Kiến trúc

Andrea Palladio: bệ cao, lắm cột, đối xứng

Trong tuần qua có sinh nhật của một kiến trúc sư hàng “ông tổ”:  Andrea Palladio (30. 11. 1508), một kiến trúc sư lỗi lạc của Ý, với các tòa biệt thự nổi tiếng ở thành Venice, mang nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Hy Lạp và La Mã. Ngày nay, người ta coi Palladio […]

Ý kiến - Thảo luận

23:18 Thursday,5.12.2013

Đăng bởi:  trần quang lu

Kiến trúc của anh này thực ra là copy lại hình ảnh của đền đài Hi Lạp cổ thôi mà. Anh ý scale mấy cái mẫu đền Hi Lạp nhỏ lại cho phù hợp với kích cỡ biệt thự của bọn trọc phú Italia, rồi thay vì không gian thờ cúng tế lễ của đền thì anh ý nhét vào ko gian ăn ngủ của con người, thế là thành phong cách Palladian gì đó, dễ nhờ. Mà không chỉ có kiến trúc, các môn nghệ thuật khác cũng sao chép lại thời Hi Lạp cổ đại hết. Phục hưng thực ra là phục dựng lại thời kỳ huy hoàng của Hi Lạp cổ.
Công trình của anh này cũng kiểu kiểu cái nhà của em gì mẹ chồng Tăng Thanh Hà :D

16:16 Thursday,5.12.2013

Đăng bởi:  candid

"Không chỉ ở châu Âu, dấu ấn của Andrea Palladio còn xuất hiện rất rõ nét ở miền nam nước Mỹ, nơi các điền chủ giàu có nhờ khai thác miền đất mới và sức lao động của nô lệ, những dấu tích lộng lẫy của chúng hiện vẫn còn khá nhiều."
Đọc đoạn này của bác Toàn lại nhớ đến anh Roark trong Suối nguồn nói về kiến trúc.

13:41 Thursday,5.12.2013

Đăng bởi:  Tuyến Tính

Em nghĩ thế này anh Tùng:

1. Kiến trúc Palladio lại được gọi là kiến trúc Phục hưng vì nó phát sinh vào thời Phục hưng hậu kỳ, minh họa rõ tính chất thời này là đề cao chủ nghĩa cá nhân, sự nở rộ tự do và sở thích cá nhân, bằng những villas tư nhân và nhiều trang trí, làm theo đơn đặt hàng cá nhân.

2. Kiến trúc Phục hưng quan hệ với kiến trúc Hi-La ở chỗ kế thừa những cái gì mang vẻ hoành tá tràng (vì kiến trúc kia mạnh nhất khoản để làm đền thờ, đấu trường…). Kiến trúc Phục hưng cũng thích cột kèo trang trí, bệ cao, vẻ thần thánh ngay cả trong những công trình dân sự cá nhân.

3. Kiến trúc Hi-La không đặt nặng đối xứng vì trục sử dụng không đối xứng, bên cạnh cấu trúc chính còn là các cấu trúc phụ như hàng quán, quảng trường, sân nhỏ… Sinh hoạt như trong một khu phức hợp của công cộng, tính tiện lợi là chính ạ.

4. Palladio nhấn mạnh đối xứng vì… ông ấy thấy đối xứng là đẹp :-). Vả lại hệ thống cột, ô cửa to ô cửa nhỏ, nếu không đối xứng thì nhìn sẽ rất loạn mắt. Ông lại hay làm mái vòm, rất cần đối xứng.

5. Palladian motive đạt được sự đồng thuận lớn trong thời Phục Hưng thì em chịu. Vì sao họ lại thích một cửa to hai ngách bé kiểu tam quan nhà mình thì em thật sự không hiểu, hay thời Phục hưng hay có hội hè miên man, các anh các chị thấp thoáng qua những ô to ô nhỏ thế nó lãng mạn hơn?

Em nói chắc là sai nhiều, anh Tùng bỏ quá mà cắt nghĩa cho em với nhé.

13:09 Thursday,5.12.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Anh Tùng làm em giật mình nhớ lại những buổi seminar 10 năm trước. Ngại lắm :-).

12:37 Thursday,5.12.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Andrea Palladio đã định hình nên một phong cách rõ ràng của dinh thự điền chủ nông thôn thế kỷ XVI, XVII, vốn giàu nên nhờ sở hữu đất đai và sản xuất nông nghiệp, điển hình như Villa Barbaran dinh thự thậm chí còn được kết hợp luôn chỗ cho kẻ ở người làm và kho chứa nông cụ, nông sản.


Không chỉ ở châu Âu, dấu ấn của Andrea Palladio còn xuất hiện rất rõ nét ở miền nam nước Mỹ, nơi các điền chủ giàu có nhờ khai thác miền đất mới và sức lao động của nô lệ, những dấu tích lộng lẫy của chúng hiện vẫn còn khá nhiều.

Điều này vốn khác xa với kiến trúc dinh thự thành thị, nơi chủ yếu sống bằng hoạt động thương mại cũng như khác hoàn toàn với thời tiền công nghiệp.

Lạy thánh Allah, sáng nay mới ngủ dậy mắt kèm nhèm đọc tin của Soi thấy mỗi chữ Andrea tưởng Soi vừa chuyển sang ngạch sâu bít. Trộm vía bé An (Andrea) cũng cột dài, cũng bệ cao, cũng đối xứng cân đối chứ lỵ.

Mình thật là suy đồi quá thể!

11:04 Thursday,5.12.2013

Đăng bởi:  Chu Toàn

Anh Tùng đố khó quá, không giải được :-(

10:20 Thursday,5.12.2013

Đăng bởi:  phó đức tùng

Có bạn nào bàn về mấy câu hỏi sau không?
1- Tại sao kiến trúc Palladio lại được gọi là kiến trúc Phục hưng? Khái niệm kiến trúc phục hưng quan hệ thế nào với kiến trúc cổ đại Hi-La?
2- Tại sao Palladio lại nhấn mạnh đối xứng (trong khi kiến trúc cổ đại Hi La không đặt trọng tâm vào đối xứng)? Và vì lý do gì Palladian motive lại được sự đồng thuận lớn trong thời Phục hưng?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả