Gẫm & Bình

Rene Magritte: Tỉ mỉ đến lạnh lùng

Rene Francois-Ghislain Magritte sinh năm 1898 tại Lessines, Bỉ, anh cả của hai cậu em trai. Từ nhỏ ông đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật và được cha ông là Leopold khuyến khích nồng nhiệt. Khi 17 tuổi, ông nhập học ở trường Mỹ thuật Hoàng gia tại Brussels, Bỉ (cùng trường với Van […]

Ý kiến - Thảo luận

6:08 Monday,18.8.2014

Đăng bởi:  Phước Hưng

Nguyễn Hà thân,
Tôi rất bất ngờ khi thấy bạn hồi âm... nhã nhặn, cứ tưởng bọn mình phải cãi nhau to rồi chớ :-)
Theo tôi, dù một họa sĩ có là đại thụ tới mấy, cũng không vì thế những người xem các thế hệ phải có một tư thế duy nhất là nghiêng mình kính phục.
Như bạn đã nói, mỗi người xem tranh một khác, mỗi thời xem tranh lại một khác..., mà còn gì buồn hơn khi tranh của một họa sĩ chỉ mang lại một cảm giác nhất định ở mọi người xem? Còn gì đơn điệu hơn?
Xem tranh, thấy thế nào thì nên viêt ra thế nấy, vậy là thành thực với họa sĩ - người đã cho mình được ngắm tranh. Xem tranh, thấy nó lí tính quá thì bảo nó thuần lí tính, thấy nó chi li tinh tế thì bảo nó chi li tinh tinh tế, nên tôi ủng hộ Anh Nguyễn.
Chúc bạn một tuần vui vẻ.

21:28 Sunday,17.8.2014

Đăng bởi:  nguyễn hà

Cám ơn bạn Phước Hưng, tất nhiên khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật mỗi người đều có một cảm nhận riêng về tác phẩm đó. Nhưng với một bài đánh giá về phong cách nghệ thuật của một bậc thầy như thế này, chúng ta không nên đưa những nhận xét đầy phiến diện và khẳng định như "đinh đóng cột" về một khía cạnh mang tính giá trị cơ bản để tạo nên nghệ thuật của người họa sĩ: đó là cảm xúc, tình cảm và lý trí. Đó là 2 vấn đề không thể thiếu để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Một tác phẩm hay không thể thiếu một trong 2 yếu tố đó.
Kể cả khi mỗi người có một cách nhìn khác nhau nhưng chúng ta cũng không thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đảo lộn hoặc phủ định tất cả những giá trị cơ bản đó của nghệ thuật.
Và tôi khẳng định lại với Phước Hưng một lần nữa là bất kỳ 1 tác phẩm nghệ thuật nào cũng bắt đầu từ một cảm xúc nào đó, vì vậy chẳng có tác phẩm nào "zero" - không có tình cảm trong đó cả bạn à!

15:34 Sunday,17.8.2014

Đăng bởi:  Phước Hưng

Sợ những bạn như Nguyễn Hà thật. Người khác xem tranh Magritte thấy chỉ toàn logic, không có tình cảm thì bạn gân cổ bảo người ta nói năng rỗng tuếch, hào nhoáng. Còn bạn khẳng định tranh Magritte tràn ngập cảm xúc thì có ai nói bạn gì không? Xem tranh mỗi người mỗi cảm nhận, cớ gì phải đồng phục như nhau thế Hà?
Đành rằng "mỗi tác phẩm nghệ thuật đươc tạo ra đều bắt nguồn từ cảm xúc và tình cảm", nhưng cảm xúc và tình cảm ấy nhiều hay ít thì còn tùy, có khi ít đến gần bằng mức zero thì người xem sẽ thấy là... zero, hoặc có khi rất nhiều cảm xúc nhưng người xem xem tranh thấy không cảm xúc thì cũng đành thua, không thể trách ai được.
Tóm lại là đừng có áp đặt Hà ạ.

14:11 Sunday,17.8.2014

Đăng bởi:  nguyễn hà

"Mọi bức tranh của Magritte có sự hiện diện tràn trề của logic, và sự thiếu vắng hoàn toàn của tình cảm." ...?
Một câu nhận xét rất sai lầm, có lẽ người viết chẳng có cảm nhận gì khi xem tranh, và viết bằng thứ ngôn ngữ rỗng tuếch, hào nhoáng... Bản thân mình thì thấy và biết rằng tranh ông tràn ngập cảm xúc... Có tác phẩm nghệ thuật nào đươc tạo ra mà không bắt nguồn từ cảm xúc và tình cảm?...

20:39 Saturday,16.8.2014

Đăng bởi:  katty

Quá đẹp, nhất là bức Empire Of Light!

13:14 Tuesday,20.5.2014

Đăng bởi:  tueejan

"hội họa để trút bỏ nỗi lòng"…Thích đọc bài này. Và chờ. Cảm ơn Soi.

18:18 Thursday,6.2.2014

Đăng bởi:  mở ngoặc

Magritte không hạnh phúc suốt đời như cổ tích đâu ạ. Ông cũng từng bị trầm cảm trong cuộc sống và có những vấn đề với chính nàng thơ-vợ yêu của mình, nhất là giai đọan cuối đời đấy ạ. Mình có tới nhà Magritte cách đây khỏang 8 năm, hồi đó đã thành một bảo tàng nhỏ, và bức tranh Olympia còn chưa bị đánh cắp. Có một số chi tiết về cuộc sống riêng của Magritte và vợ đuợc trưng tại đó..  Sau này khi chuyển bảo tàng sang địa chỉ mới thì người ta lược bớt đi một số thông tin về cuộc sống riêng của ông, không rõ vì sao...  Cái câu kết của bài này rất chi là đúng ạ . May là ông có hội họa để trút lòng..  Một trong các bức lạnh gáy nổi tiếng nhất của Magritte có lẽ là bức Cô gái ăn thịt chim

15:14 Thursday,6.2.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Vũ

Bài phân tích thật hay. Chờ phần sau.  Cảm ơn Anh Nguyễn và Soi.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả