Gẫm & Bình

Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá...

Triển lãm: TIẾNG VỌNG TỪ THIÊN NHIÊN NHÓM HỌA SĨ LƯU ĐỘNG TẠI BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM Khai mạc: 17h ngày 11. 8. 2014 Địa điểm: tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội Thời gian: từ ngày 11. 8 đến 15. 8 , 2014 Trời mưa và […]

Ý kiến - Thảo luận

9:33 Wednesday,17.9.2014

Đăng bởi:  Đại Ngu

Các bạn trẻ hãy mở hết tài có thể; hãy nghe tất cả; không giận dữ , không buồn bực, không chán nản, không tung hô... .Tất cả mọi ý kiến sẽ cho các bạn cả một kho thông tin hữu ích để phân tích đánh giá so sánh và đi các bước tiếp theo. Cờ cao thấp không phân già trẻ, mọi tài năng không phải đợi có râu. Các bạn cứ tin ở chính mình. Sáng tạo ra Flappy bird lừng lẫy rồi lại tự gỡ xuống, không ai bắt anh ta cả và tác giả không phải là một ông cụ hay bà cụ.

12:42 Monday,18.8.2014

Đăng bởi:  admin

Thùy Linh thân mến,

Cmt của bạn lại không đưa lên được. Chúc bạn lên đường bình an và may mắn!

12:06 Monday,18.8.2014

Đăng bởi:  giật mình

Đọc tất cả các ý kiến bỏ qua mọi lời khen tiếng chê của mọi người về triển lãm bất giác giật mình nhớ đến hai người mà lâu rồi không được xem tranh đó là chú Phùng Quốc Trí và anh Trần Việt Phú là sao ta... có một khoảng trống không hề nhẹ

11:25 Monday,18.8.2014

Đăng bởi:  admin

Gửi các bạn cmt cho bài này: Có một số cmt Soi không đưa lên, lý do là các bạn chỉ đơn thuần tấn công người viết mà không có lập luận gì cả, đọc như vậy thì rất chán và cũng bất công cho tác giả nữa. Tốt nhất là các bạn nên đưa ra quan điểm của các bạn, tuy là trái ngược nhưng mà có lý có lẽ, hơn là đổ xuống một lô những tính từ bực bội nhé. Thân mến,

13:47 Sunday,17.8.2014

Đăng bởi:  Lê Hữu Hiếu

Các anh em Họa sĩ trẻ triển lãm lần này vẽ rất tốt, vẽ đẹp và đầy sức sống. Linh Cao giọng nói cao ngạo, viết đầy tính cá nhân. Tranh thì nhận xét về tranh thôi chứ lôi sức mạnh với ảo tưởng vào làm gì? (Phải chăng Linh Cao tự ngồi nơi cao quá nhìn xuống thấy xa quá?) Các anh em đang trẻ, đang sung mãn làm được một triển lãm chung như này là điều quá tuyệt vời. Chúc mừng các anh em.

16:46 Thursday,14.8.2014

Đăng bởi:  lê huyền

chị phương lan thân mến!, cảm ơn chị vì những phản hồi của chị về ý kiến của em. chị nói đúng khi nói mỗi người một cảm nhận và chị linh có quyền lên tiếng nói ra suy nghĩ của mình ^^, nhưng cơ bản là ko phục chị ạ, những lời nói đầy phiến diện và mang cái tôi cao, những lời này có thể nói với người vẽ như những người bạn với tính xây dựng để phát triển chứ ko phải dùng những từ ngữ có ý "coi thường" người khác, huống hồ đây lại là một diễn đàn, phê bình để mọi người cùng đọc và thảo luận thì phải phê bình sao cho người ta phục. cũng như chị nói rằng e thay vì nói chị linh thì hãy nói ra cảm nhận của e về tranh,em cũng nghĩ vậy đó chị ạ, chị linh sao ko đưa ra cảm nhận rõ ràng về tranh trong buổi triển lãm cho ra đúng 1 bài phê bình nghệ thuật mà lại đi nói những vấn đề hầu như chẳng liên quan như chuyện triển lãm bảo tàng hay chuyện buôn bán tranh ko dễ...(nếu chị ấy phân tích tranh rõ ràng thì em cũng sẽ dùng cách bình luận về tranh để thảo luận chị ạ)...nó ko ra 1 bài phê bình nghẹ thuật mà na ná những bài chê nhau trên faceboock nhiều hơn chị ạ ^^. còn e chắc là chị chưa đến triển lãm để trực tiếp xem nên mới nói vẽ gân lá cho ra gân lá, nghệ thuật ko phải sao chép chị ạ. ^^. ví dụ như tranh e vẽ thiên nhiên cũng chỉ vài mảng màu sắp đặt nhưng vẫn bán được bởi có người hiểu và thích nó, hay tranh của anh thiết cương cũng vậy đó ^^. có khi đưa cho chị sẽ nhìn ko ra mà bảo như bọn mầm non bôi vẽ ấy chứ ^^. còn chị nói e có thời gian để thảo luận về điều c linh nói thì chị linh cũng có quyền...chị ơi đây là diễn đàn viết bài và cho phép mọi người thảo luận mà ^^, cũng như chính chị đang thảo luận với em vậy đó ^^. còn chị linh là người viết ra để mọi người cùng thảo luận nếu với ý nghĩa 1 bài phê bình nghệ thuật thì e ko phục chị ạ, còn với bài viết theo ý kiến cá nhân và viết theo ý thích thì e cũng xin dừng thảo luận, bởi e ko cùng đẳng cấp chị ạ ^^. thân

16:23 Thursday,14.8.2014

Đăng bởi:  Lê Thụy Hải

Trời ạ đọc cmt vừa xong của Linh Cao có một đoạn ngắn thôi mà làm mình ngây ngất, lâu lắm rồi mới được đọc những lời viết về mỹ thuật của người thực sống với tranh pháo! Lời lẽ có chút hàm hồ, chợ búa, nhưng làm mình nhớ lại không khí của những ngày xưa thân ái nghèo mà vui, kiếm được tí toan là chắt chịu vẽ cái mình muốn vẽ, tha thiết muốn vẽ. Có tí màu nên phải cẩn thận... Ngày nay các bạn trẻ thừa nhiều thứ, nhất là thừa chữ, thừa lời.

15:42 Thursday,14.8.2014

Đăng bởi:  Linh Cao

Thông lảm nhảm gì thế em? Đỉnh với chóp làm sao có được nếu vẽ chưa hoàn chỉnh đã rùng rùng bầy, mà bầy hẳn trong Bảo tàng, kế bên là trùng điệp các master...không thấy giọt mồ hôi long lanh của bố mẹ thầy cô còn hốt hoảng đọng trên đám lẵng hoa xếp kín hành lang đấy sao? Chính vì thương mến, vì lo lắng cho mấy mầm non ấy, mà mình cứ nói rõ sự thật ra, chứ à ơi ấp ủ để rồi chẳng khổ luyện gì cứ thế phi ra thị trường, liệu dăm năm nữa vẽ bông hoa hồng có ra bông dâm bụt không? Con đường vẽ trực hoạ , chỉ riêng ngạch phong cảnh thôi, hiện nay không ít hoạ sỹ thành danh vẫn cần mẫn theo đuổi. Pastel, gaoache, mầu nước, bút bi cũng có...nhưng mấu chốt là origin hơi thở cuộc sống lao động nghệ thuật thật, những miếng toan nhỏ như cái bảng học trò, nhưng có ghi chép về ánh sáng, về rung động thật...rồi về nhà mới phang ra tranh sơn dầu sơn mài to nhớn lộng lẫy. Trong một cái sketch như vậy người ta trông thấy sự thật và tài năng dù ở dạng thô, nhìn thấy hình hoạ, nhìn thấy sắc đọ của ánh sáng theo giờ trong ngày, ngửi thấy mùi ngái của cây cỏ, nghe thấy tiếng sột soạt của con chuột thập thò trong bụi...sướng là sướng với thiên nhien như vậy chứ em ? Muốn tìm về với bản thể, muốn bớt phải chôm của thằng chỉa nào xa hoắc Tây Tầu, vẽ một cái lá cho ra hồn đi. Đối diện với chính mình đi đã nào...Còn các em, hãy để cho các em nó lớn lên nào

15:15 Thursday,14.8.2014

Đăng bởi:  Billy Jonn

Linh Cao mang đầy một quan niệm cổ xưa về Bảo tàng, về triển lãm và luôn hoài niệm về một hành trình sáng tạo cái đẹp của các danh hoạ. Chị thật lạc hậu và đáng yêu.

14:19 Thursday,14.8.2014

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Hôm trước khai mạc triển lãm này tớ không dự được, sáng nay mới có thời gian qua xem, nhất là sau khi đọc bài phê bình của chị Linh Cao, thấy có vài chỗ bất hợp lý nên phải qua xem cho chắc chắn rồi mới về bàn luận với chị. Nhưng khi về đến nhà thì thấy đã có vài bạn phản bác lại ý kiến của chị Linh Cao rồi, một số ý đã nói thay hộ những điều tớ muốn nói. Vậy nên tớ trình bày những ý kiến của tớ ra đây, chỗ nào trùng lặp thì chị Linh Cao và các bạn độc giả bỏ quá cho nhé.

1. Chuyện khen chê là chuyện bình thường của mỗi triển lãm. Nếu ai thấy ó không bình thường thì nên học cách làm quen với việc đó. Tớ đã chứng kiến nhiều triển lãm dở ẹc, bày ra không ai thèm nói câu nào. Đó mới là thất bại. Triển lãm này có người bàn ra tán vào. Âu cũng là bước đầu các bạn trẻ gây được sự chú ý. Tất nhiên người khen thế nào cho đúng, chê thế nào cho hay vẫn là việc khó. Nhưng rồi thời gian sẽ gạn hết, chỉ những lời khen chê có ý đóng góp thực sự mới đọng lại được. Đọng lại ở đâu: ở trong những tác phẩm tiếp theo của người sáng tác.

Chất lượng tác phẩm trong triển lãm này, quan điểm cá nhân, tớ không thấy đã đạt được đỉnh cao gì hết. Tuy nhiên, tớ vẫn thấy thích thú bởi nó làm tớ nhớ lại những tháng ngày mình và các đồng nghiệp khác còn trẻ, cũng lê la khắp các miền để ngao du (chơi) và tập tành tìm, vẽ (làm việc). Nghệ thuật là quá trình, sông lớn bắt nguồn từ suối nhỏ. Các họa sĩ lớn, có ông nào không phải qua những bước tập tành, thử nghiệm, phác thảo chán chê. (Duy có điều khác biệt, là khi họ nổi rồi thì mấy cái tư liệu về "quá trình làm việc ABC, ghi chép lăng nhăng của họ" cũng in thành sách được, bán thành một đống tiền được). Ở đây, các tác giả trẻ có gì bày nấy, như một báo cáo với công chúng về một quá trình làm việc, tuy có tập tành tuyên ngôn, nhưng chưa thấy lỡ mồm điều gì cao siêu dạng như “nhất cái này, đỉnh cái nọ”. Đặc biệt là khi họ bỏ tiền ra túi ra làm tác phẩm, làm triển lãm, không lấy tiền thuế của dân, không vơ hỗ trợ của Hội thì cũng không nên khắt khe với họ trong chuyện họ có nên trưng bày hay không. Vậy nên những lời chê của chị Linh Cao về chất lượng của triển lãm, tớ không phản đối dù tớ có nghĩ khác, chỉ mong chị nhìn lại cách mình phê bình, có trịnh thượng quá hay không thôi. Nghệ thuật là đa dạng, và công chúng thưởng thức nghệ thuật còn đa dạng hơn.

2. Những điều chị Linh Cao chê các bạn trẻ về việc bày tranh trong Bảo tàng, tớ không thấy hợp lý tẹo nào. Chị nói các bạn ý không nên bày bảo tàng, vì tác phẩm chưa đâu vào đâu. Haizz. Thứ nhất: Phòng trưng bày chuyên đề của bảo tàng là chỗ cho thuê, bảo tàng tạo điều kiện cho các họa sĩ có chỗ tương đối tốt để bày. Mà khi đã hoạt động theo kiểu thị trường thì ai có điều kiện thì cứ thuê thôi. Sự kiểm duyệt của bên bảo tàng không dựa trên tiêu chí tuổi tác, tuổi nghề. Thứ hai: chị Linh Cao thử nhìn xem, quanh ở Hà Nội, chỗ bày ngon bây giờ hiếm lắm, nhất là cho một triển lãm nhóm đông người. "Việc Ác Sen Tờ" của anh Vũ trọc thì đóng rồi, Phòng triển lãm trong trường Yết Kiêu thì chỉ cho những hoạt động của trường thôi, mấy chỗ như Viện Goeth, L'Espace, Nhà Sàn, Manzi thì có tiêu chí khác, mấy bạn trẻ này không chen vào được. Nhà triển lãm Ngô Quyền hay Hàng Bài thì không tốt bằng. Cà phê Trung Nguyên như chị nhắc thì tớ không dám chê điều gì, nhưng có thể các bạn ấy chưa có duyên, để lần khác. Vậy nên việc họ thuê phòng của bảo tàng để bày tranh khi họ lo được đủ tiền thuê thì không có gì là tội lỗi cả, đừng vì thế mà nói họ hám mấy dòng trong CV. Tớ mà xếp hàng được, thì tớ cũng thuê phòng bảo tàng để làm triển lãm cá nhân, đương nhiên không vì mấy dòng trong CV đâu, mà vì tác phẩm của mình, dù hay hoặc dở, cũng là tâm huyết, công sức và thời gian, nhà có điều kiện thì không việc gì không kiếm cho chúng những chỗ bày tốt nhất có thể.

3. Chuyện họ bày tranh ở bảo tàng không có nghĩa là họ không “tìm đến những xưởng họa có uy tín, nói chuyện với những học giả có trí thức”. Hai chuyện này không ràng buộc cũng không phủ định nhau chị ơi.

4. Chị Linh Cao nói: ” Độc giả của các em phải là những người dân sống ngay tại nơi đi vẽ trực họa, đứng quanh xem cô chú hoạ sỹ vẽ và khen chê như ngày xưa chị đã đứng xem bác Phái vẽ trong xóm Hạ Hồi nhà chị, sung sướng lắm, trong sáng lắm..” Chuyện này thì chị hoàn toàn hồ đồ rồi. Có lẽ chị ít đi vẽ, hoặc lâu rồi không đi vẽ nên quên. Chứ dân chúng ở mọi nơi, thấy có người bày tranh ra thì họ bu vào luôn, lắm lúc che hết cả tầm nhìn. Trẻ con người lớn, người bán hàng trong thành phố hay thợ cày ở nông thôn, đi vẽ ở đâu cũng có những khán giả nhiệt tình, thậm chí giúp đỡ nước uống, nước rửa bút.. Họ xem họa sĩ vẽ nơi họ sống, ai ai cũng sung sướng và trong sáng…

Tuy nhiên, khi nói đến ý này, tớ cũng xin lưu ý lại comment của bạn Trân Trọng Viết. Bạn cũng có lý khi cho rằng “tranh trong triển lãm chủ yếu là sản phẩm ở trong phòng trọ”. Nhưng các tác phẩm ở đây, dù có được hoàn thành, chỉnh sửa trong phòng trọ thì những người vẽ có lẽ đã đi thật (dù có kết hợp đi chơi), và tìm tư liệu thật (dù có chụp thêm ảnh). Vì những cảnh vẽ bịa của những nhà sản xuất tranh chuyên nghiệp, nó không có được sự sinh động như phần lớn các tranh trong triển lãm này đâu.

5. Và về ý cuối, chị Linh Cao nói :“Hãy sống hiền lành thậm chí thầm lặng như những chú cừu, để lúc xuất hiện, năm hay mười năm nữa cũng chưa muộn, có thể dùng mỹ thuật như tiếng gầm lên mãnh liệt và lay động của chúa sơn lâm…”. Ý này rất phản động (không phải nghĩa phản động mà mấy ông lề phải, lề trái hay quăng cho nhau, mà là phản lại xu hướng tích cực sáng tạo của mọi người). Tớ nghĩ, nghệ sĩ và tác phẩm nghệ thuật, phải năng tiếp xúc với môi trường, với công chúng, nhận nhiều phản hồi khen-chê, thì nghệ sĩ (nhất là nghệ sĩ trẻ) mới trưởng thành được. Cứ ru rú giấu tác phẩm trong phòng vẽ, tự ti hoặc tự huyễn hoặc với nghệ thuật của mình thì càng để lâu càng hỏng. Nếu om tranh được tới mức 5 năm, 10 năm, thì có lẽ sẽ buôi trôi thành 15 - 20 năm và không bao giờ luôn. Vì lúc đấy oải rồi, đi làm việc khác mất rồi chứ không còn vẽ tranh nữa. Lúc đó chỉ sợ ra quán trà đá cũng không chém nổi tí gió nào về nghệ thuật chứ chưa nói đến việc “gầm lên mãnh liệt”. (Lưu ý: Ý này không áp dụng với các họa sĩ lớn tuổi như các đại thụ, hoặc như bác Linh Lác, các bác thành danh khác mà việc triển lãm của họ còn phụ thuộc sức khỏe, quy mô dự án hoặc chiến lược thị trường).

13:31 Thursday,14.8.2014

Đăng bởi:  N.H.Phương Lan

Em Lê Huyền thân thương,


Tôi đọc cmt của em, thấy rất lạ trước lập luận mâu thuẫn của em.


1. Em bảo: “Em cũng có xem triển lãm và thấy cũng có nhiều bức làm bản thân em thích… Mỗi người 1 gu, mỗi người 1 sở thích, bất kì sản phẩm nào cũng sẽ có người khen kẻ chê.” Vậy thì em không nên mất thì giờ tranh cãi với chị Linh Cao, hãy viết ra những gì em thích ở triển lãm này. Chị ấy chê là chuyện của chị ấy, không phải việc của em.


2. Em lại vặn vẹo chị ấy: “Chị nói có nhiều cái chưa phải là tranh, vậy theo chị như thế nào được gọi là tranh ạ?” Trong khi tự em đã trả lời: “Có những bức chép lại hoàn toàn cảnh thiên nhiên 1 cách rõ ràng vẫn là tranh, hoặc có những bức chỉ có vài vệt màu loang lổ vẫn là tranh, do cảm nhận của mỗi người thôi”, thì có thể đoán được câu trả lời của Linh Cao: “Tôi thấy đây chưa phải là tranh, chỉ là chép vụng thiên nhiên”. Em có thể bắt bẻ câu trả lời này không Lê Huyền? Cũng là do “cảm nhận của mỗi người” thôi mà! Nếu đã cho phép “mỗi người một cảm nhận” thì cũng chẳng nên vặn vẹo cảm nhận của người khác, đừng bảo người khác chê tranh chỉ là chép lăng nhăng là “xúc phạm” họa sĩ.


3. Em lại đặt ra một điều kiện rất ngây thơ là “không hiểu chị có thực sự tìm hiểu về người vẽ trước khi viết bài này không mà nói ‘những bức tranh thơm mùi ghế nhà trường’”. Cần gì phải thấy ghế ở dưới mông họa sĩ mới thấy mùi thơm của nhà trường hở em? Chị Linh Cao xem tranh thấy non nớt như tranh sinh viên thì chị ấy bảo như tranh sinh viên, cho dù các họa sĩ có người là giảng viên đi chăng nữa, bán được nhiều tranh đi chăng nữa. Quay trở lại (1), chị ấy có quyền thấy thế, bởi em đã cho phép “mỗi người 1 gu, mỗi người 1 sở thích” kia mà.


4. Em lại phê bình câu của Linh Cao khi nói về các họa sĩ của triển lãm (“bọn đến chép thiên thiên còn chưa xong”) là quá đáng. Thì Linh Cao thấy chép cái tinh thần của thiên nhiên còn chưa xong thì Linh Cao có quyền nói, đâu phải vì như em nói: “Bởi tất cả những sản phẩm ấy đều là tâm hồn của người vẽ, và họ sáng tạo dựa trên nét đẹp của thiên nhiên” mà không được chê hả em, đặc biệt là khi nhìn vào tranh, nhỡ Linh Cao không thấy đâu “cái đẹp của thiên nhiên”, chỉ thấy sự vụng về của đường nét, thế thì có chép cái lá đủ gân đủ tia thì cũng vẫn chỉ là “chép”, chẳng thể gọi là tranh được đâu em.


Tóm lại nếu em đã là người biết nói cái câu nghệ thuật mỗi người một gu, mỗi người một sở thích thì em cũng không nên bực bội khi người khác có sở thích khác em. Em nên dành thời gian cho việc phân tích những tác phẩm mà em thích trong triển lãm, như thế có ích hơn và đúng tinh thần tuyên ngôn của em hơn.


Chúc niềm yêu nghệ thuật của em được mãi mãi vững vàng, dù ai nói ngả nói nghiêng (mà đó là quyền của họ)

11:35 Thursday,14.8.2014

Đăng bởi:  Phương Phương

Cứ Từ Từ bảo người Việt có văn hóa dìm hàng, chứ lâu nay phê bình mỹ thuật Việt có văn hóa nâng bi nhồi đường đọc mãi chưa ngán sao. Giờ có người nói thẳng chưa gì đã bảo dìm hàng. Các em này nếu bảo là non nớt thì đừng có chui vảo bảo tàng triển lãm. Đã đem ra triển lãm thì phải chấp nhận tiếng khen chê. Khen thì thun thút nhận, chê thì bảo nào là dìm hàng, nào là không bằng... Trung Quốc!

11:31 Thursday,14.8.2014

Đăng bởi:  Cứ từ từ

Đọc xong bài viết của chị Linhcao chua hết cả tai, căn bản chị nói chua quá. Mình học vẽ ở Trung quốc mấy năm, thấy người TQ họ có 1 ưu điểm là luôn biết cách nâng đỡ, khích lệ nhau, đối với các họa sĩ trẻ mới vào nghề thì lại càng vậy, hiếm khi thấy người tàu họ chê nhau theo cái cách "sự thật nó chật lỗ tai" như vậy. Chả nói thì ai cũng hiểu là họa sĩ mới tốt nghiệp thì độ chín của tác phẩm nó đến đâu, cái đó là đương nhiên, cần gì phải nói, kiểu như chê ỏng chê eo một đứa trẻ 3 tuổi phát âm thiếu chính xác, nếu cứ đem mấy bạn sv mới ra trường so với cụ Liên, cụ Phái, thì....mệt lắm. Mà ngay cả 2 cụ từ cái thời còn là sinh viên cao đẳng mỹ thuật Đông dương cũng có mấy lần tham gia triển lãm nhóm chỗ nọ chỗ kia, giờ thì mấy bức đó đã thất truyền, chả ai biết nó đẹp xấu ra sao, mà nhỡ nếu có xấu thì giờ cũng chả ai chê mấy cụ bất tài, nóng vội chi chi...


Nghệ thuật đương nhiên phải trải qua sự chà sát nhiều khi thô bạo của thời gian và trải nghiệm nó mới chín được, đến vĩ đại như Tề Bạch Thạch mà mãi tới ngoài 70 tuổi mới vẽ ra được cái cụ muốn, Mễ Phất ngoài 40 tuổi mới viết ra nổi nét chữ của chính mình, cái đó có gì lạ .Người Việt có văn hóa "DÌM HÀNG", giờ thì ai cũng biết.

10:28 Thursday,14.8.2014

Đăng bởi:  Thiên Tùng

Văn hóa phê bình - một thứ đã xa xỉ ở VN, với những bài viết kiểu này, chỉ càng làm thêm sự xa cách giữa họa sĩ và giới lí luận. Bởi đầu đề thì có vẻ mang dáng dấp của một người đi trước, nhưng sự miệt thị thì lại thể hiện một cách chậm rãi và kết bằng câu "chứ có ai chết bao giờ vì một bọn đến chép thiên nhiên còn chưa xong không, hỡi ơi ?!? " ??? Phán người khác dở nhưng mình còn dở hơn. Đòi "phải" gạn lọc, chắt lấy cái Đẹp, quan niệm này đã cũ và thể hiện rõ cái sự hạn chế về tư tưởng của người viết. Trên thì nhắc đến phải "hồn nhiên, trong sáng", dưới thì lại nhắc đến chuyện bán tranh ???. Chẳng thấy có chút xây dựng gì, chỉ thấy rõ cái chủ quan, thiếu sự bao dung với đồng nghiệp, chưa kể lối nói theo kiểu " chiếu trên chiếu dưới" chỉ càng thể hiện cái sự ảo tưởng về sức mạnh của bản thân khi phê phán người khác. Mà đã tin là mình đúng, thì đôi khi, còn nguy hiểm và gây hại hơn nhiều...

10:20 Thursday,14.8.2014

Đăng bởi:  trân trọng viết

Mình rất thích các bạn trẻ yêu nghệ thuật. Nhưng mình biết những chuyến đi của các bạn chỉ là tụ tập, thời gian ngồi trên xe là chính. Kết quả của những chuyến đi chỉ là những bức ảnh tạo dáng vẽ để quăng lên F kèm theo những lời tuyên ngôn loạn xạ.
Những tranh trong triển lãm chủ yếu là sản phẩm ở trong phòng trọ đấy chứ nhỉ?!

9:44 Thursday,14.8.2014

Đăng bởi:  Lê huyền

Chị Linh Cao viết văn rất hay, nhưng có vẻ hơi phiến diện ạ.


Em cũng có xem triển lãm và thấy cũng có nhiều bức làm bản thân em thích. Nghệ thuật nó vô vàn lắm chị ạ, mỗi người 1 gu, mỗi người 1 sở thích, bất kì sản phẩm nào cũng sẽ có người khen kẻ chê. Có thể triển lãm không mãn nhãn được với trình độ nghệ thuật của chị, nhưng vẫn mãn nhãn nhiều con mắt nhìn khác chị ạ.


Chị nói có nhiều cái chưa phải là tranh, vậy theo chị như thế nào được gọi là tranh ạ? Có những bức chép lại hoàn toàn cảnh thiên nhiên 1 cách rõ ràng vẫn là tranh, hoặc có những bức chỉ có vài vệt màu loang lổ vẫn là tranh, do cảm nhận của mỗi người thôi chị ạ, mỗi 1 bức tranh ra đời đều như đứa con của người nghệ sĩ, họ mang cả cái tâm mình trong đó nên chị dùng từ “ghi chép lăng nhăng” theo em là hơi xúc phạm đến cái tâm của người vẽ đó chị.


Điều thứ 2 chị nói về việc mở triển lãm thì theo em được biết đa số triễn lãm là tự bỏ tiền túi ra mà chị, đến cả nhiều hoạ sĩ đã thành danh cũng bỏ tiền túi để làm mà chị.nhưng cái quan trọng ở đây là những người nghệ sĩ làm triển lãm để chia sẻ tác phẩm cũng như học hỏi nhau, đón nhận những nhận xét trái chiều để cùng tiến bộ chứ không phải để ghi chép vào tờ giấy công việc” đầy ảo tưởng ” như chị nói. Vậy là chị lại xúc phạm họ lần thứ 2 rồi đấy ạ.


Còn điều thứ 3 chị nói em đang tự đặt câu hỏi không hiểu chị có thực sự tìm hiểu về người vẽ trước khi viết bài này không mà nói “những bức tranh thơm mùi ghế nhà trường”, bởi theo em và mọi người để tâm đến triển lãm đều biết trong nhóm có những giảng viên của những trường đại học nghệ thuật, và có những người cũng đã bán được khá nhiều tranh ra thị trường rồi… Họ thừa hiểu thế nào là thương trường chị ạ.


Còn điều cuối cùng chị nói mong họ “sống như những chú cừu”, em đang không hiểu chị đang khuyên 1 đứa con nít hay đang nói với những người hoạ sĩ?, bởi lẽ những người nghệ sĩ thực thụ luôn khuyên những người hoạ sĩ hãy hoà nhập tâm hồn mình vào tranh và không ngừng sáng tạo cơ chị ạ.


Và câu xúc phạm cuối cùng chị danh cho nhóm hoạ sĩ là “bọn đến chép thiên thiên còn chưa xong” có hơi quá không ạ? Bởi tất cả những sản phẩm ấy đều là tâm hồn của người vẽ, và họ sáng tạo dựa trên nét đẹp của thiên nhiên chị ạ, nếu muốn nhìn 1 bức tranh rõ ràng từng chi tiết của thiên nhiên thì chị nên đi xem triển lãm ảnh thay vì triển lãm tranh^^.


Em không dám múa văn dưới ngòi bút của chị nhưng với tâm hồn của 1 người yêu nghệ thuật em hiểu được phần nào tâm hồn của mỗi bức tranh.^^. Chúc chị có thật nhiều bài viết hay nhưng phải thật sâu sắc chị nhé, thực sự hiểu đúng về cái mình viết sẽ tốt hơn cái nhìn phiến diện của cá nhân đưa vào ngòi bút chị nhé. ^^. Thân

8:09 Thursday,14.8.2014

Đăng bởi:  admin

@ Quách Hải Thảo: Bạn biết nguyên tắc của Soi rồi đấy mà vẫn vi phạm: nếu bạn khen bài viết hay tác phẩm, thì dù không có "bằng chứng" hay lập luận gì, Soi vẫn đưa lên. Nhưng nếu bạn chê thì bạn cần có bằng chứng, lập luận, chứ không thể tung những câu giữa trời làm người khác hoang mang. Soi không đưa cmt của bạn lên là vì vậy. Mong bạn thông cảm.

23:33 Wednesday,13.8.2014

Đăng bởi:  Linh Thư

Linh Cao viết rất hay Linh Cao ạ

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả