Kiến trúc

Nhân có người nhắc tới căn nhà xanh ở Sài Gòn, nhớ tới tòa nhà MarkIs

Mấy hôm nay thấy có bạn nhắc tới công trình dân dụng của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, làm tôi nhớ tới một công trình cũng na ná thế và cũng có nét giống một công trình khác của Nghĩa, nhưng to hơn và ở Nhật – trung tâm thương mại MarkIs ở Yokohama. […]

Ý kiến - Thảo luận

8:59 Friday,15.8.2014

Đăng bởi:  luan

Không biết tác giả có phải là kts không? cách nhận thức về cái giống nhau của tác giả quả là có vấn đề. Cùng 1 mặt bằng nhưng có nhiều cách tổ chức khác nhau,cùng 1 vật liệu cũng có nhiều cách sử dụng khác nhau, cùng 1 măt đứng cũng có nhiều giải pháp khác nhau... tương tự như vậy cùng một ý tưởng xanh cũng sẽ có rất nhiều cách vận dụng khác nhau. Nói rằng VTN "giống" thì có vẻ "GATO" qúa.

17:43 Monday,11.8.2014

Đăng bởi:  SiêuNoob

Cái sự nhìn giống hay không, nhiều hay ít, phụ thuộc vào cảm nhận của từng cá nhân. Ý mình từ đầu là khi đánh giá sáng tạo hay không sáng tạo, như tác giả đang bàn, thì phải theo một quy tắc chặt chẽ, cẩn trọng hơn. Và phải vượt lên trên cái sự nhìn giống hay không giống đó. Điều này đặc biệt đúng với một công trình kiến trúc.

Còn nhìn giống nhau thì nhiều lắm Phúc Bồ, sản phẩm của Apple nó giống Braun, Yves S Laurent in cả tranh Mondrian lên váy chị em. Giống nhau cả mà.

17:24 Monday,11.8.2014

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Cả Siêu lẫn tớ đều chưa có vinh dự chui vào bên trong hai công trình, cho nên chúng ta bàn về sự giống nhau của mặt tiền thôi đã?

17:20 Monday,11.8.2014

Đăng bởi:  SiêuNoob

Ô kê, cố thêm tí cho lên phong trào nhé :). Ý của mình không phải là không bàn đến cái mặt tiền. Mà là không nên chỉ bàn cái mặt tiền nó "nhìn thế nào?", "có giống không?". Như thế nông quá; kiến trúc ai lại chỉ dừng ở mức đấy :). Hãy bàn xem "tại sao người ta làm cái mặt tiền nó như thế?", ở Markis nó nhằm mục đích gì? và ở nhà Nghĩa nó nhằm mục đích gì? Có giống nhau không.

Như mình đã nói từ đầu, sáng tạo là khi bạn có một cái đầu bài, và 1000 ông KTS khác, dù đã ngắm Markis, vẫn không nghĩ là có thể dùng ý tưởng của Markis để giải cái đầu bài ban đầu của bạn. Khi đó nó là sáng tạo bạn Phúc Bồ ạ :).

Còn thôi mình không bàn đến vụ "dịch" nữa. Để các cao thủ tiếng Anh xem xét thôi.

17:02 Monday,11.8.2014

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Siêu Noob ơi công trình nhà xanh của chú Nghĩa được khen đầu tiên ở cái mặt tiền, ăn tiền ở cái mặt tiền. Nói về bên trong thì làm sao lại giống cái MarkIS được hở Siêu vì như Siêu đã nói MarkIs là tòa nhà thế kia, đây là dân dụng. Căn nhà Nghĩa làm khi được gọi là "nhà xanh" là đã ca ngợi cái mặt tiền rồi chứ còn gì :-)
Tiếng Anh mình cũng có đọc rồi, mình thấy Siêu Noob cố tình gán đó là "dịch" thì không đúng. Mình thấy tác giả hiểu những lời khen của Segal cho tòa nhà chẳng có gì sai cả, cách diễn giải vì không phải là dịch nên Siêu Noob ép vào dich nghe kỳ.
Chuyện chính và sờ sờ là mặt tiền rất giống thì không bàn nhỉ.

16:31 Monday,11.8.2014

Đăng bởi:  SiêuNoob

Bạn Phúc Bồ, mình xin trở lại luận điểm chính của tác giả bài viết này. Nó thể hiện ở câu này của tác giả:

"...Tuy nhiên mọi thứ phải sòng phẳng, thí dụ như có thể khen là đẹp, là tiện nghi, là bền vững với môi trường, nhưng nếu khen là độc đáo, tính sáng tạo cao thì nên xem lại đó là công trình thuộc dạng làn đầu tiên nghĩ ra trên đời hay đã có người khác nghĩ trước và ta chỉ kế thừa."

Ở đây tác giả muốn phân tích xem công trình có thực sự là "độc đáo" và "có tính sáng tạo cao" thật không? Vậy trước khi trả lời câu hỏi này, ta phải biết bạn Nghĩa, và các fan của bạn ấy :), có khẳng định công trình của mình chỉ độc đáo, sáng tạo ở cái mặt tiền không thôi, hay là sự độc đáo/sáng tạo nó nằm sâu hơn cái mặt tiền đó, ở những thứ (công năng/thẩm mỹ) mà nó đem lại cho người sống trong nó.

Còn mấy câu tiếng Anh mình nói tác giả dịch sai, bạn Phúc Bồ cứ đọc kỹ lại nguyên bản, sẽ thấy sai thật đấy :).

10:46 Monday,11.8.2014

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Thêm là cái câu mà SiêuNoob cho là rất nhận xét rất quan trọng của Segal cho thấy định hướng khác nhau của hai công trình thì cũng chẳng liên quan gì đến việc mặt tiền hai công trình có những điểm giống nhau đến không thể chỗi cãi nổi, dù bên trong chúng chứa cái gì (cái thì chứa hơn 180 cửa hàng cửa hiệu, cái thì có một gia đình). Người ta đang nói đến sự giống nhau về hình thức sao lại cố tình đánh lạc hướng sang chuyện công năng?

10:37 Monday,11.8.2014

Đăng bởi:  Phúc Bồ

SieeuNoob có nhầm lẫn rồi, phần mà Siêu trích dẫn thì không phải phần dịch mà người viết chỉ tóm ý. Và cũng không ngược ý như Siêu nói đâu. Ngoài ra nói MarkIS là tòa nhà thương mại, nhà chú Nghĩa làm là nhà ở, suy ra Nghĩa có bắt chước thì vẫn là sáng tạo thì tôi thấy quá là... fan cuồng :-))

9:58 Monday,11.8.2014

Đăng bởi:  SiêuNoob

Mình xin phản biện lại bài này ở mấy điểm sau:

- Thứ nhất, ngay ở một câu gần đầu bài, tác giả có viết “…Vì nhà ở là công trình phục vụ trực tiếp cho con người, nên cái nào có lợi nhất thì người ta cũng nên áp dụng…” Như vậy tác giả rõ ràng ý thực được công trình của Nghĩa là nhà ở. Trong khi đó MARKis là một trung tâm thương mại cỡ lớn. Vậy liệu việc kế thừa (nếu có) ý tưởng của một trung tâm thương mại vào một công trình nhà ở có phải là sáng tạo hay không? Theo mình là có. Không có gì là mới dưới bầu trời cả, nhưng trong hàng nghìn KTS cùng nhìn ngắm MARKis, nếu chỉ có một ông nghĩ ra là có thể dùng ý tưởng đó vào công trình nhà ở, thì điều đó hội đủ điều kiện về tính sáng tạo rồi bạn Nguyên ạ.

- Ở trên là mình chỉ giả sử bạn Nghĩa có kế thừa ý tưởng mảng xanh từ MARKis vào “Stacking Green”. Còn nếu thực sự xem kỹ bài viết của Segal, thì sẽ rất khó để nói có điểm chung giữa MARKis và “Stacking Green” của Nghĩa. Nếu đọc bài của Segal, bạn sẽ thấy điểm nổi bật nhất của MARKis là hệ mái thép. Mục đích chính của hệ mái này, cũng như mảng cây trên mặt tiền, là để kết nối công trình với môi trường xanh xung quanh. Trong khi đó ở “Stacking Green”, hệ tường xanh của Nghĩa hướng tới những công năng hoàn toàn khác, mình không cần nhắc ở đây nhưng thiết nghĩ tác giả nên đọc kỹ để có sự so sánh/bình luận công bằng.

- Cuối cùng, phải nói có nhiều đoạn trong bài viết của Segal tác giả đã dịch rất ẩu. Mình liệt kê vài đoạn:

o Câu của Segal: “Mitsubishi, as a giant multinational corporation with literally hundreds of designers at it’s disposal, you might think their designs would be unoriginal and boring, but somehow they manage to stay fresh and creative with most of their projects”. Tác giả dịch gần như ngược nghĩa: “Theo Jeremy Segal, một nhiếp ảnh gia từng chụp ảnh khu MarkIs, Mitsubishi là đại công ty, muốn là có ngay hàng trăm nhà thiết kế; Tòa nhà này, có người chê là chán, nhưng Jeremy lại thấy thật ra có những điểm rất mạnh (và kín đáo)…”.

o Câu của Segal: “The exterior walls have styrofoam looking textured panelling on certain places which for me is a strange addition” cũng bị dịch ngược nghĩa thành “Mặt tiền tổ ong ở các mảng tưởng nhìn rất “chất””.

o Tác giả không dẫn một nhận xet quan trọng của Segal: “I think the overall idea was to cram as many businesses into the interior – over 180 – without making the building look like an out-of-place monstrosity, which they’ve successfully done”. Theo mình, đây là câu rất quan trọng nếu tác giả muốn so sánh MARKis với nhà xanh của Nghĩa. Vì nó cho thấy định hướng chính của MARKis (theo Segal) khác hoàn toàn với Stacking Green.

Đôi lời nhận xét của mình, hi vọng tác giả thận trọng hơn khi viết bài. Đặc biệt là khi quy kết lao động của một người khác.

21:52 Saturday,2.8.2014

Đăng bởi:  Daimon

@ Beelikeshoney: Võ Trọng Nghĩa được giải ở Nhật là về làm nhà gỗ, sao cho làm được 5 tầng. Bạn đưa link đó chẳng liên quan gì đến việc công trình dân dụng của Nghĩa khi anh đã về VN (được giải, được khen là độc đáo, sáng tạo) lại giống một công trình quan trọng của công ty kiến trúc thuộc Mitsubishi. Để mình sẽ tìm hiểu xem Nghĩa có tham gia dự án này không. Nếu Beelikeshoney cùng tìm thì tốt quá.

21:30 Saturday,2.8.2014

Đăng bởi:  Beelikeshoney

Mình cũng chỉ là dân ngoại đạo thôi. Nhưng tìm mãi trên mạng thì lấy được cái link này về thành tích của Võ Trọng Nghĩa trong thời gian ở Nhật. http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/72047/kts-vo-trong-nghia-va-nhung-giai-thuong-rieng-cho-sang-tao-vn.html.

21:05 Saturday,2.8.2014

Đăng bởi:  Daimon

Đây nhé Beelikeshoney thân yêu, trang 16 của tài liệu này nhé, khu thương mại MarkIs có kiến trúc sư là... một công ty của chính Mitsubishi, không nhắc gì đến anh Nghĩa nhà mình nhé.
http://www.minatomirai21.com/eng/pdf/info_vol084_english.pdf

17:47 Saturday,2.8.2014

Đăng bởi:  Phùng T

Nếu là real estate của Mitsubishi thì chắc chắn không phải kiến trúc sư tầm thường thiết kế rồi. Mà nếu là Mitsubishi ăn cắp ý tưởng của anh Nghĩa thì "anh Nghĩa & các bạn" chắc chắn đã làm ầm lên rồi, kiện vừa có tiếng, vừa có tiền chớ!
Khả năng ngược lại là cao hơn, đặc biệt như bạn Beelikeshoney đã tiết lộ một chi tiết quan trọng là anh Nghĩa có thời gian sống bên Nhật (nên mới có thì giờ lặn lội đến Yokohama xa xôi xem cái tòa nhà này chớ).
Thôi, trong vụ nhà xanh chỉ nên khen kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa là chăm chỉ và khôn ngoan thôi, chứ đừng khen là độc đáo nữa nha mấy bồ.

11:04 Saturday,2.8.2014

Đăng bởi:  Beelikeshoney

Theo mình thì cần thêm thông tin về tác giả của thiết kế này. Anh Nghĩa cũng từng có thời gian làm việc và đoạt các giải thưởng về thiết kế tại chính nước Nhật (theo mình nhớ không nhầm thì từ đầu những năm 2000).

Chuyện học hỏi từ thiết kế của nhau không phải hiếm! Chuyện copy cat cũng vậy! Nhưng cần có thêm thông tin nữa để kết luận! Nhất là khi chúng ta chỉ là người ngoài, không có thông tin gì hơn ngoài những điều người khác cho ta xem bạn Minh Dũng ạ!

7:49 Saturday,2.8.2014

Đăng bởi:  Minh Dũng

Đọc bài này, xem những bức hình tác giả chụp và cả ông nhiếp ảnh người Nhật chụp, thấy mảng xanh nhà anh Nghĩa, cái được khen nức nở, có vẻ hơi bị giống nhỉ???

Quạt của anh Nghĩa chắc lại hét toáng lên là bọn Nhật chôm ý tưởng của thầy mất thôi!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả