Gẫm & Bình

Hãy để tranh là tranh, thịt là thịt, trong từ thiện

SOI: Đây là ý kiến của anh Phó Đức Tùng về chương trình bán tranh từ thiện của nhóm “Môi tím chân trần” ủng hộ quỹ Cơm Có Thịt – một chương trình từ thiện cho trẻ em vùng cao và vùng khó khăn, theo sáng kiến của anh Trần Đăng Tuấn. Soi xin tổng […]

Ý kiến - Thảo luận

15:53 Wednesday,17.6.2015

Đăng bởi:  Đỗ Chí Tâm

Mình thấy đây là một ý kiến đáng được trân trọng . Có thể không đúng nhưng xin được đóng góp ý kiến . Nếu có thể xin hãy đổi tên " Từ thiện" thành " Thiện nguyện " . Vì theo Mình thấy " Từ thiện " nghe có vẻ " to tác " quá. Người được nhận đôi khi sẽ cảm thấy tự ty . Từ thiện nghe không hay bằng Thiện nguyện . Vẫn một mục đích nhưng nghe nhẹ nhàng hơn.

8:31 Wednesday,30.10.2013

Đăng bởi:  đinh công đạt

gay go to rồi! mình không những mua tranh của các cháu mà còn kêu gọi nhiều người mua tranh nữa. một số người bị mình rủ mua tranh là người lần đầu tiên mua tranh. sau cái lần đầu tiên mua tranh đó mấy anh chị đó có thói quen mua tranh mới lạ. sau mấy tranh mua của các cháu bây giờ họ mua tranh từ gallery trong và ngoài nước. té ra chương trình bán tranh từ thiện không chỉ mang lại cho mấy trẻ khó khăn cơm thịt mà mang lại cho một số người nào đó món ăn đích thực tinh thần. một việc khi đưa ra bao giờ cũng có nhièu chiều, luôn có đúng sai, luôn có phản biện nhưng cứ hành động thiện tâm đi đã. hôm nay đúng mai đã lại sai, hôm nay sai chưa chắc mai đã sai nhưng cũng phải có ai hành động gì đó để chúng ta còn có thứ mà bàn chứ nhỉ 

8:30 Monday,28.10.2013

Đăng bởi:  Trinh Tuan

Một bài viết rất hay.  Cảm ơn bạn Tùng về những quan điểm của bạn.

21:07 Tuesday,22.10.2013

Đăng bởi:  Mèo

@Linh Lan:

Em cũng từng tham gia rất nhiều chương trình từ thiện, tự bản thân mình cũng đã từng kêu gọi, xây dựng dự án và tiến hành các chương trình. Em hiểu nó có rất nhiều khó khăn và không hề đơn giản. Em chuyên làm về mảng bệnh nhi và trẻ tự kỷ, những nơi em đã từng đến, rất nhiều nơi không hề có một chút xíu hy vọng, tràn ngập trong đau đớn và cái chết ám ảnh.

Khi chúng em làm từ thiện, đến nơi để xin liên hệ của những bệnh viện, gặp rất nhiều khó khăn, bệnh viện không tiếp, y tá bác sỹ xua đuổi, người bệnh thờ ơ, tị nạnh với nhau và dè bỉu quà của chúng em, ... rất nhiều chuyện để nói, nhưng chúng em vẫn làm, với tâm lý, có người này người khác, có thể mình không giúp được người này, nhưng người khác sẽ vui?!!!

Chính vì làm cũng nhiều, gần chục năm nay lăn lộn với các chương trình từ thiện, em có điều kiện gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều tình nguyện viên cũng như các nhà hảo tâm, nên em hiểu tâm lý khi được ghi nhận những công lao và đóng góp cho chương trình của họ. Có rất nhiều người không hề muốn ghi tên vào trong sổ để được nhận 1 tấm thư cảm ơn in ra với giá 2000vnd của chương trình, nhưng cũng có rất nhiều bạn cảm thấy vinh dự và hãnh diện vì một món quà nhỏ như thế. Điều ấy có là nhiều không có là khó khăn không cho những tấm lòng cho đi chẳng màng đến nhận lại?

Trở lại câu chuyện này, đối tượng ở đây là các cháu nhỏ. Khái niệm của các cháu rất non nớt về từ thiện và những ý nghĩa cao siêu đằng sau nó mà người lớn khoác lên. Các chau cần gì? em thực sự không biết, vì em không phải là các cháu, nhưng để hỏi các cháu có vui không nếu nhận được 1 thư cảm ơn nhỏ bé hay 1 món quá gì đó để ghi nhận những đóng góp của các cháu? Em xin khẳng định là có. Chúng ta có nên mang đến niềm vui và hạnh phúc cho các cháu bằng cách thức đơn giản như vậy không???

Em thực sự không hề nói cho sướng mồm? Mà em đã nói cái gì để cho sướng mồm? Hay chỉ góp ý một cách giản dị và nhẹ nhàng về việc nên chăng người lớn chúng ta cần suy nghĩ một cách nghiêm túc, có nghiên cứu về những hệ lụy và ảnh hưởng của hành động mà chúng ta đang làm tác động lên các cháu?

Mỗi người một ý kiến. Em tôn trọng và ghi nhận tất cả ý kiến của mọi người. Thực hiện thì hậu xét. Nhưng trên hết cả, vẫn là tinh thần đóng góp, sự quan tâm thực sự đến những việc làm của các anh các chị và muốn đóng góp ý kiến, nếu được, để mọi việc được tốt đẹp hơn, đó liệu có là không nên? liệu có "lý luận là chính còn thực tế thì mặc kệ tía nó đi, không cần quan tâm, miễn sao sướng mồm là được rồi"???

7:06 Tuesday,22.10.2013

Đăng bởi:  admin

Các bạn thân mến,


Rất buồn là có nhiều bạn, ngoài đời miệng thì đòi dân chủ, được quyền phát biểu ngược xuôi, nhưng lên diễn đàn này, hễ nghe có tiếng nói ngược ý với mình là nhảy cồ cồ lên, xỉa xói, chì chiết, Soi không thể đưa lên được. Một chỗ đơn giản như Soi để thực tập cách nói bình tĩnh mà cũng không xong, mong gì ngoài đời thực hiện được!


Soi mong các bạn cứ trình bày ý kiến, lập luận của bản thân, nhưng cũng đừng cầu thắng thua ngay tắp lự. Trong lúc tranh cãi kiểu "nói phải củ cải cũng nghe", người đọc quây xung quanh đã được hiểu ra rất nhiều điều, nhưng vì họ không vào cmt nên các bạn không thấy thôi.


 

21:29 Monday,21.10.2013

Đăng bởi:  Linh Lan

@Mèo và tất cả những người theo trường phái "lý luận là chính còn thực tế thì mặc kệ tía nó đi, không cần quan tâm, miễn sao sướng mồm là được rồi":

Chẳng hiểu các bạn dựa vào lý luận nào mà bảo rằng việc đấu giá tranh của các em để làm từ thiện thường xuyên và lâu dài là không ổn(?) Ngày nào các bạn cũng phải ăn cơm để sống, thì các trẻ em nghèo cũng không khác gì các bạn, ngày nào các em cũng cần cơm và “thịt” để phát triển bình thường, không bị suy dinh dưỡng.

Việc từ thiện là việc nên làm thường xuyên vì nó càng thường xuyên chừng nào thì các trẻ em nghèo càng no đủ chừng đấy. Vì sao chúng ta vẫn làm từ thiện mà trẻ em nghèo vẫn còn đói, chính là vì chúng ta làm theo kiểu bố thí, kiểu tùy hứng như nhiều bạn theo trường phái lý luận suông, 1 năm mới có 1 lần mà 1 lần chỉ đủ cho các em ăn vài ngày hoặc vài tuần thì thử hỏi làm sao các em không tiếp tục đói cho được.

Sự so sánh ganh đua, cạnh tranh là nhân tố cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của con người nói chung và trẻ em nói riêng, tại sao các bạn lại né tránh, cho rằng đấy là điều không nên, muốn ăn đồng chia đều như lịch sử đã chứng minh thì làm sao gọi là bền vững được.

Riêng về sự ngộ nhận, đừng nói là trẻ con, ngay cả người lớn chúng ta trong suốt cuộc đời cũng không ít lần ngộ nhận. Ngộ nhận là một quy luật tồn tại trong bất cứ sinh vật nào, cho dù anh 1 tuổi, 100 tuổi hay 1000 tuổi thì có lúc anh vẫn ngộ nhận như thường. Ngộ nhận nên được xem là một điểm lặng trong quá trình phát triển. Chúng ta nên học cách sống chung với lũ thay vì né tránh mà chẳng bao giờ né tránh được. Không phải đâu xa ngay trong cuộc tranh luận này cũng chính là sự ngộ nhận của các bạn về khái niệm từ thiện.

Mọi con đường đều tới La Mã, hy vọng các bạn không nên suy diễn làm sai lêch 2 chữ từ thiện và trẻ em mà làm hỏng đi cái ý nghiã cao đẹp của việc làm TỪ THIỆN của các em.

20:39 Monday,21.10.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

Sáng nay mình đã comment ủng hộ quan điểm của anh Tùng rồi, giờ chẳng nhắc lại cho rối chuyện nữa.
Chỉ có điều qua những tranh luận như thế này, mới thấy tội nghiệp/thiệt thòi cho dân Việt mình. Một vấn đề tưởng là nhỏ mà mỗi người một ý, chẳng có xuất phát điểm/hệ quy chiếu chung nào cả.
So sánh với cái nước Mỹ, chúng nó tranh luận gì, cãi nhau to hay nhỏ, thì cuối cùng cũng chỉ quy về là anh nào tuân thủ, anh nào vi phạm một điểm nào đó trong cái hiến pháp mấy trăm năm tuổi của nó thôi.

20:24 Monday,21.10.2013

Đăng bởi:  Mèo

Em hoàn toàn ủng hộ ý kiến của anh Tùng.

Việc đem tranh của các cháu mang ra bán đấu giá để làm từ thiện nếu thành một hoạt động thường xuyên lâu dài, rất không ổn, vì sẽ hình thành sự so sánh, ganh đua, cạnh tranh và những sự ngộ nhận về đồng tiền, về các bức tranh và hoạt động từ thiện đối với các cháu.

Tiêu chí là làm từ thiện thông qua đấu giá nghệ thuật, nhưng khái niệm nghệ thuật đối với trẻ nhỏ khác xa với người lớn. Chúng ta không nên dùng con mắt của người lớn để định hướng cho trẻ nhỏ những ý niệm về đẹp-xấu, ... trong hội họa được, vì khi ấy, sự ngây thơ, hồn nhiên, trong trẻo và niềm vui thích với việc vẽ tranh của các cháu đã méo mó đi nhiều phần.

Nếu muốn làm chương trình từ thiện, có thể làm triển lãm tranh của các cháu và các khoản đóng góp là tự nguyện, các tranh của các cháu đồng giá, để các cháu không so đo và không tị nạnh nhau, em nghĩ như vậy hợp lý hơn chăng?
 

18:48 Monday,21.10.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

các bạn ạ
trong 1000 đứa trẻ mới có một đứa có thể vẽ được sản phẩm mà thực sự có người muốn mua. Nhưng 1000 đứa trẻ bình thường là 1000 tấm lòng từ thiện, 1000 trái tim nhân đạo.
Nếu các bạn phát động phong trào vẽ tranh để bán làm từ thiện, càng ngày càng đông trẻ em muốn tham gia, vì sự nhiệt tình đáng quý của chúng. Vậy ban tổ chức sẽ định làm thế nào? Nói thẳng với 999 em là thực ra tranh em xấu lắm, không bán được đâu ư? hay là cứ nhận hết, cái nào bán được thì bán, không bán được thì trả lại hoặc mới đem cho không? Các bạn có cảm nhận được nỗi buồn của 999 đứa trẻ khi hoặc là tranh của mình không bán được, không đáng giá, hoặc là chấp nhận rằng tranh mình không bằng tranh của bạn?
Vì thế, nếu ngẫu nhiên chọn được vài bức đẹp, như trong vụ làm bìa CD, thì có thể đấu giá bán tranh, nhưng không thể phổ cập từ thiện kiểu này được. Mình chỉ nói đến đây thôi, sẽ không tranh luận chủ đề này nữa. Các bạn nào muốn bán tranh thì cứ tiếp tục.

17:36 Monday,21.10.2013

Đăng bởi:  Hamanh

Gửi bạn Tùng,

Trẻ em không có tiền thì vẽ tranh để bán, kiếm tiền làm từ thiện.

Người lớn mua tranh của trẻ con để làm từ thiện, đồng thời cũng là một sự khuyến khích các em theo đuổi đam mê của mình và giáo dục các em về tình tương thân tương ái.

Có cái gì “xôi thịt” ở đây nhỉ?

Trẻ em nghèo miếng ăn chả có, sống còn chưa nổi, lẽ dĩ nhiên cái cần thiết trước mắt là cứu đói, cứu rét.
Bạn Tùng đã từng biết rằng bạn chỉ cần tung một nắm kẹo là các em đã thích mê đi rồi. Đối với các em không có chỗ cho triết lý xa vời. Mình nghĩ ở đây, bạn Tùng mới là người lẫn lộn các giá trị. Một miếng thịt không luôn luôn có giá trị hơn một ước mơ, đúng thế. Nhưng bạn nói sao nếu ước mơ của kẻ đói rét là một miếng thịt? Chê các em là “xôi thịt” chăng?

Trẻ con bán tặng phẩm đổi tiền mua cơm thịt cho trẻ con khác thì dã man ở chỗ nào? Mình thấy trẻ con các nước văn minh tự làm các đồ bưu thiếp nho nhỏ dịp Lễ Giáng sinh và đứng bán ngoài phố lấy tiền từ thiện đấy bạn ạ. Những bưu thiếp tự làm ấy nếu không phải vì mục đích từ thiện thì rất có thể nhiều người đã không bỏ tiền ra mua. Tương tự như những bức tranh mà các em nhỏ trong CLB Hoa mặt trời vẽ và các cô chú giúp rao bán trên mạng để làm từ thiện thôi mà.

Giá trị của bức tranh ở đây là làm từ thiện. Người lớn có thể đóng góp mà không mua tranh, có thể mua tranh để đóng góp, có ai ép uổng ai cái gì đâu? Người lớn cũng có thể chọn một bức tranh để trả giá rồi tặng lại cho người vẽ cơ mà?

Nói chung là trong trường hợp này bạn Tùng không cần phải đao to búa lớn như thế. Mình nghĩ, nên chăng chúng ta nên tự nhắc nhở lẫn nhau cần phải có tâm thế ra sao khi mua tranh của các em nhỏ và làm từ thiện.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả