Chính trị

Trung Quốc cắm giàn khoan (phần 2): Khi thanh gươm vẫn còn nằm trong vỏ

  Tiếp theo phần 1 “Thoát Trung” bằng… hội thảo Nhiều bác đã bàn vô vàn kế sách để giúp dân, giúp nước, giúp lãnh đạo “giải quyết” cái vụ giàn khoan này. Mới đây có một số bác còn mở hẳn một cái Hội thảo lấy tên rất máu là “Thoát Trung” (không phải […]

Ý kiến - Thảo luận

15:06 Friday,15.7.2016

Đăng bởi:  SiêuNoob

Khâm phục các bạn Phi, vụ kiện này có thể nói là lột sạch quần áo của Tàu :)

16:45 Tuesday,12.7.2016

Đăng bởi:  Candid

Chúc mừng các bạn Philippines.

6:19 Monday,11.7.2016

Đăng bởi:  Candid

Người Phi đi 3 năm và hôm nay sẽ đến đích. Kết quả như nào thì chờ nốt hôm nay mới rõ. Dựa trên phản ứng của TQ gần đây như doạ bỏ UNCLOS, gạ gẫm Phi bỏ kiện, bắn đạn thật trên Biển Đông thì thấy Công sức của người Phi không phải là vô ích.

23:25 Sunday,15.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Làm em nhớ lại có truyện 1 ông giám đốc nhận được từ ông Gđ cũ 3 cái phong bì dặn lúc nào nguy cấp thì mở ra. Sau một năm thấy kinh doanh bết bát quá bèn mở cái thứ nhất, trong ghi là "đổ hết tội cho Gđ cũ". Năm thứ 2 kinh doanh vẫn bết bát mở tiếp ra, ở trong ghi "đổ cho nhận thức kém, khả năng hạn chế, sẽ khắc phục". Qua năm thứ 3 tồi tệ thêm tồi tệ không cách nào khác mở cái cuối cùng thì thấy ghi bí kíp tuyệt kỹ: "chuẩn bị 3 cái phong bì khác cho người kế tiếp".

20:34 Sunday,15.11.2015

Đăng bởi:  NMH

Mãi đến nay mới đọc cuộc tranh luận này trên SOI.
Sự kiện này gây ra biết bao nhiêu tranh luận ở khắp các nơi và biết bao tan vỡ.
May là thấy trên SOI chưa đến mức tan vỡ cái gì cả. (Xin lỗi nhưng em đang hâm mộ chữ này nhờ bản dịch mới (được đưa vào SGK) bài thơ Nam Quốc Sơn Hà).
Và rất bổ ích nữa.
Em chỉ dám góp một chút xíu ý thôi và hy vọng là không bị các bác đập bẹp.
Trong phần tranh luận có bác đã nói rằng có phần là do hoàn cảnh lịch sử, hớ hênh của lãnh đạo thời đó. Như vậy những ai rất hăng say bảo vệ hành động của lãnh đạo bây giờ có chắc được rằng hành động bây giờ là chính xác và sau 10 năm hoặc 1 thế hệ nữa lãnh đạo khi đó sẽ nói rằng kết quả do hành động của bây giờ cũng là do hoàn cảnh lịch sử và hớ hênh.
Nguyên nhân em có câu hỏi này vì những năm gần đây em nhận thấy rằng một bộ phận không nhỏ CB hay nói mọi thứ (từ nhỏ đến lớn) là do lịch sử (ý là CB đời trước làm sai) để lại.

19:07 Sunday,15.11.2015

Đăng bởi:  NMH

Bác Candid cho em xin email được không? Rất mong được học hỏi bác.

0:42 Sunday,15.11.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

@SOI, em vừa gửi mấy cái ảnh minh họa Hà Đồ phối Hậu Thiên, Lạc Thư phối Tiên Thiên v.v... vào hòm thư của SOI, có thể SOI cần dùng đến?

23:44 Saturday,14.11.2015

Đăng bởi:  admin

@ Rieng&Chung: có một cái cmt của bạn về Tiên thiên và Hậu thiên Bát quái mà Soi đánh vật cả hai tuần nay chưa đưa lên được, sẽ đưa lên sau nhé.

22:46 Saturday,14.11.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

@SOI, em cảm ơn SOI đã hoàn thiện giúp đoạn cuối của cmt. Đúng là lúc đấy bị vội quá nên em sơ sài : ))

Bác Candid. Đúng là không có lý gì để cấm ông thợ giày bàn tán về bom nguyên tử, với nhau : ). Cũng như thỉnh thoảng em chém với vợ em về nghệ thuật vậy.

17:00 Saturday,14.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Bác Riêng chung: em nói câu 3 ông thợ giày độc hại cũng là có lý do vì nó độc hại thật. Ví dụ bàn về chế bom nguyên tử thì ba vạn ông thợ giày cũng chỉ có thể nói là nên làm giống hình giày hay hình ủng. Tuy nhiên không phải vì thế mà bắt các ông thợ giày không được nói gì về việc chế bom nguyên tử.

Mặt khác có khi toàn những ông lo việc chế bom nguyên tử lại là những ông thợ giày đội nhầm mũ.

Đang định gõ dài hơn nhưng em lại bận chuẩn bị đi chơi, gõ bằng điện thoại lỗi mất một đoạn lười gõ lại quá. Hẹn bác dịp sau bàn chuyện ba ba và rùa vậy. :D

16:56 Saturday,14.11.2015

Đăng bởi:  admin

@ rieng&chung: cmt của bạn, Soi đưa lên thành bài ở đây nhé: "Về kinh nghiệm của rùa biển: muốn dễ sống phải giả như giống ba ba"

15:24 Saturday,14.11.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

Bác Candid, vậy thì bác với em chém nhau thêm vài câu cho vui.

Câu này của bác gửi gắm nhiều tâm tư đúng không ạ: "Nếu càng ngày càng nhiều cái đầu sáng tự do trao đổi một cách văn minh thì lo gì không ra kế sách. Miễn là đừng ai cho phép mình độc quyền yêu nước, lo cho nước không phải chỉ là chuyện mấy ông ngồi trên."

Còn em xin chém thêm:
"Cái đầu sáng" và "tự do trao đổi" là những thứ rất cần thiết, trong việc giúp nhìn vấn đề sâu hơn, toàn diện hơn,và có triển vọng để đi đến "hiến kế". Nhưng rốt cục vẫn cần có "bàn tay mạnh" mới thực hiện được. Nếu không, thì chỉ là "nghiên cứu khoa học" mà thôi. Dĩ nhiên nghiên cứu đàng hoàng là ... rất yêu nước.

Tuy nhiên, trong khi "cái đầu sáng" có thể tạo ra những cú nhảy vọt thời đại về mặt nhận thức, thì "bàn tay mạnh" lại có chu kì sinh trưởng rất khách quan ... không thể bơm thuốc kích phọt như rau được, và không phải tay thằng nào trưởng thành rồi kích cỡ ngang nhau. Hơn nữa mỗi bàn tay sẽ có sở trường một số loại động tác nhất định thôi, rất khó để thay đổi sở trường.

Vì vậy em thấy, với những "cái đầu sáng" thì thường là tự nhảy vọt về nhận thức còn dễ hơn việc tác động nhằm điều khiển "bàn tay mạnh" hành động theo nhận thức của mình. Vấn đề còn nằm ở chỗ, hoặc là cái đầu đó thật ra chưa đủ sáng, hoặc sáng quá ở những đạo lý cao xa nhưng lại không hiểu rõ cơ chế của "bàn tay mạnh" trong thực hành.

Nói huỵch toẹt ra, ví dụ bản thân em, đầu chưa đủ tầm nhận thức nhảy vọt, càng không rõ cơ chế của "bàn tay mạnh". Nên em hầu như chỉ đủ sức... nói chuyện giải khuây mà thôi. Nhắc lại là ta đang ám chỉ việc quốc gia đại sự, đặc biệt là đối ngoại và quốc phòng nhé. Chứ ba cái vụ chặt cây thay cỏ lại khác : )))

Muốn tác động đến "bàn tay mạnh", thường phải từ trong ra, và phải có quá trình thích nghi từ hai phía. Nói thế này dễ gợi đến mấy cụm từ cực kì nhạy cảm kiểu "tự diễn biến", nhưng đó không phải ý em. Để em kể một chuyện khác, ở TQ, tạm gọi là câu chuyện Hải Quy và Ba Ba.

Ở đây có chơi chữ bác ạ. Hải Quy là rùa biển (Hải là biển, Quy là rùa), nhưng hải quy cũng là cụm từ rút gọn của "HẢI ngoại QUY lai", tức là đám trí thức hải ngoại trở về xây dựng quê hương. Nói rộng ra, là trí thức hải ngoại tham gia vào vấn đề trong nước. Còn Ba Ba là trí thức nội, học hành tốt nghiệp trong nước. Suốt 30 năm cải cách mở cửa, Ba Ba thường lép vế trước Hải Quy vì kiến thức, vì đãi ngộ lương bổng v.v...

Giờ là chuyện:

Cái sự phàn nàn về tính cứng nhắc, tối tăm trong quản trị và phát triển ở TQ cũng rất mạnh mẽ, và không muộn hơn thời điểm "cải cách khai phóng". Một phần quan trọng là do bên xứ lạ đấy có nhiều trí thức "đầu sáng" thật sự. Nhưng thực ra từ ban đầu, đám Hải Quy không muốn về, Ba Ba ở nhà phát huy tác dụng nhất định của mình trong hiến kế xây dựng đất nước.

Ba Ba biết sức mình có hạn, một vài người trong chính phủ cũng sáng sủa, muốn tìm cách nói thể nào để cả bộ máy cồng kềnh nó nghe và may ra tiến bộ hơn. Họ bèn bảo nhau mời các vị học giả hàng đầu thế giới sang hiến kế. Kiểu giống VN ta mấy năm trước mời Porter cạnh tranh quốc gia hay Stigliz Nobel kinh tế gì đó. Mấy vị này uy tín khủng, mở mồm ra quan tướng sĩ phu đều lắng nghe. Nhưng khuyên vài câu xong các vị phủi đít ra về. Trong nước tiêu hóa được hay không là chuyện khác. Kết quả Ba Ba rất chi hụt hẫng, đâu có thấy chuyển biến nào rõ rệt. Thế là hết hiệp một. Hải Quy loại này đến rồi đi như bướm đậu bướm bay.

Sang hiệp hai, chính phủ và ba ba cầu thị hơn nữa, để đám Rùa biển gốc Khổng Mạnh hăm hở kéo về theo mô hình tạm trú dài hạn. Nhưng lần này chưa khác va đầu vào tường là mấy. Rùa biển thở than mọi thứ lạc hậu quá, bảo thủ quá, trì trệ quá, không bằng ở bển. Hứa hẹn tốt đẹp toàn như hươu hứa vượn. Đã thế đám ba ba cũng quay ra nghi ngờ, sợ mất bát cơm. Thế là rùa biển lại bơi về biển, vừa bơi vừa ngoái đầu nhìn rầu rĩ. Hết hiệp hai.

Sang hiệp ba, nhận thức được vấn đề, một số rùa biển về "đội lốt" ba ba. Làm cái thân ba ba, thỉnh thoảng mới thò cái đầu rùa biển. Cách này được việc hơn, ít lực cản, ít hoài nghi và tị hiềm. Hơn nữa khoảng thời gian từ hiệp 1 đến hiệp 3 cũng đủ để biến chuyển trong nước rõ rệt hơn, ba ba cũng nâng trình của mình lên nhanh chóng. Nói chung là dễ có tiếng nói chung hơn.

Thành công của hiệp 3 dẫn đến hiệp 4, rùa biển lại ồ ạt trở về, lần này bọn rùa giỏi lao vào thị trường, vào doanh nghiệp, tự kinh doanh. Tóm lại là về để làm chứ không phải về để ý kiến ý cót hoặc thay nọ đổi kia. Trong đám rùa biển cũng có bọn học giả chơi thật, bọn này giờ thua kém ba ba nội, bị doanh nghiệp trong nước đóng cửa quay lưng...

Tóm lại, có vẻ như hưng dân trí tuy khó, nhưng vẫn còn dễ chán so với dân khí và dân sinh....

8:22 Saturday,14.11.2015

Đăng bởi:  Candid

A tủm: đọc bài bác dẫn thì em hiểu là Trung Quốc vẫn tìm mọi cách để tránh đa phương hoá và quốc tế hoá vấn đề. Trung Quốc chủ tâm dụ dỗ các nước để song phương trùm chăn tẩn cho dễ.

6:59 Saturday,14.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Bác Riêng chung: em nhớ Tầu có một câu khá độc hại là : ba ông thợ giầy thì bằng một ông Gia Cát. Đầu óc em tăm tối nhưng lên tranh luận hay gọi là chém gió những chuyện quốc gia đại sự thế này cũng thấy vỡ vạc ra cái gì đấy. Nếu càng ngày càng nhiều cái đầu sáng tự do trao đổi một cách văn minh thì lo gì không ra kế sách. Miễn là đừng ai cho phép mình độc quyền yêu nước, lo cho nước không phải chỉ là chuyện mấy ông ngồi trên.

Nói đến đây em lại nhớ cụ Phan Bội Châu được nhà cách mạng Tầu khuyên "Quý quốc chớ lo không có ngày độc lập, mà chỉ nên lo quốc dân không có đủ tư cách độc lập... Thực lực của quý quốc là dân trí, dân khí và nhân tài".

Sau này khẩu hiệu của cụ Phan Chu Trinh cũng là: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

Đến nay em nghĩ rằng không phải ta sợ Tầu mạnh, không phải ta sợ ta đuối lý mà ta sợ rằng không có đủ mạnh dân trí, dân khí, dân sinh.

1:47 Saturday,14.11.2015

Đăng bởi:  rieng&chung

À, bác Candid đúng là làm em hắt xì rồi. Em thì nghĩ việc quốc gia đại sự không thể một hai trang giấy mà nói chính xác được.

Việc so sánh hai gia đình đã khó chính xác, so 2 quốc gia còn khó hơn vạn lần. Kể cả những chính khách tầm bộ trưởng em nghĩ cũng không nhìn thấy hết và không đánh giá chính xác nổi các "chuyển động" bên trong của cả hệ thống chính trị quốc gia. Do đó đánh giá đúng mục đích, hành vi của một quốc gia cũng cực kì khó khăn đối với một quốc gia khác. Và do đó, việc lựa chọn hành vi tương ứng cũng sẽ cực kì khó khăn (trong thế có nguy cơ đối đầu). Đặc biệt trong trường hợp nước yếu phải nhận định về ý đồ và ước đoán hành vi của nước mạnh.

Chính xác là có một thực tế, rằng người không làm nhận xét về người làm một cách quá dễ dàng. Logic này được nhắc đến trong lý thuyết quản trị nhà nước phương tây. Em nghe nói dân Mỹ cũng chửi chính phủ họ sao có những hành động abc stupid thế. Nhưng 99,9% nếu đặt người đó vào hệ thống ra quyết sách, thì họ cũng làm vậy thôi, hoặc stupid hơn.

Bàn luận về hành động đối ngoại và quốc phòng của một quốc gia, theo em trước hết cần xác định mình là ai, có vai trò gì và làm được gì. Vì đây là một dạng "sản phẩm công thuần túy", nên trong phạm vi quốc gia đó, ai cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ với nó, nhưng không phải ai cũng có năng lực và nguồn lực cần thiết, để tham gia trực tiếp vào loại sản phẩm này, cũng như để gián tiếp bàn luận về nó.

Thôi thì, nói chuyện cho vui thôi, tranh cãi trên SOI nhiều khi giúp nhau nhìn thấy rõ hơn sự thật, nhiều khi để thấy giới hạn của bản thân. Nhưng với chuyện quốc gia đại sự, thì em tự thấy mình chưa đủ tầm bình luận đúng sai. Bác Candid cứ yêu nước theo cách sở trường của bác, nhé : )

PS Em là em rất phục bác về thói quen sử dụng ngôn ngữ rât văn minh sạch sẽ, không chửi ai ngu dốt chậm hiểu, cũng không khen ai giống các loại vật khác bao giờ. Nhưng rõ ràng không phải ai cũng làm được như thế.

23:20 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

Nê Zi: "nước mình đang khôn khéo để có một thế đứng vững vàng hơn trong lòng cả ông lông lá xa xa lẫn tay nhà giàu du côn khó nói sát nhà" Haizz... nghe thì cũng là giải pháp đấy nhưng , thật, cứ thấy nguy hiểm thế nào! Nhỡ thằng Lông với thằng Côn chúng nó yêu mình quá (vì mình liễu yếu đào tơ này, vì mình thỏ thẻ này...) mà đâm ghen tuông rồi uýnh lẫn nhau chết cả nút...thì hóa ra mình góa chồng à :)))

Thật, quá nguy hiểm đi!!!

22:41 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

Haha bác Rieng@Chung lại đang hắt xì :)))

22:38 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

Bác Candid, theo bài báo này thì anh Tàu giả lơ thôi :))) http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Thong-long-siet-chat-duong-luoi-bo-va-ao-tuong-Viet-Nam-khong-dam-kien-post163340.gd
Miếng thịt Natuna vốn ko nằm hẳn trong miệng anh í, nên khi bị Indo chất vấn sao mày thò lưỡi dài thế thì anh í bảo: Không! Natuna là của các anh, các anh cứ việc xài, miễn đừng thắc mắc cái lưỡi của tôi :)))

20:11 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  Candid

@bác A Tủm: theo em nghĩ thì chúng nó cũng mềm nắn rắn buông và chúng cũng không dám ngồi xổm lên tất cả. Trong quá khứ khi Tầu tổ chức Olympic cũng là lúc chúng tỏ ra rất nhã nhặn và mềm mỏng.

19:58 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Báo cáo đội, am hiểu văn hoá tầu, biết tiếng tầu, viết chữ tầu lại đào tạo tang hang ổ của tầu nữa trên Soi có nick Riêng và chung cũng rất khả nghi.

Ngoài món thịt kho tầu thỉnh thoảng ăn mình đang dự định mua một văn hoá phẩm Tầu là bức tranh Trúc lâm Thượng sĩ xuất sơn đồ. Tranh do Tầu in, hoạ sĩ Tầu vẽ. Đáng giận là bọn nham hiểm ấy vẽ lại thời đại hiển hách nhất trong lịch sử chống Tầu chứ không cũng đáng tiêu huỷ.

17:49 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  SiêuNoob

@Nezi
"Điều đáng buồn nếu có thì là: giặc ngay trong nước ta nhiều quá, và còn nguy hiểm hơn giặc Tàu."
Bác nói hay quá. Giặc nào vậy bác?
Em thì thấy dân tộc mình đợt này nhiều "hạnh phúc" lắm, ha ha.

17:36 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  Nê Zi

Ấy không Candid, mình thấy Candid ít nhất cũng đang bảo vệ nước Việt trên bình diện ngôn ngữ mà: Candid vẫn dùng tiếng Việt đấy, đã dùng tiếng Trung Quốc đâu. Mà “tiếng Việt còn thì nước ta còn…”
Nói lại một cách nghiêm túc, tôi cũng như Candid hay bác Bóp Quả Cam thì cũng ghét Tàu (giai đoạn này) như nhau thôi. Đó là một đất nước có quá nhiều thứ mâu thuẫn trong chúng ta (bằng chứng là trên Soi tôi đọc thấy Candid cũng rất am hiểu văn hóa Tàu, bản thân tôi cũng thích các truyện võ hiệp Tàu…), nên trong cư xử với đất nước này có cái yêu cái ghét lẫn lộn, vào lúc này thì cái ghét nổi trội, hừng hực là đằng khác.
Tuy nhiên tôi và Candid hay bác Bóp Cam mới ở mức công dân bình thường mà còn yêu ghét lẫn lộn thế, chính phủ ở mức cao còn những chuyện ân oán khó nói hơn và đòi hỏi giải pháp uyển chuyển. Nhưng Candid cứ nhìn chung cục mà tin tưởng đi, nước mình đang khôn khéo để có một thế đứng vững vàng hơn trong lòng cả ông lông lá xa xa lẫn tay nhà giàu du côn khó nói sát nhà, mà hạn chế đổ máu đến tối đa.
Điều đáng buồn nếu có thì là: giặc ngay trong nước ta nhiều quá, và còn nguy hiểm hơn giặc Tàu.

17:31 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  a tủm

@Bác Candid: Vụ Indo hình như anh Tàu cũng nhún chút rồi thì phải. Đọc trên VOA. Cái lưỡi của ảnh bị tưa chút nhưng cũng ko vấn đề mấy nên anh ảnh nhún chăng :))

17:29 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  candid

Nhân tiện nhắc tới vỏ cùng gươm sực nhớ tới một truyện cười. Có một thầy dạy võ dạy học sinh rằng: Các con phải nhớ, sau này hành hiệp giang hồ, các con phải luôn luôn như một mũi gươm, các con có hiểu không?

Học trò đáp lời: Thưa thầy có phải thầy dạy chúng con phải luôn sắc bén, không chùn lòng trước gian nguy?

Thầy mới chửi luôn: Đồ ngu, mũi gươm bao giờ cũng ra khỏi vỏ sau cùng và chui vào vỏ trước tiên.

17:04 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  candid

Các bạn Nezi và Bóp Quả Cam thân mến, nếu mà các bạn định công kích mình vì việc không tham gia tí gì về việc bảo vệ chủ quyền và tài nguyên đất nước thì e rằng các bạn có lẽ công kích nhầm người rồi. Thân mến :D

16:46 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  Bóp Quả Cam

Hoàn toàn đồng ý với của cái câu nói tối như âm giúp đỡ của bạn candid (theo như đánh giá của bác Nezi thậm chí còn tệ hơn là chẳng có nghĩa gì cả), là "trí óc con người thể hiện rất rõ qua những gì họ nói, viết và suy nghĩ".Trường hợp này rất đúng với candid.
Nhưng tôi e rằng bác Nezi hơi nhầm khi đánh giá là candid "hỏi ngu"; thật ra chỉ là giả ngu thôi bác Nezi à.Tôi đã dành khá nhiều thời giờ quý báu để giải thích cho bạn candid về những vấn đề có liên quan đến chủ đề bài viết nhưng bạn ấy vấn tỏ vẻ vô cùng nguy hiểm. Cho nên tôi rút ra một kết luận là chỉ phí thời giờ.
Vấn đề nằm ở chỗ luôn có những người thích xui trẻ con ăn cứt gà sáp, thỉnh thoảng lại dùng những so sánh ngụy biện, những cách đánh tráo khái niệm để biện giải cho những lý lẽ ngây thơ (hay giả ngây thơ) của mình nhằm mục đích khác.
Chẳng hạn như so sánh Việt Nam với Myanmar, rồi đưa chuyện Indonesia dọa kiện Trung Quốc ra như một tiền đề (sai lạc)ra ý bảo "đấy, người ta cũng kiện đấy". Nguy hiểm thế không biết! Hoặc vừa mới thảo luận câu trước câu sau chụp cho người ta cái mũ "dư luận viên" (đây là lối mà những tay ngụy biện rất thích dùng).
Theo tôi, bác Nezi đã đưa ra so sánh rất sát với thực tế khi nói về những tay cầm tinh con thỏ hô hét mau mau rút gươm ra khỏi vỏ nhanh lên kìa.Những tay này chắc chắn chưa một lần ra ngoài biển đối mặt với lũ Tàu khựa, chưa một lần biết về nỗi gian khó của bao người trong cuộc đấu trí gian nan với bọn Tàu ô dầm củ cải để có được một vùng biên giới tương đối bình yên trong mấy chục năm qua. Nói với đám này chỉ phí lời.

16:43 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  candid

Quay trở lại diễn biến các vụ kiện, tại sao Indonesia lại dự định kiện ra tòa án hình sự quốc tế ICC?

Có lẽ là do lý do tòa ICC có thẩm quyền với tội xâm lược. Tìm hiểu sơ qua thì thấy Tòa án ICC chỉ có
thẩm quyền đối với 4 loại tội phạm quốc tế
nghiêm trọng nhất gây lo ngại cho cả cộng đồng
quốc tế, đó là tội ác chiến tranh, tội chống nhân
loại, tội diệt chủng và tội xâm lược.

Tuy nhiên Tòa án cũng chỉ có thẩm quyền đối với các hành vi
phạm tội xảy ra sau khi Quy chế Rome có hiệu
lực.

Google ra thì thấy đoạn sau:

"Ngày 15/6/2010, tại Hội nghị kiểm điểm hoạt động của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) kéo dài hai tuần qua ở thủ đô Kampala của Uganda, các nước thành viên ICC đã đạt được thỏa thuận về định nghĩa “tội ác xâm lược”, kết thúc cuộc tranh luận kéo dài một thập kỷ về luật quốc tế.[2] Các nước thỏa thuận sửa đổi Công ước Rome về thành lập ICC, theo đó “tội ác xâm lược” được định nghĩa là “vạch kế hoạch, chuẩn bị, khởi xướng hoặc thừa hành bởi một người thực sự có quyền kiểm soát, hoặc ra lệnh tiến hành hành động chính trị hoặc quân sự của một nước, một hành động xâm lược mà theo tính chất nghiêm trọng và quy mô vi phạm rõ ràng Hiến chương Liên hợp quốc”. Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã ra tuyên bố hoan nghênh và gọi đó là “thỏa thuận lịch sử” về “tội ác xâm lược”. Văn bản thỏa thuận này là một bước tiến trong cuộc chiến chống lại mọi sự lẩn tránh trừng phạt và tiến tới một kỷ nguyên trách nhiệm.
Theo nghị quyết của Hội nghị Kampala, các cuộc phong tỏa cảng hoặc bờ biển của một nước bởi lực lượng vũ trang của một nước khác cũng như một cuộc xâm lăng hoặc tấn công của một nước vào lãnh thổ nước khác đều bị coi là hành động xâm lược. ICC có thể thực hiện quyền truy tố và xét xử các tội ác xâm lược.Tuy nhiên, thỏa thuận này chỉ có hiệu lực sau một năm có ít nhất 30 nước thành viên ICC phê chuẩn điều khoản sửa đổi nói trên. Điều đó có nghĩa là thỏa thuận chỉ có hiệu lực sớm nhất là sau năm 2017, khi các nước thành viên ICC họp hội nghị xem xét lại điều khoản sửa đổi này."

16:28 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  candid

Xin cảm ơn một minh chứng rõ ràng. :D

16:10 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  Nê Zi

Candid ơi, anh nói câu “Trí óc con người thể hiện rất rõ qua những gì họ nói, viết và suy nghĩ” làm tôi nhớ tới Dan Quayle ghê. Ông này phó tổng thống Mỹ một thời, trùm của những câu vô nghĩa. Thí dụ ông này có câu: “Không phải ô nhiễm làm hại môi trường, mà chính là sự không trong lành của không khí và nước đang làm điều đó”.
Hoặc, “Tôi tin rằng chúng ta đang theo một khuynh hướng không thể đảo ngược được hướng tới tự do hơn và dân chủ hơn, nhưng khuynh hướng đó có thể thay đổi”.
Ôi, Candid của tôi.

15:56 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  candid

Cám ơn Nezi đã nhắc. Trí óc con người thể hiện rất rõ qua những gì họ nói, viết và suy nghĩ.

15:49 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  Nê Zi

Vận dụng trí óc thêm tí đi Candid, mình không giải thích nữa đâu :-))

15:31 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  candid

Mình cố đọc để hiểu được lý luận của Nezi theo mình hiểu thì Nezi cho rằng:

1. Vì mình yếu hơn và ở gần hơn thì nên sợ Tầu.

Luận điểm này mình cho rằng so sức mạnh quân sự giữa Myanmar và Việt Nam thì cũng không biết bên nào mạnh hơn. Còn chiến tranh giữa Tầu và VN thì không phải lúc nào to hơn, mạnh hơn cũng là kẻ chiến thắng.

2. Cho là không nên thân với Mỹ vì VN và Mỹ đã từng đánh nhau và nước xa không cứu được lửa gần.

Có câu nói nào đấy bảo là không có kẻ thù vĩnh viễn và không có đồng minh nào là vĩnh viễn, chỉ có lợi ích của dân tộc, tổ quốc là vĩnh viễn.

3. Hồ Nguyên Trừng có nói là không sợ đánh chỉ sợ lòng dân không theo. Cụ Phan Châu Trinh có nói dân Việt ta từ trước giờ nếu vua tốt, giặc đến đánh thì sẵn sàng đánh đuổi giặc đi, vua không tốt thì dân ngoảnh mặt.

Còn quan điểm của Nezi về việc đồ Tàu thì chỉ thể hiện rõ suy nghĩ của bạn thế nào mà thôi.

14:12 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  Nê Zi

Hí hí, lại hỏi ngu nữa rồi Candid.
Candid tối dạ quá để mình cho thí dụ dễ hiểu nha.
Nhà mình ở cạnh thằng nhà giàu khó nói. Nó du đãng, lưu manh, mình rất ghét, nhưng nhiều lúc không có thằng du đãng ấy giúp đỡ nhà mình chết mẹ hết cả rồi.
Cả xóm gần xóm xa đều sợ nó. Thằng to xác nhất xóm bên lông lá nhất xóm cũng sợ nó. Túm lại chẳng ma nào dám làm gì nó. Tất cả đều là con nợ của nó. Sống với nó phải làm sao tránh được đánh nhau. Sức nhà mình thì đánh một cái nó chỉ đạp một phát cái nhà lá mình sập hết, con trong nhà mình thành phân hết.
Ấy thế mà có những quí tử nếu gọi đi nghĩa vụ thì dám cá sẽ chặt một ngón tay ngay, nhưng cứ núp trong gầm cầu thang gõ máy tính, hỏi mọi người sao không đánh thằng du đãng hàng xóm đi, không chửi nó đi, không kết thân với mấy anh lông lá ở xa đi, mà không biết mấy anh lông lá kia cũng là con nợ của thằng du đãng kia, lại ở xa tít tắp thế kia kìa, khi cần mấy ảnh bán đứng nhà mình ngay, chẳng kể cách đây cũng lâu lâu rồi mấy ảnh cũng từng tới cướp giết hiếp nhà mình...
Hiểu cái thế gái xinh kề bên lỗ hổ của nhà mình chửa anh giai?
Cho hỏi tí: nhìn quanh xem nhà anh giai đang dùng bao nhiêu đồ Tàu? Nếu có dùng là anh giai đang tiếp tay cho cái thằng hàng xóm ấy đấy, đừng có mà to mồm đòi pằng pằng nữa. Người nhỏ làm việc nhỏ mà chiến đấu trên mặt trận chống Tàu đi, trước hết là dùng đồ Việt Nam đi cha nội.

13:58 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  candid

Tóm lại là hèn và nhát đúng không?

13:47 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  Nê Zi

Candid so sánh vụn vặt. Nếu muốn Việt Nam giống Myanmar trong hành xử với Trung Quốc thì đầu tiên cơ cấu dân và tôn giáo của Việt Nam phải giống Myanmar đã, chính phủ của Việt Nam cũng phải là do các tướng lĩnh đứng đầu và quyết hết như trên Soi đã nói, khi ấy muốn gấu ra sao cũng được, với dân và với hàng xóm. Chỉ sợ lúc ấy Candid nếu là dân Myanmar thì hoặc đã ngồi tù vẽ nắm đấm với sợi xích trên tường, hoặc là đã… chạy sang Việt Nam.
So vớ so vẩn chẳng khác nào bảo sao hai con nhà cạnh mày cả mà mày chỉ cưới con này không cưới con kia.

11:47 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  candid

Về ý này:

"Trong đấu tranh chính trị, ngoại giao, Việt Nam chưa bao giờ bị coi là kém khôn ngoan, chỉ do vị trí địa chính trị mà anh Hùng (Vương) lựa chọn từ thuở xưa xửa xừa xưa, luôn bị kẹt giữa mấy thằng hàng xóm và cả không hàng xóm khổng lồ nên phải hết sức khôn khéo để sinh tồn, lại càng không bao giờ bị coi là hèn nhát cả."

Myanmar cũng là một nước có biên giới chung với Trung Quốc. Trong quá khứ khi nhà Nguyên đánh Đại Việt thì cũng đánh luôn cả Myanmar. Khác với VN thì Myanmar bị xâm chiếm và thành thuộc địa, đến tận thời Hốt Tất Liệt mới dành lại độc lập. Thời hiện đại gần đây Myanmar cũng bị coi là phụ thuộc Trung Quốc thậm chí là "chư hầu".

Thế nhưng nước này gần đây đã quay lưng lại với Trung Quốc, thậm chí trong xung đột với người gốc Miến gốc Hoa, gần đây máy bay Myanmar còn ném bom sang biên giới TQ (theo cáo buộc của TQ).

11:28 Friday,13.11.2015

Đăng bởi:  candid

Các bạn Indonesia dự định sẽ tiếp cận theo hướng khác, qua tòa hình sự quốc tế (ICC)

http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/indonesia-se-kien-trung-quoc-ra-toa-quoc-te-ve-van-de-bien-dong-632888.html

11:02 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Về phía TQ mình lười theo dõi nhưng cũng nhớ mang máng là liên tục leo thang:

- đem Giàn khoan HD981 vào
- xây sân bay
- xây cảng và dự định áp dụng vùng kiểm soát bay
- cản trở tàu Việt Nam cứu hộ
- tuyên bố tại Sing ngay sau khi thăm Việt Nam là các đảo ở biển Đông thuộc về Tq từ thời cổ đại
...

Bạn nào theo dõi sát xin tổng hợp hộ các hành động của Việt Nam ngoài cực lực phản đối.

10:50 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Mình nói rõ là kết quả ban đầu, mà ai cũng biết vạn sự khởi đầu nan. Có đi thì mới có đến.
Còn kết quả này như thế nào mình không đủ chuyên môn và tư cách để đánh giá chỉ tạm trích bài báo:
"Trả lời phỏng vấn của VOV, Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Trưởng Ban Quốc tế, Học viện Ngoại giao của Việt Nam, cho rằng, bà cũng như nhiều chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế khác, coi phán quyết của PCA là thắng lợi lớn của Philippines. Không những thế, thắng lợi này còn giúp cho các nước có tranh chấp thấy lạc quan, rằng từ nay có thể sử dụng Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và đưa ra Tòa Trọng tài Quốc tế để giải quyết các khác biệt về tranh chấp lãnh thổ."
Bạn Bóp Quả Cam có thể có chuyên môn và am hiểu hơn thì cứ phân tích cho bà con được rõ. Còn chuyện rỉ thì mình biết rõ lắm khí hậu Việt Nam nóng độ ẩm cao nếu không thường xuyên tháo ra tra dầu mỡ thì ố rỉ ngay cho dù thép Damacus :(

10:34 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Bóp Quả Cam

Kiểu làm báo lưu manh, giật title câu view, đọc cái title cứ tưởng như vụ án kết thúc rồi với thắng lợi thuộc về Phillippines, đến lúc đọc vào nội dung rồi mới biết là phiên tòa mới những bước đi đầu tiên!
Bạn candis đọc cái tin cũng đủ thông minh để thừa biết như thế, nhưng lại giả ngu đưa lên cứ như thể Phi họ can đảm thế nên đạt được thắng lợi, còn ta hèn nhát không động thủ gì nên bị thiệt thòi (!?)
Trong đấu tranh chính trị, ngoại giao, Việt Nam chưa bao giờ bị coi là kém khôn ngoan, chỉ do vị trí địa chính trị mà anh Hùng (Vương) lựa chọn từ thuở xưa xửa xừa xưa, luôn bị kẹt giữa mấy thằng hàng xóm và cả không hàng xóm khổng lồ nên phải hết sức khôn khéo để sinh tồn, lại càng không bao giờ bị coi là hèn nhát cả. Bằng chứng lịch sử thì có quá nhiều để những thằng to lớn cứ tưởng quả dưa bở, đến lúc bị dân Việt đánh cho xấc bấc xang bang mới nhận ra thì đã muộn.
Quay lại chuyện vụ kiện của Philippines với Trung Quốc, Việt Nam vẫn luôn theo dõi sát sao và đã gửi đến tòa La Hay tuyên bố 9 điểm về quan điểm của phía Việt Nam về quyền lợi chủ quyền lãnh thổ trong vụ kiện, nên mấy ông rỗi hơi không phải lo. Đâu phải cứ thấy thiên hạ ăn khoai thì mình vác mai đi đào. Nếu chưa thấy cần thì chưa kiện,nhưng chẳng hạn nếu thấy đến lúc cần thiết thì sẽ kiện. Thời gian và phương thức của những việc ấy đâu phải là việc mà mấy bác can đảm và thông minh bàn phím quyết.
Tranh luận quanh chuyện này làm tôi nhớ đến chuyện mà anh Nguyễn Thanh Sơn đã đưa lên phây, kể chuyện Thủ tướng Anh Winston Churchill, khi viết thư cho đại sứ Nhật để công bố Anh chính thức tuyên chiến với Nhật trong đệ nhị thế chiến, đã kết bằng câu "kẻ nô bộc của Ngài"; bị chất vấn là làm sao mà phải dùng cái câu có tính "hèn nhát" như thế thì Ngài Thủ tướng Anh mớit hủng thẳng nói rằng "khi đã biết đằng nào cũng giết nó thì lịch sự một chút cũng đâu có hại gì!"
Gươm đã rút ra khỏi vỏ thì bao giờ cũng phải dính máu rồi mới tra lại vào vỏ, chứ không phải rút ra để chém gió. Chuyện rỉ hay không, bạn làm sao biết được? Rỗi hơi.

7:41 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Các bạn Phi đã có những kết quả ban đầu


http://www.nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/quoc-te/7731/toa-quoc-te-xu-philippines-thang-kien-trung-quoc.ndt

Chúng ta thì yên tâm gươm vẫn trong vỏ. Không hiểu rỉ hết chưa?

16:13 Thursday,5.11.2015

Đăng bởi:  Minh

Đính chính: Hồi 1979 khi TQ đánh sang VN thì không phải Liên Xô không làm gì. Ngoài chuyện cấp tốc viện trợ vũ khí cho VN, họ còn lập cầu hàng không để chuyển các đơn vị quân chủ lực của ta đang ở phía Nam (chống Pôn Pốt) ra.
Ngoài ra ở phía Bắc họ còn tiến hành cuộc tập trận quy mô cực lớn mang tính răn đe (còn chuyện đem quân đánh Tàu trực tiếp để hỗ trợ VN thì chắc chắn là rất khó rồi - các bạn cũng tự hiểu vì sao).
Ở đây không kể những hành động lên án hành động này của LX và cộng động quốc tế (đáng buồn là trong khi đó một số nước XHCN khác lại im bặt) mà nếu nói ra có nhiều bạn lại nói đó chỉ là võ mồm - thực ra có võ mồm còn hơn không nói gì.
Việc này cùng với những thiệt hại nặng nề đã làm TQ phải rút quân (tất nhiên thắng lợi của VN hồi 1979 trước hết là do chính bản thân nhân dân chúng ta nhưng không thể phủ nhận sự giúp đỡ của LX thời điểm đó).
Chỉ có ở Trường Sa 1988 thì đúng là dù lúc đó LX có nhiều tàu chiến đang ở Cam Ranh nhưng không làm gì để giúp VN - vì lúc đó LX yếu quá rồi.

18:25 Wednesday,12.11.2014

Đăng bởi:  Bóp Quả Cam

Show thời trang kịch câm bên hồ Nhạn Thê

Một dịp để “super” soi!

Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra ở khu du lịch hồ Yanqi (tiếng Việt dịch ra là hồ Nhạn Thê có nghĩa là nơi ngụ của chim nhạn và vẫn còn tranh cãi tùm lum không biết chim nhạn có phải là chim én hay không), ngoại vi Bắc Kinh. Là cuộc gặp của các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế (trong nhiều năm trời, các bạn Trung Quốc kiên trì và quyết liệt yêu cầu tất cả không được gọi là “các nước”, bởi vì có Hong Kong và Đài Loan), trong đó góp mặt có cả 3 siêu cường Mỹ-Trung-Nga và thêm ông siêu cường kinh tế Nhật nữa nên thượng đỉnh APEC luôn bị “super” soi trên mọi phương diện.

Năm nay thượng đỉnh APEC tổ chức ở Trung Quốc, một nước khá phức tạp và quan hệ cũng phức tạp với tất cả các nước còn lại trên thế giới nên càng bị soi kỹ. Với các bạn Tàu, vốn nổi tiếng thâm trầm kín đáo, hay dùng âm công xảo diệu trong quan hệ thì nhiều khi không nên nhìn vào những ngôn từ choang choang trong các hội nghị chính thức, mà nên nhìn vào những gì không nói ra thành chữ thành lời.

Xét về phương diện này, thượng đỉnh APEC năm nay xứng đáng được coi là một show diễn thời trang và kịch câm vô cùng kịch tính.

Mặc gì không phải chuyện đùa!

Trước hết là chuyện trang phục. Các thượng đỉnh APEC từ 1993 luôn có truyền thống để các nhà lãnh đạo các nước mặc một loại trang phục do nước chủ nhà lựa chọn. Như APEC năm 2006 ở Hà Nội, các nhà lãnh đạo thế giới mặc áo dài của các quan lại phong kiến thời xưa, chỉ có điều không đội khăn (nữ có đội).

Với Trung Quốc, ăn mặc thế nào cũng là một thông điệp. Còn nhớ chính ông Tập Cận Bình này, cách đây mấy năm, khi ấy chưa ở ngôi cao chót vót như bây giờ mà mới được chỉ định làm “thế tử” kế vị Hồ Cẩm Đào, đã sang thăm Việt Nam trong thời điểm chuyện biển Đông đã nóng lên ở ngoài đường phố và trong hội trường Quốc hội với câu trả lời chất vất duy nhất dài dằng dặc tại một kỳ họp Quốc hội của một nhà lãnh đạo Việt Nam. Trong cuộc gặp với chính nhà lãnh đạo này ở Hà Nội, ông Tập mặc complet cà vạt tề chỉnh, chỉ có điều trên cà vạt của ông Tập khi ấy toàn hình mỏ neo!

Nói thế để thấy không đùa chuyện ăn mặc với các bạn Tàu được. Năm nay, chủ nhà Trung Quốc cho các khách mời nam mặc kiểu áo đại cán chít cổ đúng kiểu phong cách Chủ tịch Mao, có cách điệu kéo dài ra cho hơi khác đi một chút, còn nữ có một cái áo khoác bên ngoài trông như áo choàng. Phu nhân của ông Tập Cận Bình thì hay mặc sường xám.

Sự lựa chọn "sinh tử" của người đàn ông độc thân V.Putin

Chính vì bộ xường xám này mà phu nhân của ông Tập là Bành Lệ Viên, thiếu tướng ca sỹ trong quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, và Tổng thống Nga V.Putin đã trở thành tâm điểm của giới truyền thông tại APEC năm nay.

Số là trong buổi chiêu đãi các nhà lãnh đạo nước ngoài ở Thủy Lập Phương, lễ tân Trung Quốc bố trí vợ chồng ông Tập ngồi giữa, cạnh ông Tập là Tổng thống Mỹ B.Obama, cạnh bà Bành là Tổng thống Nga V.Putin, đúng kiểu bọn tao ba thằng khỏe nhất ngồi chiếu trên với nhau, mấy đứa cắc ké ra chỗ khác chơi!

Ai từng ở Bắc Kinh vào mùa thu đều biết là vào dịp này thời tiết đã rất lạnh, thêm những đợt “thu phong trận trận hàn” nữa lại càng lạnh thêm. Ông Tập không hiểu vô tình hay cố ý lại để vợ mặc không đủ ấm ngồi cạnh “trai lạ”. Bà Bành vốn là người quan tâm chuyện áo quần, sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc, không phải Hoa Kiều mà nói là ú ớ thời tiết, thế mà mặc mỗi cái xường xám không áo khoác. Trong khi ông Tập tít mắt nói chuyện với B.Obama thì không rõ bà Bành nói gì với ông V.Putin (chắc một câu đưa đẩy đại loại như “Trời ơi, lạnh quá!”) mà Tổng thống Nga đột ngột đứng lên lấy áo khoác của mình khoác cho bà Bành! Ông V.Putin mới rơi vào tình trạng độc thân chưa lâu (đúng giọng báo chí phương Tây nhé, và vụ ly hôn của ông tốn khá nhiều giấy mực), việc ông ga lăng khoác áo cho Đệ nhất phu nhân Trung Quốc cũng gặp lắm phản ứng chê cười, nói ai lại đi khoác áo cho vợ người, trong khi chồng người ta ngồi kia sờ sờ.

Nhưng hãy nhìn các bức ảnh, và thử đặt mình vào địa vị Putin, có lẽ mới hiểu được ông cũng khó xử đến chừng nào. Trời thì gió thì rét như đã nói, Nếu bạn là Putin, nghe tiếng răng người phụ nữ bên cạnh đánh lập cập, thì dù không phải là bà Bành đi chăng nữa, bạn có nhường cho cái áo khoác không?


Tôi tin là bạn sẽ làm như Putin. Dĩ nhiên, là một người lão luyện, Putin phải lường trước chuyện gì sẽ xảy ra. Họ đã thử mình, thôi thì trong hai cái, chọn cái ít xấu hơn vậy. Dở là dở cái bà Bành, hoặc là quá đoảng (cái này khó tin), hoặc là cố ý làm nhục Putin, nên chỉ sau đó mới mấy giây, bà đã cởi cái áo V.Putin đưa cho để khoác một cái áo khác do lễ tân chuẩn bị sẵn (sao không đưa từ trước?), vứt lại cáo áo của Putin lên ghế!


Tóm lại là trong vụ khoác áo này, ông V.Putin vẫn kiếm được điểm từ giới truyền thông, trong khi bà Bành Lệ Viên mất điểm vì đã trả lại áo khoác quá sớm, để thêm vài phút rồi lễ độ trả áo, bảo “em ấm rồi, có áo rồi” có phải tốt hơn không!
Cũng cần để ý một điểm là áo cho các nhà lãnh đạo mặc năm nay của Trung Quốc có ba màu là xanh, nâu, tía, không hiểu có phải ngẫu nhiên hay không mà ba ông Tập Cận Bình, V.Putin và B.Obama đều mặc áo màu tía, cho nên nghe đồn 3 ông này luôn đi cùng nhau, khi di chuyển, lúc ngồi nói chuyện hay chụp ảnh chung, trông cứ như cùng một đội - đội của các “siêu cường”!



Show trình diễn của những cú bắt tay
Nhưng chuyện ngôn ngữ cơ thể, cụ thể ở đây là những cái bắt tay của ông Tập Cận Bình mới đáng chú ý.
Tình trạng quan hệ giữa Trung Quốc với nhiều nước hiện đang ở trong thời điểm khá nhạy cảm nên thượng đỉnh APEC là một dịp hiếm hoi để thể hiện thực chất cũng như dự đoán về tương lai của các mối quan hệ đó.

Các nhà phân tích cũng như giới truyền thông đặc biệt chú ý soi kỹ thời điểm ông Tập gặp Thủ tướng Nhật S.Abe, bởi hai bên đang rất căng trong chuyện tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Là lãnh đạo nước chủ nhà nên ông Tập không thể né tránh chuyện bắt tay chào ông S.Abe. Cho nên khi ông S.Abe tiến lại và đưa tay ra bắt, ông Tập cũng bắt tay nhưng dường như không nhìn thẳng vào ông S.Abe. Theo quy tắc, khi đang bắt tay, hai ông phải quay lại cho phóng viên chụp ảnh; vậy là hai ông quay lại với hai bộ mặt không những không cười, mà còn lạnh lẽo, xị ra một đống, (xem link này từ giây 20) khiến nhìn hai ông trên clip không thể không buồn cười. Thông điệp hai ông đưa ra chủ yếu là cho dân chúng dưới quyền trị vì: còn lâu tớ mới bắt tay như hai người bạn nhé; cứ yên tâm, tớ sẽ tìm cách đòi lại đảo (hoặc tớ sẽ cương quyết giữ được đảo)!

Trong khi đó, lúc đón Tổng thống B.Obama, ông Tập đưa tay ra bắt với một nụ cười mỉm, nói thế nào nhỉ, phải coi là nụ cười thu hoạch, rồi dùng bàn tay kia vỗ vỗ một cái ấm áp lên bàn tay Obama (xem clip này từ giây 45). Nhiều tháng trước khi APEC diễn ra, Trung Quốc bắn tiếng cho ông B.Obama rằng “thôi thì nhân tiện tới dự APEC, ông tới thăm chính thức chúng tôi luôn một thể cho đỡ tốn tiền tàu xe”, nhưng ông B.Obama cương quyết lắc. Cuối cùng ông Tập phải đưa sĩ qua sông, phái Dương Khiết Trì phụ trách đối ngoại qua Mỹ thuyết phục bằng được để Tổng thống Mỹ thăm chính thức sau thượng đỉnh APEC, và được phía Mỹ chấp thuận. Ông B.Obama cũng chẳng dại gì mà không thể hiện muốn làm thân với Trung Quốc (dù chẳng ưa gì cái chuyện Trung Quốc đang ngày càng ngang ngược trong khu vực), do hy vọng có thể dùng Trung Quốc để ép Nga trong khủng hoảng Ukraine!

Còn cái bắt tay của ông Tập với Tổng thống V.Putin có thể thấy rõ là rất chặt, tặng thêm một nụ cười mỉm ấm áp (và hình như còn khen "chú mặc bộ này đẹp đấy" - xem clip này từ giây 25). Đấy là nụ cười trị giá 400 tỷ USD, bằng đúng giá trị hợp đồng dầu khí hai bên ký mới đây.

Tiếp theo, cái bắt tay cùng vẻ mặt của ông Tập khi đón ông Lương Chấn Anh, toàn quyền Hong Kong, lại thể hiện rất rõ tinh thần bao bọc, kiểu “cậu yên tâm, có tớ đây!”

Một cái bắt tay khác được dư luận chú ý là khi ông Tập đón Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang. Hai nước đang trong giai đoạn khá “nhạy cảm” sau vụ Trung Quốc ngang nhiên mang giàn khoan cắm vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Xem ảnh có thể thấy ông Tập cố giữ vẻ mặt bình thường, không thân thiện, trong khi Chủ tịch Việt Nam có vẻ rất chủ động giữ bộ mặt bình thản, không gần cũng không xa cách. Đấy cũng là một thông điệp, phản ánh khá chính xác thực chất quan hệ của hai bên: sau một thời gian cậu (Trung Quốc) chơi đểu tớ, cũng đừng mong là sẽ sớm có sự gắn bó khăng khít như môi với răng nhé.

Sau đó, trong phiên họp chính thức, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng không ngại ngần gì mà không đưa hai chữ “Biển Đông” vào trong bài phát biểu của mình, bất chấp việc Trung Quốc từ trước khi thượng đỉnh diễn ra, đã khuyến cáo tất cả các nước đang có “vấn đề” với Trung Quốc, gồm Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, là chớ có mang chuyện tranh chấp ra hội nghị, để giữ thể diện cho tớ là nước chủ nhà.

Tóm lại, chỉ ngồi xem cho bằng hết những gì mà các hãng thông tấn nước ngoài quay được, cũng thấy thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh là một dịp để khán giả khắp thế giới phân tích những ẩn ý trong thời trang chính khách, trong ngôn ngữ cơ thể của chính khách. Quả là một màn kịch câm có nhiều cái để… đoán mò.

14:54 Tuesday,7.10.2014

Đăng bởi:  Lơ nhà quê

@ Quovadis:
Vấn đề không phải thắng hay thua, mà là yếu hay mạnh. Kẻ yếu do không làm được kinh tế thường thua chính mình. Kẻ mạnh (kể cả nhỏ như Nhật Bản, Nam Hàn nhưng khỏe)sẽ bảo:đâu phải là tôi thắng, mà là anh thua (đơn cử có vị muốn lắp ráp không chế nổi cái ốc vít)... Tôi đề cao giá trị dân sự bạn lại nhấn vào phím ùng oàng làm gì? Việc ấy đã có anh Pu, anh Bình... làm (dù mỗi anh một kiểu, nhưng có hiệp đồng). Ta stop đây he.

20:30 Monday,6.10.2014

Đăng bởi:  Quovadis

@Lơ Nhà Quê: "Cường giả vi tôn" mình trích dẫn vì thấy phù hợp, xúc tích và thể hiện đúng theo quan điểm của mình về tình hình hiện tại. Nó không thể hiện xu hướng chính trị, văn hóa hay gì gì khác của mình. Nick quovadis này mình dùng đã nhiều năm, cũng không phản ảnh nhiều năm nay mình chỉ đọc mỗi truyện đó.
Chuyện chiến thắng quân Nguyên, TQ, Pháp, Mỹ có bạn ở dưới đã nhắc đến rồi, hoàn cảnh mỗi lúc mỗi khác. Ngày xưa ta thắng Mỹ, không có nghĩa giờ đánh lại ta cũng thắng tiếp.
Bạn nói phải giải quyết "nội xâm" trước thì tình hình sẽ tốt lên? Cái này hô hào tuyên truyền thì được, chứ mình nghĩ mại dâm và tham nhũng là hai hiện tượng đã xuất hiện và đi theo lịch sử từ khi loài người bắt đầu sinh hoạt theo quần thể. Có thể hạn chế nhưng không thể triệt tiêu.
Mà lỡ triệt tiêu được thì sao, kịch bản là nước ta giàu lên, ngoại tệ nhiều hơn, kinh tế phát triển, quân dân đoàn kết v.v... Nhưng bằng các nước Trung Đông không? Sao các nước đó vẫn phải đang phụ thuộc vào phương Tây? Sao họ nhiều tiền, có tri thức (dân được bao ăn học, con em hoàng gia toàn học Havard) mà không đầu tư vào quốc phòng, công nghệ cao mà lại trở thành thị trường cho các tập đoàn xa xỉ phẩm?

21:38 Saturday,4.10.2014

Đăng bởi:  Lơ nhà quê

@ quovadis, bạn viết "Các truyện mạng TQ cũng hay dùng câu "cường giả vi tôn", nôm na là anh mạnh thì anh làm gì cũng được. Câu này mình thấy đúng trong quan hệ quốc tế."...
"cường giả vi tôn" tôi còn nhớ khi giàn khoan còn nằm đó, báo chí Nga đưa tin một cách uể oải. Rồi có 1 tay khuỳnh Nga bình luận theo giọng Gấu nuốt trăng Krym: VN yếu nhợt thì im đi, đòi chống kẻ mạnh.
Ở dưới lại có người bình: đã quên bài học VN đánh bại Mỹ, Pháp, TQ rồi ư?
Quay lại với bài, tôi nghĩ VN yếu trước hết vì "nội xâm" (điều này các bậc đi trước đã nhiều lần chỉ ra, ông LK Phiêu nói, đại ý, tham nhũng là hiểm họa lớn nhất). Nếu VN tẩy được giun đi, sẽ khác.
Bạn lấy nick là quovadis hay thế, mà lại đi trích chuyện tàu. Tôi đọc (ít thôi) những sách kiểu Quovadis không thấy trích ngôn của Tàu bao giờ. Nói như những thức giả tàu: Lịch sử TQ chỉ có mưu lược (kiểu Mao, Tào Tháo), không có chiến lược...

18:10 Saturday,4.10.2014

Đăng bởi:  dilettant

@ Thịnh Trần:
Bạn có thể đưa ra một ví dụ, một quốc gia nào đó bị Mỹ hóa về chế độ chính tri?
Xin nói thêm một câu, theo tôi Mỹ hóa là một khái niệm về băn hóa. Bạn có thể bệ nguyên xi một nền văn hóa?
Một câu nữa. Cụ Hồ tổ chức quân đội năm 1945, theo tôi, rất gần với cách tổ chức quân đội Mỹ (dù mình rất sơ khai).
Việt Nam nên chọn cách tồn tại và phát triển hợp với mình nhất. Thời thế luôn thay đổi, đồng thời hay dở, mình vẫn là mình. Nga muốn "nuốt' Ukr, nhưng ngay cả vùng phía đông, lòng người vẫn khá xa với những gì không muốn tin vào nước mắt (tôi được thông tin từ những nguồn sở tại).

14:39 Saturday,4.10.2014

Đăng bởi:  Thịnh Trần

Theo mình thấy "làm bạn" với nước nào cũng có cái lợi và mặt hại riêng. Bàn về chính trị thì hơi to nhưng đây là lời mình nghe được từ các " ông tướng"," nhà chính trị gia" bên bàn nhậu, đa số đều theo quan điểm Việt Nam sẽ bắt tay với Mỹ và dần dần bị "Mỹ hóa" về chế độ chính trị.

19:59 Monday,7.7.2014

Đăng bởi:  admin

@ Lê Minh ơi: Bóp Quả Cam cũng là một chuyên gia về quân sự (và cả ngoại giao nữa), tuy nhiên bạn ấy muốn giữ kín danh tánh nên Soi chỉ có thể tiết lộ được đến chừng ấy thôi :-)
Thân mến,


15:50 Monday,7.7.2014

Đăng bởi:  Le Minh

Soi ơi! Cho Le Minh thêm thông tin về tác giả Bóp Quả Cam. Tác giả có bài viết hay. Muốn thưởng thức món ăn nên mới xem đầu bếp vậy mà. Cảm ơn Soi nhiều, mong chời hồi âm!

16:17 Tuesday,1.7.2014

Đăng bởi:  lê nam

kể ra phân tích có cơ sở ra phết. Nghe được.

11:09 Friday,27.6.2014

Đăng bởi:  Xuân Hinh

@Đôi Lời: Nói như đúng rồi!

22:32 Thursday,26.6.2014

Đăng bởi:  ĐÔI LỜI.

Tác giả sưu tầm những dữ kiện trong quá khứ và đưa ra ý kiến cũng như những lập luận, phân tích hoàn toàn dựa trên bề nổi của những vấn đề đã xảy ra trong lịch sử. Theo tôi thì những biến cố xảy ra trong quá khứ của Mỹ, Nhật, Nga, TQ, Việt Nam...đều được diễn ra trong bối cảnh lịch sử nhất định, ở hoản cảnh đó các nhân vật lịch sử đều phải tính toán và đưa ra quyết định cho hành động của mình hay của phe mình sao cho có lợi nhất trong điều kiện khi đó. Mỗi tính toán sai hay đúng thì đều mang lại những kết quả lợi hoặc hại cho người, phe đó. Không nên sử dụng những sự kiện, nhân vật trong quá khứ để áp đặt giá trị, kết quả cho những vấn đề, đối tượng của  hiện tại hoặc tương lai. Những hành xử của Mỹ, Nhật, TQ....trước đó là do sự tính toán của những con người hồi đó trong bối cảnh lịch sử lúc đó. Ngày nay đã có những con người khác  và hoàn cảnh lịch sử cũng đã thay đổi kiểu khác do vậy những diễn biến nếu có xảy ra cũng sẽ khác đi. Mỹ khong còn chiến tranh lạnh căng thẳng với Liên Xô nữa cũng như không còn coi Nhật là kẻ thù mà đã là đồng minh thân cận. Đức không còn là phát xít như trước đây mà đang là đầu tàu lèo lái cả châu Âu một cách có trách nhiệm. TQ cũng không còn là nước viện trợ, giúp đỡ Việt Nam hết mình trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và đặc biệt không còn như thời nhà Nam Hán, Tống, Minh, Thanh mà một số triều đại phong kiến của Việt Nam trong quá khứ đã từng đánh bại. Vì vậy đừng lôi những chiến thắng trong quá khứ ra mà tự sướng rồi ảo tưởng sức mạnh. Theo tôi trong hoàn cảnh Việt Nam hien tại để giải quyết được vấn đề thì cần phải có những nhà lãnh đạo tâm huyết, biết đặt quyền lợi quốc gia và dân tộc lên trên hết, có tư duy tốt để nhìn nhận, đánh giá tình hình một cách chuẩn xác, biết đâu là bạn, đâu là thù để có những quyết định và bước đi đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. 

10:44 Thursday,19.6.2014

Đăng bởi:  nước ánh sáng

bài viết phác họa đầy đủ nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, cám ơn tác giả đã dành thời gian cho bài viết.

7:35 Thursday,19.6.2014

Đăng bởi:  candid

Trung quốc chuẩn bi di chuyển giàn khoan thứ 2 không biết là ra đâu nhưng nghe nói cũng thuộc khu vực Hoàng Sa. Còn hành động của chúng ta thì như trong chuyện cười, cô gái cầm 2 tay 2 con dao trong vỏ và cứ để yên xem sao, xem thằng mất dạy nó làm gì. :D

0:39 Wednesday,18.6.2014

Đăng bởi:  Tống Bùi Sơn

Nói thì đơn giản, nhưng mọi cánh cửa của ta để giành lợi thế trên các mặt trận đều bí. Bởi lẽ, đất nước không lo xa, bây giờ thì quá muôn.

15:07 Monday,16.6.2014

Đăng bởi:  Son th

Nhận định rất sắc sảo. Xin phép được share bài viết của bạn

10:31 Monday,16.6.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Thành Hiếu

Sao lại có đồng đẳng ở đây? Mình bị cướp không kêu lên trước mà lại chờ quân cướp nói trước à, có điên không ?
 

8:48 Monday,16.6.2014

Đăng bởi:  candid

Bổ sung thêm tẹo thông tin, nhiều bạn trên mạng hay nói phụ lục VII mà không hiểu cái phụ lục ấy thế nào. Mình thì đương nhiên chẳng rảnh để quan tâm vì còn bận ăn chơi quần quật nhưng nếu cần để tranh luận thì phải dựa vào những bằng chứng mà cách dễ nhất là download phụ lục VII theo đường link sau:
http://www.un.org/depts/los/convention_agreements/texts/unclos/annex7.htm
Nếu bạn BQC từng đọc qua thì sẽ thấy đoạn sau liên quan đến 4 trọng tài (thẩm phán theo chữ của bạn ấy)
Điều 2 của phụ lục VII có viết:
l. A list of arbitrators shall be drawn up and maintained by the Secretary-General of the United Nations. Every State Party shall be entitled to nominate four arbitrators, each of whom shall be a person experienced in maritime affairs and enjoying the highest reputation for fairness, competence and integrity. The names of the persons so nominated shall constitute the list.
2. If at any time the arbitrators nominated by a State Party in the list so constituted shall be fewer than four, that State Party shall be entitled to make further nominations as necessary.
Theo điều 2 thì mỗi nước có quyền đề cử 4 trọng tài vào danh sách trọng tài. Khi có phiên xử thì từ danh sách trọng tài đấy chọn 3 trọng tài viên mà cả 2 bên đều đồng ý (đương nhiên cả 2 bên sẽ cố chọn người mà nghĩ sẽ có lợi cho mình nhất nhưng cả hai bên phải cùng thống nhất) còn lại mỗi bên đề cử 1 trọng tài theo ý mình.
Theo tôi đọc (ở đâu đấy trên mạng) thì có người cho là TQ có 4 thẩm phán và VN không có thẩm phán (trọng tài) nào, và người đấy treo giải mấy năm nay cho sinh viên Luật nghiên cứu về biển đảo nhưng vẫn chưa có ai lĩnh, VN còn thiếu trọng tài viên am hiểu về Luật biển để đề cử... Tại sao thiếu và tại sao lại thế thì xin để cho những ai có trách nhiệm trả lời.
Nếu như thế thì chúng ta phải xác định rõ ràng những việc cần làm ngay để chuẩn bị khởi kiện.
Ví dụ đặt mốc là 10 năm nữa chúng ta sẽ kiện TQ thì từ ngay bây giờ phải có lộ trình để đào tạo luật sư, đào tạo thẩm phán am hiểu về Luật Biển. Có lộ trình để thu thập chứng cứ (ví dụ vụ bản đồ được đóng góp từ dân chúng rất nhiều). Có lộ trình để cử quan sát viên tham gia những vụ tương tự để học hỏi kinh nghiệm.
Tóm lại là rất nhiều việc cần làm ngay. Theo các vụ kiện như Myanmar và Bangladesh thì để đưa đến vụ kiện cũng mất một thời gian dài chứ. Thế nên quan điểm của tôi là chúng ta phải bắt đầu cho vụ kiện ngay từ lúc này.
Kiện và việc cưỡng chế thi hành là hai việc khác nhau. 
 
 

0:48 Monday,16.6.2014

Đăng bởi:  Quovadis

Mình theo dõi vụ này đã lâu, đọc đi đọc lại bài của bác BQC và comment của các bác nhiều, bác nào cũng có lập luận riêng với dẫn chứng đáng tin cậy cả. Mình chỉ bổ sung vài ý: Quan hệ các nước đều tuân theo các luật lệ và quy định chung? Khó nói, Mỹ nó đánh Iraq, Afghanistan, nhiều nước phản đối, nó vẫn đánh như thường, về sau các nước còn lại cũng phải theo đuôi gởi quân ủng hộ ảnh. Sau này báo chí đưa tin Iraq không có vũ khí hạt nhân, cũng ai làm gì được ảnh, chuyện đã rồi mà. Ảnh ép thằng này, ủng hộ thằng kia, có ai làm gì được ảnh đâu.
Các truyện mạng TQ cũng hay dùng câu "cường giả vi tôn", nôm na là anh mạnh thì anh làm gì cũng được. Câu này mình thấy đúng trong quan hệ quốc tế. VN mình có kiện lên quốc tế thì cũng như con kiến kiện củ khoai, may mắn tòa có xử cho thắng thì sao? TQ nó không đi thì ai làm gì nó? Trong hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình, giai đoạn chống Mỹ mình được rất nhiều nước ủng hộ, nhưng ủng hộ chỉ qua các tuyên bố chung chung trong các hội nghị quốc tế thôi. Chứ muốn thắng thì toàn dựa vào nhân mình cả.
Mình nghĩ các bác không nên ảo tưởng quá nhiều vào trợ giúp quốc tế. Kinh tế quyết định chính trị. TQ đánh VN thì các nước kia lợi gì, thiệt gì? TQ có chiến tranh thì nền sản xuất bị ảnh hưởng, đánh thua còn thiệt hại hơn nữa. TQ thiệt hại thì Châu Âu, Châu Phi, Mỹ, Nga có quan hệ kinh tế với nó có vui nổi không?
VN là nước nhỏ, quan hệ kinh tế với thế giới không đáng là bao nên các bác không nên ảo tưởng vì "hòa bình thế giới", "công bằng" v.v... nên các nước khác sẽ phải ủng hộ VN. Nước nhỏ muốn đạt mục đích thì phải khéo léo, câu giờ cũng là một biện pháp (TQ cần nguồn dầu mỏ để giải cơn khát của nền kinh tế phát triển nóng, VN chưa cần lắm). Kích động nhân dân có thể tăng niềm tin và ủng hộ chính phủ nhưng khả năng sẽ phản tác dụng. 
 

20:58 Friday,13.6.2014

Đăng bởi:  candid

Vì TQ nằm trong hội đồng bảo an nên có 1 vị trí thẩm phán nhưng cũng quy định không thể có 2 thành viên cùng quốc tịch.

20:03 Friday,13.6.2014

Đăng bởi:  Phúc Bồ


@ Candid và Bóp Quả Cam: Xem lại chính xác thì tòa La Haye từ trước tới nay có tới 5 ông thẩm phán Tàu (chứ không phải 4 - và không phải 4 ông cùng một lúc). Nhưng "đặc biệt nghiêm trọng" là từng có một thẩm phán Trung Quốc tên là Shi Jiuyong là Phó chủ tịch Hội đồng xét xử từ 2000 tới 2003, sau đó là chủ tịch từ 2003 tới 2006.  (http://www.icj-cij.org/court/index.php?p1=1&p2=2&p3=2)
Nói chung là ở đâu cũng có người Trung Quốc nắm vai trò quan trọng cả, kiện là nhiều khả năng... thua :-((

19:19 Friday,13.6.2014

Đăng bởi:  candid

Bạn viết là  "trong số các thẩm phán ở tòa án quốc tế La Haye chuyên lo chuyện kiện tụng liên quan đến biển đảo này, có 4 vị thẩm phán là người Trung Quốc đấy!"
Mình hiều là Tòa án quốc tế La Haye nghĩa là 
Toà án Công lý Quốc tế (tiếng AnhInternational Court of Justice – ICJ) là một phân ban trực thuộc Liên Hiệp Quốc, được thành lập vào năm 1945 với tiền thân là Toà án Thường trực Công lý Quốc tế (Permanent Court of International Justice) có từ năm 1922. Tòa bắt đầu chính thức nhận hồ sơ, thụ lý và giải quyết tranh chấp các vấn đề giữa các quốc gia thành viên có liên quan, cũng như làm công tác cố vấn pháp luật cho Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cũng như các ủy ban khác trực thuộc Liên Hiệp Quốc như đã ghi rõ trongHiến chương Liên Hiệp Quốc từ 1946.
Tòa tọa lạc tại thành phố Den Haag (La Haye – tiếng Pháp), Hà Lan.
Và mình đã đưa danh sách 15 vị thẩm phán.
Bạn bảo là tòa án La Hay là 1 trong 4 tòa sau:
Có 4 loại tòa áp dụng Công ước luật biển 1982 để xử, gồm Tòa án công lý quốc tế, Tòa Luật quốc tế, Tòa trọng tài theo Phụ lục 7, Tòa Trọng tài theo phụ lục 8.
Theo mình google thì Tòa Luật Quốc tế ở Hăm buốc (Đức) nên cũng không phải là “Tòa án quốc tế La Haye”
Bạn bảo là Tòa trọng tài theo Phụ lục 7. Okie giả sử tạm chấp nhận vì mình không rõ có phải là Tòa án quốc tế La Haye nữa không. Nhưng tìm tiếp về về Tòa trong tài này thì có link sau:
http://www.bienphong.com.vn/baobienphong/news/mi-an-ma-va-bang-la-det-cung-thang/23149.bbp
Có đoạn về cơ chế chọn trọng tài:
"Đến tháng 10-2009, Băng-la-đét buộc phải tìm kiếm bên thứ ba làm trọng tài phân giải theo qui định của Phụ lục VII UNCLOS. Không như các trường hợp do Tòa án quốc tế về Luật Biển giải quyết, trọng tài phân giải theo Phụ lục VII chỉ có 5 thẩm phán. Trong đó, 3 thẩm phán do các bên tranh chấp thống nhất lựa chọn, 2 thẩm phán còn lại do mỗi bên tự đề cử. Tuy nhiên, Mi-an-ma từ chối giải quyết tranh chấp với Băng-la-đét thông qua cơ chế trọng tài theo qui định của Phụ lục VII và đề nghị đưa vụ việc ra Tòa án quốc tế về Luật Biển và đồng thời kết hợp đàm phán song phương. Cần lưu ý là năm 2010, Ấn Độ và Băng-la-đét cũng đã đồng ý dùng cơ chế trọng tài theo qui định của Phụ lục VII UNCLOS để giải quyết tranh chấp chủ quyền, tuy nhiên, hai bên không thống nhất được việc lựa chọn 3 thẩm phán chung."
 
Tóm lại vẫn chưa đủ lập luận cho việc có 4 ông Trung Quốc làm Thẩm phán cho phiên xử.

18:31 Friday,13.6.2014

Đăng bởi:  Bóp Quả Cam

@ Candid: Kiện lúc nào thì tôi cũng chịu Candid ơi. Tôi mà biết được và quyết được thì giờ này chắc làm to rồi, không phải ngồi viết bài cho Soi :-)
 

18:16 Friday,13.6.2014

Đăng bởi:  candid

Bộ gõ của soi có vấn đề không paste được trên điện thoại.
Mình google được có vụ myanmar và bangladesh kiện nhau theo phụ lục vii. Trong đó giải thích là có 5 trọng tài: 3 do hai bên thống nhất chọn, mỗi bên chọn 1 người còn lại. 
Như thế VN cũng không điên mà đồng ý 4 ông Thẩm phán tầu.
 

17:40 Friday,13.6.2014

Đăng bởi:  Bóp Quả Cam

@candid: danh sách các thẩm phán mà bạn đưa ra thuộc Tòa án công lý quốc tế, tức là cái tòa đầu tiên trong số 4 tòa mà tôi đã dẫn ra trong cmt trả lời trước cho bạn, chứ không phải là cái tòa Trọng tài theo phụ lục 7  mà Phi (và có thể cả ta) đang kiện. Bạn đừng (vô ý hay cố tình )đem râu ông nọ cắm vào đùi bà kia để người đọc không hiểu rõ có thể hiểu sai đi bạn à.
Còn chuyện cách thức chỉ định thẩm phán, rồi ông nớ là ông mô thì nó dài dòng,liên quan đến các khái niệm luật pháp rất rắc rối và tôi cũng không thấy có nhu cầu cũng như thời gian để lại phải giải thích cho bạn, lại bằng một bài dằng dặc khác. Nó không liên quan gì đến chủ đề chính thảo luận bạn à.
Xin lỗi đã làm mất thời gian của các bạn khác.

17:34 Friday,13.6.2014

Đăng bởi:  candid

Đúng là mình gõ thiếu: đúng ý của bạn là không kiện vào thời gian này.
Câu hỏi vẫn thế thôi: kiện vào lúc nào. :D
 

17:06 Friday,13.6.2014

Đăng bởi:  Bóp Quả Cam

@candid: lại phải thở dài mà bỏ ra chút thời giờ quý báu để trao đổi với bạn vậy!
Ngay mở đầu, bạn đã đánh tráo, nói tác giả viết là "không khởi kiện" vì blah, blah, blah, trong khi giấy trắng mực đen tôi viết rất rõ là "kiện là một ý hay, chỉ có điều phải chuẩn bị cẩn thận". Phần nội dung sau đó, tôi giải thích vì sao phải cẩn thận, vì blah, blah, blah. Nói ra không phải để nhụt chí, mà để thấy rõ những khó khăn có thể gặp phải với thằng Tàu đểu, chứ ra trận mà cứ hoang tưởng mình thắng đến nơi thì có ngày ôm hận. Nhất là lại liên quan đến một vấn đề trọng đại như biên cương, lãnh thổ. Chuyện hăng máu chém gió ở bàn trà, quán rượu thì được, chứ còn ra tòa án quốc tế đâu có phải "nhỏ như con thỏ" như nhiều người tưởng bở. Câu chữ rành rành có thể kiểm chứng trên văn bản dễ dàng như vậy, sao bạn lại bẻ queo đi hả bạn?  
Còn về mấy điểm bạn gọi là phản biện, tôi xin trả lời như sau.
- Chuyện thằng Tàu có chịu ra tòa khi mình kiện hay không thì tôi có thể chắc chắn với bạn gần như 100% là nó không ra đâu, chẳng cần phải lấy chuyện Phi làm đối chứng cho nó mệt. Nó không ra tòa có nhiều lý do, có thể do sợ thua cũng có, nhưng chủ yếu là sợ mất mặt vì là nước lớn, bị nước nhỏ kiện.
Năm 2006, thằng Tàu gửi lên LHQ các tuyên bố bảo lưu theo điều 298 của Công ước 1982, có nghĩa là nó loại bỏ một số tranh chấp khỏi phạm vi áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước. Đây là quyền lợi của các nước ký tham gia Công ước, nhưng cũng cho thấy thằng Tàu đã lường trước khả năng bị kiện nên nó phòng hờ trước và hệ quả là những tranh chấp mà các quốc gia liên quan có thể khởi kiện Trung Quốc sẽ bị hạn chế đi rất nhiều.
Có 4 loại tòa áp dụng Công ước luật biển 1982 để xử, gồm Tòa án công lý quốc tế, Tòa Luật quốc tế, Tòa trọng tài theo Phụ lục 7, Tòa Trọng tài theo phụ lục 8. Hai tòa đầu phải có hai thằng cùng đồng ý tham gia vụ kiện thì mới xử được nên với Việt Nam mình là vô phương vì thằng Tàu nó sẽ không chịu ra. Nên khả năng kiện theo Tòa trọng tài theo Phụ lục 7 của Công ước biển 1982 là khả dĩ nhất vì tòa này chỉ cần một bên khởi kiên là được!
Nhưng cũng phải giảng cho bạn rõ là kiện ở Tòa trọng tài theo Phụ lục 7 của Công ước 1982 (là cái mà hiện nay thằng Phi đang làm) không phải là kiện đòi chủ quyền như nhiều người lầm tưởng, mà là kiện về cách lý giải Công ước 1982 của thằng Trung Quốc theo hướng bố láo, là cách thằng Phi đang làm. Việt Nam nếu kiện theo hướng này còn có thể kiện nó về tội tấn công lực lượng thực thi pháp luật và ngư dân Việt Nam.
- Bạn nói về thời hạn 50 năm, rồi đưa ra những dẫn chứng lan man về Phú Quốc với Champa, tôi giảng cho bạn hiểu ngắn gọn thế này. Luật pháp quốc tế quy đinh rằng cưỡng chiếm không mang lại chủ quyền. Điều đó có nghĩa là thằng Tàu dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa năm 1974 không có nghĩa là nó cứ nằm ở đó 50 năm là đương nhiên nó có chủ quyền như nhiều người lầm tưởng. Nó có ở đấy 100 năm thì luật pháp quốc tế cũng không công nhận chủ quyền của nó. Còn nếu bây giờ đưa ra những tuyên bố với khẳng định của Việt Nam về chủ quyền Hoàng Sa thì vô thiên lủng, tôi không mất thì giờ dẫn ra ở đây làm gì.
Thằng Campuchia nó muốn kiện về Phú Quốc thì đấy là một khả năng về lý thuyết, nhưng sở dĩ nó không làm vì vô vọng. Còn chuyện Champa thì bạn nhầm chủ đề rồi, vì chúng ta đang thảo luận liên quan đến Công ước luật biển, ếch dính gì tới đất liền!
- Về dẫn chứng thì tôi nói với bạn thế này: nó không chỉ liên quan đến ý thức của dân chúng mà còn cả của lãnh đạo trong từng thời điểm lịch sử nữa. Và do hoàn cảnh lịch sử của hai nước nên phải nói rằng, cả hai phía đều vấp phải những sai lầm, hớ hênh mà bây giờ có dằn dỗi, trách móc thì có mà đến Tết Congo cũng chưa xong! Nên tôi mới nói rằng đưa ra những bằng chứng thì cả mình và Tàu nó cũng có, chứ đừng có tưởng bở rằng chỉ có mình mới có.
Việc đâm đơn kiện để nâng cao ý thức dân chúng của bạn là một ý hay
Tôi nói như vậy bạn rõ rồi chứ hay vẫn giống dư luận viên?

16:33 Friday,13.6.2014

Đăng bởi:  candid

Tiếp đến bạn có thể giải thích cho mình về vấn đề bạn nói ở tòa án La Hay có 4 thẩm phán người Trung Quốc liên quan đến biển đảo được không? Thẩm phán ấy là thẩm phán nào, tên họ? Cách thức chỉ định cho thẩm phán của tòa án công lý quốc tế.
Theo mình được biết danh sách 15 vị thẩm phán của Tòa án công lý Quốc tế hiện nay như sau:
Current Members


President

Peter Tomka   (Slovakia)

Vice-President

Bernardo Sepúlveda-Amor   (Mexico)

Judges

Hisashi Owada     (Japan)
Ronny Abraham     (France)
Kenneth Keith     (New Zealand)
Mohamed Bennouna     (Morocco)
Leonid Skotnikov     (Russian Federation)
Antônio Augusto Cançado Trindade     (Brazil)
Abdulqawi Ahmed Yusuf     (Somalia)
Christopher Greenwood     (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland)
Xue Hanqin     (China)
Joan E. Donoghue     (United States of America)
Giorgio Gaja     (Italy)
Julia Sebutinde     (Uganda)
Dalveer Bhandari     (India)

Registrar

Philippe Couvreur    (Belgium)

Trong đấy chỉ có 1 vị là người Trung Quốc.


15:36 Friday,13.6.2014

Đăng bởi:  Tư Vạn

Bóp Quả Cam viết rất thực tế. Tôi đồng ý với bạn rằng trong ngắn hạn chúng ta không có giải pháp mạnh nào cả. Ði kiện hay khai hỏa đều không phải là giải pháp. Tình thế hiện nay không có chọn lựa nào đẹp cho ta. Nhưng tôi không thích kiểu bạn nói như là các tủ lạnh đã làm hết khả năng.
Bạn bỏ qua một vấn đề lớn, đó là tại sao chúng ta bị rơi vào tình thế hiện nay?
Về kinh tế thì què quặt và phụ thuộc Tàu. Về ngọai giao thì chỉ dám to mồm trong nhà mà ra đường thì nhát. Quân sự thì khỏi bàn, muốn bắn cũng chả có tiền mua tên lửa mà bắn. Ðồng minh chiến lược thì không có. Mình có la làng bọn quốc tế cũng phần lớn cau mày vì nó sợ Tàu chứ chả phải vì nó quý ta gì cả, lắm thằng rung đùi “để hai thằng cộng sản ðánh nhau chết cho rồi”. Ðến nghĩ việc đi kiện tranh lý thôi mà cũng chả nắm được phần thắng.
Nếu muốn tồn tại một cách ngẩng đầu ở cạnh Tàu, phải thóat ra tình thế đó. Chỉ có thay đổi căn cơ chứ không có giải pháp mì ăn liền được. Lỡ rơi xuống giếng thì phải trèo lên đã, chứ nằm dưới giếng thì mơ tưởng múa võ gì được.
Các đòi hỏi thay đổi thể chế là tiếp cận theo hướng đó. Thay đổi thể chế không phải là câu trả lời cho giàn khoan 981 mà là để Việt NAm phát triển và thay đổi tương quan lực lượng lâu dài giữa Việt và Trung. Không phải để chống Trung Quốc, mà là để đủ mạnh để Trung Quốc tôn trọng và chấp nhận cùng sống hòa bình với Việt Nam.

14:10 Friday,13.6.2014

Đăng bởi:  candid

Thôi thì rảnh rỗi chiều theo ý admin để chọn ra một điểm trong số bài của bạn Bóp Quả Camđể trao đổi vậy:
Vấn đề bạn cho là không khởi kiện vì blah blah blah mình xin phản biện như sau.
Thứ nhất kiện chưa chắc Trung Quốc đã theo kiện, dẫn chứng thì có việc Phi khởi kiện để tham chiếu. 
Thứ hai, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa đến nay 40 năm rồi. Trong thời gian đấy VN đã có những động thái gì để khẳng định về mặt chủ quyền về HS với quốc tế. Có thời hạn nào cho việc khởi kiện này không? 50 năm, 100 năm? Nói nôm na một tí giống việc hai nhà hàng xóm ở cạnh nhau tự nhiên 1 nhà đưa ra tòa kiện việc 50 năm trước nhà bên cạnh cướp của mình cái chuồng gà. Đương nhiên người ta sẽ hỏi sao 50 năm trước anh không kiện, suốt 50 năm không kiện, người biết rõ sự việc thì chết rồi.
Còn nếu nói không có thời hạn nào cho việc kiện như thế này thì giả sử bây giờ Campuchia khởi kiện Việt Nam về quần đảo Phú Quốc (việc này cũng không phải viển vông khi Sam Rainsy hiện nay luôn dùng quân bài này để kích động dân chúng). Hay xa xưa tí nữa hậu duệ nhà Chế kiện đòi lãnh thổ xưa của Chămpa. Có tòa án nào chấp nhận xử không? 
Thứ 3 nói đến việc dẫn chứng, thì nó liên quan đến việc ý thức của dân chúng, đến gần đây việc TQ chiếm HS mới được chính thức công nhận trên các văn bản chính thống. Hệ quả là có cả sách giáo khoa in ra để bây giờ TQ nó dùng làm bằng chứng. 
Nếu bây giờ ta thiếu bằng chứng, không đâm đơn khởi kiện để dân chúng có ý thức (việc sưu tầm bản đồ cổ cũng là dân tự phát làm trong vài năm gần đây) thì đợi đến bao giờ?
 

8:13 Friday,13.6.2014

Đăng bởi:  Trần Hoà

Bạn Thỏ thân mến! Quả thực tôi chẳng muốn tranh luận một chút nào nữa. Tuy nhiên, cũng phải nói cho rõ để bạn có thể hiểu kỹ hơn.
1. Trong bài viết đầu tiên của tôi, phần "có kiện TQ hay không" tôi đã viết rất rõ "tác giả (xin lỗi Admin - Soi, tôi cứ nghĩ Admin là tác giả bài viết) có chỗ đúng và có chỗ sai, tôi chỉ thảo luận về phần mà mình nghĩ là chưa chính xác", mời bạn đọc lại.
2. Quan điểm của tác gúa trong bài viết về phần này đúng là không trực tiếp nói ra "không nên kiện TQ" nhg với các luận cứ đưa ra là: Tàu ko chịu hầu toà, bằng chứng lịch sử Tàu nhiều hơn ta, công hàm PVD làm ta há miệng mắc quai, toà chỉ có tác dụng đưa ra phán quyết, có người Tàu làm thẩm phán. Với những luận điểm như vậy thì một người bình thường cũng có thể suy diễn là "không nên kiện" hoặc ít ra là "có kiện cũng không giải quyết vấn đề gì", phải không?
Đây là comment cuối cùng của tôi về vấn đề này, rất mong bạn thông cảm. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu trao đổi thêm thì có thể email cho tôi tại địa chỉ: tranvhoa@hotmail.com.

7:18 Friday,13.6.2014

Đăng bởi:  admin

Gửi các bạn: Soi nghĩ là một bài đưa lên là một quan điểm. Các bạn cứ việc nêu quan điểm của các bạn, cho dù có trái ngược với quan điểm bài viết, nhưng không nên công kích, chụp mũ, suy đoán động cơ, vừa không mang lại kiến thức gì, vừa mất thì giờ người đọc.
Thí dụ bài này chủ về tránh chiến tranh đến mức tối đa, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ bạn bè, đồng minh (tương lai) là việc đi sau... Thế nên bạn nào quan niệm chủ chiến, đặt liên minh lên hàng đầu, hay ra tòa là tiên quyết..., thì các bạn cứ viết cái ý của các bạn, không nên song song đó vừa nói mỉa một câu, suy luận động cơ người viết một câu, đọc chán ốm.


Những cmt như thế, từ nay Soi sẽ không đưa lên nữa.


 


5:16 Friday,13.6.2014

Đăng bởi:  Lan Man

Qua bài viết này thì tất cả những ai hay xem tin, đọc báo, đọc blog, facebook... đều hiểu được ý đằng sau của bài là gì, nhằm vào mục đích gì. Còn SOI đăng thì chưa hẳn là ủng hộ mà là đưa ra để dư luận thấy thôi. Tui thấy 1 vài bạn tranh luận ở đây và cả tác giả hơi chủ quan về người khác đấy hế hế hế... mọi người không phải dân đen bị nhồi sọ như thời mấy chục năm trước đâu nên nói khéo mấy vưỡn lộ các bạn ợ

4:55 Friday,13.6.2014

Đăng bởi:  MNMBL

@ Ái Hoa: Dư luận viên là gì? bạn thử định nghĩa giùm. Hễ nói những điều sau thì sẽ là dư luận viên hả?- chống Tàu nhưng đừng manh động
- bình tĩnh, càng trì hoãn khỏi đổ máu càng tốt
- đừng quá ỷ lại vào các liên minh chưa thành hình
- một khi có chiến tranh thì sẽ chiến đến nơi đến chốn
Nói những điều ấy là dư luận viên hả Ái Hoa?
 

23:11 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  ái hoa

Lâu nay SOI bàn chuyện văn chương nghệ thuật cũng học hỏi được chút ít. Nay nhảy vô bàn thời sự mới hay SOi trường kỳ mai phục cũng vào loại dư luận viên có số má! Bravo!

14:48 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  Thỏ

@Trần Hòa: tôi thấy phần bác thảo luận về chuyện kiện Trung Quốc với tác giả của bài viết đó giống như nắm tay đấm vào cánh cửa đã mở ấy, vì tác giả có nói là không kiện Trung Quốc đâu hả bác? Bác có thể đọc kỹ lại văn bản rồi hãy nên đưa ra ý kiến phản bác hay đồng thuận.
Tôi cũng đồng ý với bác là chuyện kiện Trung Quốc sẽ tạo cho Việt Nam một chứng cứ pháp lý về chủ quyền, ấy là nếu như tòa phán quyết có lợi cho Việt Nam, cũng là điều bác không chắc chắn. Còn nếu như tòa nó phán quyết không có lợi cho Việt Nam thì không hề đơn giản như bác nói theo kiểu êm tai là sẽ không có gì thay đổi đâu bác. Đâu có chuyện đơn giản như kiện lấy miếng đất mấy chục mét vuông. Nó sẽ kéo theo những hệ lụy vô cùng lớn, mà ngay sau đó là Trường Sa, mảnh đất Tổ quốc mà chúng ta hiện đang chiếm giữ nhiều điểm đảo nhất. Rồi những bước đấu tranh tiếp theo sẽ khó khăn thế nào nếu tòa phán quyết không có lợi cho VN?
Chính vì thế mà tôi đồng ý với tác giả là phải rất thận trọng, dù chúng ta sẽ phải xúc tiến chuẩn bị kiện. Còn kiện như thế nào, vào bao giờ, ở tòa nào, chắc không phải chuyện của tôi với bác quyết được.
Hẳn nhiên là nếu tiến hành kiện Trung Quóc thì Việt Nam sẽ phải tham khảo hồ sơ kiện của Philippines rồi, đến đứa trẻ con nó cũng phải biết như vậy. Nhưng tôi không rõ là cho đến nay, bác có hiểu là Philippines họ kiện cái gì, còn Việt Nam, nếu kiện Trung Quốc, thì có khả năng sẽ kiện về cái gì, có giống Philippines hay không? Bác có thể giả thích giùm được không?
Một điểm nữa là Thỏ tôi cũng không rõ là bác có nắm được chuyện Trung Quốc năm 2006 nó bảo lưu một số điều trong Công ước biển 1982, theo đó loại bỏ một số điều tranh chấp tại tòa không?
Dĩ nhiên thằng Tàu là thằng ăn cướp, nên có bao giờ thằng ăn cướp lại muốn ra tòa không? Nhưng chắc bác cũng biết thừa rồi đấy, với vô vàn các ví dụ về những phiên tòa ở các nước, thằng ăn cướp, thậm chí giết người, bị đưa ra tòa mà nó có luật sư giỏi, thiếu chứng cứ đủ mạnh, nó vẫn trắng án như thường.
Chốt lại, tôi nghĩ chuyện lãnh thổ, chủ quyền là chuyện trọng đại của cả dân tộc, mỗi người góp một ý là trách nhiệm của công dân. Có điều là những ý kiến góp ý nên dựa trên những sở cứ, lập luận vững chắc và được trình bày với một thái độ bình tĩnh, khoa học. Sự hung hăng, nói lấy được chỉ làm cho chúng ta giống mấy thằng Tàu thôi.

13:55 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  Bóp Quả Cam

@BH: bác đưa ra 3 điểm nghi ngờ, tôi xin lần lượt trả lời vào từng luận điểm của bác.
1- Việc ai "cuống" lên sợ mất CNXH là cách nói kiểu cảm tính, bởi điều đó khó phân định rạch ròi, do bản thân khái niệm "cuống" đã mang ý nghĩa cảm tính, nói kiểu thế nào cũng được. Chỉ biết rằng ở thời điểm cuối thập niên 89 ấy, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều có nhu cầu dựa vào nhau để tồn tại (tôi không hề nói Việt Nam không có nhu cầu nhé, còn chuyện đó đúng hay sai là thuộc một phạm trù khác, ngoài phạm vi thảo luận ở đây). Bác dẫn tài liệu Hồi ký của Trần Quang Cơ ra như là một nguồn "hé mở bí mật", chắc với hy vọng rằng đa số người đọc lười sẽ không mất thời gian đi tìm tài liệu gốc và sẽ dễ tin vào luận điểm của bác. Để tôi làm hộ bác việc đó nhé. Chính trong Hồi ký Trần Quang Cơ đã chỉ ra rất rõ rằng từ một năm trước khi có Hội nghị Thành Đô, trong cuộc gặp với Tổng bí thư ĐCS Lào Cayson Phomvihan đi thăm Trung Quốc tháng 10-1989, thời gian kéo dài 70 phút thì Đặng Tiểu Bình dành 60 phút để nói về quan hệ Việt-Trung. Trong 60 phút đó, ngoài thời gian dành để chửi bới Việt Nam, qua Kayson, Đặng bắn tín hiệu "mong muốn bình thường hóa quan hệ Viêt-Trung trước khi ông ta nghỉ hưu"(sic) Đây là một điểm rất quan trọng vì chắc bác cũng như nhiều người biết rõ vai trò của Đặng trên chính trường Tàu ở thời điểm đó là thế nào rồi. Như vậy bác thấy đã rõ chưa?
2- Về hai cái hiệp định ký với Tàu
Bác tỏ vẻ diễu cợt về tác dụng của hai cái hiệp định ấy với an ninh và hòa bình của Việt Nam; đây là thái độ không có gì mới của những người ngồi nhà bàn chuyện thiên hạ và mặc sức chê bai những gì mà người ta đã đổ bao công sức và cả máu ra để có được một tuyến biên giới tương đối bình yên trong mấy chục năm qua, để bác và có thể con cái của bác bình an sống và làm việc. Tôi cứ giả sử với bác như thế này: bác ở cạnh nhà một thằng du côn, nó khỏe gấp 10 bác, giàu gấp 20 bác. Nhà bác với nó tranh giành một mảnh đất giữa hai nhà, đã nhiều phen đánh nhau đổ máu mũi, hai bên suốt ngày mang dao búa ra dọa nhau, không thể sống yên ổn được. Phường thì không làm trọng tài phân xử, hàng xóm không can thiệp. Sau một thời gian đàm phán, hai bên phân chia ranh giới, tạo lập một không khí bình yên. Dĩ nhiên, con cái bác bảo, toàn bộ mảnh đất ấy là của nhà mình, sao lại nhường cho nhà nó; con cái nhà nó bảo: mảnh đất ấy toàn bộ của mình, sao lại lấy có một nửa? Theo ý bác, nhà bác với nhà nó sẽ chạy đến chỗ nào để phân xử, LHQ chăng?
3-Về chuyện tướng Thanh thì tôi không phải người trong cuộc biết nhiều chuyện nên không dám quá lạm bàn, nhưng chuyện tướng Thanh gặp Thường Vạn Toàn thì báo ta cũng đưa tin, cần gì phải báo Trung Cộng đưa thì bác mới "tiết lộ" cho mọi người biết hả bác? Tôi có thể cung cấp cho bác đường link của báo ta và những thông tin đưa có gì bí mật đâu? Còn đối sách của ông ấy, trả lời Thường Vạn Toàn hay phải thanh minh thanh nga với bác thì đấy cũng là chuyện của ông ấy, mà sao bác bắt ông ấy phải nói theo ý bác được hả bác?

13:54 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  Trần Hoà

@Thỏ: rất tiếc tôi không phải luật sư nên không thể nói rằng "chắc chắn chúng ta sẽ thắng", đó là việc của mấy ông nhà nghề. Cái tôi muốn nói là chúng ta cần có quyết tâm khởi kiện để có chứng lý hợp pháp quyền sở hữu thuộc về chúng ta. Chúng ta có thể tham khảo hồ sơ và đề nghị Phil trợ giúp thủ tục khởi kiện vì Phil khởi kiện mà thằng Tàu không dám cùng tranh tụng đó thôi. Bạn có thể đặt lại câu hỏi "thế nếu chúng ta thua thì sao?". Xin trả lời là nếu thua thì tình hình cũng vẫn chỉ như hiện nay thôi, tàu của bọn Tàu hiên ngang đi lại trước mũi chúng ta, ngư dân ta đánh cá bị chúng đâm chìm tàu, gây thương tích thậm trí chết người trong khi CS biển và quân đội chính quy chỉ có thể ngồi nhìn, vẫn thế mà. Ngày xưa ta làm cách mạng cũng với phương châm "nếu mất thì chỉ mất xiềng xích, còn nếu được thì có tất cả" mà.
Còn nữa, bạn viết của tôi hơi dài nhg nếu chú ý thì sẽ thấy là từng phần là nhận xét cho từng phần bài viết của tác giả Soi (đấy là Mod đã cắt bớt 1 phần bài viết của tôi rồi đấy, hihi)

13:37 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  Phúc Bồ

@ Mai Ngoc: Có vẻ bạn không hiểu ý mình nhỉ? Bạn hỏi liệu phe ta trước kia có biết là Tàu sẽ di chuyển dàn khoan không, mình bảo là có, biết là nó đóng giàn khoan từ lâu, nó đi lừ đừ trên vùng biển nó, nhưng phải đợi đến khi nó bước vào vùng lãnh hải của ta (mà nó đang tranh chấp) vào ngày 2. 5 vừa qua, thì ta mới được quyền phản đối, cho tàu ra ngăn cản nó. Chứ ý mình không phải bảo hiện giờ nó đang đậu trên biển nó nhé. Biển nó thì bọn mình làm quái gì phải mất công sôi sùng sục thế này :-)
Ai cha, nói chuyện trên Soi vất vả thật, không được như trên FB, nhỉ? Thôi mình rút về ao nhà...

13:21 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  admin

Đề nghị các bạn khi thảo luận thì nên tập trung vào những bằng chứng, lập luận của bản thân, chứ không đưa ra được cái gì mới, chỉ quanh đi quẩn lại bảo người này là dư luận viên, người kia là thân Trung..., thì e đến Hoa Nam Tình Báo Cục cũng không thể không phì cười.


11:35 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  Bóp Quả Cam

@ Candid: Cười mỉm vì thấy bác trả lời bác Thỏ so sánh chuyện đi kiện Trung Quốc giống như Brazil đá với Croatia, không biết thắng thua thế nào! Việc liên quan đến lãnh thổ cương vực bờ cõi mà bác tính như như chuyện đá bóng thì bác nên đi ngắm tranh ngắm hoa là phải rồi.
Còn về chuyện nửa cái bánh mì thì tôi cũng xin thưa với bác là có nhiều người (chắc giống bác), cứ chìa ra cục đất sét rồi bảo đấy là bánh mì mới ghê cơ, chứ làm gì có nửa cái bánh mì. Cái thói độc quyền sự thật với quả quyết rằng chỉ mình mới yêu nước nhờ chém gió chỉ có ở những người cầm tinh con giả vờ thôi bác à.
Chúc bác xem tranh dzui dzẻ.

11:20 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  BH

Chưa bàn những chuyện khác (có chỗ đúng ...) có ba điểm khác sự thật quá:
- hội nghị Thành Đô không phải Trung cộng chủ động mời VN. Chính các ông Linh, Mười, ... cuống lên sợ mất CNXH nên mới cầu hòa với Bắc kinh (hồi kí của cựu thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ đã hé lộ một phần sự thật này);
- Việc kí hiệp định biên giới trên bộ và hiệp định phân vịnh Băc bộ là "thành công" của Hà Nội ư?!;
 - Chẳng phải ông Phùng Quang Thanh đã gặp bộ trưởng quốc phòng Trung cộng ở Mianma sao? (chính đài báo Trung cộng đã kể lại Th.V. Toàn đã "răn dạy" VN ra sao (!) mà ông Thanh có hé ra lời phản bác, hay ít nhất là thanh minh, nào đâu! 
Chưa hiểu người viết bài trên thật sự biết và nghĩ như thế nào!

11:03 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  Ivan Tung

Vào trang Soi đọc bài thì rất thú vị, nhưng mình nhận thấy, trong nhiều bài, các comment còn thú vị hơn. Nhiều bác không đọc phần 1, nhảy qua phần 2 chém vù vù. Thực ra thì vụ cắm giàn khoan này bọn nó đã dự định cách đây vài năm, thăm dò tung tóe rồi, chỉ có nhân dân là bất ngờ chứ các bác ở trên có gì đâu mà ngạc nhiên. Một tỷ đô chúng nó đâu phải muốn cắm là cắm được.
Cho nên trong bài này, bác Bóp Quả Cam chỉ cung cấp cho mọi người một góc nhìn rõ ràng hơn, chứ thông tin thì có gì đâu mà mật với kín, ai quan tâm tình hình biển Đông từ trước tới nay đều biết hết cả. Chỉ có ai bị bất ngờ, giật mình thì mới hoảng lên thôi.
Cho nên các bác cứ lo hoàn thành công việc, trách nhiệm của mình, còn việc của Nhà nước thì Nhà nước sẽ có người lo, trừ khi các bác là đại diện nhà nước thật. Như nhà thơ Tố Hữu nói: Nếu là con chim, chiếc lá, thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Còn là chim công, hạc, cò, gà, cút hay quạ, lá rau, lá khoai, lá dứa hay lá ngón thì tùy các bác.

10:54 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  admin

@ Mai Ngoc: Soi không đưa cmt của bạn lên. Bạn nên tranh luận một cách có văn hóa. Nếu có lý lẽ gì thì hẵng tham gia, chứ khi đuối lý lại vào chửi bậy bạ thì không nên.


 

10:32 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  candid

Ai biết thì sẽ biết thôi. :D
Còn thì cũng đành để thời gian đi đọc bài bạn Pha Lê, ngắm tranh vậy.

10:14 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Candid nói những chỗ lập lờ một nửa là sao mình không hiểu, chỉ thấy bạn rất lập lờ :-)))

10:10 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  candid

@bác Thỏ: thắng thua thì còn chưa biết vì đến brasin đá với croatia còn chả biết nữa là. Nhưng có 1 cái bọn TQ rất muốn tránh là việc Quốc tế hóa chuyện Hoàng Sa, đưa ra tòa thì làm được điều đấy.

10:08 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  candid

Tất nhiên không quan trọng chuyện cái mũ, nhưng có 1 chuyện quan trọng là chuyện cái bánh mì, nửa cái bánh mì thì là bánh mì nhưng nửa cái gì đấy lại không phải là sự thật.
Trong bài này cái lập lờ một nửa nhiều lắm ví dụ đồng đẳng, hay là ví dụ chuyện công hàm 1958, ví dụ chuyện kiện tòa quốc tế nhưng mà thôi, mất công làm gì vì đọc lên cũng bùi tai như bác nào đấy comment. :D
 

9:51 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  Thỏ

Bác Trần Hòa nói có vẻ rất hay, nhưng không có bất cứ một cái gì mới so với những gì vẫn đọc hà rầm trên mạng. Mà bác có vẻ bẻ queo ý của tác giả bài viết đó ở phần kiện ra tòa vì tôi đọc lại, thấy tác giả nói rằng việc kiện ra tòa là một ý hay, chỉ có điều là phải chuẩn bị cẩn thận thôi mà.
Phần bác diễn giải khá dài dòng, tôi chỉ xin hỏi bác duy nhất một câu thôi nhé, bác hãy trả lời thẳng vào câu hỏi: bác có chắc chắn rằng nếu Việt Nam đưa ra tòa kiện thì sẽ thắng không và nếu bác nói chắc thắng thì đâu là cơ sở cho nhận định đó của bác?

9:25 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  Trần Hoà

Soi (hay Sói) thân mến, tình cờ đọc được bài viết này trên blog có uy tín khác, vội vàng tìm đến nguồn để đọc chính thức. Nhớ không nhầm thì có một chuyện ngụ ngôn nói về con sói đến nhà con thỏ (hay con chuột gì gì đấy) để "gửi 1 cái chân", cái này chắc Soi cũng đọc rồi. Tình hình cái 981 này cũng thế thôi, Tàu nó có ý định "gửi 1 cái giàn khoan". Theo Soi thì ta chả làm được gì cả, không liên minh, không chiến tranh, không kiện, chỉ la toáng lên phải không?


Tình hình thực tế cho thấy rằng việc "la toáng lên" không ăn thua gì cả, hơn 1 tháng rồi. Tệ nữa, do ta chỉ la toáng lên nên thằng Tàu đang tiếp tục đóng thêm 1 cái 982 với mục đích rõ ràng là làm như cái 981 kìa. Tệ nữa nữa là do ta chỉ la toáng lên nên cái 981 này đang chạy dọc theo bờ biển (nằm hoàn toàn trong lãnh hải) nước ta kìa.
Và Soi cũng chưa hoàn toàn đúng trong chuyện xác định tác dụng của các cuộc hội thảo, họp mặt đâu. Cái gì cũng có bước khởi đầu của nó, năm xưa ông Hồ 19 tuổi, không thấy có tương lai gì, cha làm quan bị bãi nhiệm với cái án trên đầu, dạy học cũng không ăn thua nên mới trốn xuống tàu biển để sang "mẫu quốc" tìm việc; ấy thế mà mấy mươi năm sau người ta nói ông "đi tìm đường cứu nước" đấy thôi.
Việc thiết lập liên minh, Soi cũng cho thấy tầm nhìn khá đơn giản. Việc quá khứ không thể ứng dụng cho hiện tại và tương lai được, Soi lấy ví dụ Phi rồi VNCH nhưng Soi có nghĩ là Mỹ sẽ đứng yên nếu Tàu bắt nạt Nhật hay Hàn Quốc không? Cái quan trọng trong liên minh là thật tâm chơi và chịu chứ ông cứ đu dây thì ai mà dám chơi với ông.
Về việc kiện thằng Tàu ra toà quốc tế thì Soi nó đúng và sai. Cái đúng không cần nhắc đến nữa chỉ nói cái sai thôi nhé. Cái sai của Soi là việc cho rằng "cái Tòa đó chả có hiệu lực chế tài gì". Ta kiện Tàu không phải là để mong muốn toà đòi lại những phần đã mất hộ ta, mà là để có một chứng lý hợp pháp nói là "phần đảo, lãnh hải đó là của ta" bây giờ ta yếu, chưa đòi được thì con cháu chúng ta ngày sau sẽ đòi. Thằng Tàu chắc chắn không thích thú gì việc kiện và nó cũng sẽ không ra toà đối chứng; và như vậy là ta đã "thắng" rồi. Phần nói về mấy quan toà người Tàu của Soi lại càng đuối lý hơn. Nếu thằng Tàu nó "có" được người ủng hộ trong toà thì sao nó lại không dám ra tranh kiện với Phi???  Phần nói về trách nhiệm của "các vị lãnh tụ" thì ôi thôi, khỏi cần nói, cái này Soi ra đường hỏi một số người là biết ngay ý kiến đa số, mình không nhất thiết phải nói.
Vậy phải làm gì? mình nghĩ rằng ta một mặt tiếp tục để cảnh sát biển bám biển (nhưng nên để ngư dân ở nhà vì làm như hiện nay là đang đe doạ trực tiếp tới tính mạng của người dân). Một mặt mời quan sát viên quốc tế chính thức tới VN, đi cùng CS biển VN quan sát tình hình thực tế (Soi nên nhớ là đã có đoàn phóng viên nước ngoài đi quan sát nhưng hoàn toàn bí mật, bài viết của họ cũng không chính thức được đăng). Một mặt mời các cố vấn quân sự nước ngoài tới tham vấn, tham gia và tô chứccác cuộc tập trận trung để tăng tính linh hoạt và chủ động của quân đội chính quy. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải kiện thằng Tàu ra toà án quốc tế, nhất định phải kiện để xác định tính chính danh trên trường quốc tế.
Vài lời góp ý, mong Soi thông cảm!!!

7:57 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  Ghét những thằng lan man

@lanman: Tôi cho rằng tác giả bài này không nói đến những sai sót, yếu kém của Đảng và Chánh phủ không có nghĩa là những cái đó không tồn tại, chỉ có điều là trong gới hạn một bài viết, trong bối cảnh của đất nước đang cật lực chống Tàu, tác giả không dẫn ra mà thôi.
Còn mục đích của bài viết này tôi thấy cũng rõ đấy chứ, là làm cho người dân bớt cảm thấy hoang mang trước thằng Tàu khủng; và để cho những thằng ngu như lan man không nói bậy bạ chỉ để rối thêm ra. Quá rõ.

6:11 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  BùiThanh Lâm

Cảm ơn tác giả. Ít khi được đọc một bài bình luận tuy dài mà hấp dẫn thế này. Người viết chắc hẳn phải là người đang trong bộ máy mới tổng hợp được thung dung như nói về những thứ trong nhà.
Tôi nghĩ mãi về đoạn: "trong tuyên bố của Chu Ân Lai mà ta công nhận, tiếng Tàu có ghi rõ tên cả Tây Sa, lẫn Nam Sa, tức Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng trong bản tiếng Anh công bố với thế giới Tàu nó lại không ghi tên mấy cái đảo này mới kinh chứ!", bọn Tàu thâm hiểm quá, vào những năm ấy mà chúng nó đã nghĩ xa thế.

1:58 Thursday,12.6.2014

Đăng bởi:  lanman

Túm lại ý của bài là thuyết phục cho dân đen ta thấy đảng và chánh phủ tuyền làm đúng trở lên thui, đừng có nghi ngờ, iu cầu, phản đối giề nhóe. Đã có đảng và NN rùi. Nhưng viết bùi tai đấy hố hố...

23:08 Wednesday,11.6.2014

Đăng bởi:  kaloxo

Tác giả nói chung chung quá, chỉ là tổng hợp thông tin rồi kể lại

21:32 Wednesday,11.6.2014

Đăng bởi:  MNMBL

Bạn Mai Ngoc này có vấn đề về đọc hiểu rồi. Đi ngủ đê!

21:28 Wednesday,11.6.2014

Đăng bởi:  mai ngoc

@Phuc bo: Ớ, nói như Phuc thì dư luận hóa ra vô duyên quá nhỉ, vậy tức là nó cắm dàn khoan bên đất nó sao? Thế thì chẳng có gì phải bàn cãi, xong phim. Tối nay chắc ngủ ngon hơn rồi, không lo nó hút dầu của ta nữa, đất của nó thì nó làm gì mặc xác. 
Nhưng mà Phuc có nhầm không đấy? Khẳng định một câu xem nào, HS của ta hay của nó?

21:08 Wednesday,11.6.2014

Đăng bởi:  Bóp Quả Cam

@Mai Ngọc:
Chuyện Philippines bị thiệt thòi không phải do ông Tổng thống Phi lên tiếng bạn à, mà chắc chắn là do Philippines xung đột với Tàu ở bãi cạn Scarborough với niềm tin rằng Mỹ nó sẽ can thiệp giúp mình; đến khi đụng trận, Mỹ tuyên bố không thuộc phạm vi bảo vệ của nó, Phi trơ khấc ra một mình và bị Tàu nó trả đũa.
Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là những nước nhỏ bị hiếp đáp, để hưởng lợi ích kinh tế thì phải ngậm miệng, mà một điển hình rõ rành rành chính là Việt Nam ta bây giờ. Bạn không thấy từ ngày Tàu nó đặt giàn khoan, Việt Nam la toáng lên trên khắp thế giới như thế nào à?
Có vẻ như bạn (và nhiều người giống bạn) có một quan điểm rất... "hay ho", ấy là ai to mồm hơn thì yêu nước hơn. Nhiều người lại có cả sự "độc quyền (cách thức) yêu nước", đôi khi rất thiếu tỉnh táo, chỉ biết nương theo cảm tính, tình cảm (dù đó là tình cảm thiêng liêng, đáng quý), rồi kêu gọi đánh nhau trên.. máy, (đám cư dân mạng quá khích của Trung Quốc bây giờ cũng thế đấy).
Dù ở thời chống Pháp hay ở thời bây giờ, tôi không theo phe  chủ hòa hay chủ chiến mà tôi chỉ theo duy nhất phe bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống của người dân một cách điềm tĩnh và cương quyết (khi tới lúc).
Cảm ơn bạn đã đọc bài và thảo luận.

21:05 Wednesday,11.6.2014

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Mai Ngọc dễ thương quá, nói chuyện cắm giàn khoan rồi hút dầu mang về thắp đơn giản như... con ong đi hút mật vậy :-). Thêm nữa, chiến tranh là chiến tranh, là đổ máu nổ súng dội bom, chứ chỉ chiếm lĩnh thông tin, áp đảo thông tin mà gọi là chiến tranh thì e rằng chỉ có giữa... các cặp vợ chồng.
Việc Trung Quốc đóng giàn khoan là ta biết chứ bạn, biết là nó đi đâu nữa, nhưng khi nó còn đang di chuyển trên lãnh hải của nó thì ta đâu được quyền tuyên bố về nó, đợi đến khi nó bước sang hải phận ta, ta mới có thể phản đối nó được. Hệt như với nhà hàng xóm, nó còn đái bên luống cải nhà nó thì ta còn chưa thể nói gì, nhưng khi nó ghếch chân lên hàng rào và đái ướt dậu mùng tơi ta trồng thì khi đó ta mới được quyền tuyên bố Mai Ngọc nhé.

20:39 Wednesday,11.6.2014

Đăng bởi:  mai ngoc

@Phuc bo: nhưng mà bây giờ nó không nổ súng mà nó chỉ hút dầu dưới biển thôi. Nó đã triển khai chiến lược mới, còn mình thì vẫn dùng chiến lược cũ. Tất nhiên tôi chả thích gì súng đạn, tất cả đều là bài cũ tôi mang ra xào lại thôi. Tôi không hiểu VN có biết trước TQ sẽ cắm dàn khoan hay không, chắc kế hoạch này phải được chuẩn bị lâu và cũng không thể quá bí mật. Bây giờ người ta đánh nhau bằng chiếm lĩnh thông tin, chứ nổ súng pằng pằng thì hơi quê mùa nhỉ.

20:22 Wednesday,11.6.2014

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Khi nào Tàu nó nổ súng, gây chiến tranh với mình thì ắt sẽ "chiến tới hơi thở cuối cùng", còn bây giờ nó đang lừa cho mình nổ súng trước, có dại dột mới hừng hực như... Mai Ngọc :-). Thích đổ máu thì cũng phải nghĩ một tí là máu của ai, máu con trai của các bà mẹ nào, để mà trì hoãn được việc nổ súng lúc nào thì trì hoãn chứ bạn.

20:07 Wednesday,11.6.2014

Đăng bởi:  mai ngoc

@BQC: ừ, thì tôi nhầm một tí giữa TT và TT, nhưng đại khái là người đứng đầu đất nước. Còn chuyện Philippines bị thiệt nọ kia thì cũng khó nói ngay lập tức và cũng không có bằng chứng nào cho thấy đó là do ảnh hưởng trực tiếp từ việc ông TT lên án TQ. Nếu quy kết như thế chẳng hóa ra các nước nhỏ phải ngậm miệng khi bị hiếp đáp chỉ để hưởng lợi ích kinh tế sao. Nếu nói vậy ta việc gì phải đánh Pháp đánh Mỹ nhỉ, chấp nhận họ thì giờ chắc ta  giàu to chứ chả đến nỗi thế này.
Tôi chỉ lạ cái sự tiền hậu bất nhất, lúc nói này lúc nói khác, lúc bảo phải chiến đấu vì Tổ quốc đến hơi thở cuối cùng, lúc thì để đất đai tổ tiên bị người ta cướp dần dần mà vẫn phải coi kẻ thù là người trong gia đình. Người dân đã quen với khí thế giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, bây giờ lại học bài mới nên chưa biết phải ứng xử ra sao, thế thôi. Mà cái không khí này làm tôi nhớ lại thời Pháp đánh VN, cũng chia làm phái chủ hòa phái chủ chiến. Nếu BQC mà ở thời đó chắc vào phái chủ hòa ấy nhỉ, hỏi thật đấy.

18:59 Wednesday,11.6.2014

Đăng bởi:  Bóp Quả Cam

@Mai Ngọc: Thứ nhất là Philippines không có chức danh Thủ tướng mà chỉ có Tổng thống thôi bạn à!
Còn dĩ nhiên khi đã kiện ra tòa thì Tổng thống họ lên tiếng là phải rồi (nhưng cũng tiết lộ cho bạn một điều là đích thân Tổng thống của họ than thở rằng chả có ai đứng cùng đấu tranh với họ; trong vụ này, Philippines thiệt đơn thiệt kép, nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề, tòa có xử cũng chả mang lại được lợi ích cụ thể nào vì thằng Tàu nó không chịu ra, mà bãi Scarborough vẫn bị thằng Tàu nó khống chế, có đòi được đâu).
Thứ hai là về chuyện đồng đẳng trong ngoại giao là tôi phân tích về mặt nguyên tắc, còn tùy theo từng trường hợp cụ thể mà vận dụng và chả có lý do gì khiến lập luận của tôi không chấp nhận được!
Theo như tôi hiểu thì nguyên tắc ngoại giao của ta là không bao giờ đóng sập cửa, cắt đứt mọi khả năng đàm phán, trừ khi đã nổ súng chơi nhau sát ván.
Tôi nghĩ bạn và những người tương tự như bạn không chịu khó đọc báo giấy mà chỉ đọc báo mạng, nên mới đưa ra kết luận là mấy ông Tổng, ông Chánh không lên tiếng. Trong những tin tiếp khách nước ngoài được đăng công khai trên báo, tất cả các ông ấy đều đã lên tiếng về Hải Dương 981 cả rồi.
Còn khi lên tiếng chính thức với phía bên kia theo ý muốn của các bạn thì tôi nghĩ chỉ cần thiết khi kêu gọi tổng động viên hay tuyên chiến thôi, mà đó lại là chuyện khác. Bạn có đồng ý không?

18:28 Wednesday,11.6.2014

Đăng bởi:  Bóp Quả Cam

@Candid: Việc chụp mũ "dư luận viên" hay không "dư luận viên" chả có ký lô gì đối với tôi bạn à :-) Tất cả tùy thuộc vào góc nhìn của từng người, vào quan niệm thế nào là "dư luận viên", là nói khách quan, nói lạc quan... trước một tình thế của đất nước.  

17:38 Wednesday,11.6.2014

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Thành Uy ui: đến 20. 5 tướng Tàu Vạn Toàn mới nói chính thức về giàn khoan chó chết này, khi đó thì mình cũng có người đồng cấp nói thẳng về việc này. Còn những lời trách móc là trách lúc giàn khoan mới kéo vào, khi đó bọn Tàu chưa có thẳng nào nói trực tiếp về việc ấy bạn ạ.

17:23 Wednesday,11.6.2014

Đăng bởi:  Thành Uy

Bóp Quả Cam viết: cần phải nhớ rằng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc chưa hề công khai lên tiếng một câu nào về chuyện giàn khoan.
Thái độ Thường Vạn Toàn: Đặc biệt, trước yêu cầu chính đáng của Việt Nam về việc rút giàn khoan Hải Dương 981, ông Toàn cao giọng thách thức: Không phải ai đó muốn cản là cản được. Việt Nam đừng phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác thành đại sai lầm?!
nguồn: http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Vu-gian-khoan-981-Thuong-Van-Toan-lai-buong-loi-thach-thuc-post144823.gd

15:33 Wednesday,11.6.2014

Đăng bởi:  candid

Mình thì rất ghét chụp mũ nhưng thú thực đọc những bài như này chỉ sợ thiên hạ chụp mũ cho người viết là dư luận viên. :D

14:37 Wednesday,11.6.2014

Đăng bởi:  mai ngoc

Cái vụ lên tiếng đồng cấp đồng đẳng gì đó nghe có vẻ hợp lý nhưng lại không thuận trong vụ này. Chả nhẽ phải đợi thủ tướng hay đại tướng TQ lên tiếng chúng tôi đặt dàn khoan vào biển này nhé thì đồng cấp của ta mới lên tiếng? Có mà đến mùa quít tây nhỉ. Mà người ta nghĩ người ta đang đặt ở nước người ta, việc gì người ta phải lên tiếng chứ. Còn như ta là bị xâm phạm vùng chủ quyền, thì ta lên tiếng trước là điều tất nhiên. Và chỉ có các vị lãnh đạo mới lên tiếng trên đàn quốc tế được, chứ thử hỏi bác bóp quả cam có đến tận Shang ri la mà lên tiếng được hay không? Vậy lập luận của bác về đồng cấp là không chấp nhận được trong vụ này. Thử nhìn sang Philippines xem, thủ tướng của họ lên tiếng từ lâu rồi.

Còn bác khen khẩu khí của ông Thanh thì cũng nên xem lại. Cái này nhiều người bảo là miệng hùm gan sứa đấy, khẩu hình thì nổ vang vang nhưng nhưng khẩu dung thì khá xịt, nhất lại đoạn nói đóng cửa bảo nhau với chả cùng một gia đình, nói thế thì quốc tế nào người ta muốn can thiệp nữa. Ông bố đánh ông con thừa sống thiếu chết người ta cũng mặc kệ. Ông con mặt mày sưng húp mà vẫn muốn giữ thể diện!

22:38 Tuesday,10.6.2014

Đăng bởi:  Minh Nhật

Em rất thích bài viết của bác! Mở mang đầu óc mà không nặng nề, hài hước nhưng không rườm rà, sáo rỗng. Cảm ơn bác!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả