Nhiếp ảnh

Chĩa ống kính ở một ly quá gần vào một người đang khóc là một lựa chọn thô thiển

Trong bài Đâu là lỗi chính của một nhiếp ảnh gia báo chí? , nhân việc nhiếp ảnh gia Na Sơn chụp người đàn ông áo đen, gạt người đàn ông áo trắng ra khỏi hình, có hai câu hỏi sau: – Người đàn ông áo đen đi viếng và bước ra khỏi hàng (để […]

Ý kiến - Thảo luận

21:51 Sunday,20.10.2013

Đăng bởi:  Nha Trang

@Candid: Em rất mong đc đọc những bài viết mới của bác. 
@ Đỗ Phước Tiến, Sương: Những gì mình biết, nghĩ... mình đã viết và cũng hết ý rồi nên mình không thể tiếp tục thảo luận vấn đề này với hai bạn. Hy vọng được tiếp tục thảo luận với hai bạn chủ đề nào đó tiếp theo trên SOI mà chúng ta cùng quan tâm. 
 

18:12 Sunday,20.10.2013

Đăng bởi:  Đỗ Phước Tiến

Nha Trang à, thì tôi đã nói rồi, nếu tìm được xác nhận đó là những cái ảnh chụp lén, đó sẽ là tác phẩm báo chí xuất sắc. Và tôi thì phải vào Bệnh viện mắt Hà Nội để thay thủy tinh thể thôi.

Không có Na Sơn Minh Hoàng nào cả, hai anh chàng đẹp trai đấy dành cho một câu chuyện khác đi. Nha Trang làm rớt cái đề bài “Đâu là lỗi chính của một nhiếp ảnh gia báo chí?ở đâu thì lượm lên đi.

Và khi đã đặt ra một giả thuyết, Nha Trang phải tự giải quyết nó. Thật bất công khi bắt tôi với một ly trà nguội ngắt, ra sức bóp nặn cái đầu già nua của mình để đoán xem điều gì mà tác giả mong muốn, ảnh nào chưa thấy hoặc không có vì lý do nào đó, yếu tố nào đó.

17:58 Sunday,20.10.2013

Đăng bởi:  candid

@Nha Trang, @Soi: Lâu nay mình ít chụp cũng ít viết vì chuyển qua tập vẽ. :D Để hôm nào rảnh sẽ viết bài mới về ảnh gửi Soi. Bài cũ từ đời tám hoánh cũng chả muốn gửi Soi làm gì.

17:42 Sunday,20.10.2013

Đăng bởi:  Sương

Hay! Nha Trang nói không có mặt ở hiện trường nên không biết động tác chụp của tác giả Na Sơn, nhưng lại như một nhà ngoại cảm, biết trong đầu anh ấy đang chờ một khoảnh khắc nhưng nó không diễn ra, lại biết chính vì nôn nóng mà anh ấy đã có hành động khiến xôn xao dư luận, rồi lại còn biết bức ảnh công bố chưa phải là điều mà anh ấy hài lòng.

Chà, thế là sao, là sao...? Lạ hơn nữa sao lại cho rằng nhiếp ảnh gia thứ hai (Minh Hoàng) mới là có vấn đề khi tiếp cận đối tượng? Còn Na Sơn thì nhẹ tợ lông hồng, đến và đi người đang khóc không hay không biết?

Mình chịu đấy, Nha Trang, bạn bênh Na Sơn nó cũng vừa vừa phải phải thôi, không ở hiện trường nên không biết anh ấy đi đứng, cầm máy thế nào, mà lại dám kết luận cái anh bên cạnh là "có vấn đề"!

17:18 Sunday,20.10.2013

Đăng bởi:  Nha Trang

Với cách chọn góc máy, cách bấm máy cho loạt ảnh kế tiếp, tư duy ảnh của tác giả thì tấm ảnh được công bố chưa hoặc không phải là điều mà tác giả mong muốn. Tôi đoan chắc tác giả đang chờ khoảnh khắc đc thấy chiếc xe pháo chở Đại tướng lọt vào khuôn hình, chính mong muốn này có thể là nguyên nhân chính gây ra hành động mà đang xôn xao dư luận.

Với bối cảnh được xem của tấm ảnh thì tác giả đứng sau lưng chủ thể (Người phóng viên thứ 2 có thể chỉ là người chọn góc sau khi Na sơn chọn góc, cách tiếp cận đối tượng của người này mới có vấn đề), thì việc chủ thể nhận biết có người đang chụp là rất khó.

Tôi không có mặt tại hiện trường nên không biết tác giả chụp thế nào: Ngắm qua khung ngắm hay để máy ngang hông và bấm chụp (đây là một thủ thuật của người chụp ảnh). Nên nếu chủ thể (người đàn ông áo đen) kịp nhận ra mình đang được chụp ảnh thì đã đc chụp xong rồi.

Trở lại điểm tại sao không có tấm hình mà xe kéo pháo chở thi hài Đại tướng không được công bố, chỉ có hai lý do:
1- Tấm ảnh đó đã được chụp và tác giả không công bố vì lý do nào đó.
2- Khoảnh khắc mà tác giả mong chờ đã không xẩy ra, do thiếu yếu tố nào đó.

15:48 Sunday,20.10.2013

Đăng bởi:  Đỗ Phước Tiến

Mở rộng câu chuyện ra nữa.

Từ vị trí của người đàn ông đang quỳ khóc, đừng có nói là ông ta không nhận ra hai cái ống kính đang chĩa vào mình nha. Nếu có xác nhận đây là cái ảnh chụp lén thì con mắt của tôi có vấn đề thật rồi. Còn không thì tôi tin người đàn ông sẽ mất một tích tắc (hoặc nhiều hơn, tùy phản xạ bản năng từng người) để xác lập hành động tiếp theo: hợp tác hoặc không hợp tác với người chụp. Cả hai khả năng xảy ra đều chỉ có một kết quả: không có người quỳ khóc nữa hoặc chỉ có một người đang lặp lại (hoặc đang diễn) một trích đoạn bi thương đã mất, nghĩa là không có một bức ảnh báo chí nào cả. Cực đoan quá sức, nhưng tôi tin thực tế là như vậy. Cảm xúc dâng trào khiến người đàn ông bất chấp đám đông sau lưng vẫn không thể là lý do giải thích việc ông này chịu đựng được hai cái ống kính chĩa vào mình gần quá như vậy. Bản năng tự vệ.

Từ vị trí của người chụp ảnh, đừng có nói ở trong khung ngắm anh chỉ kiểm soát góc và bố cục mà không quan sát phản ứng của đối tượng đang chụp nha. Sau cái tích tắc, cho dù anh may mắn nhận được sự hợp tác của đối tượng thì “khoảnh khắc ngàn năm có một” đó cũng xong rồi, theo khói ô tô bay đi rồi. Có hai lựa chọn: xách đồ nghề lên rồi đi tìm kiếm những khoảnh khắc khác hay ở lại, tiếp tục chụp để có những cái ảnh minh họa. Bởi vì người đàn ông nếu vẫn tiếp tục quỳ khóc một cách chân thành, không diễn, thì anh cũng chỉ chụp được một sự lặp lại của cảm xúc bị ngắt quãng, nó không thể là cái ban đầu vì đã được trộn chung với cái bản năng tự vệ rồi. Thang giá trị phân chia đẳng cấp người chụp ảnh là ở những thời điểm cần phải tự nguyện lựa chọn như vậy. Cũng cực đoan quá sức, thôi kệ, cực đoan cũng là một quan điểm.

Mà sao mấy bạn cứ Na Sơn Na Sơn hoài vậy? Sao không để cho anh chàng vất vả đó được yên? Tôi tin đó là điều Na Sơn cần trong lúc này. Bạn Tiến đúng bạn Tiến sai mới là chuyện đang nói, Na Sơn đúng Na Sơn không sai thì liên quan gì ? Chúng mình ngồi trong nhà Soi mà lại để chuyện ngoài đường lôi kéo mình là sao? Khi tôi viết “chĩa ống kính…” là tôi muốn trình bày một ý kiến, tôi không hình dung nó lại trở thành một lập luận để tấn công cá nhân. Tôi rất tiếc nếu sự việc lại diễn ra như vậy. Nếu có cơ hội, tôi muốn nói với Na Sơn là không bao giờ tôi muốn làm anh tổn thương hoặc khó chịu. Tôi có thể không thích ảnh của Na Sơn nhưng tôi rất tự hào nếu làm bạn với anh.

13:09 Sunday,20.10.2013

Đăng bởi:  admin

@ Nha Trang: có khó gì đâu, khi nào bên cinvia.com của Candid "cho" bên mình bài thì bên mình post ngay. Ngược lại, trong bài của bên mình mà Candid thấy có thể add link bài nào đó bên cinvia.com thích hợp thì gửi link cho bọn mình. Nhưng còn phải tùy theo Candid có muốn không đã :-)

13:03 Sunday,20.10.2013

Đăng bởi:  Nha Trang

Comment này ngoài lề, mong Soi cho đăng nhé.
@Candid: Mình rất thích trang cinvea.com, nó bổ túc kiến thức nhiếp ảnh và kinh nghiệm hay lắm. Nhưng lâu quá ko có bài mới tiếc quá. Mình luôn đánh giá rất cao Soi cho lĩnh vực mỹ thuật và Cinvea cho nhiếp ảnh. Nếu 02 admin này mà kết hợp với nhau thì sẽ có một trang rất, rất tốt. Mong thế!

@Nguyễn Phương Nguyên: Trong một vấn đề mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau bạn ạ. Việc bạn nhìn vấn đề theo hướng Na Sơn không vô hình cũng không phải sai, góc nhìn sự việc của Na Sơn mình nhìn cũng không sai. Vậy việc đó đúng hay sai và mức độ đến đâu hãy để cho người đọc tự đánh giá vậy. Mình chỉ nêu vấn đề thôi, còn kết luận dành cho người đọc. 

11:14 Sunday,20.10.2013

Đăng bởi:  Candid

@nha Trang: viết làm gì khi có những thứ chúng ta phải tự mình trả lấy học phí và sai lầm. Nason có cách sống và cách chụp của Nason, ai thấy phù hợp họ sẽ theo cách đấy.

Về cách chụp đời thường thế nào, vô hình thế nào của các tay máy nổi tiếng thế giới thì mình có một số bài viết trên cinvea.com, giờ lười viết quá.

7:04 Sunday,20.10.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Phương Nguyên

Nha Trang: Dẹp chuyện quen hay không quen Na Sơn ở đây đi bồ, vì mình cũng không quen và cũng hay coi hình của anh, mình thích mà.

Mình muốn nói là chú Tiến bảo dí sát ống kính vào người đang khóc là thô thiển. Nhưng trong nhiếp ảnh thì bạn nói dí sát vào để khai thác khả năng thấu thị của ống kính. Theo mình chú Tiến muốn nói: khả năng thấu thị đó khi áp dụng cho đối tượng đang khóc than thì không nên, chứ không phải là phản đối toàn bộ cái công dụng thấu thị đó của ống kính, thí dụ như anh MPK chụp sương thì không sao :-)

Nha Trang cũng hiểu sai ý mình khi mình nói là anh Na Sơn không vô hình. Mình rất hiểu Nha Trang về sự vô hình của người chụp, thậm chí hồi em mình đi học thầy nó còn không thích khi quay phóng sự trong đám đông lễ hội mà lại dùng ống kính, bắt gỡ ra vì "càng ít lộ liễu càng tốt, cho người xung quanh họ tự nhiên". Trên mấy bức hình chụp cảnh anh Na Sơn tác nghiệp thì thấy anh ấy đúng là "săn ảnh", săn cảnh ông già khóc than, anh ấy không vô hình chút nào.

Trao đổi vậy thôi Nha Trang, túm lại là mình cũng giống bồ ở chỗ mình cũng thích nhiều hình của anh Na Sơn chụp, nhưng khác ở chỗ là mình thấy câu của chú Tiến nói đúng.

Chúc Nha Trang vui khỏe nhe.
 

0:46 Sunday,20.10.2013

Đăng bởi:  Nha Trang

Nguyễn Phương Nguyên: Mình không chê mà cũng chả khen Na Sơn, vì việc mình chê hay khen nó đều không nằm trong phạm trù tranh luận của bài viết này. (Nhưng cũng phải nói trước là mình ko hề quen Na Sơn, nhưng lại hay xem ảnh của tác giả này). Ở đây mình chỉ nói đến việc tiến gần, sát đối tượng để chụp ảnh "Đời thường" nó là một kỹ thuật trong nhiếp ảnh. Nên cho rằng hành động dí sát đối tượng của tác giả là thô thiển thì chưa hợp lý lắm.
Việc làm sao "Vô hình" của người chụp trong đám đông bạn hiểu theo cách là tôi chụp đc anh thì có nghĩa anh ko vô hình là chưa chính xác. Ý mình muốn nói: Người chụp ảnh phải có cách tiếp cận làm sao mà không ảnh hưởng đến tình cảm, tính cách... của chủ thể trong thời điểm đó. Đây là kỹ năng cơ bản của người muốn theo đuổi thể loại ảnh đời thường.

23:37 Saturday,19.10.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Phương Nguyên

Nha Trang ơi thú thực là đọc xong cmt của bồ mình không hiểu bồ binh hay bồ mắng Na Sơn, vì đọc thì có vẻ như anh ấy có mỗi lý do để dí sát ống kính vào người đang khóc, đó là tận dụng khả năng "thấu thị" của ống kính. Hai lý do còn lại, cái thì bồ không tin, cái thì rõ ràng ai cũng thấy là Na Sơn không "vô hình" khi chụp rồi! Vậy là kém cỏi hay là không kém cỏi hả Nha Trang ơi :-)

23:04 Saturday,19.10.2013

Đăng bởi:  Nha Trang

Đợi mãi mà không thấy Candid viết phản biện bài này, thôi thì tôi múa môi trước mắt thợ vậy.

Cái việc mấy ông chụp ảnh dí sát cái ống kính vào chủ thể thì nó có "thô" thế hay thô nữa nó vẫn cứ tiếp tục xẩy ra vì rằng họ đang tận dụng khả năng "Thấu thị" của ống kính để tạo chiều sâu không gian cho bức ảnh.

Ngoài ra như các đa đề trong giới nhiếp ảnh trong và ngoài nước nói thì phải làm vậy để người chụp ảnh được sống trong không gian mình chụp, cảm nhận nó để truyền cái mình cảm nhận cho người xem ảnh (tôi thì không tin cái này lắm).

Việc để người "bị chụp" không thấy ngượng khi bị cái máy chĩa vào thì phụ thuộc hoàn toàn vào người chụp, vào cái tài của người cầm máy. Nhiệm vụ của anh ta lúc này là phải làm sao biến thành "vô hình" trong không gian đó. Còn làm điều đó thế nào thì mỗi người mỗi cách, người được người không...

Như thế theo suy nghĩ của tôi thì Na Sơn là người hiểu rõ nghề chứ không phải kém cỏi đâu Bác Nguyễn Phước Tiến ạ.

14:39 Friday,18.10.2013

Đăng bởi:  billy John

Xung quanh hai chữ tình người. Bức ảnh anh ta chụp bác đang quì lạy và bức ai đó chụp NaSơn đẩy ông già đều nói về điều đó. Nhưng một nhiếp ảnh  gia chuyên nghiệp trong khi tác nghiệp anh ta quên mất mình là con người , cái xác to lớn của anh ta cũng chỉ là đầy tớ của khuôn hình và anh ta quên mất các giá trị khác Nếu ông già kia điên tiết bóp cổ NaSơn thì đấy sẽ là tai nạn nghề nghiệp của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

21:44 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Quê Mường Tè

Chuyện hai bạn Pigme và John Nguyễn tra nhau về v/đ hộ khẩu làm tôi nhớ đến mấy vần thơ người Việt thời Liên Xô "xáng tác" về bác Lê nin thời kỳ hồ Ra dơ líp:
Bác Lê đanh ở "lước" Nga,
Đánh đùng một cái lại ra lước ngoài
Bác Lê đang ở lước ngoài,
Đánh đùng một cái lại toài về Nga,
Gần đây khi chính quyền Putin mở thư khố để phát hiện ra nguồn tài trợ cho lãnh tụ Lenin là từ Đức, mới biết là mấy ông cộng hay trốn vé (tiếng Nga: đi "thỏ") kia cứ khoác lên mình những "ý tưởng và tư tưởng của người khác" Chữ của Hà Nguyễn) để che cho những ý đồ thực của mình... 

21:26 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Hà Nguyễn

@ Pigme : Sao tôi lại phải nói dối là mình ở nước ngoài nếu tôi ở Hà Nội nhỉ ? :)) À chắc bạn nhìn profile Facebook của tôi đúng không ? Lâu rồi tôi không update Facebook đấy thôi. Mà tôi cứ để mình "live in Hanoi" cho đỡ nhớ Hà Nội ấy mà :) 

21:15 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Pigme

Thui đi Hà Nguyễn. Ở HN mà nói đang ở nước ngoài.

21:10 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Hà Nguyễn


Không hiểu anh Tiến post bài "phóng viên moi cảm xúc" lên là có dụng ý gì nhỉ ? Ngoài việc entertain bạn Sương thì tôi chưa thấy có kết nối nào với post trước của anh về "lựa chọn thô thiển khi chĩa máy ảnh chụp người đang khóc ở cự ly gần" ?  Phải chăng anh có dụng ý cho rằng Na Sơn chụp cụ già đang quỳ khóc thương trong đám tang cụ Giáp là có dụng ý muốn "moi cảm xúc" của người xem hình ? Tôi rất hy vọng đấy không phải là dụng ý của anh để người đọc tự liên tưởng, tự xâu chuỗi. Bởi nếu đúng thế, thì buồn quá! Vì xem ra anh là nhà văn, mà cái nhìn về cuộc sống, về con người, về nhiếp ảnh, về báo chí, về những sự kiện như người dân khóc thương cụ Giáp, sao chua chát, thiếu đi cái gì đó rất căn bản mà người ta có thể gọi là "lòng trắc ẩn" và "niềm tin". 

Tôi hiện đang ở nước ngoài. Tôi vẫn đọc báo mạng VN thường xuyên, cũng nắm khá rõ tình hình báo chí nước nhà. Cũng biết có quá nhiều thứ đau lòng đang diễn ra ở VN. Nhưng tôi không hiểu sao người ta lại có thể nghi ngờ luôn cả nước mắt và nỗi tiếc thương trong cái quỳ lạy của một cụ già trước xe tang của đại tướng Võ Nguyên Giáp ??? Nghi ngờ luôn cả dụng ý một phóng viên ảnh - chụp hình để moi nước mắt? Chả lẽ sự thất vọng đã lớn đến mức nghĩa tử nghĩa tận không đủ làm cho lòng con người bớt chai cứng trước cái dáng quỳ lạy và nỗi tiếc thương không hề che giấu của một người dân vô danh không quyền thế, trong giờ phút tiễn đưa cuối cùng một con người đáng kính hay sao ? Chả lẽ con người với con người bây giờ đã vô cảm đến mức ấy ?  

20:42 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  admin

@ Đỗ Phước Tiến: Smile Rồi rồi, không cắt thành bài riêng nữa... Soi cũng đã sửa lại tít bài. Xin lỗi Tiến nhiều, lần sau Soi sẽ cẩn thận hơn. Thân mến.

20:33 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Đỗ Phước Tiến

Hồi nãy có việc phải chạy đi, giờ nói tiếp.

Nhưng mà Soi đừng tách thành bài riêng nữa, tôi muốn nói riêng với những người đã bình luận ở đây, đưa ra chỗ khác gây ngộ nhận phiền phức lắm.

Mấy chuyện tôi kể hồi nãy là muốn chia sẻ với Sương. Tôi chưa kịp nói gì mà bạn đã hiểu ý tôi muốn đề cập về một thang giá trị của mỗi người khi hành nghề. Tôi cảm kích lắm. 

Bây giờ là Mai Ngọc. Có một cái gì đó khiến tôi thắc mắc, thật ra là Mai Ngọc có đọc ý kiến của tôi không nhỉ ? Nguyên cái câu nó thế này: "... chĩa ống kính ở một cự ly quá gần vào một người đang khóc là một lựa chọn thô thiển, kém cỏi về mặt nghề nghiệp." Giật nó thành cái tít buộc phải cắt cho gọn là chuyện bất khả kháng của Soi, Mai Ngọc lấy cái tít để bắt bẻ thì ép tôi rồi.

Tôi nói vậy vì nhìn cái hình nhiếp ảnh gia do người khác chụp lúc vị này đang "xử lý" người áo trắng, tôi thấy trên cổ đeo một cái máy thứ hai với cái ống tele chắc là 300mm. Đó là lựa chọn mà tôi nghĩ là không thô thiển. Và nếu ở một cự ly an toàn, người áo đen không sớm phát hiện ra việc mình bị chụp ảnh thì hiệu ứng chắc cao hơn nữa, nên tôi mới nói là kém cỏi về mặt nghề nghiệp. Dĩ nhiên ý kiến của tôi chỉ khả thi trong hoàn cảnh người áo đen đang khóc mê mẩn, quên trời đất và không gọi nhiếp ảnh đến để bảo: chụp tôi đi, tôi đang khóc thiệt nè, và sẽ khóc lâu đấy.

Hai cái ví dụ phim ảnh mà Mai Ngọc đưa ra hỏi, bạn nên chi tiết hơn một chút, mông lung quá tôi chịu, không trả lời nổi. 

18:45 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Đỗ Phước Tiến

Vì Soi đã yêu cầu không thảo luận vấn đề đạo đức nữa, mà nguồn cảm hứng của mọi người thì vẫn tràn trề nên tôi quyết định lách: không thảo luận mà kể chuyện. Mấy chuyện này ưu tiên phục vụ Sương, vì sự vui tính và hào hiệp của bạn.

Đó là một buổi trưa tháng 5.2006, cả một biển người đứng chờ trên cầu cảng Đà Nẵng. Những ngư dân còn sống và đã chết trong bão Chanchu được tàu cứu nạn đưa về, lần lượt từng người lên bờ bằng cáng hoặc túi đựng xác. Cuộc đổ bộ hoàn tất chừng năm phút thì có một tiếng rú rổi một phụ nữ đổ vật cạnh mấy túi xác. Gần như tất cả phóng viên có mặt trên cầu cảng lao đến, nhiều lắm, nhưng tôi không thể nhớ chính xác được. Nhưng họ không chụp được bao nhiêu kiểu đâu vì người phụ nữ đang lăn lộn lật đật lấy tay che mặt và lồm cồm bò dậy, cầm dép chạy mất. Sau tôi biết người đàn bà đó quá sốc khi không thấy chồng mình đâu trong số người trở về, cả sống lẫn chết.

Người yêu quý nhất mất xác ngoài biển, tôi là tôi sẽ phát điên, và vợ một ngư dân cũng đâu có muốn người ngoài săm soi cảm xúc của mình.

Khoảng một tuần sau tôi phải đi xác nhận lại hiện trạng trước khi đưa đoàn cứu trợ tới. Tôi để cho một phóng viên mới ở Sài Gòn ra đi theo vì anh ta không thuộc địa bàn. Quận Liên Chiểu của Đà Nẵng là nơi có số ngư dân chết, mất tích trên biển nhiều lắm, phóng viên này nói là anh ta được giao nhiệm vụ phải ghi lại hình ảnh những góa phụ mất chồng, con mất cha, bố mẹ già mất con... càng tang thương càng tốt. 

Chúng tôi đi từ sáng tới đầu giờ chiều mà không tìm được ảnh nào ra hồn. Sức lực người Việt thế thôi, một tuần vật vã than khóc là kiệt quệ rồi, chỉ còn lại những hình người co quắp nằm la liệt trong những ngôi nhà trống trải.

Sau rồi người phóng viên quyết định chọn một phụ nữ còn trẻ, được mắt, nếu không nói là hơi sang so với gu của tôi. Anh ta cứ hỏi chuyện về người chồng, một trong số 250 ngư dân Đà Nẵng không bao giờ tìm thấy ngoài biển nữa. Chồng em thương tụi em nhiều không ? Ảnh có để dành được tiền không ? Không đi biển ở nhà ảnh có phụ em nấu cơm không ?... Tới lúc người phụ nữ thất thần chịu không nổi bật khóc, người phóng viên lẳng lặng chụp, không hỏi thêm câu gì nữa.
 

16:47 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Candid

Cách đây ít lâu khi còn chơi trên diễn đàn anh mà Na Sơn cũng có chơi, tôi có khuyên một số bạn mới cầm máy là có những hoàn cảnh mình không nên chụp hoặc nếu có chụp thì nên làm sao để tránh gây khó chịu cho người bị chụp nhất.

Quan điểm chụp ảnh của tôi là không bao giờ tác động đến tự nhiên, đến khung cảnh, đến đối tượng mà chỉ ghi nhận 1 cách khiêm nhường. 

Chỉ có điều ý kiến của tôi không được nhìn nhận lắm vì tôi chỉ là một người chơi ảnh a-ma-tơ. Cách của Na sơn hiệu quả hơn với các bạn muốn nổi tiếng.

15:30 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Tôi nghĩ giá mà cái giả định của bác gì nó là hiện thực, một tay xăm trổ lực lưỡng cầm máy ảnh to nhẩy ra khỏi hàng chụp bác quỳ lạy, thì chắc là bạn Na son sẽ tự dọn dẹp hiện trường hoặc dư luận sẽ được một phen dậy sóng " truy tìm tung tích tên đầu gấu dám lườm phóng viên khi đang tác nghiệp". Đến chết với đám đông cực nguy hiểm và hung hãn mất!

15:10 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Hà Nguyễn

"Tuy đến giờ lúc nào bạn cũng tự xưng mình là một người hiểu biết về nhiếp ảnh, đang sống tại nước ngoài, nhưng qua những gì bạn nói, tôi không thấy thể hiện điều đó. Kiểu như "Hà Nguyễn sống ở nước Nga/Mà em lại thấy rất là Việt Nam" ấy."

=> Tôi nhận nhận xét này của bạn Sương như một lời khen :)), vì rõ ràng là tuy tôi sống ở nước ngoài không ít thời gian, có tiếp thu những giá trị cấp tiến và ưu việt của phương Tây, nhưng nhiều người bảo tôi "rất Việt Nam". Tôi rất lấy làm mừng, bạn Sương ạ. Vì như thế có vẻ như tôi không mất đi đâu cái gốc Việt của mình. Tôi không phải là một thứ "nửa nạc nữa mỡ", xa vời, lạc lõng với những giá trị Việt Nam, giống như nhiều người đã rời Việt Nam, đã sống nhiều năm ở nước ngoài mà cứ như "kẻ dưng" với Việt Nam, bạn Sương ạ! :)

Cái hình tự sướng của mấy nhân viên VTV tôi có biết. Nhưng đó là loại ảnh khác, một vấn đề khác, bạn Sương ạ. Bạn chớ đánh tráo chủ đề bằng cách đưa ra cái hình đó vào đây. 

Còn hành động "giải tỏa hiện trường" của Na Sơn, tôi biết bạn lấy từ đâu - từ bài viết của nhà văn Đoàn Minh Phượng. Tôi đã lên tiếng phản đối ý đó tại chính Facebok của tác giả. Nếu bạn quan tâm thì có thể vào đó xem, diễn giải lần nữa ở đây tôi hơi ngại dài dòng. Nhưng tóm lại thì tôi cho rằng chẳng có gì gọi là "đạo đức tồi" trong đó cả. Việc sắp xếp, chuẩn bị background để chụp một bức hình thì đến như chụp hình tự sướng đăng lên Facebook thôi, bạn có khi cũng đã nhìn ngắm, căn chỉnh, lấy tiêu cự rất cẩn thận để cho bức hình đẹp nhất có thể, và không có gì vướng hay trở ngại làm xấu đi tấm hình của bạn. Đúng không nào ? Huống chi là một tấm hình báo chí được tác nghiệp cẩn thận để gửi cho AP, và từ đó sẽ được đăng trên nhiều báo quốc tế. Cần nhiều cẩn trọng lắm chứ! Nếu không cẩn thận thì AP sẽ không duyệt, và nếu một tấm hình lôm côm được đưa lên mặt báo quốc tế, người ta sẽ nghĩ thế nào về đám tang của cụ Võ Nguyên Giáp. Đó còn là vấn đề "quốc thể", bộ mặt nước nhà.

Còn chỉ trích Na Sơn "thay đổi hiện trường" ư ? Tôi chỉ buồn cười thôi vì thấy rõ ràng là nhà văn Đoàn Minh Phượng không hiểu thế nào là "hiện trường" và "thay đổi hiện trường" cả. Nếu Na Sơn dàn cảnh, đưa thêm người vào làm đẹp đội hình cho bức hình (giống như những bức hình "tuyên huấn" trên báo Đảng), hay bỏ đi những thành tố quan trọng liên quan đến chủ đề chính của anh ta, lúc ấy hẵng xem xét đến chuyện "thay đổi hiện trường". Còn không, Na Sơn chỉ cần thay đổi góc đứng, đi vòng sang hướng khác là vẫn có thể chụp được cụ già đang quỳ lạy mà không cần phải đuổi cụ già áo trắng kia đi. (Anh ta đưa cụ áo trắng ra khỏi vị trí vì cụ ấy đã lấn vào khu vực "không phận sự miễn vào"). Như thế, làm sao trách Na Sơn "thay đổi hiện trường" được ? 

Ngoài ra, chỉ với một tấm hình do người khác chụp từ phía sau, chộp cảnh Na Sơn cầm tay cụ già đẩy ra khỏi khung hình thì khó có thể kết luận Na Sơn "đạo đức tồi" hay không. Vì chính bác áo trắng đó đã tự tiện ra khỏi hàng để chụp ảnh, ở nơi chỉ dành cho những người có phận sự, có thẻ tác nghiệp như Na Sơn làm việc, dù được Na Sơn và bạn đồng nghiệp nhắc nhở tới vài lần vẫn không chịu vào. Có phóng viên Minh Hoàng của Tri Thức đi cùng Na Sơn, chứng kiến tường tận và đã lên tiếng chứng thực. 

Chúng ta cần khách quan, tỉnh táo và công tâm, thay vì để mình bị cuốn đi theo luồng thác lũ của dư luận mà trở nên thiếu lý trí, thiếu suy xét. Nhất là khi chúng ta không được chứng kiến tường tận mà chỉ nghe một vài người có sẵn mối ác cảm với Na Sơn biến nó thành một đợt sóng công kích, không khác gì "đấu tố" và "ném đá hội đồng" cả.  Công việc của phóng viên ảnh khá vất vả, cực nhọc để có thể ra được những bức ảnh để đời, có giá trị tư liệu quý giá. Bởi thế nếu không am hiểu tường tận, dễ có những đánh giá không chính xác, hoặc dễ vin vào những sai sót nhỏ để công kích, hạ thấp những đóng góp của họ. Vài chục năm nữa, biết đâu chúng ta lại phải vinh danh Na Sơn vì đã ghi lại những khoảnh khắc "độc" như thế trong đám tang của cụ Võ Nguyên Giáp ? 
 

4:45 Thursday,17.10.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Hà Nguyễn: Tuy đến giờ lúc nào bạn cũng tự xưng mình là một người hiểu biết về nhiếp ảnh, đang sống tại nước ngoài, nhưng qua những gì bạn nói, tôi không thấy thể hiện điều đó. Kiểu như "Hà Nguyễn sống ở nước Nga/Mà em lại thấy rất là Việt Nam" ấy.

Quay lại ảnh Na Sơn, bạn hỏi bao nhiêu ảnh, sao giờ đến ảnh của Sơn thì mọi người mới bàn tán. Xin nói luôn, mấy ngày nay mọi người lên tiếng về ảnh Na Sơn và ảnh ba bốn anh chị phóng viên truyền hình nhí nhố, hỗn hào ở Cột Cờ. Tức là dư luận hiện đang quan tâm đến các vấn đề đạo đức trong những cái ảnh đó.

Cái ảnh của Na Sơn được mọi người bàn đến vì ảnh đẹp, đạo đức tồi. Cho là bạn ở xa Tổ quốc đi, thì cứ gõ vào google là tìm ra vô vàn bài nói về tính vô đạo đức trong hành động "giải tỏa hiện trường" của Na Sơn
Cái ảnh thứ hai được bàn đến vì trong lúc mọi người đau thương thì các bạn phóng viên chụp ảnh tự sướng.

Bạn rõ chửa? Người ta để ý tới những cái ảnh kia vì tính vô đạo đức nhé.

Trên Soi này, tôi thấy Soi đề ra ban đầu là không bàn về vấn đề đạo đức trong việc Na Sơn chụp ảnh nữa, bàn về việc có nên can thiệp vào thực tế để có bối cảnh minh họa không.

Tôi cũng không bàn vào chuyện đạo đức/vô đạo đức của việc tác nghiệp. Nhưng vì bạn hỏi lý do vì sao mọi người bàn nhiều, thì tôi xin trả lời bạn như thế. Hết.

23:25 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Hà Nguyễn

Ô vui nhỉ ? 
Bạn lại nâng tầm câu chuyện lên hẳn góc độ đạo đức khi so sánh tấm hình ông bố chụp con bị cá sấu nuốt với hình Na Sơn chụp cụ già đang khóc thương cụ Giáp là thế nào ? Khập khiễng quá. Tôi thì dứt khoát chả coi loại ảnh bố chụp con bị cá sấu nuốt là ảnh báo chí đâu, mà chỉ có thể coi đấy là loại hình "tự sướng", chỉ đáng để post lên page Facebook cá nhân hay mấy tờ lá cải chuyên "cướp, giết, hiếp" là cùng. Không phải cứ hình nào chụp rồi cho lên báo cũng xứng đáng gọi là ảnh báo chí cả. Bạn Sương đừng nhầm. 
Ngoài ra, giờ tôi hỏi ngược lại bạn Sương, bạn có thấy buồn cười không khi những ngày trước đó, có vô số những tấm hình chụp người dân khóc đỏ hoe cả mắt khi đi viếng cụ Giáp, rất nhiều trên các báo mạng. Sao không thấy ai, trong đó có bạn Sương, lên tiếng về sự "thô thiển" của những tấm hình ấy nhể ? Phải đợi cho đến khi cả một đám đông ào ào lao vào ném đá Na Sơn (đúng là ném đá đấy!), mới bắt đầu thấy "nhà văn" Phượng, "nhà văn" Tiến, rồi bạn Sương và vô số người khác lên tiếng về tính "đạo đức", tính "thô thiển" của bức hình mà Na Sơn chụp ? Vậy lúc đó bạn Sương và các "nhà bình luận nhiếp ảnh" không chuyên ở đâu mà không thấy lên tiếng thế ? Hay khóc cũng có kiểu "nhã", có kiểu "thô thiển" ? Nhiếp ảnh gia có thằng đáng ghét, có kẻ dễ thương nên không bị lôi ra ném đá ? Kể ra nếu các "nhà bình luận nhiếp ảnh" không chuyên như các "nhà văn" Phượng, Tiến và bạn Sương mà lên tiếng với tất cả các tấm hình chụp người dân đang khóc cụ Giáp là "thô thiển" thì có phải là nhất quán không ? Có phải đỡ bị xếp vào hạng "double standard" (tiêu chuẩn kép) không ? ;)) (hy vọng bạn Sương hiểu "double standard" là gì, nhỉ ? ;)) ) 

22:56 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Hà Nguyễn: Ở đây tôi không bàn về chuyện bức ảnh này có đạt về tính thời sự không nhé. Chúng ta đang bàn về việc có thô thiển hay không thô thiển khi chĩa ống kính vào mặt người khác khi người ta đang khóc. Việc một bức ảnh có tính thời sự cao chưa chắc đã có tính đạo đức cao. Thí dụ như một ví dụ rất đau đớn và kinh điển là ông bố nhiếp ảnh gia chụp con mình bị cá sấu nuốt. Rất "thời sự", nhưng sau bức ảnh đó thì ông bố cũng đáng bị chôn sống đi, theo tôi.

Về chuyện thấy thô thiển hay không, tôi đã nói với Hà Nguyễn, cái này là tùy mỗi người. Bạn thấy bức ảnh này xúc động, ấn tượng. Tôi cũng thấy rất ấn tượng, nhưng nếu là Na Sơn, với phản xạ của một nhiếp ảnh gia báo chí, tôi sẽ đưa máy lên chụp. Nhưng tiếp theo, nghĩ tới sự thô thiển (theo cảm nhận rất cá nhân), tôi sẽ không chụp liên tiếp, khai thác các góc, rồi dọn dẹp hiện trường để việc khóc than của người đàn ông ấy được nổi bật hơn.

Vậy đó, tùy từng người thôi Hà Nguyễn. Bạn thấy xúc động, không có gì là thô thiển. Tôi thấy việc khai thác tình cảm ấy một cách quá gần như thế là thô thiển, như Phước Tiến đã nói. Không có gì cãi nhau thêm ở đây cả. Mỗi tác phẩm đều nên có những yêu thích khác nhau, và không nên gọi những ý kiến khác mình, khác tác giả..., là "tấn công". Nói thế chẳng phải những lời bạn phản đối lại tôi cũng là "tấn công" sao? :-)
 
 

22:02 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Hà Nguyễn

@ Sương :
Tôi không phải nhiếp ảnh gia, nhưng có quan tâm, nghiên cứu về nhiếp ảnh. Đủ hiểu biết về nhiếp ảnh và ảnh báo chí, dưới mức nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, trên mức độc giả bình thường có lý luận kiểu như những người đang tấn công Na Sơn ;))

Tính chuyên nghiệp của ảnh báo chí thể hiện rõ nhất là ở tính THỜI SỰ. Một bức ảnh báo chí thành công là một bức ảnh phản ánh trung thực sự kiện, nhanh chóng, kịp thời. Với bức ảnh của Na Sơn, nó cho tôi thông tin về một nhân vật đặc sắc có mặt trong đám tang của cụ Võ Nguyên Giáp. Người đó khóc thương cụ Giáp thật lòng, trong tư thế quỳ lạy - một sự tiếc thương vô hạn, hiếm thấy trong đám đông tiễn đưa cụ Giáp. Về mặt thông tin truyền tải, nó hoàn toàn đáp ứng được tính thời sự, chuyên nghiệp cần có ở một tấm ảnh báo chí. Về mặt cảm xúc, nó thực sự khiến tôi bị lay động trước nhân vật-đối tượng của bức hình. Khiến tôi dù đang ở nước ngoài, không có điều kiện dự đám tang, nhìn bao tấm hình đám đông thương khóc cụ Giáp, mà cho đến khi thấy tấm hình này, mới thực sự thấy mình bị ấn tượng. Tất nhiên đoạn cảm nhận phía sau này hoàn toàn mang tính cá nhân thôi. Nhưng tôi nghĩ nó là một phần kết quả của tính chuyên nghiệp của ảnh báo chí khi bức hình đã chụp làm tốt nhiệm vụ cơ bản của nó - đó là Thông tin và Thời sự. 

21:39 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Hà Nguyễn: Bạn làm nghề gì thì nói ra luôn đi để tôi bắt chước bạn đay nghiến cho nó "xứng"?
Sao bạn không trả lời câu hỏi tôi đưa ra mà lại vu cho người khác không nói trúng ý bạn?Bản thân bạn không đưa ra được cái gì là chuyên nghiệp, ngoài việc so với báo nước ngoài :-) nhưng chỉ hô toáng lên là người khác không chuyện nghiệp, báo chí ở đây không chuyên nghiệp.
Trước mắt, tôi thấy Hà Nguyễn tranh luận thế là không chuyên nghiệp rồi nhé. Bạn thử tước những tính từ hạ thấp người khác, những từ giễu cợt đi, rồi nói vào câu chuyện xem nào, xem lập luận bạn thế nào nào.
Nhắc lại câu hỏi, tôi hỏi bạn: (nếu không căn cứ vào báo chí nước ngoài thì) với bạn, lấy gì để bảo "Chĩa ống kính vào người đang khóc KHÔNG là việc thô thiển".
Trả lời đi nhé, rồi bàn tiếp.

21:29 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Hà Nguyễn

@ Sương :
Tôi căn cứ vào tính chuyên nghiệp của báo chí, của bản thân bức hình cũng như bối cảnh chụp nó để cho rằng chả có gì gọi là thô thiển cả. Người bị/được chụp trong bức hình - bác già mặc áo đen quỳ lạy bên đường - còn không rõ có cảm thấy thế là thô thiển không (giá có cơ hội được phỏng vấn để biết ý kiến của bác ấy về bức hình thì tốt quá!). Xin "nhà văn" Tiến, cùng những người mong manh dễ vỡ như Sương, rất sợ mình lộ "răng vàng xỉn" hay "nếp nhăn" , hãy cứ tiếp tục e lệ và trốn cho kỹ vào kẻo với thời đại smartphone, người người iPhone, nhà nhà Samsung Galaxy như hiện nay, có khi chả cần đến Na Sơn hay nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào khác bấm máy, nguy cơ bị chụp hình, bị đăng hình lên mạng, lên Facebook vẫn rất cao đấy quý vị ạ! :-p 
Tôi chả thấy 2 vị trả lời trúng câu hỏi của mình gì cả. Người thì khỏa lấp đánh trống lảng, người thì hỏi ngược lại tôi để trốn tránh việc phải trả lời câu hỏi rồi biện minh bằng cách bảo "tôi thấy thế kệ tôi, bạn không thấy thế kệ bạn". Thế nên tôi mới bảo là người bình luận thì nhiều, nhưng người bình luận mà có am hiểu thật sự, có lý lẽ thuyết phục thì lại quá ít trong cái cuộc tranh cãi hết sức vô bổ tức cười này. 
Mà tôi hết sức ngạc nhiên là trên báo đăng rất nhiều hình nhân dân đang khóc sướt mướt, mắt đỏ hoe, mếu máo trong đám tang đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sao không thấy ai lên tiếng chỉ trích các nhiếp ảnh gia ấy là "thô thiển" nhỉ ? Mà phải chờ đến khi Na Sơn bị mấy kẻ hồ đồ có sẵn mối ác cảm từ trước đổ xô vào ném đá, mới thấy một loạt các "nhà văn", các nhà "bình luận nhiếp ảnh" không chuyên mới toe ở đâu xuất hiện, đổ thêm dầu vào lửa ? Các vị càng nói, càng bình luận chỉ càng cho thấy tính thiếu chuyên nghiệp của nền báo chí Việt Nam thôi. 

21:28 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Ý kiến của bạn Sương khẳng định cho nhận định gần đây cho rằng nghề nhiếp ảnh (phóng sự) là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới. Chẳng may gặp phải những bà dữ hơn có khi còn ăn đòn thâm tím mình mẩy. Nhưng mà sinh nghề tử nghiệp, đã là nghề thì phải theo chứ làm sao được.
À, mà tôi lại nhớ bức ảnh nổi tiếng nhất mọi thời đại là ảnh chàng lính đang hôn đắm đuối một cô gái sau chiến tranh. Có lẽ anh chàng nhiếp ảnh này mới gọi là thô thiển không để đâu cho hết, người ta đang hôn nhau mà lại chĩa cái máy ảnh vào, đúng là vô duyên.

21:04 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Hà Nguyễn: Hỏi ngược lại, bạn lấy gì để nói "Chĩa máy vào người đang khóc KHÔNG là một lựa chọn thô thiển?"

Hỏi để thấy, mỗi thang ứng xử mỗi khác. Tôi sẽ giống Phước Tiến, bạn sẽ giống Na Sơn. "Xã hội" mà. Giống nhau đã là robot.

Tôi nhé, tôi mà đang lạy, khóc, thằng nhiếp ảnh gia nào chĩa máy váo tôi bấm như liên thanh là tôi đứng thẳng lên nhổ nước bọt vào mặt nó liền.

Còn bạn ứng xử kiểu phương Tây dân chủ của bạn thì cứ tiếp tục để nó chạy quanh mình chụp đủ kiểu rồi bán cho hãng thông tấn, lấy tên tuổi, lấy tiền, lại lấy cả đạo đức nữa mới tuyệt cú mèo!
 

20:54 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Kẻ ngoại đạo

@Hà Nguyễn:
tôi viết:
"ựa mì về các con bói cá trên những hồ ao mà nó cho là của riêng mình".
Bạn Hà Nguyễn viết:
"Tuổi còn lâu mới tới U60 và không có thói quen "ựa mì vào người khác" dù cho người ta có thế nào ;))

Xin chú ý đến các giới từ của tiếng Việt: về, và vào. Tôi cả đời chưa ựa mì vào ai, thậm chí không muốn nói nặng lời với ai. Chữ "ựa mì" của miền Bắc thời bao cấp chỉ có ý tự trào thôi.

Tôi cũng không ngụ ý bạn là "những con bói cá' đã tư nhân hóa các hồ ao. Tôi nói chung vậy thôi. Và cũng muốn phục thiện, là nếu tôi đã có gì đó thô thiển với bạn thì tôi xin lỗi.

U60 tôi cũng chót ở nước ngoài quá nhiều năm, nhưng chót khá cấp tiến, cởi mở và cũng bị phê là ưa báo chí dân chủ phương tây (trừ những chuyện kiểu như thấy người ta sắp nhảy cầu thì chụp ảnh, chứ không cản...) Từ khi còn ở Việt Nam. Xin Bạn Hà Nguyễn nhớ chúng ta là đồng bào với nhau, khi tranh luận không nên đao búa làm gì. Những cái tốt của bạn tôi nghĩ vẫn được ghi nhận. Còn ai đó chưa ghi nhận được ngay thì họ cũng chưa mort ngay được. Cảm ơn.

20:37 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Tôi nghĩ đây là một đề tài tranh luận đã khá lâu nay rồi: vấn đề giữa tính chuyên nghiệp của một nghề nghiệp và vấn đề về tính nhân văn. Với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì cứ nhìn thấy một cảnh mà anh ta thấy cần phải chụp lấy, phải bắt lấy là anh ta lao vào ngay, bất chấp đó là cảnh gì. Chính vì thế mới có cảnh con kền kền bên cạnh em bé da đen hấp hối, cảnh chị Phúc trần truồng chạy trong đám lửa bom napan, cảnh người đàn ông sắp bị tàu điện ngầm đâm vào người, vân vân. So với những cảnh đó thì chuyện của nhiếp ảnh gia đây có vẻ cũng chưa là gì.

Tôi lại nghĩ chuyện này cũng giống chuyện các bác sĩ bên bàn phẫu thuật. Với họ thì người bệnh nào cũng giống người bệnh nào, đều là da là thịt cả và họ luôn giữ sự tỉnh táo lạnh lùng (đôi khi làm chúng ta phát bực).

Có thô thiển hay không thì phải ngắm tác phẩm mới biết được chứ tôi thấy cảnh nhiếp ảnh gia đang chụp thì phần lớn là ... thô thiển. Họ đâu có biểu diễn ba lê mà đòi hỏi họ phải nọ kia.

20:22 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Hà Nguyễn

@ Sương & "ngoại nhân U60" :

Tôi không hề nói rằng "người ngoại đạo" thì không được phát biểu về nghề nghiệp của người khác. Bạn có toàn quyền phát ngôn, tuy nhiên sử dụng cái quyền tự do ngôn luận, tự do ý kiến ấy như thế nào để người ta thấy bạn là một người thực sự am hiểu, minh triết và không hớ hênh về lý lẽ lại là chuyện khác, hoàn toàn khác :)

Bây giờ mong hai vị trả lời cho tôi câu hỏi mà tôi đã đặt ra ở cuối comment trước của mình :

"Lập luận như tác giả thì có lẽ việc "chĩa ống kính vào quan tài, vào xe tang của cụ Võ Nguyên Giáp" có thể coi là bất kính, phạm thượng được không ? Và tốt hơn hết có lẽ là chúng ta không nên chụp bất cứ thứ gì nhỉ ? Tốt hơn hết là các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nên gác máy giải nghệ thôi nhỉ ? :)) "

Xin hỏi, các vị căn cứ vào đâu để cho rằng "Chĩa ống kính vào một người đang khóc là một lựa chọn thô thiển" là đúng nhỉ, khi mà điều ấy có khi chỉ là cảm giác chủ quan của "nhà văn" Tiến (vì ngại "Răng tôi vàng quá, mặt tôi nhiều nếp nhăn khi cười quá."), mà không phải cảm giác của bác già mặc áo đen vái lạy trên vỉa hè ?Trong khi rõ ràng trong bức ảnh đó, với tư thế đó, chủ thể của bức ảnh còn không cả lộ rõ khuôn mặt, lẫn danh tính ??? Chả lẽ Na Sơn trước khi bấm máy phải kính cẩn xin phép người được chụp khi ấy nước mắt lưng tròng và đang cúi lạy xem có cho phép mình được chụp không à ?

Thế thì mới quý vị xem ảnh báo chí trên báo chí phương Tây đi nhé. Cực kỳ nhiều hình ảnh về các chính trị gia tại vị, được chộp ở nhiều khoảnh khắc khác nhau, trong đó không thiếu những tình huống dở khóc dở cười (mắt hiếng, cười hở cả lợi cả họng hay trong một tư thế hớ hênh), mà báo chí phương Tây đăng TỰ DO, để diễu cợt, hài hước, châm biếm họ ? Độc giả phương Tây đã quen với sự tự do báo chí đến mức họ chả bao giờ lên tiếng bảo rằng "chĩa máy ảnh vào các chính trị gia, bêu riếu họ như thế là lựa chọn thô thiển" cả. Vì sao thế, quý vị có giải thích giúp tôi được không ?

Phải chăng đấy là sự thiếu chuyên nghiệp của một nền báo chí cứng nhắc, thiếu tự do, thiếu cởi mở - đến nỗi hơi một tí là các độc giả thủ cựu cũng có thể sẵn sàng kết tội nhiếp ảnh gia vì một cái tình tiết hết sức vớ vẩn nào đó trong lúc tác nghiệp ?

(Chú thích là tôi đã và đang có thời gian sống ở nước ngoài khá lâu năm. Tuổi còn lâu mới tới U60 và không có thói quen "ựa mì vào người khác" dù cho người ta có thế nào ;)), tự thấy mình là người khá cấp tiến, cởi mở, và đã quá quen với nền báo chí dân chủ phương Tây. Tôi thực sự ngạc nhiên với những gì đang diễn ra trong công luận Việt Nam về vấn đề này). 

20:00 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Suốt đời bị mắng là ‘ngoại nhân’

@ Hà Nguyễn
Vì chữ "ngoại nhân" bạn dùng, nhớ đến một bài báo trên vietnamnet. Xin tặng đoạn này cho bạn (U60 tôi đã ựa mì về các con bói cá trên những hồ ao mà nó cho là của riêng mình). Trích:
Phàm là “ngoại nhân” chớ dại mà nói động đến lĩnh vực không phải của mình, kẻo bị những người, đã sinh tử cho nghiệp ấy bấy nay, mắng: “lãnh địa” của tôi là chỗ anh bày “bàn cờ thiên hạ” à (!). (hết trích)

19:57 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Hà Nguyễn: Ở đâu ra cái phân biệt người ngành này thì không được bình ngành kia? Nếu lập luận như bạn thì ai cho phép bày ảnh cho bọn nhà văn xem, và ai cho phép bọn nhà văn bán sách cho bọn chụp ảnh?

Quay lại chuyện chĩa ống kính vào người đang khóc, trong riêng trường hợp này tôi thấy đúng là thô bỉ thật. Thô bỉ vì Na Sơn không phải vô tình chộp được một tấm, mà anh ta chụp cả loạt, là một hành động khai thác thành "chuỗi".

Chĩa ống kính vào một hành động (khóc, lạy, há miệng to...) khác với một vật (xe tang đi qua, căn nhà, cái cây). Chẳng lẽ bạn không phân biệt được sao Hà?
 

19:48 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Hà Nguyễn

Từ bao giờ lại có những "nhà phê bình nhiếp ảnh" không chuyên - là các nhà văn, các độc giả, các Facebookers, (nói ngắn gọn là "ngoại đạo") - lại quan tâm, chú mục nhiều thế, tích cực thế với việc bình luận công việc của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thế nhỉ ? 
Tất nhiên, không ai cấm một người "ngoại đạo" bình luận một lĩnh vực không phải là chuyên môn của anh ta, nếu như anh ta thực sự am hiểu, có kiến thức đủ sâu để bình luận mà không sa vào cảm tính, tư duy nông cạn. Tôi đã rất ngạc nhiên với lời bình luận của nhà văn Đoàn Minh Phượng - người mà tôi đã có ý kiến trực tiếp trên Facebook của chị ấy để không tán thành quan điểm thiếu logic, võ đoán của nữ nhà văn đối với việc chị cho rằng "Na Sơn đã can thiệp,  "mắc lỗi thay đổi hiện trường". Giờ đến ý kiến này, lại của một nhà văn khác, hài hước đến mức bảo rằng "Chĩa ống kính vào một người đang khóc là một lựa chọn thô thiển" thì quả tình là tôi không thể nhịn nổi mà bật lên cười ha hả vì buồn cười quá đi mất!
Lập luận như tác giả thì có lẽ việc "chĩa ống kính vào quan tài, vào xe tang của cụ Võ Nguyên Giáp" có thể coi là bất kính, phạm thượng được không ? Và tốt hơn hết có lẽ là chúng ta không nên chụp bất cứ thứ gì nhỉ ? Tốt hơn hết là các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nên gác máy giải nghệ thôi nhỉ ? :)) 

19:44 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Lê Thành (bút danh)

Tôi đứng trong Nhà tang lễ, và nhìn thấy nhiều người khóc. Đến nay tôi vẫn tiếc không mang máy ảnh đi. Vì tai tôi văng vẳng những tiếng khóc đến nỗi tôi phải viết thành một bài (được nhiều người đọc nhưng tôi xin không đưa lên đây kẻo loãng cuộc thảo luận của chúng ta). Ban biên tập và những người đã cùng đứng với tôi (trong Nhà tang lễ) cũng tiếc vì tôi đã không chĩa ống kính vào những người đang khóc.
Tôi không có ý định tự đánh bóng một cách thô thiển, xin phép được nhắc lại. Làm như thế là không phải đối với đồng bào tôi, với bác Giáp. Tôi đồng ý là Na Sơn (tên với tuổi?) có quyền chĩa ống kính, nhưng ông ta không có quyền hành động thô thiển.

19:33 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  Sương

@ Mai Ngoc: Tôi nghĩ chụp, quay một đám đông có cùng một hành động giống nhau (khóc, lạy chẳng hạn) rất khác với quay, chụp thẳng vào một người tách khỏi đám đông ấy để khóc và lạy. Rõ ràng bức ảnh của Na Sơn đặc biệt vì người đàn ông này đã có hành động biểu lộ đặc biệt (ai cũng xót thương đại tướng, nhưng chỉ kính cẩn đứng chào xe tang, riêng ông thể hiện rất mãnh liệt).
Nếu đảo vị trí, thay người đàn ông áo trắng bằng Na Sơn, thì độ thô thiển cũng tương đương đấy.

19:23 Wednesday,16.10.2013

Đăng bởi:  mai ngoc

Nếu xem lại đám tang Bác Hồ thì sẽ thấy rất nhiều đoạn quay cận cảnh các mẹ, các chị đang khóc nức nở, thậm chí cả đôi mắt những người đàn ông cũng ầng ậng nước. Như thế có thô thiển không?
Xin lỗi là phải đưa ra những ví dụ này trong bối cảnh này, nhưng theo tinh thần của các cuộc tranh luận và tinh thần của SOI thì xin đi đến cùng vấn đề.
Không hiểu có lý thuyết nào về phim ảnh nói rằng quay cận cảnh người đang khóc là thô thiển. Nếu tôi nhớ không nhầm thì có bức ảnh được giải thưởng  chụp người con trai là bộ đội gặp mẹ sau giải phóng, và ống kính zoom vào khuôn mặt đầy nếp nhăn và đôi mắt đang khóc của ông.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả