Gẫm & Bình

Bài cuối: Có sống được bằng Nghệ thuật Trình diễn?

Vị trí của nghệ thuật trình diễn ở nước ta Nhiều người, nhất là những nghệ sĩ hàng đầu đang hăng hái theo đuổi và quảng bá cho nghê thuật trình diễn (NTTD) tại Việt Nam cho rằng mảnh đất Việt là mảnh đất có tương lai, tiềm năng phát triển của NTTD. Tôi cho […]

Ý kiến - Thảo luận

1:05 Saturday,31.3.2012

Đăng bởi:  phuong tran nam

Lâm ơi, thấy bạn Mạnh Hùng kể đi trình diễn còn tốt tiền hơn vẽ tranh Su Vơ Nia đấy ạh

22:23 Friday,15.7.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN

RAU MUONG NOI GIAN hay đáo để!

11:30 Sunday,10.10.2010

Đăng bởi:  admin

Sửa như bạn nói rồi Raumuongnoigian ơi! Cảm ơn vì đã giảng nghĩa kỹ càng cho Soi và mọi người.

11:12 Sunday,10.10.2010

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Hic, bạn Thoại Nhi ui. Đọc cả mấy nghìn chữ chỉ để bắt được cái "nỗi" chính tả to bằng "xợi tóc" mà còn sai. Cái chữ "nguyên xi" ấy là như thế nào bạn biết hông? Xi là thứ người ta hay gắn trên miệng nút các chai lọ, để đảm bảo chưa mở. Mở rồi thì dấu xi sẽ bị vỡ, biết ngay hàng đã mất zin 100%. Hoặc ngày xưa gửi thư nhỏ xi nóng (hoặc sáp nóng) lên chỗ dán (rồi ấn cái mặt nhẫn quý tộc lên, để làm dấu chưa mở). Còn chữ "si" kia là sân si, si tình, trồng cây si. Chữ quốc ngữ nó tách biệt quen dùng thế vậy, chứ chẳng phải tui nghĩ ra. Mà admin cũng thông minh nhanh đáo để. Vội vàng sửa, vội vàng cảm ơn. hì hì (biết điều thì sửa lại và để nguyên comment này nhé. Xin miễn cảm ơn)

7:58 Thursday,7.10.2010

Đăng bởi:  admin

Sửa rồi Thoại Nhi ơi. Cảm ơn bạn.

2:50 Thursday,7.10.2010

Đăng bởi:  Thoại Nhi

mình chỉ bắt lỗi chính tả thôi.
"Còn điều tôi cho rằng không đúng (NTTD kiểu “nhập cảng nguyên xi” sẽ khó có thể phát triển một lượng công chúng quan tâm đông đảo ở Việt Nam được) cũng từ chính hai lý do vừa kể trên." ---> nguyên si.
:)

0:33 Friday,10.9.2010

Đăng bởi:  Rau Muống không Nổi Giận

Các bạn nếu định nói gì thì trước hết các bạn bớt chút thời gian đọc kĩ một chút bài viết của anh Vũ Lâm đã. Có lần tôi được nghe một lời thế này: khi con người cứ mải miết sống, rồi nhầm lẫn các giá trị, thì người nghệ sỹ đứng quan sát điều đó, và bằng tác phẩm, nêu chính kiến của mình để phần nào đưa người ta nhận ra, người nào, vật nào, giá trị nào tương ứng… Tác phẩm tạo hình hay tác phẩm ngôn từ, văn học cũng đều hướng tới điều này. Nữa là các bạn cứ bắt bẻ lí lẽ, chứng minh nọ kia…. Từ đầu anh Vũ Lâm cũng đã nói đây là bài viết ngôn ngữ nói, nó như lời trao đổi của đồng nghiệp với nhau bên chiếu rượu. Một điều tôi nể anh Lâm là trong nhiều lần, nhiều trường hợp , có những việc nếu anh không làm cũng được nhưng anh vẫn làm vì anh nghĩ là nên làm. Nếu người viết cứ kệ mọi sự cũng vẫn được, theo tôi đáng quý là sự thẳng thắn giữa đồng nghiệp và đồng nghiệp!

13:29 Thursday,9.9.2010

Đăng bởi:  admin

Bap ơi xin lỗi bạn, phần chú thích chưa xuống hàng được, nên truyện của bạn đành phải để dưới dạng đối thoại này. Chúng tôi sẽ cố gắng sửa sau.

13:07 Thursday,9.9.2010

Đăng bởi:  Bap

Tớ đã đọc hết loạt bài của Lâm, nhưng đến bài "Có sống được bằng nghệ thuật trình diễn?" thì không còn hay nữa và làm tớ nhớ đến một ghi chép vặt. “KHÔNG NỘI DUNG”: Truyện được bắt đầu tại quá café cóc trong công viên, khởi đầu từ cái thư mời xem triển lãm nghệ thuât đương đại sau đó là cái máy bay giấy... “Tại sao mày lại làm máy bay giấy?” – “Thì cho nó có thể bay.” - “Không thích xem.” – “Ừ.” – “Sao lại làm nghệ thuật?” – “Muốn chạm đến tự do, tự do bộc lộ bản thân. Chẳng có thứ tôn giáo, chính trị nào cho được điều này.” – “Vậy sao mà sống?” – “Ừ.” – “Làm gì đi chứ? Nghệ thuật hay nghệ thuật để làm giầu…” – “Ừ.” – “Làm gì thì mặt cũng phải dầy.” – “Ừ.” – “Không dầy thì làm gì có cái thứ gọi là tự do, không dầy thì làm sao giầu.” – “Ừ nhể...” – “Vậy thì làm đi chứ. Làm mà sợ hãi hay mong chờ đánh giá của người khác về tác phẩm của mình thì đâu còn tự do.” – “Ừ, đúng... nhưng làm sao để sống?” – “Thì đi làm đi, người ta cũng vậy.” Cái máy bay giấy lúc này đang nằm yên trên đám cỏ trong công viên. Triển lãm diễn ra, nó vẫn đến, cô gái vẫn hỏi: “Anh có nhiều tranh mới chưa?” Nó vẫn nói, “Có, nhưng chưa chín.” Cô gái vẫn cười, còn nó thì chợt nhận ra mặt đã quá dầy. Nó không còn trẻ... 2/1/2008

22:04 Wednesday,8.9.2010

Đăng bởi:  cún mỏng

Theo những gì Vũ Lâm viết thì có vẻ như chính anh mới là người coi trọng nttd như là môn xiếc và để giải trí... trong đầu anh luôn nghĩ đến nttd có những động tác phức tạp cần đến sức trẻ và sự dẻo dai nên mới lo là tuôỉ đời các nghệ sĩ có hạn. Và nttd liên quan đến mua vui giải trí nên mới cần những thân thể đẹp đẽ? Thế người ta mà già rồi mà vẫn nude ra đấy để nói về vấn đề nào đó thì có sao nhể? Mướp, nhão thì có sao? Chỉ có sự đòi hỏi giải trí như anh thì nhìn mới chảy thôi Vũ Lâm ạ. Nếu thế có lẽ thì đừng xem nttd, sang thái lan xem sex show ấy... Quan trọng nhất là bây giờ nttd tồn tại và phát triển như thế nào? Chứ còn có sống được bẳng hay không sống được bằng thì tự nhiên đi đưa ra làm gì?
Ngoài ra cái ông Lee Wen ông ý nói là ông ý nhận ra nttd có nguồn gốc từ nghệ thuật chân dung phương Tây... nhưng cái sự nhận ra của ông ấy cũng chưa bộc lộ sáng tỏ ra là như thế nào, thế mà Vũ Lâm coi là đã chứng minh thế này thế kia hả hả???

14:07 Wednesday,8.9.2010

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em có ý kiến là Anh Lâm bị sai 2 chỗ ạ:
1- Anh Lâm bảo: "... tư duy vận động được là do sự thiếu tích nạp thông tin." Chắc là anh Lâm viết thừa chữ "thiếu". Với lại, em nghe kể ở nhiều tu viện có các thầy tu cứ úp mặt vào vách, ngày ngày chẳng hề nạp thêm tí thông tin nào vào óc mà các thầy vẫn tư duy hơn người đời không tu đấy chứ ạ?

2- Anh Lâm bảo: đại ý làm NTTD mà "cứ theo mãi thì cũng chẳng nuôi sống mình hay gia đình mình được mà nó cũng không bền vững." Theo em làm NTTD mà nghĩ đến kiếm tiền thì hóa ra là muốn diễn kịch thu tiền ạ. Nhưng các anh chị NTTD của ta không nghĩ đến kiếm tiền khi diễn đâu ạ. Các anh chị ấy chắc sống bằng nghề khác chứ, hoặc được thầy u chăm sóc mới bình tâm trình diễn được chứ ạ.

23:16 Sunday,5.9.2010

Đăng bởi:  phan hải bằng

thật sự kính trọng Lâm đại hiệp!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả