Đi & Ở

Học và Đọc - Phần 1: Trung Quốc với Việt Nam giống nhau nhiều quá

(SOI: Bài viết này được Phạm Tuấn Anh, tức Gấu, viết từ 2001. Bài được post trên trang Học Thế Nào – hocthenao.vn. Post trên Soi, bài sẽ được chia làm 4 phần để các bạn đọc được kỹ và dễ thảo luận – dạo này các bạn ít thảo luận ghê :-). Tên mỗi […]

Ý kiến - Thảo luận

12:24 Sunday,6.4.2014

Đăng bởi:  Gét gấu chúc

Bài này đến giờ vẫn sống động. Vì những lý do riêng, tôi thích câu này:
"Hành lễ quan trọng hơn kiến thức"
Một chi tiết nữa là trò cóp pi của người Trung quốc. Tôi có đọc một vài tiếng Nga (của Argument i facty, chẳng hạn, tôi có thể tìm đường dẫn trên Internet), họ cũng cảm nhận gần như bạn về trò "đạo" của người Tàu. Quan trọng là người Nga rút ra kết luận: cái gì lợi cho họ thì họ bảo tốt, cái gì không lợi cho Hảo hán thì là pú hảo.
Bạn có nghĩ là các Việt khôộng cũng thế không? (không nhất thiết trả lời - nếu các bài sau của bạn có chạm đến vụ này).
Lại nói về Nga la tư. Rất giống với Úc cơ lai lả (Ukraina - còn nhờ có một đại VIP ở xứ Đại Kồ, một đc XYZ, không lói được tên của lước lày, làm các bạn Ukraina của tôi rất cáu xườn).
Nga và Ukraina được ví là hai nước giống nhau. Nhưng lại rất khác nhau. Một đằng là Gấu, rất cuồng tín (cái lày không phải tui lói) giống như Hán văn Rồng. Còn Tiều Nga (Uy cờ ren) và Đại Kồ khá giống nhau ở chố là "tí ti giôn, tí ti noa" (vô chánh phủ - Makhno cả trong thế kỷ 21), nhưng lại vừa quay quắt vừa cang cường... Ý của tôi là sự giống nhau của TQ và VN là tưởng là vậy mà hổng phải vậy è...
 
 

12:05 Sunday,6.4.2014

Đăng bởi:  Mạnh về Riềng

@phongsa
Phát hiện của bạn thú vị, khá tinh tế. Thích câu kết: quên phối hợp từ đầu (lọ mọ bò theo chi tiết quên mịa nó "đại kục).
Hổi học tiếng Nga tui thấy đau khổ vì không bằng một số thằng ku khác, theo nghĩa là mình Ngu kông chuyển lúi hơn ló. Ví zụ từ bezumnyi, ghép từ bez (không có) và um - (thông minh), tôi không nhận thấy từ gốc và từ căn chi mô con mịa gì, cứ dùng bừa. Sau khi thấy thằng kia phân tích, tôi xịu mặt, thấy tự ti về mình. Cô giáo người Nga (hơi thích tôi, và tôi rất thích cô, theo kiểu em thích chị) bảo tui: "đừng lo, zatô (được cái) mày vận dụng nhanh hơn nó". Tui bèn ssướng đến tận giừ (khoảng hơn 3 choạc lăm xau). 
 

21:04 Thursday,3.4.2014

Đăng bởi:  phongsa

Do cũng có quãng thời gian ở TQ, thấy các em nhỏ và người trẻ bên đó học tiếng Anh, xin góp vài ví dụ về việc họ "tự tạo quy tắc" để nhớ từ như thế nào. Ví như chữ "about", hai nghĩa cơ bản trong sách học là "về (việc gì)" và "khoảng". Thế là công thức để nhớ là: about = a+b+out. Trong đó "out" họ dịch là "đi ra". Như vậy để nhớ "about" họ đọc câu này: Bé a và bé b hẹn nhau ra ngoài khoảng một giờ, để nói về chuyện học. Trong đó những chữ tô đạm ghép lại thành "about" và 2 nghĩa cơ bản! Còn có một cách, xuất phát do chữ Hán thường có cấu trúc ghép hình - ý, nên họ dùng luôn cho tiếng Anh. Ví dụ chữ "snake" là con rắn: snake = s+nake, vậy trong tranh họ vẽ chữ S có mắt mũi đầu đuôi như con rắn cách điệu, cạnh là bộ đồ, và con rắn bị chọc quê, tại vì nó (bị)...nake. Những phần mềm, tài liệu ghi nhớ kiểu này bán nhiều bên đó. Có lẽ tốn nhiều trí nhớ để nhớ lằng nhằng vậy nên quên phối hợp từ trong câu.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả