Kiến trúc

Liều mình xiên bừa cho bạn Tây một nhát: ANH House của Sanuki+Nishizawa Architects

Đây là bài thứ 3 trong chùm bài “Giới thiệu và phân tích các công trình kiến trúc của năm 2013 do ASHUI đề xuất và tổ chức”. Bài thứ nhất là về công trình nhà hàng của Võ Trọng Nghĩa. Bài thứ hai là về Nine Spa của A21 Studio CÔNG TRÌNH:Thiết kế: S+Na. […]

Ý kiến - Thảo luận

13:42 Thursday,27.2.2014

Đăng bởi:  Linh

nhát nào nhát nấy của bác thật là thấm thía... thanks bác

7:33 Saturday,28.12.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Phát Lạc hỏi chúng mình thì chúng mình biết hỏi ai :-)

22:15 Friday,27.12.2013

Đăng bởi:  Phát Lạc

Sao cái này lọt ra khỏi danh sách Công trình tiêu biểu rồi? 

0:04 Saturday,21.12.2013

Đăng bởi:  Quỳnh Đinh

Vấn đề ở chỗ là người thiết kế có tư duy khác, họ không bận tâm nhiều đến những thứ tủn mủn. Người sống được trong ngôi nhà này cũng phải có tính cách khác người bình thường. Họ chấp nhận đánh đổi để được hưởng thụ những thứ như thế. Những người có suy nghĩ bình thường sẽ không thể chấp nhận nổi ngôi nhà như thế này.

9:36 Friday,20.12.2013

Đăng bởi:  candid

Ban Giám khảo chấm chắc cũng qua ảnh và hồ sơ thôi chứ làm sao có sức đi hết được. :D

21:06 Thursday,19.12.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Hà

Bạn Nghiêm Toàn phân tích công trình qua ảnh chả khác nào đọc sách mà chỉ xem mục lục. Ít ra thì cũng nên mục sở thị để cảm nhận rồi hãy nhận xét. 

7:53 Thursday,19.12.2013

Đăng bởi:  TNXP

Lu nói đúng mà Lê Hà 30, mình thấy mặt cắt kém khả thi trong điều kiện VN. Dĩ nhiên công trình đã được xây và đang đứng chềnh ềnh đó, nhưng cái khả thi mà mình muốn nói đó là thời gian.
 
Huỵch toẹt ra thì người thiết kế này chỉ nhìn thấy cái đẹp trước mắt mà guên chuyện lâu dài. Với kiểu như vậy để giải quyết khoản khô nước trong sàn là nan giải vô cùng. Cái hay cái giỏi của người thiết kế không chỉ ở vẽ ra cái đẹp mà còn phải trung thực với công nghệ xây dựng hiện có.
 
OMG! căn nhà nhảm nhí này có cái dề mà nghiên cứu cái hay cái đẹp !!!!!!!! Nam mô thiện tai thiện tai cho chúng em nói thẳng 

22:06 Wednesday,18.12.2013

Đăng bởi:  trần quang lu

@Lê Hà 30: Nói thật, mình đọc cmt của bạn mà không hiểu bạn nói cái gì? :D
Còn việc có "nặng thêm tí thôi" hay không thì bạn cứ thử lấy 1 bao cát (hoặc bao xi măng) khô rồi cân lên, sau đó cũng bao cát/xi măng khô đó bạn tưới nước vào rồi lại đem cân lên xem nó thế nào? :D 
 

20:00 Wednesday,18.12.2013

Đăng bởi:  Lê Hà 30

@tran quang lu: không hiểu bạn có làm xây dựng không? Nếu có thì phải xem lại kiến thức của mình, vì việc “lộn dầm” chẳng có gì gọi là không ổn về lâu dài, các căn nhà được xây dựng khoảng 5, 10 năm về trước, khi vật liệu chống thấm chưa phổ biến như bây giờ, việc làm sàn lật hay nói theo kiểu dân ngu cu đen là “lộn dầm” cực kỳ phổ biến vì nó chống thấm tốt hơn sàn không lật. Vì người ta đã tính rằng nếu có trường hợp nước thấm xuống dưới thì nó sẽ trở thành 1 bể chứa nước. Còn việc chứa nước trong sàn chỉ làm sàn nặng thêm tí thôi làm gì đến mức độ rất nặng vậy LU? Còn khi đã thấm rồi thì lộn dầm hay đúng dầm gì cũng đều phải xử lý rất mệt Lu à. Cũng đều phải đục nền lên chống thấm lại hết Lu ơi.

15:46 Wednesday,18.12.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

@Anh Lu: Nữ có kiến trúc sư Zaha Hadid mà, anh lại gây thêm cuộc chiến nữ quyền nữa giờ. Có điều hơi ngạc nhiên là các bạn nữ thường thiết kế bếp, wc tốt, kỹ, thấu đáo. Chắc mấy em Nhật này làm biếng :-).
 
Dzụ "lộn...sàn" công nhận khó đỡ thiệt, khó an toàn lắm.

14:22 Wednesday,18.12.2013

Đăng bởi:  TNXP

Chúng tôi bước ra và trân trọng tuyên bố loại kiến trúc này không phải là kiến trúc Nhật như bác Đàm Hà Khánh đã nói. Nếu nói đây là kiểu kiến trúc do những người Nhật trẻ nghĩ ra chúng tôi sẽ chui trở vào hang, mọi việc lại êm đềm như cũ. 

14:16 Wednesday,18.12.2013

Đăng bởi:  trần quang lu

Về vấn đề thuộc về gout và thẩm mỹ của ngôi nhà này thì không bàn, vì mỗi người một sở thích. Hơn nữa lại là thẩm mĩ của gái (tức là kts nữ thiết kế) nên lại càng tránh nên bàn :D.
Chỉ có một điều là gái kts này xử lí "lộn dầm" - tức là đảo ngược dầm lên phía trên (xem mặt cắt long section) thì không được ổn lắm về lâu về dài. Vì một lí do khách quan nào đó như: co dãn về nhiệt, nền đất bị lún nhẹ...v..vv...sẽ khiến cho lớp vật liệu lát sàn trên mái bị nứt, nước mưa sẽ thấm vào (Sài Gòn mưa thì lại mưa nhiều), lâu ngày cái mái vô hình chung sẽ trở thành cái bể chứa ngậm nước, với tải trọng rất nặng. Chỉ cần lớp màng chống thấm của bê tông có vấn đề một phát là chắc chắn sẽ bị thấm nước. Cũng tương tự đối với các tầng dưới là ở vị trí các khu vệ sinh. Mà đến lúc sự cố thấm này xảy ra thì khắc phục hậu quả sẽ hơi bị mệt.

13:02 Wednesday,18.12.2013

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Đàm Hà Khánh,


Bài Tại sao những thiết kế nhà ở của người Nhật lại “nổi loạn” đến vậy? bạn gửi link hay quá, chỉ có 1, 2 đoạn hơi khó hểu thôi (về phát mãi tài sản...). Nhưng nói chung là rất hay. Cảm ơn bạn.


12:47 Wednesday,18.12.2013

Đăng bởi:  Đàm Hà Khánh

Không nên áp dụng phong cách kiến trúc Nhật cho người Việt Nam vốn đề huề, bỗ bã, thích sự ấm cúng, thích náo nhiệt, thích chia sẽ. Nhà minimalist thế kia không phù hợp lối sống đại gia đình (có ông bà) của dân Việt.


Đọc bài này:
Tại sao những thiết kế nhà ở của người Nhật lại “nổi loạn” đến vậy?

11:11 Wednesday,18.12.2013

Đăng bởi:  Quỳnh Vy

 
"Không cần nhảy vào chảo mỡ để tả món beefsteak ngon như thế nào".Có câu ngạn ngữ như vậy.Việt Nam hòa vào mạng nhện World Wide Web từ tháng 12 năm 1997. Cho tới tận bây giờ sắp bước vào năm 2014 mà vẫn còn có người lý luận theo kiểu có trong lĩnh vực ấy không, có chuyên môn ấy không mà bày đặt có ý kiến!!!Thấy uổng phí cho đường dây ADS_Eo của người đó quá!!!

8:43 Wednesday,18.12.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

@Nguyễn Thoa: Nếu có thể, mong bạn phân tích chi tiết mục 3 trong cmt của bạn. Cá nhân mình thấy nếu bạn đi sâu vào cái này sẽ rất hay, mọi người có thể tranh luận bổ ích hơn.
 
Tuy vậy, dù gì thì gì, mình đã nói trong cmt, mình đồng ý với ý tưởng, chất liệu của trần, vách ngăn nhưng nó cần một điều kiện, khả năng thi công hoàn thiện lý tưởng mới đẹp được. Trong trường hợp căn nhà này là quá lem nhem.

8:33 Wednesday,18.12.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Rất cảm ơn các bạn đã vào cmt, đặc biệt là bạn Nguyễn Thoa, bạn khen mình vừa điêu vừa ngoa, mình rất cảm động :-)
 
Như mình đã đề ra từ đầu, mình không có ý định phân tích công trình này một cách chi tiết, về cơ bản là chê thôi, đâm Tây bừa mà. Xin nhường đất cho các bạn phân tích chi tiết những điểm hay của thiết kế, như bạn Nguyễn Thoa chẳng hạn, tuy không hoàn toàn đồng ý nhưng mình thích cách bạn đề cập trong mục 5 cmt của bạn.
 
@Nghĩa Trọng: Cái ống có cái hay của ống chứ bạn, hơn nữa, cái ống này được đóng mở và hít thở, mình nghĩ nó hay hơn các cái ống hàn kín khác.

8:06 Wednesday,18.12.2013

Đăng bởi:  Nghĩa Trọng

Nhìn qua thấy căn nhà này thoáng gió, nhiều ánh sáng, đúng tiêu chuẩn mong muốn của bất kỳ công trình kiến trúc nào.
Màu sắc thanh nhã.
Sau vài ngày nhìn qua nhìn lại, xem xét, tưởng tượng, thấy có điều không ổn.
Phát hiện ra nhà này như một cái hành lang lớn, trên hành lang ấy là những cái giường, cái bếp, bộ bàn ăn, bồn tắm.
Đây mới gọi là nhà ống đích thực. Một cái ống.
Các cánh cửa tre sẽ khiến cho cách âm kém. Hai cái giường cùng tầng 3 thế kia thì hai vợ chồng hoặc là không làm gì với nhau, hoặc là làm trong âm thầm sợ giường cách đó mất ngủ, sáng ra nhìn nhau sượng sùng.
Khoảng trống trong nhà quá nhiều, quá phí diện tích. Chung cuộc lại vẫn là khoảng trống xi măng và tạo hình của kiến trúc sư. Nếu nhà ngắn lại, chừa vườn trước và vườn sau, tuy bé thôi, cũng tự nhiên hơn, vẫn thoáng.
Nhà thực sự không thích hợp với tập quán sống người Việt tò mò. Chủ nhà có thể thích, nhưng nếu đây là căn nhà rao bán, xem trên báo xong tôi sẽ không đi mua đâu :-))

7:47 Wednesday,18.12.2013

Đăng bởi:  Nghĩa Trọng

Túm lại ai đặt làm cái căn nhà này lúc đầu sẽ:
- tự hào với hàng xóm, bạn bè rằng mình sống trong ngôi nhà "lạ", sáng hơn thoáng hơn bất kỳ nhà nào
- tự hào nhà mình không giống nhà nào
Một thời gian sau, qua sử dụng và đọc báo, gia chủ sẽ:
- bẽ bàng vì nhà mình giống hệt một số căn mà nhóm kiến trúc sư này đi rủ rê các chủ nhà khác làm
- phát mệt vì sống trong nhà mà cứ như đứng ngoài sân, chẳng có cảm giác ấm cúng của một tổ ấm
- đặc biệt khi cả nhà đi vắng hết thì không dám ở nhà một mình vì sợ
- rất mệt vì lau bụi, ân hận vì đã không làm kín đáo hơn và ít các kẽ các lỗ hơn
Cứ đi hỏi gia chủ đi khắc biết. Mình không nói phét nhé. Không tin đến chủ căn nhà Bình Thạnh đi nhé. Chị ấy đang chết dở với dàn cây xanh!

23:45 Tuesday,17.12.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Thoa

Nghe giọng văn của bạn cầm bút này làm mình run thực sự, vừa điêu vừa ngoa.
Thứ nhất, nếu đã là kiến trúc sư "Tây" như bạn nhận xét thì họ có cái khó không nhỏ khi làm công trình ở nước ngoài (Việt Nam), khi phải cất công học hỏi, tìm hiểu về khí hậu, thổ nhưỡng, văn hóa ở nước bạn mất thời gian không bao giờ ngắn.
Thứ hai, nghệ thuật hay tác phẩm thì tiêu chí "to tát" có gì liên quan ở đây, kiến trúc sư giỏi cũng giống nghệ nhân, nghệ sĩ, theo đúng nghĩa của các từ này, tinh hoa từ đôi bàn tay họ chưa bao giờ có chữ "to" để làm tiêu chí.
Thứ ba, bạn nêu ý tưởng chủ đạo của căn nhà là thông gió và chiếu sáng tự nhiên, những yếu tố tạo nên giá trị kiến trúc cho công trình này. Đáng lẽ ra bạn cần phân tích lập luận sâu hơn để làm rõ ý đồ của kiến trúc sư, vì sao ngôi nhà được thực sự thông gió không chỉ hời hợt bởi năm ba lý do bạn đề cập, lý do của nó cần sự tinh tế hơn thế, từ màu sơn tường trắng giúp phản xạ ánh sáng đồng đều, từ màu trần xám đen và nhám để giảm sự phản xạ xấu gây chói, từ chiếc cửa liếp khi đóng gió vẫn luồn được qua khe, từ vị trí giếng trời và bồn tắm,... rất nhiều thứ để bạn tìm tòi, học hỏi. Nhưng thay vào đó bạn chỉ loanh quanh với những chi tiết và chi tiết hơn nữa, mà những chi tiết đó đến từ những vật dụng nội thất được nghiên cứu tỉ mỉ về tỷ lệ để nó hài hòa tuyệt đối với từng động tác sử dụng của chủ nhân.
Thứ tư, sử dụng yếu tố đi guốc trên bậc thang sắt thì bạn đã đi đến giới hạn của sự vô lý, người chủ ngăn nắp sẽ luôn cất dép trong tủ giày.
Thứ năm, nếu bạn làm kiến trúc sư, hẳn bạn hiểu được sự kế thừa trong kiến trúc, một giải pháp tốt không nên chỉ áp dụng cho một công trình, mà nó nên được học hỏi và nhân rộng càng xa càng tốt, tất nhiên mình đề cập đến giải pháp thông gió, lấy sáng cho một căn nhà phố. Sẽ là lãng phí chất xám nếu chỉ dùng chúng 1 lần, giống như trên thế giới này cũng nên nhiều hơn 1 cái xe đạp, 1 cái ti vi, 1 cái điện thoại,...
Thứ sáu, mình rất yêu mến trang Soi, nhưng bài này thì quả thật quá chán và rất ngán.

23:20 Tuesday,17.12.2013

Đăng bởi:  Ly Tu

Chẳng hiểu tác giả bài viết và trong các cmt có bao nhiêu người là kts? Nếu đa số là kts thì mình đã hiểu tại sao nền kiến trúc VN lại không có cái gì ra hồn từ lý thuyết đến thực tế. Tư duy bảo thủ, lạc hậu đến mức những người làm cái nghề được xem là tạo ra cái mới cũng không thoát được, nên chẳng bao giờ tạo ra cái gì mới cũng là điều dễ hiểu. Xin thưa với các bạn, cái bình thường, an toàn thì ai làm cũng được, nhưng đấy không phải là bản chất của nghề sáng tạo. Đã sáng tạo thì anh phải tìm cái mới, cái độc, cái lạ. Chắc chắn những tìm tòi của anh sẽ không phải là tốt nhất, hợp lý nhất để như thế anh mới tiếp tục nghề sáng tạo và đấy chính là bản chất của nghề sáng tạo. Đã là sáng tạo thì không bao giờ đồng hành cùng  “bền vững” vì bền vững tức là giết chết sáng tạo.
Không bàn đến những nhận xét thiếu tính chuyên môn của bài viết và các cmt, mình chỉ muốn nói rằng các bài dự thi đa phần là có những cái mới, cái lạ về không gian cũng như tổ chức các khu chức năng, xử lý vật liệu...chứ không phải đây là các công trình đã hợp lý hay hoàn hảo rồi, nên việc xoáy sâu vào các chi tiết như sàn cong vệnh hay máy lạnh đặt như thế thì có hại cho phổi hay không, hay trần như thế thì tích bụi nhiều ít...là rất củ chuối. Không phản ánh đúng bản chất của các cuộc thi kiến trúc.

19:16 Tuesday,17.12.2013

Đăng bởi:  admin

T.Anh: Đợi một chút Soi xử lý rồi đưa cmt của bạn lên thành bài nhé mới dễ theo dõi. Tên bài sẽ là: "Xiên bừa nhà ANH: nhát trúng nhát trật". Cảm ơn bạn.


15:30 Tuesday,17.12.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

@TNXP: Thank bạn, mình viết chưa rõ nghĩa.
 
Kỳ thực thì cái chơi bời ở trần nhà được các bạn nhắc lại ở chất liệu của hệ cửa trượt, có thể nói là khá đồng điệu. Tuy vậy nó thất bại bởi đây là cót Việt, bê tông Việt chứ ko tinh kỹ được như đồ Nhật, đâm ra bị lem nhem và giao diện giữa tường và trần ko thể xử lý sạch được.

15:09 Tuesday,17.12.2013

Đăng bởi:  TNXP

À tí quên, đến bài thứ ba rùi mà mình chưa thấy có cái nào xứng đáng chao giải khúc khích cả.

15:08 Tuesday,17.12.2013

Đăng bởi:  TNXP

Chúng mình sau khi soi tới lui chẳng thấy có gì hay ho. Chính thức có lời kết : nhà mang tên thông thị thống, diện tích ở thì ít mà diện tích sân bãi (trống để đứng ngó nghiêm ngắm ngía) thì nhiều :))
Chời ơi!!!! bỏ núi tiền ra xây mà nhìn như nhà cấp 4 vậy, hỏi có đau lòng không!!!! Hí hí , quên , chúng em có bỏ xiền đâu nè hên thiệt :)) 
Nói chung xấu toàn diện, giống thiết kế của sinh viên quá à.
Ai ơi chúng mình có câu đối này: Bay nhảy viễn vông - Đốt tiền như không . Các bẹn xem chúng em đối thơ có chuẩn không :)
@Toàn, ông lộn rùi, trần này chúng mình nghi dùng cót ép lót đổ bê tông, khi tháo ra cho mấy đường vân như vậy đó 

13:01 Tuesday,17.12.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Thank Cadid!
 
Theo kinh nghiệm của mình thì thiết kế nhà ở ở mình thường có ba dạng:
 
Dạng 1 là chủ nhà mang nguyên xi nhu cầu, quan niệm, thậm chí bố trí luôn (kèm theo ông thày Phong thủy nữa), kiến trúc sư làm duy nhất công việc kỹ thuật. Các co kéo, nắn nót khéo léo không có đóng góp gì lớn về chất.
 
Dạng 2 là chủ nhà giao trọn cho kiến trúc sư tùy ý (tất nhiên, nhu cầu sử dụng là chủ nhà yêu cầu), cách này vào tay kiến trúc sư giỏi thì dễ có công trình độc đáo, đặc sắc. Căn nhà nói trên có lẽ thuộc dạng này. Tuy vậy, kiến trúc sư thì đến và đi, căn nhà thì ở lại và không tránh khỏi những thay đổi, sáng tạo theo ý chủ nhân mà đôi khi nó không phù hợp với cái đã có. Kết quả là sự độc đáo đặc sắc cũng ra đi và còn mớ hỗn độn ở lại. Cái này gặp khá nhiều.
 
Dạng 3: Chủ nhà và cả kiến trúc sư tâm huyết, trao đổi kỹ càng về nhu cầu, sở thích. Căn nhà được thực hiện bằng ý tưởng chính thì vẫn của kiến trúc sư nhưng trên cơ sở là nguyện vọng của chủ nhà. Trường hợp này có thể căn nhà không quá đặc sắc, độc đáo nhưng bền vững vì đó mới là ngôi nhà của chính chủ nhà.
 
@Quỳnh Vy: Mình yếu phổi nên nghĩ chủ nhà nào cũng yếu phổi như mình, mà có phải ai cũng có người thương bên cạnh quan tâm mà đắp chăn cho mình đâu :-)

12:23 Tuesday,17.12.2013

Đăng bởi:  Candid

có một câu chuyện là một bạn ơ sài Gòn muốn xây một cái nhà lô. Một bạn kts mà em biết thiết kế miễn phí concept 1 cái nhà xanh và thoáng gần giống thế này. Bạn bè trên mạng mà. Em thấy được cũng khuyên là nên phát triển concept đấy để xây, hoặc thuê tác giả hoàn thiện. ys kiến đóng góp chán, cuối cùng chủ nhà lại thuê công ty Việt làm kiểu 3 tấm 6 phòng truyền thống. :D

10:59 Tuesday,17.12.2013

Đăng bởi:  Quỳnh Vy

Ôi trời ơi sao tôi thích cái phòng tắm kia quá. May là không có nhát chém nào của bạn Toàn.

Phòng tắm có đặt sẵn cái ghế. Ghế dành cho ai? Để làm gì?

Thì ghế xinh kia để cho chàng ngồi. Chàng sẽ quay phim hoặc chụp ảnh khi nàng ngoan đang trong bồn tắm.

Coi bộ hay à nha. Chiều nay về tôi bắt chước, tôi lôi một cái ghế vào đặt trong một góc phòng tắm.

Nhát thứ tư của bạn Toàn phải chỉnh đốn lại thôi! Máy lạnh thế kia là hợp lý rồi. Với vị trí đó, hơi lạnh đâu có phà vào phổi. Sẽ phà vào phần nửa thân dưới. Dù đang ngủ (hoặc đang làm gì đó) thì vẫn mát lạnh đôi ta.

Hoặc khi lạnh quá, vẫn có chàng dư sức thì thầm nhắc nàng Jamaica xinh xinh  nào đó đắp chăn kẻo chân chàng lạnh.
 

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả