Nghệ sĩ Việt Nam

Bùi Xuân Phái và những huyền thoại thời “mở cửa”

(SOI – Nhân triển lãm của họa sĩ Bùi Xuân Phái vừa diễn ra tại Viện Goethe, xin giới thiệu lại một bài viết từ cách đây 10 năm của họa sĩ Bùi Hoài Mai. 10 năm, câu chuyện dường như vẫn thế.)    Họa sỹ Bùi Xuân Phái là cái tên được trả lời […]

Ý kiến - Thảo luận

18:10 Sunday,16.10.2011

Đăng bởi:  ối giời ơi

Tôi đã tiếp xúc với một số nhà kinh doanh phương Tây rồi. Họ quen kinh doanh minh bạch. Việc nhiều tranh giả, tranh nhái ở Việt Nam đã làm họ không muốn, không thích buôn bán tranh Việt đấy. Chỉ khổ họa sĩ ta thôi, với thanh danh xấu, uy tín kém của Việt Nam về chuyện này đã làm tranh Việt khó bán và khó được giá cao.
Họ từng bảo thẳng tôi rằng việc chép tranh mà không đề rõ ràng là phiên bản thì bị coi là tội phạm, có thể vào tù.

17:25 Wednesday,8.9.2010

Đăng bởi:  Bùi Hoài Mai

Thực ra tớ không hề nghĩ là cụ Phái bị giết lần thứ hai. Bởi sinh thời, cụ đã vẽ và đã sống thật trọn vẹn với cái mà cụ đã yêu. Đời sống của người nghệ sỹ thực sự là trong lúc họ làm việc. Khi buông bút, tác phẩm của họ bắt đầu có đời sống riêng và có số phận của nó. Còn Adam Gopmik nói thì có lí đấy chứ: Bởi khi xuất hiện tranh giả là khi những bức tranh của tác giả đó đã có thị trường. Giá trị của thị trường ở đây phần nào (phần nào thôi) khẳng định tài năng của tác giả và tài năng đó đến được với số đông. Và như vậy ở đây xuất hiện việc cung không đủ cầu (nhất là khi tác giả đã mất) thì nhu cầu này càng tăng. Vậy tranh giả là một điều hiển nhiên là phải có. Đó là phản ứng tất nhiên của thị trường. Và việc đó phần nào khẳng định họa sỹ bị làm tranh giả là nổi tiếng. Vậy để phân biệt được đâu là tranh thật, đâu là tranh giả thì cần những con mắt tinh tường, người ta đứng lâu hơn trước một tác phẩm, tìm nhiều thông tin hơn về nó và phải đắn đo rất nhiều về nó trước khi trả tiền. Và cũng bằng cách đó, thông điệp của nghệ thuật, thông điệp của tác giả vô hình chung có nhiều thời gian hơn để ám ảnh, cuốn hút người mua tranh hơn nhiều lần. Và nhờ nó mà người sưu tầm cũng thêm lần nữa khẳng dịnh vị thế của mình với những nhà sưu tập khác bởi sự tinh tường của mình. Điều đó là một sự kích thích rất lớn cho thú đam mê sưu tập. Thành ra ở đây tớ nghĩ cụ Phái chả việc gì phải chết lần nữa cho những thứ mình chả phải chịu trách nhiệm. Ở đây có chết là chết mấy nhà sưu tập non tay, mấy tay mắt cặp cà là kèm, ba nhà buôn hám lợi thấy lợi nhuận cao cũng học đòi... chứ nếu cụ Phái mà biết chuyện này chắc cụ cũng khoái chí... mà tủm tỉm cười chứ chả chơi nhể!

7:46 Wednesday,8.9.2010

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chú Mai bảo Adam Gopmik đã nói là "chính việc xuất hiện những bức tranh giả đã giúp đẩy cao đến bất ngờ giá những bức tranh thật" ??? Cháu không tin đâu ạ. Tranh giả của các chú các cô đã giết chết Cụ Phái lần thứ hai đấy ạ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả