Nghệ sĩ Việt Nam

Từ Huyền tích... - sự thất vọng hiển nhiên

TỪ HUYỀN TÍCH ĐẾN THỰC TẠI Triển lãm mỹ thuật 15 – 25. 9. 2010 Vietart Center 42 Yết Kiêu Mới nghe cái tên của triển lãm đã thực sự tò mò, càng tò mò gấp bội khi đọc những dòng thông điệp: “Thăng Long -Hà Nội một chặng đường vinh quang hào hùng Bên cạnh […]

Ý kiến - Thảo luận

1:50 Friday,7.11.2014

Đăng bởi:  D.AP

"Mai Xuân Oanh" chứ không phải Mai Xuân "Oánh"
"Phạm Bình Chương" chứ không phải Phạm "Đình" Chương nhé :)

22:25 Wednesday,16.7.2014

Đăng bởi:  Alan pham

Không biết bạn Mỹ Ngọc suy nghĩ gì !!! nếu là người chuyên nghiệp thì không nên làm triển lãm hoành tráng như thế này....rất đồng tình với người xem hà nội... 1000 năm thăng long đi qua, nhưng soi còn ở lại... và hôm nay tớ mới được mở mắt.

15:00 Saturday,18.12.2010

Đăng bởi:  hoc tro

Người xem Hà Nội ơi, bạn nói rằng các thầy bận bịu dạy dỗ học trò chúng tôi mà không có thời gian sáng tác là oan cho chúng tôi lắm lắm. Ví dụ như bạn mà may mắn được là sinh viên thì sẽ thấy thầy như một phù thủy với công lực cao siêu. Lâu lâu mới thấy thầy xuất hiện một lần, bạn chưa kịp cúi chào thì đã không thấy thầy đâu.

23:15 Saturday,9.10.2010

Đăng bởi:  Hà Gia

Ơ tại sao cái anh SOI này lại gỡ bài “Từ huyền tích…- sự thất vọng hiển nhiên” khỏi trang web nhỉ? Có sức ép nào chăng? Đọc các ý kiến thảo luận, thấy cũng nghiêm túc đấy chứ, nhiều ý kiến nên chuyển cho lãnh đạo Bộ Văn hoá biết mà dùng người. Ông Lê Anh Vân tu nghiệp ở Ý, hồi đó được đi “tư bản” là của độc đấy! Bởi ông là con rể Hiệu trưởng TĐT. Được biết ông Vân chỉ đi học đại học thôi, thế mà về khai là Phó tiến sĩ (tư bản làm quái gì có phó tiến sĩ). Vì là “phó tiến sĩ” cho nên ông mới được phong hàm phó giáo sư. Hay phết! Khi ông Vân lên làm Hiệu trưởng, ai cũng tưởng thể nào cũng đưa Ngọc Long, chủ nhiệm khoa hội họa, lên Hiệu phó. Nhưng không. Thay vì 2 hiệu phó như cũ, hiện ĐH Mỹ Thuật chỉ có một hiệu phó là ông Vũ chả biết gì về chuyên môn, ông Vân cố tình thế để dễ thâu tóm toàn bộ, không phải chia sẻ quyền lực với ai. Ông Vân làm thủ thuật để chỉ đề nghị có mình ông được phong Nhà giáo nhân dân. Cái gì ông cũng được. Sinh viên Đại học Mỹ thuật giờ sướng lắm, suốt ngày được ngửi mùi tiệc cưới, thơm nức không vẽ nổi, đang giờ học ơi ới gọi nhau ra xem cô dâu chú rể, nhà Bảo tàng cũng đem cho thuê đám cưới. Ôi ĐHMT, hik hik…

14:01 Thursday,7.10.2010

Đăng bởi:  Thổ Mộc

Nhân ý kiến của bạn Hà Văn Đông, tôi xin thêm vài điều mà mình biết rõ và cũng là tâm tư của nhiều sinh viên Đại học Mỹ thuật VN. Trước tiên là chuyện làm thầy. Mọi người thử tính xem bây giờ trong số các thầy cô ở trường, có bao nhiêu đã thành tác giả?- đếm trên đầu ngón tay không đủ. Thày trẻ Lê Quý Tông, thày trung niên Lê Thông, Đào Châu Hải vừa rời bỏ trường, xin thôi việc. Bạn Hà Văn Đông nói không sai, các thày giờ thích nói chuyện ô tô đẳng cấp nào hơn là chuyện sáng tác trau dồi chuyên môn. Cách đây khoảng 5 năm, trong số sinh viên tốt nghiệp có Ngô Văn Sắc đỗ thủ khoa, chuyên môn rất khá. Nhưng người được giữ lại làm giảng viên không phải là Ngô Văn Sắc mà là Lê Trần Hậu Anh, con trai của Hiệu trưởng Lê Anh Vân. Thời gian đã chứng rõ ai mới là người tài thực sự. Ngô Văn Sắc nay đã là tác giả, đã có tranh đem đi triển lãm cá nhân ở nhiều nước, tranh đã bán được giá vài chục nghìn USD. Trong khi Lê Trần Hậu Anh vẫn loay hoay với cái máy quay video art và photo ảnh rồi lười biếng bôi phết màu lên thành tranh. Sau khi con trai đã thành giảng viên đại học, Hiệu trưởng lại đưa tiếp cháu ruột của mình là Lê Anh Tuấn vào làm thầy - một sinh viên tốt nghiệp “thường thường bậc trung”. Thầy như vậy thì làm sao có triển lãm đẹp, làm sao có trò giỏi? Người ta đã biến một trung tâm nghệ thuật danh giá của đất nước thành gia sản của cá nhân mình!
Lo lắm thay!
Từ Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2005, thầy Lê Anh Vân được mời làm chủ trì việc chọn mua tranh cho Bảo tàng Mỹ thuật lưu giữ (tức là chọn những tranh đại diện cho nền mỹ thuật nước nhà). Bao nhiêu tranh đẹp thầy bỏ qua, nhưng lại chọn tranh của bố vợ, vợ, con trai, và dĩ nhiên cả thầy.
Lo lắm thay!
Nghệ thuật sơn mài được coi là “quốc hồn quốc túy” của hội hoạ VN, đã ra đời, phát triển, là tâm huyết của bao thế hệ thầy trò từ Cao đẳng Đông Dương đến Cao đẳng Mỹ thuật rồi Đại học Mỹ thuật VN, và là niềm hãnh diện của giới hoạ sĩ. Nhưng tiếc rằng từ khi thầy Lê Anh Vân lên làm Hiệu trưởng, chuyên khoa Sơn mài teo tóp lại, Xưởng sơn mài bị dẹp đi, thay vào đó là xưởng in đồ hoạ, chiều ý phu nhân Hiệu trưởng là Chủ nhiệm khoa đồ họa. Sinh viên làm sơn mài phải chui rúc vào xó xỉnh tối tăm, xách từng xô nước một. ĐH Mỹ thuật giờ có gì để khoe đây? Số lượng thí sinh thí vào giảm tới 4/5 như Hà Văn Đông cho biết, cho thấy uy tín của trường giảm sút lắm rồi.
Lo lắm thay!
Góp ý cho trường, trong một buổi diễn đàn nghệ thuật trên VTV, bạn Hùng, một cựu sinh viên của trường, nói rằng chương trình dạy của ĐHMT từ Cao dẳng Đông Dương đến nay vẫn không thay đổi, ý muốn nói đến sự trì trệ, lạc hậu của trương trong công tác đào tạo. Ngay sau đó, dùng diễn đàn của báo Thời Nay, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật và Nhiếp ảnh, phê bạn Hùng là không biết nhớ ơn thầy đã dạy mình. Thử hỏi đâu là dân chủ phát biểu, tự do ý kiến? Vì sao ông Vi Kiến Thành lại nhanh nhảu bênh ĐHMT đến vậy, phải chăng ông quá “yêu” ngôi trường? Hay đơn giản chỉ vì ông đã đưa được con gái vào học tại trường, đang là sinh viên khoa lý luận. Vả lại, ông Vi Kiến Thành theo tôi về chuyên môn mỹ thuật còn non lắm, chỉ được đào tạo qua loa ở trường sân khấu điện ảnh, thế mà lên đến chức Cục trưởng.
Lo lắm thay!

13:03 Tuesday,5.10.2010

Đăng bởi:  Hà Văn Đông

Tôi đọc bài "Từ huyền tích...- sự thất vọng hiển nhiên" hơi muộn, do vừa đây mới được giới hoạ sĩ kháo nhau. Ý kiến thảo luận bênh che, đồng tình, phản đối rôm ra phết. Bài của Người xem Hà Nội sở dĩ được giới quan tâm là vì nó đã đụng đến một trung tâm nghệ thuật đầy uy tín là Trường đại học Mỹ thuật việt nam. Tiếng tăm của Cao đẳng Đông Dương đã được các thế hệ thày trò Đại học Mỹ thuật Hà Nội duy giữ, làm nên tên tuổi của bao bậc anh tài, khiến danh tiếng của cái "lò" nghệ thuật này thật đáng ngưỡng mộ. Tiếc thay dăm bảy năm lại nay, sự suy giảm về mọi phương diện của Trường ngày càng lồ lộ, số lượng thí sinh dự thi vào trượng tụt thảm hại; nếu trước đây mỗi năm gần nghìn bạn đăng ký thi, để chọn ra có khoảng 50 sinh viên, thì năm học 2010-2011 này chỉ còn hơn 200 thí sinh thi vào, mà số lượng tuyển lại tăng gần gấp đôi. Một trong những lý do đó là sản phẩm đầu ra có phần kém chất lượng. Người xem Hà Nội lý giải tranh của các thây yếu là vì "Hay tại các thầy quá bận bịu việc dạy dỗ sinh viên mà không còn thời gian để làm tác phẩm". Không phải đâu. Rất ít thầy còn chịu vẽ bởi sự lười nhác. Các thầy bận bịu thi thố nhau xem xe ô tô của ai xịn hơn; thầy giỏi sơn mài thì đi dạy cơ bản cho sinh viên năm nhất; thầy kém sơn mài đi hướng dẫn sinh viên năm cuối làm tranh sơn mài tốt nghiệp. Ngôi trường be bé về mặt quy mô này mà cả gia đình thầy hiệu trường chiếm lĩnh những vị trí quan trọng: chồng Hiệu trưởng; vợ Chủ nhiệm khoa Đồ hoạ; con trai sắp đề bạt Chủ nhiệm khoa Video Art; cháu ruột hiệu trưởng là giảng viên... Bao nhiêu danh hiệu thầy Hiệu trưởng lĩnh hết. Tranh của thầy bao nhiêu năm quanh đi quẩn lại chỉ có Chiến luỹ; cùng một tranh hai lần đem đi dự giải, may mắn đều đạt. Thầy không vẽ thì dạy sinh viên thế nào? Triển lãm Từ huyền tích... chẳng qua muốn làm cái gì đó để ăn theo Đại lễ 1.000 năm, các thầy vẽ vội vàng cho có, ắt dẫn đến sự thất vọng hiển nhiên.

20:09 Wednesday,29.9.2010

Đăng bởi:  nguyen bi

Tôi không hay lên Soi xem. Đuợc bạn bè rỉ tai về bài viết của Ngọc, tò mò tôi tìm bài viết khởi đầu, các bài viết khác và một số bình luận tôi thấy:
Bài viết Từ huyền tích...- Sự thất vọng hiển hiên sẽ đuợc nếu bạn chỉ dừng lại ở việc phân tích và chê... Tất nhiên, không đẹp thì chê là lẽ dĩ nhiên nhưng bạn hơi mang xu huớng xúc phạm...
vd: ..."Hay tại các thầy quá bận bịu việc dạy dỗ sinh viên mà không còn thời gian để làm tác phẩm."
"...của một tay nhiếp ảnh hạng hai": nói câu này là có ý gì???
"... Họ cố tình vặn vẹo, uốn éo... và được cho thế là giống cổ, là truyền thống."
- Khi tôi xem tranh, tôi cũng không thích. Thất vọng ư??... Vâng... Nếu tôi bỏ thời gian của mình đi xem một cuộc triển lãm không chất luợng. Nhưng bài viết của bạn khi tôi đọc xong cũng không cảm thấy thoải mái, nếu không muốn nói là cũng có cảm giác như bị đấm. Bạn Ngọc lại là nguời trong cuộc, nổi đóa cũng là lẽ dễ hiểu... Về bài của Ngọc, tôi sẽ bình luận bên kia.

22:14 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em có ý kiến là chúng em không nhất trí với thầy HNH vì thầy bảo là "Triển lãm tốt hay không thì những người đến xem sẽ cảm nhận được rồi", nếu thế thì người phê bình làm gì có việc ạ, thế thì những người không có thời gian hoặc không ở Hà Nội cũng cần biết thông tin triển lãm thì sao ạ? Thấy HNH còn bảo "Ở Việt Nam ta chê tức là moi móc nhằm ý xấu hoặc mang thù hằn cá nhân nào đó, ít khi mang tính xây dựng." thì chúng em nghĩ là thầy hơi nóng quá ạ?

21:40 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  ImiSocrates

HNH nói hay! Chê thì gọi là "đánh", thế khen thì gọi là "hôn" hả? Viết bài chê tức là thù hằn cá nhân. Tức đổi lại viết bài khen là ưu ái cá nhân hả? Đi xem mà định viết bài thì chụp ảnh, thế thì tốt hơn hay tệ hơn với tư cách người viết, về đến nhà không nhớ tranh nào ra tranh nào? Bắt tay thầy hiệu trưởng rồi vẫn viết bài thì tốt hơn hay là lỡ hôn chân hiệu trưởng rồi thì không viết nữa?

21:09 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  HNH

"Hãy gọi nước là nước, đất là đất.. đúng như bản chất của nó, không nên bàn tán lái vấn đề hay bình luận sang hướng khác để rồi nước không còn là nứơc, đất chẳng là đất"... Triển lãm tốt hay không thì những người đến xem sẽ cảm nhận được rồi. Ở Việt Nam ta chê tức là moi móc nhằm ý xấu hoặc mang thù hằn cá nhân nào đó, ít khi mang tính xây dựng. Tôi thầm nghĩ Người Hà Nội viết bài này đã đến xem triển lãm, có dụng ý chụp ảnh... viết bài. Thế Người Hà Nội hôm khai mạc đã gặp thày Hiệu trưởng trường Mỹ thuật mà trao đổi về triển lãm chưa? Hay cười cười nói nói vẻ thân tình rồi về tìm cách "đánh" sau lưng. Tôi thấy Người Hà Nội không xây dựng.

16:38 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  admin

Nhu Thao ơi, thế thì phải đi xem nhanh, vì triển lãm đến 25 là hết. Soi không biết hết chiều hay hết sáng, chắc ăn thì bạn đi từ 24. Chúc vui.

16:31 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  Nguyen nhu thao

SOI ơi, mới đọc thông tin triển lãm trên Soi để biết ở đâu có gì mà đi xem, comment trên chỉ góp ý cách viết bài của tác giả không nên cảm tính quá, dẫn chứng trong bài về ý kiến những người có mặt cũng không mang tính chính xác. Còn tất nhiên sẽ đi xem để có nhận xét của riêng mình.

16:29 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em có ý kiến tiếp nữa là chúng em lại xin không nhất trí với cô Ngọc khi cô bảo là "Cũng thấy may là chỉ có họa sĩ mới hay có ý kiến, còn ca sĩ, người mẫu, diễn viên chẳng bao giờ thấy có ý kiến gì, hy vọng mỹ thuật mình phát triển nhanh hơn họ, giàu hơn họ (một điều có lẽ hơi không tưởng)". Bởi vì thứ nhất là không phải các nghệ sĩ ngành khác ít có ý kiến hơn bên hội họa đâu ạ, chúng em thấy bên các nhà văn nhà thơ, ca sĩ, kịch sĩ... cũng tranh luận với nhau lum xum trên báo - đài, trên mạng rất chi là hăng đấy ạ... họ còn có cả các câu lạc bộ fanclub lên mạng bảo vệ các thần tượng nữa, rất thú ạ (chúng em bùn là chẳng có fanclub nào cho họa sĩ nào cả ạ). Thứ hai nữa là chúng em lại thấy cô Ngọc còn mong cho các họa sĩ giàu thì rất là đúng thôi ạ (chúng em trong thâm tâm cũng thích có "nhìu xìn" nếu sau này bán được tranh mờ), nhưng cô lại mong giàu hơn các nghệ sĩ nghề khác thì là mà làm gì cơ ạ.

15:56 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  admin

Nguyen Nhu Thao ơi, nếu bạn thấy triển lãm này hay, bạn nên viết bài để phân tích cái hay, chứ không phải nói chung chung là nó hay, nó nhiều công sức... mà nó hay. Soi thà đăng những bài lộn xộn mà cụ thể vào việc, còn hơn đăng một bài toàn những mỹ từ không dùng được vào việc gì, ngoài việc bảo với nhau rằng, "Tôi mới viết một bài khen ông đấy!" Ngoài ra, Nhu Thao đọc bài này xong thấy tức, thấy bực, và viết cmt luôn về bài viết, tức bày tỏ chính kiến rõ ràng, thì sao lại cấm NXHN khi đi xem tranh thấy tức, thấy bực rồi về bày tỏ chính kiến của họ? Nếu bảo NXHN phải biết ơn người đã làm triển lãm để có cái cho mình xem, thế sao Nhu Thao không biết ơn NXHN đã mất công đánh máy và chụp ảnh để Nhu Thao biết là có triển lãm ấy? Soi chỉ cãi về mặt lập luận thôi, còn về đẹp hay xấu của triễn lãm này, xin các bạn cứ thoải mái tranh luận, Soi luôn sẵn đất. Về Vietart, bản thân Soi cũng gặp hai lần rồi, và nhiều người cũng gặp: trong thời gian có triển lãm, vào giờ hành chính, bật đèn cũng rất khó khăn. Nhưng Vietart vừa qua đã viết cmt lại, và chúng ta hãy tin rằng một phòng triển lãm trung tâm như thế, đẹp như thế, sẽ biết cách để vừa tiết kiệm được điện, mà tranh của họa sĩ không phải im lìm trong bóng tối. Đấy chính là tôn trọng họa sĩ.

15:50 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  Nguyen nhu thao

Xem bài viết này thực sự cho tôi cảm giác rất khó chịu, dù tôi chỉ là một người yêu nghệ thuật, thích đọc các tin tức về nghệ thuật. Từng câu từng chữ cho thấy người viết không mang đến thông điệp về tin tức triển lãm mà là những nỗi ấm ức cá nhân và không tôn trọng độc giả. Khi tôi vào xem tin tức, hay đi xem một cuộc triển lãm, bao giờ tôi cũng trân trọng người đã cho tôi thông tin hay người đã tổ chức ra cuộc triển lãm để tôi được đến xem, dù hay dù dở. Đọc gần hết bài thì cũng thấy tác giả khen một vài người tranh hay, ấn tượng...
Bất cứ khi xem một tác phẩm nào, tôi luôn luôn nghĩ nó là công sức và sáng tạo của người họa sĩ, nếu tôi thấy không thích nó, có thể là tôi không đồng cảm dược với họa sĩ mà thôi. Thực tế thì bất cứ một triển lãm cá nhân hay một nhóm, dù có tiền nhà nước hay là do tác giả tự bỏ tiền ra, khi xem đều thấy có cái mình thích và có cái chưa, hoặc không thích. Nhưng người thường thì sẽ thấy đó là chuyện thường chứ không ai đến mức viết ra những câu chữ lộn xộn mang đầy cảm tính. Những lời giới thiệu về triển lãm này được trích dẫn cho tôi thấy các tác giả rất tôn trọng triển lãm và người xem của họ, bởi họ đã giãi bày và chuẩn bị thông tin cho triển lãm một cách nghiêm túc. Bạn tác giả không nên hỏi một cách vu vơ mà không cần tới câu trả lời khi nhắc đến Vietart như trong bài viết, sao bạn không đến tận nơi để hỏi người có trách nhiệm và đưa ra cho độc giả một câu trả lời trước khi viết bài. Tôi vẫn thường đến xem các triển lãm ở Vietart và không cần hỏi, tôi vẫn biêt nếu có triển lãm Vietart sẽ bật đèn trong giờ làm việc của họ cho đến chiều muộn, hình như là tới 5h hoặc 5h30 gì đó. Soi cũng có cái hay là sân chơi cho mọi người post bài lên, nhưng có cái phản lại là những bài viết chưa đủ tầm là tin hoặc bài cũng bị đưa lên một cách dễ dãi, khiến người đọc đọc xong mệt và bực như vừa nhổ xong một luống cải nhưng cải lại bị sâu không ăn được.

15:36 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  Hoc-tro-nho

Em thấy họa sĩ Nguyễn Mỹ Ngọc rất "không được", đi chỉ trích bạn Tôi Vui Tính, ví bạn với con lợn. Họa sĩ sao mà... sợ thế. Họa sĩ nói muốn có môi trường phản biện tốt nhưng em thấy vừa mới bị chê họa sĩ đã mất hết bình tĩnh, xỉ vả lung tung, có còn là "người giáo viên nhân dân" không? Em nghĩ tranh thì có đẹp, có xấu, nếu họa sĩ Mỹ Ngọc thấy tranh mình không xấu là ổn rồi, chứ cãi nhau với người chê tranh có mà cãi cả đời, còn không thì chuyển sang làm gốm Bát Tràng cho an toàn, khỏi phải nghe chê.

14:33 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em có ý kiến là chúng em xin mạn phép các thầy các cô, lại tiếp tục bùn wá vì chúng em thấy cô Ngọc cứ bắt ép Người xem Hà Nội và những người khác khi nhận xét phải chỉ rõ cần thế này.. cần thế kia. Theo chúng em hiểu, các thầy các cô đã là những bậc cao thủ rồi ạ, Người xem Hà Nội chỉ cần điểm chỉ ngắn gọn những điểm chưa ổn là các thầy các cô hiểu rõ ngay mờ. Còn giả tỉ nếu như là lũ học trò chúng em còn dại còn dột cơ ạ, thì NXHN còn phải cầm tay cầm chân uốn nắn từng li từng tí chứ ạ. Nếu chúng em có ý kiến gì chưa phải xin các thầy các cô tha tội cho ạ.

14:18 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  Hoàng Nhật Minh

Tôi được biết chị Mỹ Ngọc là giảng viên của trường Mỹ thuật. Qua cmt của chị tôi thấy thật đáng lo cho lớp sinh viên trường ta, khi có những giảng viên mà lại dùng những lời hàng tôm hàng cá như trong cmt của chị. Cãi nhau về mỹ thuật thì không thấy đâu mà cuối cùng lại kháy nhau lôi shit với siếc ra. Chúng tôi muốn được đọc những thảo luận về nghề, người khen, kẻ chê, người trung gian công tâm, chứ không phải nghe những lời mát mẻ thế này. Chào chị.

14:12 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  A.N

Đọc cmt của bạn Ngọc, cảm thấy bạn cũng đồng ý với Người xem Hà Nội cái phần quan trọng nhất là chất lượng của triển lãm (cụ thể chỉ triển lãm này thôi). Không biết tôi nghĩ vậy có đúng không?

13:41 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  admin

Ôi Ngọc ơi, bạn viết không có dấu nên Soi sẽ phải gõ lại để đưa lên thành bài cho mọi người dễ theo dõi lập luận, để đây thì sẽ thiệt thòi lắm. Nhưng lần sau nhớ gõ có dấu hộ Soi với, từ hôm qua tới nay Soi đã phải gõ dấu cho quá chừng cmt rồi. Cảm ơn bạn.

13:40 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  ngoc

Tôi hy vọng được tranh luận nhiều, con người có tiến bộ, xã hội có tiến bộ là một xã hội biết phản biện, biết tranh luận, và cũng biết bảo vệ ý kiến của mình! Cũng thấy may là chỉ có họa sĩ mới hay có ý kiến, còn ca sĩ, người mẫu, diễn viên chẳng bao giờ thấy có ý kiến gì, hy vọng mỹ thuật mình phát triển nhanh hơn họ, giàu hơn họ (một điều có lẽ hơi không tưởng). Hai là tôi thích kiểu đấu võ mồm này hơn là chân tay vì tôi là phụ nữ, chân yếu tay mềm chẳng đánh được ai bào giờ :-)) nhưng tôi cũng sợ người đời người ta nói xây nhà cho bọn họa sĩ thì không cần xây nhà vệ sinh vì họa sĩ ăn xong rồi lại... vào mồm nhau!

13:27 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  ngoc

comment này tôi viết để dành riêng cho bạn Người xem Hà Nội, vì thấy giọng điệu của bạn hôm nay cũng thấy bớt đi chủ quan ban đầu rồi.
Để tôi phân tích lại từ đầu những cái mà "theo ý kiến cá nhân của tôi" được và chưa được trong bài viết của bạn nhé! (Tôi không đề cập đến vấn đề tranh của tôi ở đây nữa, như thế là đủ cho một bức tranh bé tí của tôi rồi.) Tôi sẽ phân tích từ đầu thế này: ngay từ cái đề từ cho bài viết, phần mở đầu bài phân tích và chê cái tên của triển lãm là quá to tác, có ý cái vỏ to mà chứa cái ruột nhỏ, tôi đồng ý với bạn ở điểm này. Tôi cũng thấy như vậy đấy, nhưng đấy chỉ là lỗi ở phần của người viết, đặt tên cho triển lãm, còn đó không phải là lỗi dành cho tất cả những họa sĩ tham gia triển lãm. (Ở đây bạn không nên đánh đồng, chụp cái mũ to đùng đậy lên toàn bộ mọi người). Vì đây cũng chỉ là một triển lãm trong suốt cả năm của các họa sĩ nhiệt tình vẽ, nhiệt tình tham gia các hoạt động nghệ thuật chung là tốt rồi, cho nên muốn phân tích, phê bình một cách có tính xây dựng là không phải chỉ có chê không thôi, mà thông qua đó người ta phải rút ra được cái gì (bạn phá là ở chỗ này đấy), đó là từ nay họa sĩ sẽ phải cẩn thận hơn, suy nghĩ thật kỹ trước khi đặt tên cho tác phẩm, cho triển lãm. Vì cái tên rất quan trọng, đặc biệt là tên tranh, tên triển lãm, vì nó như là một bản giải thích, một bản statement ngắn gọn nhất, góp phần cho người xem tiếp cận nhanh nhất đến tác phẩm. Vậy thôi, rất đơn giản, rất tích cực, vừa cho người khác hiểu vừa khiến cho người ta thay đổi nhận thức nhanh hơn là chỉ biết có phê phán.

Tiếp theo, khi bạn phân tích tranh của mọi người, từng bức, từng bức một, bạn nói đều có cái đúng, đó là mọi người trong triển lãm này đều có vẻ treo theo phong trào nên chất lượng chưa thật tốt. Nhưng đây cũng chỉ là một (vì mọi người chỉ treo một chiếc là phần lớn) trong rất nhiều bức tranh trong suốt quá trình sáng tác của họ từ trước tới nay, và còn cả sau này nữa. Bên cạnh đó họ còn tham gia triển lãm ở rất nhiều nơi, rất lâu trước đó, có những người đã triển lãm cá nhân rất nhiều và cũng đã khẳng định được tên tuổi từ trước khi bạn biết thế nào là cây bút vẽ (xin lỗi nếu như bạn lớn tuổi vì như thế thì thật thì thật tệ hại). Cho nên một bức tranh tại đây không thể là đại diện cho cả quá trình sáng tác của một họa sĩ hay đặc biệt hơn là không thể đại diện cho tư cách giáo viên của họ. Và cái không được của bạn, đó là bạn cũng đã lấy một câu chốt to tướng (họ sẽ dạy được ai?) để khẳng định cái tôi chủ quan của bạn và phủ định đi những cái được chung rất lớn ở đây.

Tôi đã phân tích xong bài viết của bạn (không đi vào chi tiết từng tranh vì tôi chưa được sự đồng ý của người khác để nói thay cho họ).

Còn bây giờ tôi sẽ nói một số vấn đề mà tôi suy nghĩ với tư cách là một sinh viên, một người đã học ở trường Mỹ thuật như bao nhiêu người khác, nổi tiếng có, không nổi tiếng có. Tôi có một chút ý kiến đối lại với một chút ý kiến phản đối. Tôi, một người bình thường, không phải con nhà nòi, không có năng khiếu trời ban, nhưng tôi là người biết "biết ơn". Tôi biết ơn những người đã dạy cho tôi cách cầm cái bút chì thế nào, cầm viên than thế nào cho đúng từ những lúc tôi chưa biết gì và cho đến bây giờ tôi (cho dù vẫn chưa biết gì) vẫn biết ơn tất cả những ai dạy tôi dù nhiều hay ít, dù giỏi hay kém, là thầy cô trong trường hay những họa sĩ đàn anh, đàn chị đi trước. "Nhất tự vi sư bán tự vi sư" (Không biết bạn Người xem Hà Nội có biết câu này không? Hay cô giáo tiểu học của bạn ngày xưa bị ngan dẫm chết nên chưa kịp dạy cho bạn :-), về điều này chắc tôi cũng phải biết ơn bạn lắm và phải gọi bạn là thầy, vì bạn đã dạy cho tôi biết thế nào là người vô ơn (không biết bạn có học Mỹ thuật khôgn? Nhưng nếu bạn học trường khác thì chắc chắn thầy cô giáo bạn chắc cũng phải xấu hổ lắm khi có người học sinh như bạn.)

Thôi không dài dòng cá nhân chủ nghĩa nữa, quay lại vấn đề các giáo viên trong trường đây có ai có nghề hay không thì xin mời bạn hãy vào trường, cùng tham gia học với phần đông sinh viên. Tôi là người đi học nghệ thuật, đến bây giờ vẫn học nghệ thuật và như những người khác đều thấy rằng học nghệ thuật ở trường lớp thầy cô chỉ là học kỹ thuật, kỹ năng trong sử dụng chất liệu, cách làm việc sao cho hiệu quả nhất, còn tiếp thu, thực hành ra sao là còn tùy thuộc vào mỗi người, vì học nghệ thuật không thể như học toán lý có đáp án sẵn, không theo là sai... Không phải vậy và cũng không thầy cô nào dạy như vậy, ép học sinh phải làm theo mình từng li từng tí như vậy, tất cả là do sinh viên, do họa sĩ phải tự học, phải tự khám phá trau dồi bản thân. không ai có thể dạy cho họa sĩ phải làm gì! Đó là điều bất di bất dịch, bởi trong mọi công việc đòi hỏi sự sáng tạo thì họa sĩ là một nghệ sĩ đơn độc nhất trên con đường nghệ thuật của mình. Không trường học nào tốt hơn là trường đời, nhưng không phải vì thế mà tôi coi thường thầy cô giáo của mình, có thầy giáo sáng tác rất ít và tôi cũng không thích tranh của thầy nhưng tôi vẫn tôn trọng thầy vì thầy đã truyền cảm hứng cho tôi, động viên tôi những lúc nản không muốn vẽ một tí nào. Tôi chỉ cần vậy ở một người thầy và tôi tôn trọng thầy cô của mình ở điểm đó! Vậy thôi xin hết. (Mặc dù nghe có vẻ hơi sến, tôi thích nhạc vàng mà :-))
Còn comment sau là tôi gửi cho bạn Tôi Vui Tính, đó là có bao giờ bạn thử viết ra suy nghĩ của mình được quá 10 dòng chưa hay những suy nghĩ của bạn lúc nào cũng ngắn tủn như cái đuôi cắm vào sau cái mông to đùng của con lợn!

12:33 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  Hunter

Sao dạo này lên Soi thích đọc comment hơn cả bài viết. hehe.

10:27 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  A.N

Xưa nay mình vẫn thắc mắc là làm sao dạy sáng tác tranh được nhỉ? Chỉ là dạy hình họa cho tốt thôi. Thêm một ít kỹ thuật cơ bản. Còn lại là khơi gợi cho sinh viên làm sao để vẽ tự do và thành thật nhất. Mà cái này có lẽ khó nhỉ :-), vì xem tranh thấy các thày cô thiếu nhất là cái đó :-)

23:33 Tuesday,21.9.2010

Đăng bởi:  ThuTrangGiap

Bạn Người Hà Nội hay nhỉ, bài viết rất tích cực và còn cho thấy bạn vẫn trong sáng quá, và ngây ngô :-). Bạn cũng thấy các triển lãm của các thầy thường vắng mà. Tớ cá là các thầy cố tình dở, xem đứa nào tỉnh táo, không bị hù dọa các kiểu, vẫn thấy hết những cái hạn chế của các thầy. Thế mới ghê chứ (đành rằng bất cập). Đấy, cũng là một cách giáo dục rồi.
Bạn gì ở trên ý kiến về tranh của Trần Hoàng Sơn- anh này ngày xưa đẹp trai phong độ, tớ thích mà không dám bộc lộ- cũng đúng với cái tranh và sẽ ok nếu đấy là một bài tập tranh xé dán của những người không học hay hiểu gì về hội họa. Cách hiểu tranh ảnh như cách đọc hiểu một tác phẩm minh họa, cũng không sao. Có điều, nếu ý tứ của tác giả như vậy thật thì sự lựa chọn hình thức truyền đạt của hoạ sĩ cũng như kết quả được nhìn thấy: nó hơi dễ dãi, hơi thô kệch, hơi nhức mắt và gần như xoàng xĩnh.
Tranh của Đỗ Minh Tâm, thà rằng vậy, duy mỹ thuần túy, thoải mái như là chính mình. Màu đẹp, bố cục an toàn. Thật là xưa nay cái sự (ít ra là gây cảm giác) chân thành xuất hiện ở đâu cũng dễ làm lay động...

23:27 Tuesday,21.9.2010

Đăng bởi:  tungvhoang

Lạ nhỉ ở VN các vị sao quan trọng chuyện giấu tên hay không giấu tên vậy? Chắc các vị chưa từng trải qua các cuộc trưng cầu dân ý thực sự dân chủ. Khi đó người ta không cần quan tâm tới tên người dân nào. Chỉ quan tâm tới bao nhiêu phần trăm đồng ý hay không đồng ý. Có lẽ các vị vẫn còn bị ảnh hưởng bởi lối nghĩ tất cả phải một chiều nên rất sợ những kẻ nói ngược. Thay vì thảo luận xem người ta nói sai hay nói đúng thì tránh né, nói toàn chuyện khác không thôi. Bắt nêu tên thật thì tôi lên diễn đàn này chưa từng thấy vị nào yêu cầu những người viết cmt KHEN phải nêu tên thật! Về bài viết này, tôi thấy tranh ông hiệu trưởng cũng đẹp đấy chớ, phải nói là kỹ thuật rất tốt. Nhưng còn bức vẽ lá cờ thì thực là tệ. Cũng vậy tranh của họa sĩ Mỹ Ngọc không đẹp nhưng đúng là làm rất kỹ. Tranh các thầy trong trường nhìn chung là buồn.

22:27 Tuesday,21.9.2010

Đăng bởi:  Trọng Hiền

Đọc bài, đọc những lời trao đổi tôi thấy toàn người quen, chỉ có bạn Ngọc và bạn Phạm Huy Thông là để chính tên mình còn lại giấu tên. Qua đây cho thấy mấy vị giấu tên kia cũng chẳng ra gì, nếu góp ý chân thành thì cứ để tên mình xem.

18:46 Tuesday,21.9.2010

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em có ý kiến là nhóm sắp đặt sơn màu đỏ của cô Hiền chúng em đã xem rồi, ở bảo tàng MT mới đây. Còn cái tranh Tứ đại đồng đường của thầy Hoàng Sơn mà Người Hà Nội bảo khó hiểu thì chúng em lại thấy dễ hiểu nhất ạ, vì nó quá gần gũi với tranh thủ công cắt dán mà chúng em hay làm. Nó có những hình tượng ám chỉ rất rõ mờ: Tổ quốc (cờ đỏ sao vàng) + Công giáo (chữ thập sau cờ đỏ sao vàng) + Phật giáo (cờ xí màu nhà chùa) + Phong kiến cổ hủ (cái khung sơn son thếp vàng). Em cũng không nhất trí với cô Mỹ Ngọc bảo Người Hà Nội phê bình không có tính xây dựng. Chúng em thấy NHN chỉ ra được cái xấu, cái dở thì chính là góp ý chân thành, thấy không đẹp mà cứ khen đại đi mới là để các thầy các cô mất cảnh giác, khen lấy được như thế mới là không xây dựng chứ ạ.

17:48 Tuesday,21.9.2010

Đăng bởi:  Người xem Hà Nội

Bạn Ngọc thân mến, đọc cmt của bạn tôi hiểu sự bực bội bạn dành cho bài viết, dù bạn có nói là bạn cảm ơn chân thành, tri âm tri kỷ gì đó. Nhưng phản ứng đó là đương nhiên và rất thật. Vượt lên khỏi phản ứng đó là chuyện lớn hơn. Bạn đã vượt ra khỏi phản ứng đó để bổ túc những chi tiết mà tôi đã đưa không đúng, thí dụ như triển lãm này là kinh phí mọi người tự lo với nhau... Cảm ơn bạn. Về câu hỏi của bạn, chắc bạn cũng thấy rằng trong bài tôi không hề đặt vấn đề nên có trường mỹ thuật hay không. Nếu đặt ra thì tôi điên mất rồi. Vẫn biết có những họa sĩ tự học, nhưng trường lớp bài bản bao giờ cũng là điều phải có chứ Ngọc. Vấn đề là có giáo viên giỏi, làm việc mẫu mực, thì sinh viên học được nhiều, từ kỹ thuật tới kỷ luật trong sáng tạo. Cái này chẳng cần "ní nuận" (như bạn giễu tôi) cũng trả lời được :-). Việc các thầy cô trong trường nghèo, theo tôi, cũng không liên quan gì tới việc đẹp xấu. Chẳng lẽ giàu mới vẽ đẹp, nghèo phải vẽ xấu hả bạn? Nếu thế thì bác Phái ắt phải vẽ xấu hơn cả các thầy rồi! Cuối cùng, tôi cứ thắc mắc thế này Ngọc ạ: bạn bảo tôi chỉ muốn phá. Tôi đã phá hỏng cái gì vậy Ngọc?

17:07 Tuesday,21.9.2010

Đăng bởi:  ngoc

Mình không muốn nói gì nhiều, mình chỉ muốn nói một lời cảm ơn chân thành đến những nhận xét rất đúng, rất hay, nhưng thiếu tính xây dựng của bạn Người xem Hà Nội (vì chả biết bạn là ai để mang quà đến tận nơi cảm ơn bạn đã góp ý). Ở đây không muốn bàn đến những vấn đề còn bất cập của cuộc triển lãm này như bạn nói, vì đó là bất cập chung của những triển lãm hiện nay, và nếu nói thì nói chắc mình phải làm đến đại biểu quốc hội thì mới nói đến vấn đề này được và cũng chỉ có nhà nước mới giải quyết được những điều bạn nói mà thôi! (Ở đây mình thấy những vấn đề, câu chữ bạn nói cũng đao to búa lớn, cũng đủ sức đe dọa những ai yếu bóng vía lắm! :-) Cho nên mình chỉ nói lời cảm ơn cá nhân của mình. Mình đồng ý với bạn ở nhiều điểm, nhiều nhận xét phải nói là rất chính xác của bạn về tranh của mình, và bạn là người có thể coi là người đồng cảm, tri âm tri kỷ với mình được rồi đấy, vì bạn hiểu được tất cả những gì mình muốn làm, muốn thể hiện ở đây! Chỉ có điều mình muốn thêm một chút vào bài viết xuất sắc của bạn một tí tẹo cái kết luận nhé, vì bạn diễn giải nhiều mà chưa kết luận gì cả! Đó là mình muốn nói những cái hay cái đẹp của thời trước đang bị thế hệ sau xâm chiếm, phô bày, sửa chữa, phục dựng một cách rất tỉa tót, cầu kỳ nhưng lại chồng chéo, manh mún, cứng nhắc, lố lăng..., cũng như bạn góp ý, sửa chữa, phê bình nhưng lại theo kiểu muốn phá hơn là muốn xây ý! :-). Thêm nữa mình muốn đính chính một số thông tin mà bạn chưa kịp tìm hiểu kỹ, đó là triển lãm không có kinh phí đầu tư của nhà nước như bạn nói, tất cả đều do họa sĩ tự lo. Hai là các thầy giáo, các cán bộ trong trường cũng phải lăn lộn kiếm sống, sáng tác, bán tranh, và có khi còn nghèo hơn cả họa sĩ tự do ở ngoài vì không thể sống bằng đồng lương công chức! Thứ ba, mình muốn hỏi bạn là nếu bây giờ không có trường đào tạo về mỹ thuật thì sẽ thế nào? Bạn học rộng biết nhiều, ăn nói "ní nuận" sắc sảo trả lời giúp mình nhé! Cuối cùng, dù sao mình cũng thấy vui vì tranh của mình được người khác để ý đến và bàn tán, còn hơn là chán chẳng muốn nói: -)

15:43 Tuesday,21.9.2010

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn bạn Trịnh Thông. Đã sửa lại như thông tin bạn giúp.

14:37 Tuesday,21.9.2010

Đăng bởi:  Trịnh Thông

Bạn Người xem Hà Nội viết rất "đanh đá" nhưng đúng và thú vị. Chỉ xin đính chính là ảnh hai người đứng chỗ ba bức ảnh của họa sĩ Thế Sơn thì người bên trái là họa sĩ Lê xuân Dũng (không phải là tác giả Thế Sơn). Riêng bộ ảnh của Trần Hậu Yên Thế trong triển lãm thì sao không thấy Người xem Hà Nội nhận xét gì. Tôi thấy đó cũng là một "Đại huyền tích" cả về ý tưởng, hình ảnh thị giác lẫn những lời diễn giải của tác giả. Các thông điệp của Trần Hậu Yên Thế loạn xạ mà giáo điều, ngây ngô đến dễ sợ giống như lời giấy thiệu "Đại hoành tráng" của ban tổ chức. Nếu thế này thì không cần đến sáng tác ra các tranh, tượng làm gì. Mỗi triển lãm chỉ cần treo một lời giới thiệu thật to, với các ngôn từ thật "Loảng xoảng" là xong. Thế là triển lãm thành công tốt đẹp và ghi thêm vào bảng thành tích vì sự nghiệp mỹ thuật Việt nam. Thời buổi kinh tế thị trường, với các nghệ sĩ tự do, có lẽ họ phải nai lưng vật lộn kiếm sống nên họ ăn thật, làm thật, còn các họa sĩ-công chức thì ăn thật lại làm... kiểu phong trào.

13:39 Tuesday,21.9.2010

Đăng bởi:  admin

Người xem Hà Nội thân mến, tự bạn cũng đã làm một việc không hay: dùng tên NXHN để thắc mắc về việc NXHN là ai!!! Hay thật đấy, phục thật đấy :-) Khi viết bài, người viết muốn đăng tên gì là quyền của người viết, cũng như bạn cmt muốn để tên gì là tùy bạn, trừ những từ tục tĩu hay "không nên để". Soi để ý thấy, người viết khi ký tên thật thì bị "đập" kiểu "Mày làm còn xấu thế mà mày nói ai!". Còn không ký tên thật thì lại bị vặn vẹo, "Mày che mặt thế mà mày nói ai?" Tập trung vào vấn đề mà bài viết, hơn là vào nhân thân đi bạn ạ.

13:33 Tuesday,21.9.2010

Đăng bởi:  Nguoi xem Hanoi

Tại sao người viết bài này không dám đăng tên mình lên nhỉ, mà lại để Người xem Hà nội, nói chính kiến của mình là tốt, chẳng ai cấm việc ý thích của mỗi người khác nhau, sao bài này không dám đăng tên vậy?

10:33 Tuesday,21.9.2010

Đăng bởi:  admin

Phạm Huy Thông ơi, comment sao mà thật lòng là được :-). Đến xem triển lãm đi. Và nếu thấy Người xem Hà Nội viết có gì khác bạn thì bạn viết bài nhé. Không có tiếng nói cao nhất và chung cục...

9:52 Tuesday,21.9.2010

Đăng bởi:  Pham Huy Thong

"Người xem Hà Nội" đanh đá quá, làm tớ tò mò, phải đi xem ngay mới được. (Soi ơi. Comment kiểu "like" :don’t like" thế này có được không?)

8:57 Tuesday,21.9.2010

Đăng bởi:  toi vui tinh

Bình luận hay quá. Soi vui tính thật.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả