Nghệ sĩ Việt Nam

Cô Huỳnh Nga trả lời 3 câu hỏi của Linh Cao về Trần Trung Tín

Xin chào Soi, Hơn 3 tuần ở Hà Nội để lo cho cuộc triển lãm, tôi đã bị mất liên lạc với thế giới internet, hôm nay trở về Sài Gòn, tôi đã nhận được nhiều chia sẻ từ mọi người đối với triển lãm tranh của Trần Trung Tín, cũng như với riêng cá […]

Ý kiến - Thảo luận

14:13 Thursday,7.11.2013

Đăng bởi:  candid

Cám ơn cô Nga, hy vọng sẽ nhìn thấy bức tranh này của chú Tín trong một cuộc triển lãm khác.

14:00 Thursday,7.11.2013

Đăng bởi:  Tran Thi Huynh Nga

To candid .
Bức tranh lớn chú Tín treo trên đầu giường là bức :
" Chiều tàn thế kỷ " bức nầy được vẽ năm 1984 trước khi chú Tín bị đột quị không lâu . chú Tín nói về bức tranh nầy như sau : thế kỷ 20 là một thế kỷ có nhiều đau khổ nhất cho nhân loại với hai cuộc thế chiến 14-18 và 39-45 v..v.. ,  một thế kỷ sắp tàn , ông hy vọng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ không còn chiến tranh nửa , một thế kỷ lạc quan hơn .
 

12:52 Thursday,7.11.2013

Đăng bởi:  vũ 2

Đọc được comment này của Nga Phan trên trang Trần Trung Tín:
"Chú Trần Trung Tín là người thân của nhà mình những ngày ở Hà Nội, Thời chú nổi hứng vẽ mình hay sang nhà chú. Nhớ cái nồi , giờ mình vẫn giữ như là kỷ vật của mẹ và của thời bao cấp. Cái nồi đó là của chú được mua theo tiêu chuẩn. Chú đưa cho márồi nói: PN đưa cho anh mấy đồng, anh mua màu vẽ". Chú vẽ,vẩy màu lên tường và giải thích với mình đây là máu và sữa. Mình thì chẳng hiểu gì, chỉ thấy chú sống một mình và luôn bị đói. Có lần chú sang nhà, ba má đi vắng. Thấy cây bắp cải trong bếp, chú gặm luôn. Mình sợ quá về nói với má . Má nói:" không sao đâu con, tội chú ấy". Chú là người bất cần. Má thương chú vì cùng là người Sài Gòn. Cả hai giống nhau tính bốc đồng và ghét xu nịnh. Ba thì thân vì là dân sáng tác và cả hai cũng chẳng chịu ai. Mình vẫn nhớ căn phòng của chú toàn là màu. Chú là người phát cuồng khi chuyển sang vẽ. Đời một diễn viên Điện Ảnh, chú đóng toàn vai phản diện. Chú ghét đi họp. Nhưng nếu cứ sống với tiêu chuẩn "Bồi dưỡng thanh sắc diễn viên" hẳn chú sẽ bình yên và ấm bụng. Chú chọn hội họa nghèo thật đấy nhưng chẳng lụy ai . Giải phóng miền Nam chú bỏ tất cả, về Sài Gòn ngay , Nghe ba kể chú về Sài Gòn đi làm lơ xe và tình cờ gặp cô Nga , là một nữ sinh Sài gòn cũng đang bươn trải sống. Họ yêu nhau và nên vợ nên chồng."

11:09 Thursday,7.11.2013

Đăng bởi:  candid

Xem clip tại triển lãm, trong số những bức vẽ toan khổ lớn của chú Tín thích nhất là bức treo trên tường, trên đầu giường phòng chú Tín.

8:55 Thursday,7.11.2013

Đăng bởi:  Hanoian nhưng cha sinh ở Miền Nam

@ Mme Trần Trung Tín (bà Huỳnh Nga):
Bà có kể M. Tín (ông Chú Tín - một người Hà Nội U60 xin gọi ông như vậy) là đội trưởng trinh sát ở Campuchia 5 năm? Vậy chú chắc biết nghệ sĩ căt hình bóng Vũ Anh (Tư Báo), một công tử Nam Bộ nói tiếng Hà Nội (vì học đại học ở đây), cũng từng được một bác tướng Nam Bộ mà moa quên têncử phụ trách quân báo mặt trận Campuchia đầu những năm 50, (do từng làm trong phòng mật vụ Nam Bộ cuối những năm 40 với ông Phạm Ngọc Thảo)?  Ông Vũ Anh cũng là người anh hùng trong chiến đấu, nhưng không dám nói thêm vì loãng chủ đề, nhưng là người cực ký tài hoa, tôi (và một số bạn nghệ sĩ, văn sĩ Anh) rất ngưỡng mộ.
Cảm ơn đất Nam Bộ đã sinh những con người hào hoa.
 

7:19 Thursday,7.11.2013

Đăng bởi:  admin

Chị Huỳnh Nga: Cmt của chị, Soi sẽ đưa lên thành một bài ngắn nhé? Chị có thể gửi thêm chừng 3-4 bức hình chụp tranh của họa sĩ Trần Trung Tín về soihouse@yahoo.com.vn không ạ, để cho vào bài? Cảm ơn chị.

21:48 Wednesday,6.11.2013

Đăng bởi:  billy John

Hội hoạ Trần Trung Tín đạt được vẻ đẹp bản tính, chính mình, không khác, không chải qua thứ lớp, không do học kinh viện mới được. 
Phá tan cái thấy còn kẹt trên thứ lớp, vượt qua giáo điều nghệ thuật, bước thẳng vào cái đẹp

16:53 Wednesday,6.11.2013

Đăng bởi:  linh cao

Bạn Lạc Quan ôi 
Cao là họ đằng chồng, vì mấy tay hoạ sỹ Trung Quốc đến nhà toàn gọi  mình là bà Cao, và mấy mụ buôn tranh người Singapore với Ấn độ cứ viết email gọi mình như thế, riết thành quen thôi. 
Hôm khai mạc tranh cụ Tín mình đã rủ rê mấy curator trẻ từ những gallery đại gia đến ngắm nghía lượn vòng chóng mặt, đốt lửa nhiệt tình đầu cơ sưu tập đến đỉnh điểm cuối cùng cũng chỉ có cậu Lê phát biểu trịnh trọng trước camera báo đài. Thấy sếp Cương sải bước bồn chồn mình đoán ngay anh sẽ viết bài, nên mình nén nhịn hỏi 3 câu ấy thông qua Soi thôi. Hôm art talk thì mình lại vướng bữa hầu vẽ chân dung một mama to như cái tủ mà chấm sửa mỗi cái nốt ruồi vượng phu cũng mất toi nửa buổi diễn giải về tướng số, hu vất lắm không dám để ai biết mình hay ngước nhìn đâu.

16:12 Wednesday,6.11.2013

Đăng bởi:  Tran Thi Huynh Nga

Vì ngại chiếm nhiều đất của Soi, nên tôi viết trả lời các bạn có hơi trực diện và khô khan. Vậy là tôi đành xin một chút đất của Soi để trò chuyện nhiều hơn với các bạn đã đặt câu hỏi trên Soi và đã đặt câu hỏi từ cuộc triển lãm.

Việc chủ đề của cuộc triển lãm thì hết sức đơn giản: đó là lấy từ chủ đề của bức tranh đầu tiên ông Tín vẽ. Suốt thời gian 37 năm sống cùng ông ấy, tôi có nghe ông Tín nói về những bộ phim thời ông ấy sống ở Hà Nội và ông ấy được xem như “Đàn sếu bay qua”, …v..v..mà ông ấy thích, nhưng tôi chưa hề nghe ông ấy nói về bất cứ vở kịch nào của Liên Xô mà ông ấy biết ở Hà Nội. Rất may là bây giờ chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều thông tin từ cyber space, mà thời của ông Tín sống và cả sau nầy khi phương tiện truyền thông phát triển, thì ông Tín cũng chưa hề biết “sợt” và wikipedia là gì?

Ông Tín là người Việt Nam sống trên đất nước Việt Nam, ngoại trừ 5 năm ông ấy sống trong chiến khu trên đất nước bạn Campuchia, trong cuộc chiến tranh chống Pháp với nhiệm vụ chỉ huy đội trinh sát.
Vì vậy nên tên của cuộc triển lãm cũng hoàn toàn Việt Nam, nó hết sức ” đơn giản” không vay mượn từ tên của nước nào cả. Tôi nhấn mạnh từ đơn giản ở đây để hiểu rằng nó thật sự đơn giản, và nó sẽ phức tạp khi chúng ta muốn áp đặt ý nghĩ của riêng chúng ta vào cho ông ấy.

Tranh của ông Tín luôn nói lên điều ông muốn nói, nên bạn muốn hiểu ý nghĩa của nó thì mời bạn hãy xem tranh và lắng nghe nó nói với các bạn.


*
Có một bạn nói với tôi rằng bà Phượng chủ gallery Lotus ở Tp HCM có một bộ sưu tập rất nhiều tranh của ông Tín.Tôi hiểu đây có một sự nhầm lẫn vì bà Phượng cũng là người có quen với tôi, nhưng bà Phượng hoàn toàn không có một tranh nào của ông Tín cả. Gallery Lotus mấy năm sau nầy có bán tranh được vẽ trên giấy báo do họa sĩ tên Hào vẽ, chính tôi cũng có đến xem qua và nói chuyện với người phụ trách phòng tranh, là bây giờ đâu có khó khăn gì mà sao vẽ trên giấy báo chi vậy. Vì vậy nên những tranh nầy ở gallery Lotus không có liên quan gì đến Trần Trung Tín.


Vì tranh Trần Trung Tín vẽ trên chất liệu khá nhạy cảm, nên tôi chưa dám đưa tranh ông bày ở gallery nào cả, ngoại trừ một lần đã khá lâu, bày 8 tranh trừu tượng, cùng họa sĩ Reinke Enghard người Hà Lan tại gallery Art Việt Nam của bà Suzan Letch 

Tôi rất cám ơn về những thắc mắc, cũng như được trả lời những câu hỏi của các bạn, dù ít hay nhiều được cùng đối thoại với các bạn trên tinh thần hiểu biết, thoải mái và tôn trọng là điều rất hân hạnh cho chúng tôi.

Cám ơn Soi 

15:40 Wednesday,6.11.2013

Đăng bởi:  LAC QUAN KHONG BI KICH

Đúng rồi Linh Cao.
Viết trúng lắm. Thấy có bài của Lê Thiết Cương viết trên tờ SGTT về triển lãm cũng trúng phóc. Chú Tín là con người lãng mạn, tinh tế, màu tình cảm và cô đơn. Vẽ vì cô đơn và không biết làm gì để giải thoát tình trạng bế tắc bản thân (sự nghiệp không thành đạt, gia đình...) chứ không có  làm chính trị hay tuyên ngôn gì cả. Bản thân chú Tín là người không học về mỹ thuật nên tranh có sự rất nguệch ngoạc, vụng của người tập vẽ (nhưng đôi khi lại có hiệu quả đẹp không ngờ của thứ vụng về đó mà thành tâm trạng biểu hiện Expressionism của nghệ sĩ). Nên để chú Tín là nghệ sĩ tài năng cô đơn trong ý nghĩ mọi người hơn là định phong thánh cho chú thành nhà biểu hiện hàng đầu của mỹ thuật Việt Nam và càng sai hơn khi cho chú là "song những bộ phim tuyên huấn làm ông thất vọng, người nghệ sĩ đa tài quay sang vẽ tranh như một phá cách kiểm duyệt thời chiến..."... rồi gì gì nữa. Có cần thiết như thế không? còn nhiều bác học cùng khóa diễn viên đây mà...
Vote cho Linh không Cao. (Vì đã qua phòng tranh và ngó dzung nhan bạn rồi). Hơi giống Mỹ Linh, nhưng mọi họa sĩ... phải ngước nhìn.

13:30 Wednesday,6.11.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

Thưa cô Nga, liệu ta nên hiểu "Bi Kịch Lạc Quan" là "Bi kịch đấy mà vẫn lạc quan" hay "Bi kịch dành cho một kẻ (trót) lạc quan" ạ? Cảm ơn cô.

12:50 Wednesday,6.11.2013

Đăng bởi:  Tran Thi Huynh Nga

Chủ đề của cuộc triển lãm lấy từ tên của bức tranh đầu tiên mà ông Tín vẽ từ năm 1969 .do chính ông Tín đặt tên , đó là bức tranh " Bi Kịch Lạc Quan " mà chúng tôi đã dịch ra tiếng Anh theo sát chủ đề của tranh " The optimistic Tragedy ".

21:47 Tuesday,5.11.2013

Đăng bởi:  dilettant

Xin lỗi là đánh máy sai, tên vở kịch "Bi kịch lạc quan" tiếng Nga là:
«Оптимистическая трагедия»
có trên wikipedia tiếng Nga. Còn tiếng Anh là: Optimistic Tragedy, có cả phim:
http://en.wikipedia.org/wiki/Optimistic_Tragedy_(film)
Mong diễn đàn đại xá cho lỗi trên. Dốt hay nói chữ...

20:45 Tuesday,5.11.2013

Đăng bởi:  dilettant

"Bi kịch lạc quan" là tên của một vở kịch xô viết về cuộc cách mạng Nga những năm 1920, mà lứa cuối 1950, đầu 60, và cha anh họ chắc đều thích. Chuyện kể về một nữ chính ủy Hồng quân đi thu phục các lính thủy Nga theo chủ nghĩa vô chính phủ. Tiếng Nga nguyên bản chắc là "Оптическая трагедия".
Tôi là người cảm kích tài năng và nhân cách Trần Trung Tín. Và cũng mong Soi đăng lại bình tranh Trần Trung Tín của chị Ilza Burchett trên Hanoigrapevine. Nhưng tôi nói thực là hơi bị gợn gợn cái tên triển lãm. Tôi mong lần sau mình chọn cái tên khác cho trưng bày tranh của nghệ sĩ tài danh rất Việt Nam này. Đa tạ. 

13:56 Tuesday,5.11.2013

Đăng bởi:  candid

Trong triển lãm thấy có quyển sách ảnh của chú Tín rất hay nhưng tiếc là không có sẵn để mua.
 

11:07 Tuesday,5.11.2013

Đăng bởi:  linh cao

Dạ thưa cô Huỳnh Nga, ai là ai hay cảm xúc mạnh chưa đủ để làm nên danh hoạ với kiệt tác. Nhưng giá trị của một thân phận thì đáng trân trọng. Cháu cảm phục tình yêu nghệ sỹ cùng mối duyên nợ sâu sắc cô dành cho Trần Trung Tín và nghệ thuật nước nhà. Kính Chúc cô mạnh khỏe và mong cô đừng ghét cháu. Linh Cao

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả