Bàn luận

Thầy cô hẳn phải xấu hổ vì bạn lắm

(SOI – Sau khi bài Huyền tích – sự thất vọng hiển nhiên được post lên, đã có nhiều cmt trao đổi. Trong số đó có cmt của họa sĩ Nguyễn Mỹ Ngọc, nêu một số vấn đề mà Soi nghĩ mọi người sẽ rất quan tâm. Xin đưa lên thành bài. Tên bài do Soi […]

Ý kiến - Thảo luận

23:55 Monday,4.10.2010

Đăng bởi:  nguyen bi

Không phải ai cũng là nhà lý luận, không phải ai cũng được văn hay chữ tốt.
Nếu Soi bảo không kéo chuyện riêng tư vào thì tôi nghĩ bài viết của Người Hà Nội cũng không phải không lôi chuyện riêng tư vào đâu...
Xin lỗi bạn NHN, tôi thấy bạn có hiềm khích hay gì đó với bạn (con thầy Vân). Đấy là cảm giác của tôi khi đọc bài của bạn..
Tôi biết cần phải viết hay, có cái gì mới mẻ để cho người đọc không nhàm chán nhưng như tôi bình luận bên kia là có tính chất xúc phạm người khác..
Còn Ngọc viết thật, không câu chữ, kiểu trẻ con, nghĩ gì viết nấy...thôi thì như tôi nóng giận thì cũng nói một tràng cho hả vậy... bạn ý dùng cả tên thật là dũng cảm lắm.
Góp ý Soi là có biên tập thì cẩn thận hơn tránh hiềm khích thôi vậy..

23:10 Thursday,23.9.2010

Đăng bởi:  Pham Huy Thong

Bạn Ngọc ơi, vì tớ thấy có xu hướng trên trang Soi là hễ ai đi phê bình người khác mà lộ tên thật thì sẽ bị đối phương bới móc lại chuyện khác để bêu xấu, dạy lại một bài học, hoặc như Soi nói là "kéo những chuyện riêng tư vào..". Tớ vì để tránh những việc như thế nên thiếu xót nào tớ đã vấp phải tương tự rồi, đã rút kinh nghiệm rồi thì nói luôn, tránh cho Ngọc khỏi mất thời gian bới móc (ở đây nói tránh có nghĩa là phòng trước, không có ý nói Ngọc sẽ bới hay sẽ không bới).

12:48 Thursday,23.9.2010

Đăng bởi:  admin

Ngọc ơi, Soi xin phép xóa đoạn cmt cuối nói về Phạm Huy Thông, vì trên Soi chủ trương không kéo chuyện riêng tư vào nếu nó không liên quan trực tiếp đến câu chuyện ta đang nói. Cmt dài(chưa dấu) của bạn, Soi đã gửi lại cho Ngọc bằng bản word theo đường email rồi (hai thư tất cả). Ngọc cứ bình tĩnh viết lại có dấu rồi bọn mình đưa lên thành bài, vì bài ấy theo Soi là có nhiều thông tin bổ ích. Cảm ơn Ngọc.

10:57 Thursday,23.9.2010

Đăng bởi:  admin

Ngọc thân mến, bạn có hai cmt, một cmt ngắn Soi đã gõ dấu vào. Một cmt nữa thì dài và Soi còn nhiều việc, không thể ngồi gõ lại được. Hôm qua cũng đã nhắc việc này với Ngọc rồi. Nó cũng giống như nguyên tắc ở các báo giờ không nhận bản viết tay thôi. Phiền Ngọc cho một học trò nào đó gõ lại giúp rồi gửi lại. Soi sẽ đưa lên bản có dấu. Cảm ơn Ngọc. Tất cả vì tôn trọng người đọc thôi Ngọc nhé. Thân mến.

10:46 Thursday,23.9.2010

Đăng bởi:  ngoc

Tớ comment cho bạn Phạm Huy Thông thế này: tại sao bạn lại phải có cái câu là để tranh cho bạn Ngọc bới móc lại? Trong khi bạn tự nhận là người biết học hỏi, biết tiếp thu ý kiến của người khác. Ở đây lại nói đến chuyện tớ cmt lại bài viết của NXHM, tớ đâu có nói là bạn ý nói sai, không được phép nói, tớ cũng đồng ý rất nhiều điểm bạn ý nói cơ mà (trong đó có cả tranh của tớ), tớ chỉ nhận xét theo quan điểm của tớ, đó là ngoài việc bạn ý chê trách bạn ý nên tìm hiểu kỹ và tìm ra hướng giải quyết thì có phải là hay hơn không (có ý xây hơn là phá). Còn bàn đến việc tôn sư trọng đạo (cô giáo bị ngan dẫm chết), thì câu nói đó tớ học phong cách nói của bạn NXHN đấy, bạn cũng không chấp nhận được phải không?

8:48 Thursday,23.9.2010

Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Phương Lan

Cô Mỹ Ngọc nói thế này: "Tôi, một người bình thường, không phải con nhà nòi, không có năng khiếu trời ban, nhưng tôi là người biết 'biết ơn'. Tôi biết ơn những người đã dạy cho tôi cách cầm cái bút chì thế nào, cầm viên than thế nào cho đúng từ những lúc tôi chưa biết gì và cho đến bây giờ tôi (cho dù vẫn chưa biết gì)..." Tôi cứ cho rằng cô Ngọc đang nói thật không hề mát mẻ, thì thấy thế này: ngành nào nghề nào không cần tài năng chỉ cần học chăm mà thành, chứ những ngành nghệ thuật không có tài thì học chăm mấy cũng chỉ thành... nghệ nhân. Tiếng Anh có chữ "gift" là năng khiếu, tài năng mà cũng là "quà". Quà của ông Trời cho từng lãnh vực, nhất là nghệ thuật. Cho nên tôi thắc mắc cô Ngọc tự nhận không có năng khiếu, vào trường từ lúc không biết gì cho đến lúc... vẫn không biết gì, mà sao thành giáo viên để dạy cho những sinh viên có "gift" được? Và nếu cô từ không có gì trong nghề mà lên được tới đấy thì biết ơn bao nhiêu người là phải rồi.

8:13 Thursday,23.9.2010

Đăng bởi:  A.N

Mình nghĩ vấn đề ở đây là sự khác nhau về "ngôn ngữ". Có thể các thầy cô chỉ quen với những bài báo "nghiêm chỉnh". Còn những người tham gia diễn đàn này cần những bài báo với "giọng điệu" khác. Vậy theo mình nghĩ, các thầy cô đừng bận tâm quá đến diễn đàn này làm gì. Vì cuối cùng chỉ đi đến những cuộc tranh luận nằm ngoài nghệ thuật. Lại làm "mất hình ảnh" của các thầy. Trong trường hợp các thầy muốn hiểu "lớp trẻ" (mình nói trẻ đây không nằm ở khía cạnh tuổi tác) nghĩ gì, thì theo mình các thầy cô cứ tham gia, cũng rất vui. Biết đâu lại có dịp "làm mới" lại mình :-)

7:39 Thursday,23.9.2010

Đăng bởi:  A.N

Bạn Thằng Cuội ơi. Bạn có thể giải thích rõ ràng hơn bạn NXHN viết vô văn hóa ở chỗ nào? Mình đọc chằng biết có vô văn hóa ở chỗ nào cả. Bạn có thể viết rõ hơn không? Vì nói người khác vô văn hóa mà không có lý do thì mới đúng là vô văn hóa. Mình quả thật khá bất ngờ khi đọc cmt của cô giáo Mỹ Ngọc, và khi thấy Soi đưa lên thành bài thì trong lòng có ý trách Soi sao ác quá (Soi bỏ qua cho mình). Vì mình nghĩ bạn Mỹ Ngọc trong lúc nóng nảy, mất bình tĩnh đã làm một việc theo mình là quá thiếu không ngoan (mình nghĩ bạn Ngọc giờ chắc cũng đã nhận ra). Và việc đúng sai thì gần như quá rõ ràng rồi. Nhưng đọc cmt của bạn Thằng Cuội mình thấy bạn nếu là bạn của Mỹ Ngọc thì đáng lý phải sáng suốt hơn. Bạn lại "đổ thêm dầu vào lửa". Dù sao mình hy vọng cuộc tranh luận này cũng có ích. Để sự hiểu nhau giữa thầy cô và học trò (nhất là trong môi trường nghệ thuật) có điều kiện tranh luận thẳng thắn với nhau hơn.

4:10 Thursday,23.9.2010

Đăng bởi:  luckychoai

Theo tôi thì thế này: tốt thì khen, mà xấu thì chê. đó là rõ ràng rồi. tuy nhiên không nên bắt người khác phải "tài" như mình (1) ai cũng có một khả năng nhất định, mỹ cảm nhất định, à họ chỉ làm việc của họ, họ hạnh phúc về điều đó, (2) còn chuyện chê thầy cô, họa sĩ nhà giáo vẽ xấu thì ta cũng thường xuyên gặp ở nhiều họa sĩ, thậm chí khi còn là sinh viên. Đây cũng là một điều rất mừng cho thế hệ trẻ - và những nhà giáo có tâm với nghề thì họ cũng rất hạnh phúc (3) nhà giáo là nhà giáo- nghệ sĩ là nghệ sĩ, đừng bao giờ lẫn lộn (4) nghệ sĩ khi nhìn vào cái nôi đã từng đào tạo nên mình, nên có một thái độ chuẩn mực, gữa cái được, cái không được, mà con người nghệ sĩ chính mình đây đang hiện diện, đang phát ngôn (5)

1:03 Thursday,23.9.2010

Đăng bởi:  thằng cuội

Theo tôi bạn NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG LAN ở đây hiểu sai ý của bạn NGỌC. Thứ 1... chê tranh là chuyện bình thường nhưng VĂN HÓA NÓI hay VĂN HÓA VIÊT của bạn Người xem Hà Nội thực sự vô văn hóa, nghệ thuật không như các môn khoa học khác, có 1 kết quả chính xác. Nghệ thuật là MƠ HỒ, HƯ HƯ ẢO ẢO, nên một tác phẩm có người này thích hay không thích là chuyện bình thường. Tôi tin chắc ban NGƯỜI XEM HN CŨNG cũng là người trong nghề... nhưng về bản chất ăn nói thì vô văn hóa.

0:34 Thursday,23.9.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Chiều nay khi đọc comment của cô giáo Mỹ Ngọc, tớ bức xúc, thế là mở Word ngồi đánh một cái comment thật dài phản bác lại. Ai dè lại thấy bạn Nguyễn Hoàng Phương Lan đã comment rồi, rất đồng quan điểm nhưng viết lại xúc tích và hay hơn chứ lỵ. Bạn Phương Lan ơi, tớ ghen với bạn rồi đấy. Xin vote cho Phương Lan một phiếu (phải tập vote cho quen đi, tháng sau còn đi vote cho cuộc thi tranh của quỹ CDEF). Để tránh trùng lặp, tớ biên tập lại comment của mình, tập trung (hay lan man) như sau: "Bạn Mỹ Ngọc ơi, tớ là Thông, đã từng học Mỹ Thuật Công Nghiệp, Mỹ Thuật Hà Nội, từng giảng dạy ở Kiến Trúc. Sao phải báo cáo thế? Xin thưa để bạn đỡ bảo tớ “biết gì mà nói”. Còn về chuyện tôn sư trọng đạo, xin lỗi bạn, tớ chưa dám rủa bất cứ cô giáo nào bị ngan giẫm cả. Khi đọc những comment của bạn, tớ cảm thấy mình như được trở lại thời sinh viên nghe thầy cô giáo giảng bài, thậm chí trở về thời kỳ mài đũng quần trên ghế trường phổ thông. Thế tức là sao? Tức là “cô bảo thì các trò phải nghe, cấm cãi, cấm hỏi lại, cấm chê cô dốt vì như thế là trái lại với đạo thánh hiền, trái với truyền thống tôn sư, trái với đường lối tôn vinh giáo dục của Đảng, vv...” Bạn biết rồi đấy, đã bao lâu nay, người ta phàn nàn về cái lối dạy và học thụ động ở Việt Nam, khi mà giáo viên lên lớp giảng bài, đọc vanh vách theo giáo án, sinh viên (hay học sinh) ngồi dưới cắm cúi chép. Cả một hệ thống giáo dục chỉ như một cái máy phôtô khổng lồ. Vừa qua tớ có đọc một bài luận trên Vietnamnet bàn về vấn đề: người Việt Nam hiếu học hay hiếu danh. Người ta phân tích rất hay, trong đó có ý này: Nếu nhìn các gia đình Việt Nam đầu tư hết của cải cho con cái đi học, nông dân bán bò bán trâu cho con đi thi, cả họ gom góp ủng hộ một người đi học, người ta sẽ nghĩ dân Việt Nam hiếu học. Nhưng không. Người ta đầu tư cho con cái đi học không phải vì cái kiến thức sâu rộng mà nó sẽ được hưởng, người ta chăm chỉ dùi mài kinh sử không phải vì sự hạnh phúc được mở mang đầu óc, được thông tường vạn vật. Người Việt Nam đầu tư cho thực hành việc học đơn giản vì đó là con đường dẫn đến vinh hoa danh lợi, như thời xưa là qua con đường khoa cử để được làm quan (ngày nay có thể mua bằng giả). Cả họ đầu tư cho một người ưu tú đi học đơn giản mong có ngày “Một kẻ làm quan, cả họ được nhờ”. Nó cũng giống như một vụ đầu tư kinh tế. Vì thế, người Việt Nam không hiếu học. Từ xưa, học hành đã bị đánh đồng với tầm chương trích cú, cố nhồi nhét được khối kiến thức “chuẩn” thể đơn thuần thi thố, để qua cửa ải thi cử, để “vượt vũ môn”. Những tìm tòi theo dạng phát kiến khoa học như ở bên Tây Âu không hề được thực hành ở Á Đông. Ngày nay, công việc dạy và học trên được tiến hành tương tự, đa phần học sinh, sinh viên đến trường học để được lên lớp, để kiếm tấm bằng. Mong đến ngày xong tấm bằng là xong hết. Bởi vậy chẳng mất công chi đào sâu, mở rộng những điều thầy cô nói, tranh luận, bắt bẻ lại càng không. Tâm lý trong việc học là thụ động. Thầy cô giáo (cũng là học sinh, sinh viên mà thành) cũng không nhiều người nghiện cái “phê” của sự đón nhận, khám phá kiến thức, nên cũng chẳng muốn học gì thêm. Bởi vậy người ta không mong đợi kiến thức hay những khám phá mới mẻ đến từ những phản bác sinh viên của mình, qua những tranh luận giữa các đồng nghiệp cũng không nốt, người ta coi đó là sự phá bĩnh hay ganh ghét. Xin trích nguyên văn comment của HNH (chắc cũng là ai đó trong trường) để làm ví dụ: “Ở Việt Nam ta chê tức là moi móc nhằm ý xấu hoặc mang thù hằn cá nhân nào đó, ít khi mang tính xây dựng”. Hây dà, người Việt Nam “hiếu học” thế này, đỉnh cao của khoa học và nghệ thuật nước nhà vẫn chưa thể nào nhọn được. Ở các trường mỹ thuật, do đặc thù ngành nghề nên tình trạng này được biểu hiện dưới những hình hài khác, nhưng hình như cái đà ...cấm cãi, cấm hỏi lại, cấm chê cô dốt vẫn tiếp tục được thực thi. Dù bạn có phủ nhận trong bài viết, tớ vẫn phải nói lại rằng cái tâm lý học thụ động từ phổ thông truyền lên đại học khiến cho rất nhiều sinh viên vẽ giống thầy, để cho điểm cao, để cho tốt nghiệp. Những người nào bản lĩnh, cũng rất khó khăn mới tìm được cái tôi riêng, phần lớn người ta làm được việc này sau tốt nghiệp nhiều năm. Học trò đến triển lãm của thầy là phải khen, ai không thích hoặc chê thầy sẽ là một hiện tượng. Ai đụng vào cô là cô quay lại hành ngay. Nhìn cái cách bạn răn dạy Người Xem Hà Nội thì biết. Đọc lại bài viết của Người Xem Hà Nội, tớ thấy anh ta (chị ta) cũng đâu chỉ có chê hắt nước đổ đi, vẫn có những nhận định tích cực cho những tác phẩm tốt (rất tiếc không phải tác phẩm của Ngọc). Như vậy, đó là ý kiến cá nhân về chất lượng tác phẩm trên quan điểm coi mọi tác giả trong triển lãm bình đẳng như nhau trong nghệ thuật giống như mọi công dân bình đẳng trước pháp luật. Thầy vẽ xấu thì vẫn phải chê cũng như công an phạm pháp thì vẫn bị bắt vậy thôi. Cái việc này không liên quan gì đến việc Người Xem Hà Nội đã từng chịu ơn giáo dục của trường hay không. Chưa nói đến chuyện nhiều người trong trường có khi cũng chỉ đáng tuổi đàn em của anh ta (chị ta) mà thôi. Đừng kết cho người ta cái tội to đùng là tội “phản thầy”. Túm lại, qua những tranh luận vừa rồi, tớ thấy Mỹ Ngọc nên xem lại quan điểm về sự hiếu học, tôn sư trọng đạo của mình. Một ý phụ nữa (ngắn thôi): Bạn Mỹ Ngọc nói việc “cái tên triển lãm quá to tác, giống như cái vỏ to, ruột nhỏ.. là lỗi của người tổ chức chứ không phải lỗi dành cho tất cả các họa sĩ tham gia”. Vâng, về việc này, Người Xem Hà Nội có chụp lên các tác giả đâu, anh ta (chị ta) chê cả người tổ chức đấy chứ. Trường Mỹ Thuật Hà Nội, một cơ quan chuyên nghiệp về nghệ thuật mà làm ăn đầu voi đuôi chuột thì liệu có đáng bị phê bình không? Hay lại biện minh rằng chúng tôi chỉ dạy vẽ thôi, còn muốn dựng triển lãm cho tốt thì.. sang đại học Nhân Văn mà học tổ chức sự kiện? (nhân việc này, để tránh tình trạng Mỹ Ngọc bới móc lại tớ, cũng xin kể rằng khi trước tớ có làm một trình diễn nhỏ ở Văn Miếu, nhưng vì dùng ngôn từ giới thiệu to tát nên bị bạn Mai Chi dập cho tơi tả trên Soi. Tớ học được nhiều từ những thiếu sót của mình. Đơn giản vì tớ còn thiếu kinh nghiệm, nhưng trường Mỹ Thuật với truyền thống từ những năm 1925 thì phải khác chứ).

0:10 Thursday,23.9.2010

Đăng bởi:  red_pencil_000

Hoạ sĩ Nguyễn Mỹ Ngọc ạ, họa sĩ biết cái câu chuyện là có người đi ăn cỗ ngồi cùng mâm với một cụ già. Có một đĩa tôm cụ già vì ngon miệng trót gắp còn sót lại một con... Người cùng đi ăn cỗ ấy tỏ thái độ rất lễ phép đề cao tuổi già và thế hệ đi trước rằng :"Thưa cụ, kính cụ ăn nốt cho đỡ lạc đàn...!"- Chà! người đó mới đáng trách!!! Họa sĩ Mỹ Ngọc ạ! Họa sĩ dùng hơn một dòng rưỡi cuối cmt thật đúng như lời họa sĩ đã viết: "Thầy cô phải xấu hổ vì bạn lắm"!!! Hi vọng câu chữ của những dòng này bạn được học ngoài trường đời!...

22:56 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  Oldbrat

Các ông chả hiểu gì cả. Huyền tích nghĩa là tuyền hic. Xem tranh nào cũng hic hic.

19:31 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  ImiSocrates

Vấn đề tôn sư trọng đạo mà người viết nêu lên không hề sai đâu các bạn ạ, đó là gốc cho mọi việc. Nhưng tôi đọc bài có thấy Người xem Hà Nội làm gì mà thầy cô bạn ấy phải xấu hổ đâu? Theo Mỹ Ngọc thì NXHN thấy tranh thầy cô xấu thì phải chê làm sao? Tôi có một kinh nghiệm thế này, NXHN và Mỹ Ngọc xem thử nhé: khi phải phê bình người thân, người mà mình chịu ơn, tôi sẽ viết một cái email nói rõ những gì tôi muốn nói. Cái email đó chỉ có tôi và người kia biết, như thế tôi vẫn dung hòa được thẳng thắn với giữ lòng biết ơn. Tuy nhiên trong trường hợp này kể cũng khó, NXHN không rõ có phải là người chịu ơn những họa sĩ có tranh triển lãm không? Và viết email thì phải viết bao nhiêu cái? Dù sao tôi cũng thấy quý họa sĩ Mỹ Ngọc, dù cô có lúc nổi nóng mất bình tĩnh và không có lợi cho cô, nhưng cô rất chân thành trong tình cảm của cô dành cho các thầy trong trường Mỹ thuật. Nhưng giá như các trao đổi đi vào vấn đề nghề nghiệp thì hay biết mấy, hơn là tranh cãi về đạo đức.

18:32 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Phương Lan

Xin hỏi tác giả một câu: nếu người viết tốt nghiệp lý luận Mỹ thuật từ trường ra thì có quyền khen chê các thầy trong trường không ạ? Hay phải chừa ra? Ở nước ngoài thì các thầy hạnh phúc nhất là có học trò giỏi hơn mình và có thể tranh luận với mình, thậm chí nói ngược mình. Nhưng qua lời tác giả thì có vẻ ở VN không được chê thầy. Chê là bị nhìn như tên vô ơn. Quá nhiều bó buộc lễ nghĩa thế thì nền phê bình mỹ thuật Việt Nam "tẻo" là phải rồi. Ở VN có lẽ khen là dễ nhất, chê là không nên. Ngoài ra tôi cũng hoang mang lắm vì cô Ngọc nói tranh ở triển lãm không đại diện cho tranh của người vẽ từ xưa tới nay, và cả tương lai, ý là không nên chê. Thế nhưng chẳng lẽ đi xem một triển lãm mà thấy xấu lại phải xin xem các tranh khác, tranh khác nữa, tranh khác nữa... cho đến khi ra tranh đẹp mới bằng thôi sao? Các họa sĩ (tôi nghĩ không nên đay nghiến các thầy cô ở đây, nên gọi họ là họa sĩ khi bàn về nghệ thuật của họ) khi triển lãm chắc chắn phải chọn tranh tiêu biểu của họ chứ? Có ai muốn người khác xem tranh không tiêu biểu của mình không? Ngoài ra đoạn nói về cô giáo tiểu học bị ngan dẫm chết tôi thấy không nên thốt ra trong một bài như thế. Làm hạ thấp giá trị của người viết thôi. Cảm ơn.

17:19 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  admin

Em-co-y-kien thân mến, cảm ơn bạn đã vào Soi đều, đọc cmt của bạn biết bạn là người hiểu về mỹ thuật, lại nhiều thông tin. Vậy việc gì bạn phải tốn sức viết những cmt trêu chọc thế này? Soi vẫn đưa lên vì thực ra nó chẳng vi phạm điều gì như tục tĩu, phản động, xúc phạm..., nhưng Soi khuyên bạn nên dùng kiến thức và sự dí dỏm của bạn theo hướng tích cực hơn, chắc chắn mọi người sẽ nghe nhiều hơn, và các thảo luận sẽ không rơi vào vô bổ. Còn nếu không, lần sau Soi xin phép không đưa lên nữa. Cảm ơn bạn nhiều.

17:09 Wednesday,22.9.2010

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em có ý kiến là chúng em thật là băn khoăn và hoang mang quá khi thấy cô Ngọc bảo là "trong mọi công việc đòi hỏi sự sáng tạo thì họa sĩ là một nghệ sĩ đơn độc nhất trên con đường nghệ thuật của mình." Theo chúng em được đọc thì là các chú nhà văn - nhà thơ cũng bảo là khi ngồi trước trang giấy trắng tinh các chú mới thật là người đơn độc nhất... chú Sơn nhạc sĩ cũng bảo chúng em là khi chú chằn chọc cả đêm để nghĩ ra một nốt nhạc mà không được, chú thấy cô đơn nhất trên đời. Thế cho nên bây giờ chúng em chẳng biết là phải tin cô hay tin chú Sơn, hay tin chú nhà văn nhà thơ :-); Còn như là theo chúng em mạnh bạo nghĩ thì là đã làm sáng tạo, mà là không cứ phải là họa sĩ, nghệ sĩ, đã là phải chấp nhận sự cô đơn, không muốn giống với ai rùi mờ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả