Đến đây lại quay về câu chuyện "thực tế lý tưởng theo ý muốn cá nhân" hay tôn trọng để thực tế nó diễn ra tự nhiên như vốn phải... Đây không phải chụp ảnh nghệ thuật, đây là ảnh phóng sự. Nếu các phóng viên cùng tác nghiệp thì sự can thiệp của người này có thể phá hỏng đối tượng của người khác. Không phải tự nhiên mà người ta đề cao tính chân thực và "thực tế diễn ra như nó vốn có" đối với mảng này.

Có lẽ lại chuyển sang bàn xem quyền của ai to hơn hay là tác phẩm của ai quan trọng hơn, phỏng?

6:27 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Chân Kính

Na Sơn đừng nói nữa, càng nói càng mâu thuẫn. Hôm nọ thì nói cá biệt không phải sự thật. Hôm nay cả dòng người không ai quỳ lạy, có một người quỳ (cá biệt quá chứ còn gì) thì chụp và coi đó là sự thật duy nhất. Ông già áo trắng đứng lấn ra chụp thì bị coi là cá biệt và phải tống khỏi hiện trường.

Ngoài ra Na Sơn cố tình bẻ lái cong queo. Có ai bắt anh chụp hết tất cả mọi người vào ảnh đâu, người ta chỉ nói anh không nên dùng sức mạnh trai tráng để dọn dẹp hiện trường, hòng làm nổi bật cái sự thực duy nhất mà anh muốn chụp. Dẹp hiện trường là việc của công an, bảo vệ. Nếu anh có cả thẻ ngành ấy nữa thì xin mời. Dẹp hiện trường càng không phải là việc của nhiếp ảnh gia báo chí, trừ phi báo chí lề phải, nếu anh có biên chế các báo ấy thì cũng xin mời.

Na Sơn nói bài viết trên đọc giống báo mạng. Báo mạng đọc tệ lắm hả Na Sơn. Với anh báo chính thống, báo ngoại, hãng thông tấn mới đáng đọc hả? Anh xưng "phóng viên bọn tôi" nghe như các phóng viên báo nhà nước hay nhìn xuống các trang mạng, trịch thượng ghê. Anh có vẻ khinh báo mạng nhỉ?

23:34 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Na Sơn

Người đàn ông áo đen kia không hề ra khỏi hàng, ông ta chỉ quì xuống ngay trước mặt và nhìn từ ảnh của tôi thì ông ta có vẻ như ở ngoài vì tôi thụt ở trong hàng người chụp ra, nhìn từ ảnh của bạn pv Minh Hoàng thì ông ta quì trong ông trật tự áo xanh. Ngay từ cái nhìn đầu bạn đã sai nên tôi không tranh luận tiếp về chuyện cá biệt nữa. Sự vượt rào của ông áo trắng để cầm máy ảnh chụp là cá biệt thậm chí dị biệt vì bạn nhìn cả vạn người ở đó, không ai làm thế cả. Thế tôi mới nói, với tôi, chỉ có 1 sự thật là ông áo đen đang quì khóc thôi.

Còn trao đổi thêm là chính bạn mới mắc lỗi nguỵ biện nặng khi đặt mấy thứ giả định và tự kết luậnlà nếu không phải ông áo trắng mà là 1 thanh niên to cao xăm trổ thì tôi sẽ không làm thế. Ai từng đi làm cùng tôi thì biết, khi tôi đang làm mà ai nhảy vào cản hay phá thì 1m85 chứ 1m95 thì cũng dẹp ra như thường.

Một điểm nữa là bạn thắc mắc tại sao tôi cũng chụp 1 tấm có ông ta mà không dùng mà lại chỉ dùng tấm trước khi ông ta nhảy vào thì tôi nói rồi, bạn hơi loanh quanh khi lại trở lại vấn đề thế nào là dị biệt.

Các bạn viết ra ý kiến phản bác chuyện tác nghiệp này đều không phải dân chụp ảnh nên các bạn quên rằng khoảnh khắc, khuôn hình vơi nhiếp ảnh gần như là tất cả. Các bạn viết tường thuật cũng chỉ chọn chi tiết mà viết chứ có viết hết những gì đang xảy ra đâu mà bắt bọn tôi chụp hết những gì ở đó. Cách giật tít của bạn rất khôi hài, nó không giống cách viết của phóng viên bọn tôi mà rất giống văn học hoặc có hơi hướng báo mạng bây giờ nhiều hơn. Tôi nói thật đấy! Đọc bài của bạn nó rõ hơn về sư nguỵ biện chứ không phải bài của tôi đâu.

19:22 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Hà Nguyễn

Vấn đề là Na Sơn KHÔNG CHỌN đối tượng chụp cả cụ áo trắng ngay từ đầu! Bản thân cụ áo đen đang vái lạy đã là một SỰ THẬT với anh ta. Anh ta không có ý định chụp các SỰ THẬT khác (bao gồm phương án chụp cả cụ áo đen lẫn cụ áo trắng, hay chụp cụ áo đen với bất cứ một đối tượng nào khác nữa có mặt lúc ấy.

Nếu trách Na Sơn đã không chụp và để nguyên SỰ THẬT bằng cách chụp cả cụ áo trắng lẫn cụ áo đen, thì có lẽ phải trách anh ta và nhiều nhiếp ảnh gia báo chí khác lắm, bởi lẽ có quá nhiều SỤ THẬT đã không lọt vào khung hình của họ; Đơn giản là không thể phản ánh toàn bộ sự thật ở trong một khung hình, bởi nếu thế, bạn sẽ còn phải đưa cả đám đông, cả con đường, cả hàng cây, cả những thứ râu ria khác không liên quan đến chủ đề của anh ta vào thời điểm ấy vào trong bức ảnh. Điều này là BẤT KHẢ, và trái với mọi lý thuyết lẫn thực hành về nhiếp ảnh.

Kể cả Na Sơn có không kéo tay cụ già áo trắng ra khỏi khung hình, anh ta vẫn hoàn toàn có thể chụp cụ già áo đen đúng như anh ta dự định cơ mà, nếu anh ta có thể di chuyển và chụp ở một góc khác. SỰ THẬT của anh ta vẫn là sự thật, vẫn chỉ có cụ già áo đen thôi! Vậy có gì khác nhau không ? 

18:00 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Tôi nghĩ khi chụp ảnh thì nhiếp ảnh gia đã có ý đồ đặc tả nào đó, chẳng hạn zoom vào ai đó. Và đối tượng lựa chọn ở đây là ông áo đen (chứ không phải mấy bà bên cạnh). Đột nhiên có một ông áo trắng nhảy vào khuôn hình. Trường hợp này hơi giống với việc muốn đặc tả một con hổ đang tha mồi thì có một con chim đậu vào ống kính, và thế là nhiếp ảnh gia buộc phải đuổi con chim đi, dù nó cũng đẹp và cũng đáng được đưa vào khuôn hình.

17:45 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Hoàng Nam

@ Mai Ngoc: Tôi nghĩ ở đây tác giả bài viết này không nói đến khía canh kỹ thuật Mai Ngoc à, mà nói đến vấn đề lớn hơn, đó là chuyện xung quanh sự thật trong nhiếp ảnh và những lựa chọn của nhiếp ảnh gia hay phóng viên.

Chứ nói đến xử lý kỹ thuật thì chỉ cần 30 giây photoshop là ngon ngay, nhưng khi đó lại đụng chạm đến vẫn vấn đề mà tác giả nói tới, là vấn đề "sự thật" trong nhiếp ảnh.

Nếu Na Sơn sử dụng shop để "tẩy" người đàn ông mặc áo trắng trong khuôn hình đi theo lời khuyên của bạn (cho nó đỡ lằng nhằng) rồi gửi ảnh về hãng tin nước ngoài thì tôi đoan chắc với bạn là nhân viên kỹ thuật của hãng biết ngay và khả năng gần như chắc chắn là Na Sơn sẽ bị cắt hợp đồng ngay lập tức.

Có nên dùng shop trong ảnh hay không, dùng đến mức độ nào, dùng cho thể loại ảnh nào... lại là một câu chuyện khác và cũng gây tranh cãi không kém. Hy vọng các bạn chơi nhiếp ảnh trên Soi sẽ tham gia về chủ đề này trong loạt bài viết khác.

17:12 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Ôi sao lằng nhằng thế nhỉ. Cứ cho là người đàn ông áo trắng có mặt trong khuôn hình, nhưng sau đó khi dựng phim thì nhiếp ảnh gia vẫn có thể bỏ hình ảnh của ông ấy ra được mà. Nhiếp ảnh gia có toàn quyền trong xử lý hậu kỳ (VTV và đoạn phim về CHHV chẳng hạn). Còn việc đẩy người đàn ông ra khỏi vị trí thì có lẽ là "tai nạn tác nghiệp", quen thói đuổi chim ra khỏi màn hình cho đỡ vướng?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả