Thị trường

Khi người khác kiếm tiền từ việc bán tác phẩm của bạn

Nghệ sỹ và người mua tác phẩm có một mối quan tâm chung là cả hai đều muốn tác phẩm ngày càng có giá. Mối quan hệ tuyệt hảo này nếu không tồn tại thì chẳng ai có gì–nghệ sỹ không có tiền, người mua không có tác phẩm. Mối quan hệ này đầy hòa […]

Ý kiến - Thảo luận

21:38 Tuesday,29.4.2014

Đăng bởi:  Puôn pán

Từ lời bình của ngài Hue Dan: "Có điều nhiều họa sĩ ta tham như mõ, gian như trộm, nên bài viết trên khá cần cho họ soi chung. Thị trường tranh nhạt phèo và lắm đồ dỏm là do họa sĩ phá nhau, làm tranh nhái chính mình và rất ham danh vớ vẩn."
Soi cho cả các đồng chóe roanh nhên, "xươn za" nứt ra từ thời mở cửa thị chường không cần văn hóa:
Có điều nhiều doanh nhân ta tham như mõ, gian như trộm. Thị trường nhạt phèo và lắm đồ dỏm là do thương gia phá nhau, làm hàng nhái và rất vớ vỉn (buôn bán lòng vòng trốn thuế, ôm thắng chán, pán thằng cần...).

20:51 Tuesday,29.4.2014

Đăng bởi:  Hue Dan

Đây là bài học đạo đức họa sĩ, đặc biệt thời thị trường. Kiểu như ngành y có y đức thì ngành hội họa có họa đức, nhưng nói vớ vẩn dễ bị hiểu lầm là tai họa.
Họa sĩ và nghệ sĩ đích thực nếu có kiến văn rộng thì không phải dạy, họ cũng hiểu luật trời luật chơi luật số phận.
Có điều nhiều họa sĩ ta tham như mõ, gian như trộm, nên bài viết trên khá cần cho họ soi chung. Thị trường tranh nhạt phèo và lắm đồ dỏm là do họa sĩ phá nhau, làm tranh nhái chính mình và rất ham danh vớ vẩn.

14:35 Friday,18.4.2014

Đăng bởi:  candid

Mua tranh cũng là hình thức đầu tư, mà đầu tư thì có rủi ro, trong trường hợp người mua không kiếm lời được thì cũng có ăn vạ họa sĩ đâu. :D

13:49 Friday,18.4.2014

Đăng bởi:  Sói già cằn nhằn

có khi họ không chỉ kiếm tièn bằng bán sản phẩm lao động của bạn, mà còn kiếm danh, thậm chí cả quyền. Và xin bạn đừng bỏ đi một khả năng (nguy cơ) là họ loại trừ bạn, theo các nghĩa, để độc chiếm sản phẩm lao động của bạn.

11:30 Friday,18.4.2014

Đăng bởi:  TNXP

Đơn giản đây là chuyện sở hữu. Khi họa sĩ bán đi bức tranh của mình, tức là đã xem bức tranh là hàng hóa, khi hàng hóa chuyển sở hữu thông qua mua bán trao đổi thì hàng hóa đó (phần xác) đã không còn thuộc về họa sĩ nữa. Họa sĩ có chăng chỉ giữ được nhãn hiệu của mình mà thôi, chẳng thể làm gì hay kiếm chác thêm được gì. Nếu muốn ăn dày thì khoan bán, cứ giữ trong nhà cho đến khi ... nó được tăng giá khủng. Chẳng cần đến luật liếc làm giề, phí giấy, mà có luật chắc gì các nghệ nhà mình không phá luật hehehe

10:04 Friday,18.4.2014

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bài hay lắm Thùy Anh ơi.
Hôm trước hội thảo trên CLB Trẻ mình cũng có nói vấn đề này nhưng không được hay như trong bài.
Vì hôm đó có một bác bên một công ty bảo vệ bản quyền muốn lên hợp tác với các họa sĩ. điều này cũng tốt thôi. Nhưng có điều các bác ý bê nguyên công thức bảo vệ nhà văn và nhạc sĩ, ca sĩ sang áp dụng cho các họa sĩ. Mà đặc thù "sản phẩm" của họa sĩ khác hẳn với bên văn học và âm nhạc. Các bản nhạc bị hát lại mà không trả tiền bản quyền cho nhạc sĩ là vi phạm. Các tác phẩm văn học bị đăng lại trên mạng không có sự đồng ý của tác giả hoặc in thành sách lậu là vi phạm. Các thể hiện của ca sĩ bị chia sẻ trên mạng, bị lồng trong phim hoặc phát trên truyền hình mà không trả tiền cho ca sĩ là vi phạm. Nhưng họa sĩ thì chỉ sợ ai đó sao chép kiểu như ở phố Nguyễn Thái Học hoặc "người nhái" phong cách thôi. Chứ đăng báo, đăng sách, đăng truyền hình thì chỉ cần hỏi một câu thôi là được, coi như một hình thức quảng cáo cho tác phẩm bằng xương bằng thịt. Tất nhiên có tí "nhuận bút" càng tốt, nhưng mấy cái đó so với tiền bán tranh mà các "quảng cáo" kia mang lại thì chỉ như trò trẻ con.
Việc kêu gọi ban hành luật để họa sĩ được hưởng tiền từ các giao dịch cũng thế. Tuy rằng một số bang hoặc một số quốc gia tiên tiến đã có luật này. Nhưng như trên đã phân tích. Cái lợi của họa sĩ là cái lợi vô hình sau những giao dịch đó. Miễn là các bố còn giữ được sức mà sáng tác thì các bố sẽ hưởng lợi. Mặt khác nếu giả sử luật đó được áp dụng ngay ở Việt Nam, khi danh tiếng của cả nền hội họa còn chưa đâu vào đâu, và hệ thống giám sát thực thi pháp luật còn như em bé tập đi, thì luật có cũng như không, ngược lại còn giảm sức hấp dẫn, sức cạnh tranh của mỹ thuật Việt Nam so với các nước đang hừng hực khí thế xung quanh.
Cám ơn Thùy Anh nhé.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả