Kiến trúc

Tôi thích nhà hội nghị Kontum
của Võ Trọng Nghĩa

SOI: Nhà hàng Đông Dương Kontum của Võ Trọng Nghĩa nằm trong các đề cử  các công trình kiến trúc của năm 2013 do ASHUI đề xuất và tổ chức. Các đề cử khác (về công trình và về kiến trúc sư) xin xem tại đây. * Tôi thích công trình này vì những lý […]

Ý kiến - Thảo luận

1:58 Tuesday,18.3.2014

Đăng bởi:  Nghiêm Nhung

Mình rất ấn tượng với cách dùng vật liệu và hình khối bên ngoài công trình. Nhưng mình thấy phần dùng tre trong nội thất có vẻ ko liên quan, nó như kiểu thể hiện 1 chất VTN... mình chưa thấy hài lòng trong cách xử lý nội thất này... Rất mong anh Nghĩa có những công trình sáng tạo hơn nữa.. Dù hợp lý hay không thì cũng rất đáng được nể phục và học hỏi 

19:52 Monday,23.12.2013

Đăng bởi:  Thảo Ly

Mỗi người mỗi ý nhưng chẳng ai đúng cả, nặng về cảm tính mà nhẹ về chuyên môn. Nghiêm Toàn thì bảo thủ quá, thiếu sự tìm tòi, nên bị một lối mòn cố hữu trong tuy duy, khó mà tiếp nhận những cái mới, cái lạ của thiên hạ. Tác giả bài viết là An Nhiên thì theo kiểu "yêu nhau thì yêu cả đường đi..." nên việc khen công trình của VTN có vẻ hơi khiêng cưỡng, thích thì khen chứ hoàn toàn không có tính logic, khen theo kiểu thầy bói xem voi thì khó mà thuyết phục được nguời đọc. Công trình này không phảil là 1 công trình tốt của VTN và cộng sự, có thể xem nó là một điểm lặng trên con đường tìm tòi, thí nghiệm của VTN cùng cộng sự. Tuy nhiên những cái tốt và chưa tốt trong công trình này không phải bất cứ 1 kts bình thường nào cũng có thể dễ dàng nhận thấy và phân tích được.

11:58 Saturday,21.12.2013

Đăng bởi:  Phan Khanh

Cá nhân tôi vẫn thấy phương án lam tuyệt vời về thẩm mỹ cũng như công năng. Người đi đường đi qua công trình này chắc chắn ngoái đầu nhìn lại.
Thử hình dung tại thời điểm 14h là thời điểm nóng nhất trong ngày. Lúc đó nhiệt độ ngoài trời là 35 độ thì tất nhiên nhiệt độ của lam cũng chỉ là 35 độ. từ 14h chiều đến 18h thì nhiệt độ giảm dần và bản thân từng cây lam có 4 mặt tiếp xúc với không khí và lam không dày. Vậy thì nhiệt độ của lam để ngoài trời sẽ giảm cùng nhiệt độ của môi trường xung quanh chứ không giữ nóng như mọi người nghĩ. và quan trọng là nhiệt độ của lam không thể vượt quá nhiệt độ của không khí xung quanh lúc nóng nhất. Lam lại còn chắn nắng cho phía bên trong của lam. Vậy thì ta nên đặt nhiệt kế tại công trình để đo trong một tuần sẽ rõ.Các bạn vội vàng phán xét là nóng thì mình không đồng tình lắm. Tôi vẫn thích giải pháp lam đá này. Mới, táo bạo.

0:05 Saturday,21.12.2013

Đăng bởi:  Hồng

Có vẻ Võ Trọng Nghĩa là đối tượng của phê bình lý luận kiến trúc rất nhiều trên Soi nhỉ :)

15:09 Friday,20.12.2013

Đăng bởi:  Quang

Mình thấy bài viết của bác này khá hay, khách quan, ngôn từ tiếng Việt rõ ràng, mạch lạc chứ ko hay dùng từ " lóng ", mang tính dìm hàng nhiều hơn là đóng góp của 1 số kẻ tự cho mình cái quyền làm Nhà phê bình Kiến trúc.
Chính một số " nhà phê bình " đã làm loạn các diễn đàn dẫn đến các cuộc cãi vã, thị phi, biến các diễn đàn kiến trúc thành " kiến bis ". Mình nghĩ các bạn nên dành thời gian để suy nghĩ làm thế nào cho Nhà phố Hà Nội đỡ ngột ngạt vào màu hè và lạnh cắt da vào mùa Đông thì tốt hơn. Mình đang thấy lạnh quá, hik 

20:11 Thursday,19.12.2013

Đăng bởi:  văn sơn

quan điểm thẩm mỹ mỗi người một khac, riêng tôi thấy đây là một sự kết hợp vật liệu khá nhuyễn. nhưng hơi Nhật quá. 

19:43 Thursday,19.12.2013

Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Nghĩa

Mình nhìn nhà này mình thấy cũng thích. Còn thấy nó đẹp nữa.

15:33 Thursday,19.12.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Ngoài ra, nếu bạn An Nhiên để ý thì hệ lam bê tông của dinh Thống Nhất là hệ lam của hành lang, hành lang này như một không gian đệm tạo luồng không khí đối lưu. Cũng giống như vậy với nhà ở dân gian bắc bộ với dại chắn nắng ở hiên nhà, phần hiên nhà sẽ là không gian mang chức năng tương tự. Ở công trình của Nghĩa thì không phải như vậy.

13:41 Thursday,19.12.2013

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Cảm ơn ý kiến của An Nhiên, mình chỉ có một số điểm nhỏ muốn trao đổi thêm.
 
Thứ nhất là về tạo hình lam chớp đá granite, có thể nói là đẹp (mình đã nói trong bài), ngoài ra, xem ảnh thì có thể thấy chi tiết liên kết được xử lý tốt, tạo được tính liên tục của lam (dù ko thể có một phiến granite dài như thế mà không có vết ghép.
 
Thứ 2, đồng ý với bạn việc sử dụng lam đá granite và lam bê tông là tương đồng về tính chất, so sánh tính chất phát xạ và phản xạ nhiệt giữa lam bê tông và đá granite là tương đồng, ví dụ tham khảo tại http://cachnhiet.net/trang/94.html.
 
Tuy nhiên, đây là công trình của thế kỷ 21, không nên so sánh với công trình ở giữa thế kỷ trước với giới hạn về kỹ thuật và vật liệu. Ngoài ra, một công trình sử dụng ban ngày với công trình sử dụng cả ngày lẫn đêm là khác nhau bởi khi không còn bức xạ từ mặt trời thì tán xạ từ các phiến granite kia là rất lớn. Nếu bạn xem link mình gửi trong bài thì có thể có rất nhiều lựa chọn khác, vẫn đảm bảo cho tạo hình mà vẫn thực hiện tốt chức năng chắn nắng, phản xạ nhiệt.
 
Thứ ba: Về trần tre, mình không nghĩ nó dở, mình chỉ coi đây là bế tắc nhất thời trong tạo hình, khi bê nguyên xi hệ mái tre (mà vừa là chịu lực cho công trình khác) vào một hệ trần vách thuần trang trí.
 
Thứ tư: Về trần gỗ, quả thật là đánh chết mình cũng ko công nhận là nó đẹp được :-).
 
Thứ năm: Về anh Nghĩa, mình thấy Nghĩa có tài, nhưng mình nghĩ trong công trình này Nghĩa kiểm soát ý tưởng và thực hiện ko tốt. Nếu tốt hơn thì sẽ là anh cả thay vì đũa cả :-).
 
Thân ái.

10:49 Thursday,19.12.2013

Đăng bởi:  lưu lãng tử

Một bài phân tích dễ hiểu, rất khoa học và logic. Quan trọng là cho ta một cách nhìn khác.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả