Gẫm & Bình

Tôi thấy gì trong ảnh Maika?

Quả thực Hà Nội là nguồn cảm hứng gần như vô tận cho những ai muốn bắt tay vào chụp ảnh. Mặc dù bình dị và hơi nhem nhuốc nhưng quả thực đó là một đề tài khó nắm bắt. Nó khá đỏng đảnh với những ai vội vồ lấy nó. Có lẽ, những người […]

Ý kiến - Thảo luận

22:41 Wednesday,15.9.2010

Đăng bởi:  Nam Son

Khi đọc bài viết này, và thấy tên của Gary Winogrand, đây là một tác giả mà mình thật thích.Trong nội dung bài viết trên không cho phép giải thích nhiều về tác giả này nên mạn phép giới thiệu về ông ta vài dòng.
Gary Winogrand là một tác giả khá quan trọng trong một trào lưu nhiếp ảnh được gọi là " nhiếp ảnh đường phố"(Street Photography )
Henri Cartier-Bresson, Robert Doisneau, Robert Frank, Diane Arbus, William Klein, Gary Winogrand là những tên tuổi quá vĩ đại trong loại hình nhiếp ảnh này.
Gary Winogrand, ngày nay ông được coi như một huyền thoại: ông từng cống hiến cả đời mình cho những bức ảnh chụp đời sống trên đường phố New York, đến mức mà công việc chụp ảnh đường phố trở thành nỗi ám ảnh của ông, lẽ sống của ông. Vào thời điểm ông qua đời, người ta tổng kết thấy ông để lại khoảng vài chục tấm ảnh hết sức nổi tiếng và hàng nghìn cuộn phim đã chụp nhưng không rửa.
Garry Winogrand (1928-1984) sinh ra tại thành phố New York. Ông là một nhiếp ảnh gia theo đuổi sự nghiệp trên đường phố, trong sự nghiệp của mình, ông đã 3 lần nhận giải thưởng Guggeheim Fellowship Award (1964, 1969 và 1979) và một giải National Endowment of the Arts năm 1979. Lần đầu tiên công chúng biết tới tên của ông là qua một buổi triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại (MOMA) ở New York năm 1963. Trong buổi triển lãm còn có sự góp mặt của Minor White, George Krause, Jerome Liebling và Ken Heyman. Năm 1966 Garry đã mở triển lãm ảnh ở Rochester, New York cùng với Lee Friedlander, Duane Michals, Bruce Davidson và Danny Lyon. Buổi triển lãm mang tên “Toward a social landscape”. Năm 1967 ông tham gia buổi triển lãm mang tên “New Documents” ở MOMA với Diane Arbus và Lee Friedlander.
Gary học hội họa ở City College, New York và sau đó tiếp tục học thêm nhiếp ảnh, hội họa ở Đại học Columbia, New York năm 1948. Ông cũng tham dự lớp học phóng viên ảnh do Alexey Brodovitch tại New School for Social Research, New York năm 1951. Sau đó, ông bắt đầu dạy nhiếp ảnh tại Đại học Texas, Austin và Học viện nghệ thuật Chicago. Các bài giảng của ông đã gây ảnh hưởng sâu sắc tới các học trò và được ghi nhớ cho đến tận ngày nay.( nguồn http://www.vtc.vn/tapchi/390-251678/tap-chi/tin-the-gioi/garry-winogrand-toi-nhiep-anh-via-he.htm)
Trong các bài giảng của ông được trích ra giống như cẩm nang cho các nhà nhiếp ảnh có câu:"Tôi thích nghĩ về nhiếp ảnh như một hành động tôn trọng hai hiều. Tôn trọng phương tiện bằng cách để nó làm điều mà nó làm tốt nhất.Và tôn trọng chủ thể bằng cách diễn tả nó đúng như nó có. Một bức ảnh phải có trách nhiệm thỏa mãn cả hai điều đó"

0:10 Wednesday,15.9.2010

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Chẳng nhẽ mình cũng lại phải nói câu tầm thường như những người khác à: "Ảnh hay quá, quá hay". Nghe giống giống giọng một ông chủ tịch hội...
Câu của tôi thế này này: Đề nghị tác giả cho biết tên tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp để tôi đuổi theo tôi trồng cây si tôi yêu với! Hic, khổ quá, người có đôi mắt nhìn xung quanh đẹp như thế hẳn chăm con tốt lắm đấy! Giời ơi là giời...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả