Gẫm & Bình

Bày trong bảo tàng không có gì sai. Còn trẻ hãy cứ "gầm lên mãnh liệt".

  Hôm trước khai mạc triển lãm này tớ không dự được, sáng nay mới có thời gian qua xem, nhất là sau khi đọc bài phê bình của chị Linh Cao, thấy có vài chỗ bất hợp lý nên phải qua xem cho chắc chắn rồi mới về bàn luận với chị. Nhưng khi […]

Ý kiến - Thảo luận

16:39 Wednesday,20.8.2014

Đăng bởi:  RauMuong Noigian

Xin chào!
Lâu lắm mới có cuộc tranh luận dài dài, thấy thú vị quá. Hoan hô các bạn trẻ đã bỏ công sức và góp tiền của để bày ra triển lãm này cho chúng tôi được xem, được nghe và được cãi nữa.
Ko biết có kỳ cục không khi tôi thấy quan điểm của Linh Cao cũng đúng mà Thông cũng hay. Như thế này, Linh C nhìn nghệ thuật theo kiểu tôn thờ, nói chung là hơi cũ, và hơi... đặc phụ nữ. Đó là "một ngày tựa mạn thuyền rồng..." hoặc thơ mới là "thà một phút huy hoàng..." (có lẽ nhà thơ làm ra câu này cũng hơi có tính nữ nên khoái như vậy). Bảo tàng VN cũng đâu có phải thánh đường mầu nhiệm gì đâu, đồ thờ xen lẫn đồ nhôm nhựa linh tinh cả trong đó. Mình biết có hồi Bảo tàng còn cho thuê bãi cỏ trước mặt tiền để trồng rau má cơ mà :). Cái phòng triển lãm cho thuê chỉ là cái phòng triển lãm để cho thuê thôi. Còn cừu là cừu, hổ là hổ, làm sao cừu già lại có thể gầm lên như hổ được? Cừu bị cắt lông hay cắt tiết thì cũng chỉ be be ai oán là cùng. Còn hổ, khi chỉ mới to bằng con chó, động đến nó nó đã đợp cho bỏ mợ rồi. Tôi biết bạn Linh C ví theo nghĩa bóng, tôi hiểu nghĩa đen cho nó vui vậy.
Còn bạn Thông, hình như từ trước tới nay tôi chưa thấy bạn í nói gì sai cả, thế mới chết chứ! Hừm.
Buồn cười nhất là cái giới thiệu dài dòng của bà Natasha. Càng khẳng định thêm cái điều tôi cho rằng bà ta chẳng mấy khi nhìn hội họa bằng mắt của chính bà ấy cả. Có mấy bức tranh phong cảnh, tĩnh vật đơn giản thế thôi mà bà ta dán một đống nhãn thuốc Tây lên, phát khiếp. Điều này vẫn nặng mùi cô-lô-nhần, mặc dù chỉ là cô-lô-nhần hiền lành kiểu đàn bà.
Góp ý chân thành với các bạn tác giả một chút, mặc dù tôi mới chỉ xem qua ảnh mạng:
Một là, có lẽ từ lâu rồi các bạn nào muốn lao động và lớn lên bằng công việc vẽ thì phải dứt khoát ngay ngày mai là bỏ ngay cái kiểu chụp ảnh rồi bê nguyên bố cục của một bức ảnh để làm tranh đi. Ai dạy các bạn như vậy? Bạn Cứ Từ Từ góp ý việc này rất chi là dịu dàng. Tôi muốn tìm một từ mạnh hơn để... vào việc đó (nhưng... lại phải ấn nút píp xóa từ đó ngay, :) Bạn Linh C nói hơi nặng lời là "chép thiên nhiên còn chưa xong", đáng lẽ nên đổi là một số bạn chép cái bạn nhìn thấy trước mắt (dùng từ "thiên nhiên" e hơi to) còn lười biếng! thì đúng hơn.
Hai là: Tuy mới chỉ xem qua ảnh (là thiếu sót vô cùng lớn để thốt ra nhận xét) nhưng tôi thấy là tranh một số bạn có tâm hồn đấy chứ. Nhưng để nôm na là nếu muốn bán được (chị Linh C hay nhắc đến tiền quá), thì cái tâm hồn các bạn bày tỏ ra ấy, cần mọc thêm nhiều tay nữa vào, tay này thì sờ được vào tâm hồn của chị Linh C, tay kia thì sờ được vào tâm hồn anh Thông. Chứ còn mới chỉ sờ được vào tâm hồn anh Thông thôi thì chửa đủ (thêm...muốn bán giá cao, tiền nghìn Mỹ như chị Linh nêu ra í, thì số tay ấy chắc cần nhiều hơn cả chân rết hay như vòi bạch tuộc:))
Trong bài bình dẫn của bà Natasha có câu này: "chúng tôi có ý định tiến xa hơn đó là sáng tạo nghệ thuật dựa trên tinh thần của thiên nhiên, tạo nên một kết nối sâu sắc giữa thiên nhiên và tâm hồn con người." E rằng đó là một tuyên ngôn hay của bạn nào đó được bà í nói là "những ghi chép vụn vặt đươc cóp nhặt từ những lần trao đổi của cá nhân tôi với các họa sĩ trẻ". Chân thành chúc các bạn làm được điều đó. Các họa sĩ vĩ đại vẽ phong cảnh trên thế giới trước đây và sau này chắc cũng chỉ muốn làm được có đến thế là cùng thôi!!!

13:52 Saturday,16.8.2014

Đăng bởi:  NTq Thanh

Không nói nhiều, làm việc 2000 giờ!

1:22 Saturday,16.8.2014

Đăng bởi:  davis hoang

rất đáng hoan nghênh lòng nhiệt huyết của các anh em đồng nghiệp trẻ . tôi cũng không đồng ý với quan điểm của chú Linh Cao .Cũng xin góp ý kiến cá nhân : Các bạn nên nghiên cứu nhiều hơn về lí luận và lịch sử mỹ thuật.thể loại tranh phong cảnh , tiến trình phát triển của nó,và đặc biệt là mối tương quan của sự chuyển biến của thể loại tranh này với sự chuyển biến xã hội , tâm lý của thời đại mà nó ra đời,vi dụ thời đại ra đời các bức phong cảnh ấn tượng ra sao, hay cái gì đã tác động tới gauguin, cezane... vẽ như vậy ?....vẽ ít hơn, xem nhiều hơn, đọc kĩ hơn. Thầy không chịu dạy,hoặc không dạy được thì ta phải tự học thôi. Tôi nghĩ việc đó có thể giúp các bạn đi xa hơn và đỡ mất thời gian hơn.

4:12 Friday,15.8.2014

Đăng bởi:  Lan Man

Hè hè mềnh chưa đọc bài trước của Linh Cao, nhưng đọc bài này của Thông viết có lý lắm. Xong đọc cái còm phản hồi của Linh Cao thì thấy quan điểm hơi buồn cười, áp đặt cách nhìn của mình hơi...độc tài dù cái nhìn ấy đã quá cũ

19:49 Thursday,14.8.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Hưng Quốc

Bổ, tổ, cụ có thể bàn về cái đẹp trọng nghệ thuật là người Roma: Họ nói :" Ẩm thực và nghệ thuật là 2 điều không thể tranh luận được" Nhưng nghệ thuật hiện sinh thủ thỉ: " Đời người chỉ sống một lần sống sao cho hết mình". Tự do dân chủ thể hiện mà.

Các bạn họa sĩ trẻ hay già thành danh hay không thành danh các bạn cứ đi, kiên trì và chân thành. Khi không còn ai đi nữa, ắt bạn là "nghệ thuật". Trên dòng đời nghề và nghệ ta đi, ai là người thực yêu, thực có kiến thức, thực chịu nhục, vì các bạn họa sĩ và người yêu nghệ thuật, thời gian và cảm nhận của chính các bạn sẽ trả lời.

Không thể dậy được các bạn nghệ sĩ làm nghề đâu vì nghệ thuật vốn là tự do và dân chủ từ trong bản chất. Ai đi theo và ăn bám, sinh lời theo nghệ thuật, thời gian sẽ trả lời họa sĩ và các bạn yêu nghệ thuật.

17:01 Thursday,14.8.2014

Đăng bởi:  admin

Đây là cmt của Linh Cao với ý kiến này của Thông, vì lấy ý kiến của Thông đưa lên thành bài, nên Soi xin dán lại phản hồi của Linh Cao dưới đây:

Linh Cao: "Thông lảm nhảm gì thế em? Đỉnh với chóp làm sao có được nếu vẽ chưa hoàn chỉnh đã rùng rùng bầy, mà bầy hẳn trong Bảo tàng, kế bên là trùng điệp các master…không thấy giọt mồ hôi long lanh của bố mẹ thầy cô còn hốt hoảng đọng trên đám lẵng hoa xếp kín hành lang đấy sao? Chính vì thương mến, vì lo lắng cho mấy mầm non ấy, mà mình cứ nói rõ sự thật ra, chứ à ơi ấp ủ để rồi chẳng khổ luyện gì cứ thế phi ra thị trường, liệu dăm năm nữa vẽ bông hoa hồng có ra bông dâm bụt không? Con đường vẽ trực hoạ , chỉ riêng ngạch phong cảnh thôi, hiện nay không ít hoạ sỹ thành danh vẫn cần mẫn theo đuổi. Pastel, gaoache, mầu nước, bút bi cũng có…nhưng mấu chốt là origin hơi thở cuộc sống lao động nghệ thuật thật, những miếng toan nhỏ như cái bảng học trò, nhưng có ghi chép về ánh sáng, về rung động thật…rồi về nhà mới phang ra tranh sơn dầu sơn mài to nhớn lộng lẫy. Trong một cái sketch như vậy người ta trông thấy sự thật và tài năng dù ở dạng thô, nhìn thấy hình hoạ, nhìn thấy sắc đọ của ánh sáng theo giờ trong ngày, ngửi thấy mùi ngái của cây cỏ, nghe thấy tiếng sột soạt của con chuột thập thò trong bụi…sướng là sướng với thiên nhien như vậy chứ em ? Muốn tìm về với bản thể, muốn bớt phải chôm của thằng chỉa nào xa hoắc Tây Tầu, vẽ một cái lá cho ra hồn đi. Đối diện với chính mình đi đã nào…Còn các em, hãy để cho các em nó lớn lên nào."

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả