Gẫm & Bình

Xem tranh: “Lễ Tấn phong Đức Mẹ Đồng Trinh” - làm sao giải quyết một đặt hàng hóc búa?

Từ đầu Công nguyên cho đến tận thời Cận đại và Hiện đại, Công giáo là đề tài bao trùm hội họa phương Tây, mà chiếm vai trò chủ đạo là những sự kiện trong cuộc đời của Chúa Jesus và Đức Mẹ Marie. Trong số đó, “Lễ Tấn phong Đức Mẹ Đồng trinh” (“Coronation […]

Ý kiến - Thảo luận

17:31 Friday,25.11.2016

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Trần Long Thọ: Seraphim (số ít seraph) theo tiếng Hebrew là "rực cháy," thế nên thường có màu đỏ bạn ạ. Ví dụ tranh này: https://en.wikipedia.org/wiki/Seraph#/media/File:Giotto_-_Legend_of_St_Francis_-_-19-_-_Stigmatization_of_St_Francis.jpg

Cherubim thường được tô màu xanh vì đó là màu tượng trưng cho kiến thức và sự tinh khiết.

Bạn có thể đọc thêm giải thích ở trang chủ của viện bảo tàng Hoàng Gia ở Antwerp về bức Đức Mẹ của Fouquet:

http://www.kmska.be/en/collectie/highlights/Madonna.html

16:41 Friday,25.11.2016

Đăng bởi:  Trần Long Thọ

Cherubim có màu đỏ và Seraphim có màu xanh.

18:38 Monday,30.6.2014

Đăng bởi:  Francs

Lý do Moses thấy Jesus vì giáo hội Rome theo thuyết Tam vị nhất thể, chúa Cha cũng là chúa Con mà cũng là Thánh Thần. Nên hiện ra với Moses hay hiện ra với Giáo hoàng cũng chỉ có 1 Thiên Chúa duy nhất. 

22:45 Monday,18.11.2013

Đăng bởi:  admin

@ Siêu Noob: Cmt của bạn lên thành bài rồi nhé. Bài có tên "Vì sao cánh của chim bồ câu lại chạm vào môi của Cha và Con?”. Cảm ơn bạn. Hình do Soi thêm vào, có gì sai thì bạn cho biết để Soi sửa nhé.


 


 

21:36 Monday,18.11.2013

Đăng bởi:  Sương

Siêu Noob ơi đọc link này nhe.
Trong đó giải thích vì sao lại ví Đức Mẹ là "Bride of Christ.

18:22 Monday,18.11.2013

Đăng bởi:  SiêuNoob

Dù dịch là “tiếu tượng học” hay “biểu tượng học” thì theo mình ở đây vẫn cần hiểu iconography là việc họa sỹ dùng các hình ảnh nhằm thể hiện một cách ẩn dụ những giáo lý (doctrine) cơ bản của Công giáo La mã (Roman Catholic). Vì vậy mình xin được góp thêm mấy ý về iconography trong bức tranh Coronation of the Virgin này.
Thứ nhất là về mối quan hệ giữa Cha, Con, và Thánh Thần trong Chúa Ba Ngôi (Trinity). Hầu hết các nhánh Kitô giáo đều công nhận sự tồn tại bình đẳng và đồng nhất của ba ngôi Cha, Con, và Thánh Thần. Tuy nhiên, một trong những điểm chia rẽ cơ bản giữa Công giáo La mã và Chính thống giáo Phương đông là ở việc Công giáo La mã sử dụng cụm từ “filioque”, tiếng Latin có nghĩa là “và Con” để diễn giải việc Chúa Thánh thần phát xuất “từ Chúa Cha và Chúa Con”. Chính thống giáo Phương đông chỉ tụng niệm Chúa Thánh thần phát xuất “từ Chúa Cha” mà thôi, và họ cho rằng cụm từ filioque của Công giáo La mã có khả năng gây nhầm lẫn về vai trò của Chúa Thánh thần (so với Chúa Con).
Trong bức Coronation of the Virgin, ta có thể thấy Chúa Cha và Con không có sự khác biệt, và hai cánh của chim bồ câu (Chúa Thánh Thần) chạm vào miệng của cả Cha và Con. Đó chính là một iconography của Filioque doctrine. Câu hỏi ở đây là vì sao Filioque doctrine lại được nhấn mạnh vào thời điểm bức tranh được vẽ năm 1453? Vào giữa thế kỷ 15, Đế chế Byzantine, trung tâm của Chính thống giáo Phương đông, đứng bên bờ diệt vong bởi Đế chế Hồi giáo Ottoman. Những mong được các nước Công giáo La mã hỗ trợ trong cuộc chiến chống Ottoman, hoàng đế Byzantine gây sức ép để các lãnh đạo Chính thống giáo giảng hòa với Công giáo về Filioque doctrine. Năm 1439, trong Đại hội Công giáo ở Florence, các đại diện Chính thống giáo buộc phải chấp nhận khái niệm filioque. Điều này có thể được coi như một chiến thắng về mặt giáo lý của Công giáo La mã (mặc dù chiến thắng này không tồn tại lâu). Phải chăng đây chính là lý do của việc Quarton thể hiện đôi cánh của Chúa Thánh Thần phát xuất từ miệng của Chúa Cha và Chúa Con?
Cũng có thể từ sự thắng thế của Filioque doctrine mà việc thể hiện Chúa Cha và Chúa Con hoàn toàn giống nhau được nhà tài trợ Montagnac (và Quarton) nhấn mạnh. Và theo mình, đó là sự giải thích cho câu hỏi tại sao khi thể hiện tích “Bụi cây bốc cháy”, Quarton lại vẽ Moses nhìn thấy Chúa Con – bởi thực sự không có sự khác biệt giữa Cha và Con ở đây.
Thêm một iconography thường được nhắc đến là sự đối lập giữa Nhà thờ Kitô (Church) và Đền thánh Do thái (Solomon’s Temple). Trong bức tranh này, Quarton thể hiện Nhà thờ Công giáo tại Roma (bên trái tranh) đối nghịch với Đền thánh Do thái tại Jerusalem (tòa nhà đỏ với mái vòm bên phải tranh). Trong khi nửa Roma được gắn với các sự kiện Chúa hiển linh và ở trên Purgatory với sự giải thoát thì nửa Jerusalem ở phía trên địa ngục và sự đày đọa. Sự đối lập giữa Kitô giáo và Do thái giáo, Church và Temple, hay trong tiếng Latin là Ecclesia và Synagoga, là một iconography được sử dụng phổ biến trong các tranh Kitô giáo.
Cuối cùng liên quan đến nhân vật Đức Mẹ thì mình không biết khái niệm “Bride of Christ” bạn Anh Nguyễn giải thích có chính xác không? Vì theo mình hiểu thì danh hiệu của Virgin Mary phải là “God-bearer” (từ tiếng Hy lạp là “Theotokos”) mới phải. Còn “Bride of Christ” thì thường là để chỉ Nhà thờ Kitô (Christian Church) hay những người theo đạo Kitô nói chung thôi.

17:14 Friday,15.11.2013

Đăng bởi:  Candid

Hay là hình tượng học?
Từ tiểu tượng là xuất phát từ nguồn gốc nào vây?

9:56 Friday,15.11.2013

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Cảm ơn Candid và các bạn đã tham gia thảo luận sôi nổi. Mình cũng cho rằng định nghĩa của iconography và symbolism không thực sự khác nhau hoàn toàn. Tuy nhiên theo cảm nhận của mình, iconography là một nhánh riêng của symboliam, tập trung chủ yếu vào các hình ảnh. Do vậy mình sử dụng cụm từ "tiếu tượng học" với mong muốn đem đến cho bài viết sự chính xác hết mức trong khả năng của mình. Mình rất mong đc đọc thêm các ý kiến của các cao thủ :) cảm ơn nhiều nhiều.

9:37 Friday,15.11.2013

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@ Ngô Thái Hà: cảm ơn bạn nhé. Mình rất vui được trả lời câu hỏi của bạn.
Donor của tranh là Jean de Montagnac, canon của tu viện Carthusian. Ông chính là thầy tu áo trắng quỳ dưới chân cây thập giá trong tranh đó:)
Lễ Tấn phong Đức mẹ Đồng trinh” bộc lộ niềm kiêu hãnh của những người theo dòng tu của thánh Bruno, hay còn lại là dòng Carthusian – một trong những dòng tu bị ảnh hưởng nhiều nhất vì sự chia rẽ của Giáo hội. Nếu câu chuyện về bụi cây bốc cháy (mà không cháy!) là biểu tượng cho sự trinh bạch của Đức mẹ và sự vững chắc của Giáo hội, thì sự hiển linh của Chúa với thánh Gregory củng cố vị trí của dòng Carthusian, bởi nhà thờ Santa Croce là của dòng Carthusian từ năm 1370 đến năm 1561. Trong tranh ta có thể thấy các thầy tu đội mũ trắng (lễ phục Carthusian) khi đức Chúa hiển linh. Theo truyền thuyết, đức Chúa đã cho thánh Gregory một vinh dự đặc biệt: bất kì ai cầu nguyện trước tranh ảnh thánh Gregory sẽ bớt được một năm trong “phòng chờ” purgatory bạn ạ.
Những chi tiết cặn kẽ trong hợp đồng do chính Montagnac soạn cho thấy đây là một thầy tu Carthusian vô cùng sùng đạo và tự hào về dòng tu của mình bạn nhỉ.

7:13 Friday,15.11.2013

Đăng bởi:  Chung Phúc

Candid: Tiểu tượng học chứ không phải biểu tượng học Candid à, dù rằng gốc là từ "icon". Tiểu tượng học là dựa trên cái icon đó, graphy đó mà cắt nghĩa ra chi li, như "bé xé ra to", có một cái hình trông đơn giản vậy mà ý nghĩa thế này thế kia, đằng sau là tích này tích nọ.
Ngược lại biểu tượng học là "to cô lại bé", biểu tượng hóa cái hình ảnh đó lên, thí dụ hình một phụ nữ bịt mắt cầm cái cân về mặt tiểu tượng thì sẽ giải thích lòng vòng bà này là ai, cân là cái gì, về mặt biểu tượng chỉ là "công lý".

7:01 Friday,15.11.2013

Đăng bởi:  Hieniemic

Em nghĩ chữ "biểu tượng học" hiểu cho kỹ càng thì vẫn có thể dùng để dịch iconography.
Iconography ghép từ 2 gốc icon- và -graphy, đều gốc Hy Lạp.
Icon hay eikon, nghĩa là hình tượng, bản thân chữ "hình tượng" trong tiếng Việt là từ gốc Hán, nghĩa là "vẻ giống, nét giống". Nghĩa này hoàn toàn thích hợp, gần như khớp 100% với nghĩa Hy Lạp.
Graphy hay graphô, nghĩa là vẽ, viết. Ghép với gốc icon trên, ta được chữ iconography nghĩa là vẽ, viết (cái gì đó) (cho có) nét giống (với cái khác). 
Chữ "biểu" 表 trong tiếng chữ Hán Việt "biểu tượng", có nghĩa là hiện ra bên ngoài. "Biểu tượng" là hiện cái giống ra ngoài, hay hiện cái hình ảnh ra ngoài. Biểu tuy không phải là một chữ hoàn toàn thay được cho gốc graphô nhưng xét về nghĩa thì "biểu tượng học" - nghiên cứu về cách "biểu" cái "tượng" ra ngoài - hoàn toàn thích hợp để dịch iconography.

16:58 Thursday,14.11.2013

Đăng bởi:  Ngô Thái Hà

Cảm ơn Anh Nguyễn viết một bài rất công phu về một bức tranh thánh vĩ đại. Mình chỉ muốn hỏi thêm là "nhà tài trợ" cho bức tranh này là ai thế Anh Nguyễn? Có phải là một vị đại gia Ý không? Cảm ơn bạn lần nữa.
 

14:08 Thursday,14.11.2013

Đăng bởi:  candid

iconography có nên dịch là "biểu tượng học"?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả