Trường phái

Rococo: qua bao nhiêu ghét bỏ vẫn phù phiếm, mỹ miều

Vào năm 1960, Hội nghị quốc tế về tên gọi các thời kỳ nghệ thuật được tổ chức tại Rome. Trong số hai mươi bài thuyết trình được đọc, ba luận văn được dành hoàn toàn cho phong trào Rococo. Tất cả các bài viết đều được tổng hợp trong cuốn Manierismo, Barocco, Rococo (Mannerism, […]

Ý kiến - Thảo luận

14:40 Saturday,12.9.2020

Đăng bởi:  Thinh Nguyen

Ôi bài viết hay quá, người viết ắt hẳn rất có nhiều kiến thức về nghệ thuật, rất mong đọc thêm một số bài viết về nghệ thuật Baroque, nghệ thuật đương đại của bạn

13:06 Wednesday,2.12.2015

Đăng bởi:  ngoc mai

Cái đầu đề đã thâu tóm tinh thần của Rococo rồi. Đúng là nghệ thuật phản ánh hiện thực xã hội. XH Pháp TK 18- kết tinh của sự giàu có, xa hoa, quyền lực, phù phiếm. Bổ sung thêm chi tiết: đó là các tượng, đài phun nước trong vườn, ngoài sân, khắp nơi nơi, tạo một không khí nghỉ ngơi, thư giãn, nhàn tản..

Chỉ có đám nhà giàu Mỹ là có vẻ không đua đòi mấy, nhào vô ngay chủ nghĩa thực dụng, nên bị dân châu Âu chê là quê, đậm chất cowboy. Dân Việt Nam bây giờ thì đang ngấp nghé học đòi, vì bản chất của dân ta cũng ưa lạc thú, an nhàn.

Nhưng cái gì ở đỉnh cao rồi sẽ cáo chung. Cung điện Versaille chả có tội gì, Luis XVI với cả Maria Antoinet chả có tội mà bị đám đông đưa lên máy chém, có lẽ một phần cũng do cái tội ăn chơi quá đà nên bị ghét.

11:10 Wednesday,2.12.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyen

@bạn Gin: chuyện đó rất bình thường thôi bạn, bởi phong cách Baroque cũng được phát triển từ những trật tự cổ điển. Nhiều khi rất khó để xác định một công trình chính xác thuộc về phong cách nào, bởi nó có thể là tổng hoà của nhiều thể loại. Và một khi ấn tượng về một công trình đã in sâu trong tâm trí người xem, đến một lúc nào đó chắc nó cũng sẽ được coi là "kinh điển" chăng? Điện Versailles đẹp hoành tráng nhưng vẫn hài hoà và thông thoáng, trái ngược với nhiều công trình kiến trúc rườm rà và... ngộp thở của nước Việt Nam ta ngày nay. Trên Soi có một số bài về đề tài này, bạn thử xem nhé:
Một tinh thần Baroque trong kiến trúc Việt Nam?
Khát vọng Baroque trong trào lưu “lâu đài” kiểu mới ở Việt Nam
Baroque là gì?

7:39 Wednesday,2.12.2015

Đăng bởi:  Gin

Cảm ơn phần trả lời rất thoả đáng của bạn Anh Nguyen. Phải thừa nhận mình đã hơi hấp tấp trong quá trình đọc và đặt câu hỏi. Một phần có lẽ do bị ám ảnh bởi những hình ảnh ngoại cảnh tổng quan của cung điện và mặc nhiên cho rằng đó là phong cách cổ điển "classicisme". Hi vọng điều đó không khiến bạn cảm thấy phiền.

0:54 Wednesday,2.12.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyen

Đồng ý với anh Tùng ạ. Điểm trung tâm (focal point) của điện Versailles chính là cái giường của đức vua, nằm chính giữa buồng ngủ. Ngoài ra vua Louis XIV còn có danh hiệu là Vua Mặt Trời (le Roi-Soleil).

23:54 Tuesday,1.12.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bổ sung thêm ý của Anh Nguyễn
kể cả khu vườn Versailles cũng là đặc trưng của thiết kế cảnh quan Barock, còn đặc trưng Barock hơn cả kiến trúc cung điện. Nét đặc trưng này thể hiện ở trục chính rất hoàng tráng và những đường tia đồng tâm như tia sáng mặt trời, chạy tỏa ra hai bên. Những sự xa hoa lộng lẫy chỉ là hình thức bề ngoài của Barock, một dạng tác dụng phụ. Bản chất sâu xa nhất của Barock là tư tưởng phong kiến tập quyền. Quyền lực tập trung trong tay hoàng đế, ban phát ra xung quanh như là tia sáng mặt trời.

8:23 Monday,30.11.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@bạn Gin: rất tiếc vì không đồng ý với bạn.

Một là, trong bài mình nhắc đến điện Versailles , nghĩa là nói về phần kiến trúc, nội thất, ngoại thất của CUNG ĐIỆN, chứ không phải là khu vườn. Những đặc điểm Baroque trong cung điện của Versailles có rất nhiều, nhưng kể ra đại khái thì có: chi tiết trang trí xa hoa cầu kì, màu sắc rực rỡ, nhiều gương, nhiều hoạ tiết dát vàng, vv... Những đặc tính này có thể được thấy rõ ở: đại sảnh gương (Hall of Mirrors), những bức tranh trong Salon d' Hercule, phòng ngủ của nhà vua,...

Hai là, kiểu chia mặt tiền thành nhiều cửa sổ lớn giống nhau là một nét kiến trúc cực kì đặc trưng của Baroque. Nếu không tin, bạn có thể xem những công trình như: Palais Schwarzenberg của Áo, lâu đài Howard của Anh, Stuttgart ở Đức,... Tất cả những công trình này, và nhiều công trình khác ở châu Âu vào thế kỉ 17 đều na ná nhau, vì sao? Vì chúng đều "bắt chước" Versailles. Có thể nói Versailles là hình mẫu kiến trúc nổi bật nhất thời kì Baroque, như một dạng "poster child."

Ba là, Andre Le Notre không phải người duy nhất để lại dấu ấn ở Versailles. Có nhiều kiến trúc sư, nhà thiết kế có đóng góp vào công trình này. Kể sơ sơ ra thì có ông trưởng Louis le Vau, Charles le Brun (một hoạ sĩ Baroque), Jules Mansart, Ange-Jacques Gabriel (thiết kế phòng nhạc thính phòng.) Ông Le Notre tuy quan trọng nhưng chủ yếu chịu trách nhiệm về khu vườn (xin nhắc lại, không phải cung điện.) Ngoài ra còn có rất nhiều tranh ảnh, tượng, thảm treo,... những objet d'art rải rác khắp nơi mang đậm tính trang trí Baroque ở Versailles, bao gồm cả những tác phẩm điêu khắc ở trong vườn.

4:28 Monday,30.11.2015

Đăng bởi:  Gin

Theo như tôi được biết thì vườn thượng uyển của cung điện Versailles vào thời vua Louis XIV được Andre Le Notre thiết kế với những mảng đối xứng, vuông vức, có tổ chức - những đặc điểm nổi bật của nghệ thuật cổ điển chứ không phải baroque. Chi tiết nhỏ thôi nhưng hi vọng tác giả sẽ dành thời gian kiểm tra thêm nhằm mang lại thông tin chính xác hơn cho người đọc.

20:08 Saturday,7.6.2014

Đăng bởi:  SA

Phong cách của Rococo được coi như là đã hại cái tài của Boucher. Tranh khoả thân của ông được coi là xinh chứ không có được cái sang (Jean Francois Millet), và mông bà hầu tước của Boucher không được quý phái bằng mông của  cô bé nông dân do Millet hoạ. Về Boucher, triết gia Diderot bảo “Cái gì hắn cũng có, ngoại trừ sự thực”. Đây cũng là câu có thể áp dụng cho cả thời đại này.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả