Nghệ sĩ Việt Nam

Nguyễn Khắc Chinh và "Cuộc sống của Ma Nơ Canh"

. CUỘC SỐNG CỦA MA NƠ CANHKhai mạc: 18h, ngày 09. 09. 2014|Địa điểm: Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam – 66 Nguyễn Thái Học – Ba Đình – Hà NộiArtalk – trò chuyện cùng nghệ sĩ: 14h15 ngày 13/09/2014Triển lãm: 09. 09 – 14. 09 – 2014 “Cuộc sống của Ma Nơ Canh” là […]

Ý kiến - Thảo luận

1:44 Thursday,2.7.2015

Đăng bởi:  sai gon

Mình nhìn hình này thực sự mình chẳng thấy chút gì liên hệ đến manoquyn ...
Cách đặt tên kiểu này vừa phiến diện vừa áp đặt và không hề mảy may một chút hơi hướng ý tưởng nghe thuat nào . Ví dụ như tạm hiểu là bạn ấy đang phê phán một xã hội mà những người đẹp chỉ vô hồn vô cảm như manoquyn thì cách cách bạn ấy đặt tên cho nó cực kỳ vô duyên, giống như bạn ấy nói kiểu ngờ nghệch với khán giả, gà bài cho họ rằng tao vẽ người đẹp đó nhưng nó là manoquyn đó đừng nhìn nó như con người và cũng đừng hiểu nó như con người, nhin vậy thôi nhưng vô hồn lắm chẳng có gì đâu.
Nhìn vào bức tranh người ta chỉ thấy những cô gái hút thuốc và ôm cái Đống mặt nạ của tuồng, chẳng có hành vi nào biểu hiện của vô hồn vô cảm cả. Đó chỉ là cuộc sống bình thường của con người bình thường trên thế giới này, không có biểu hiện gì thể hiện sự vô hồn vô cảm với cái tông màu sạch sẽ gọn gàng có phần nịnh mắt để treo trong mấy gian nội thất ...
Vậy rốt cuộc là bao nhiêu năm làm việc tích lũy cái mà anh ấy đưa ra cho thiên hạ xem chỉ là một vài dáng cơ bản mà ai cũng biết ? Chẳng có gì khác mấy bài hình họa? Sau bao nhiêu nỗ lực lập ý anh ấy chỉ có thể nói rằng ý tao là manoquyn đấy? Rồi sao? Cái gì nữa ?? Chỉ là manoquyn thôi thì có cái quái gì để xem ? Có cái quái gì để mà suy nghĩ ? Làm sao bạn có thể đem cho người khác trải nghiệm và chiêm nghiệm được gì với vài ba cái ý niệm nông cạn thua cả truyện tranh con nút như vậy? Chẳng có điều gì đọng, lại chẳng có điều gì để phân tích ngoài những thư đã lộ thiên.
Nếu bạn cho những lời này là những lời chỉ trích không khoan nhượng đồng cảm thì đúng vậy đó, tôi đã cố nhưng không có gì để xem nên chân thành gửi bạn ý kiến của mình. Mong bạn nhìn nhận thẳng vào thực tế để cho tôi một lý do để tôi thấy tác phẩm của bạn có gì hay ho hơn cái tôi đang thấy. Hy vọng tôi sai...

13:51 Saturday,4.10.2014

Đăng bởi:  thuốc lào

@gia phạm: "không nên so sánh" và "cứ để lịch sử quyết định" còn người đương thời chỉ nên im lặng. Để tôn trọng ý kiến của bạn Gia Phạm, đề nghị Soi và tất cả các diễn đàn khẩn trương dẹp tiệm.
Con người phát triển được chính là nhờ biết so sánh, nhận thức bằng tương quan để biết hay dở tốt xấu, phù hợp hay không phù hợp, giữ nguyên hay thay đổi. Nay không so sánh thì đến cái hay còn chả biết, nói gì đến cái dở. Xin long trọng đề nghị loài người nên xem lại mình, tốt nhất là nên trở về thời kỳ hang động tiền tư duy để khỏi so sánh cho nó mệt.
" vẽ dc như mình nghĩ và nghĩ dc như mình sống" lại còn "chân thành" nữa thì còn có gì để bàn? Vấn đề là ng ta ko thấy những giá trị đó hiện diện ở đây.
Thấy xấu thì bảo là xấu. Thấy giả cảm thì bảo là giả cảm. Đó chính là sự chân thành, thẳng thắn. Còn nhìn mấy tác phẩm này mà không thấy điều đấy thì...!

10:03 Saturday,4.10.2014

Đăng bởi:  gia pham

Ở đây là một diễn đàn, có thể chấp nhận thiên kiến và tư kiến. Nhưng tôi nghĩ là không nên so sánh bất cứ ai. Cứ đợi lịch sử quyết định, và trong chuỗi chờ đợi dài ấy, mỗi người hãy tự làm việc của mình (kể cả là mưu sinh, còn hơn là chết đói). Huống hồ các họa sĩ trẻ đang đầy cảm hứng, dũng cảm, mong muốn khẳng định điều gì đó, thì sao lại phải nói điều khó nghe.
Cứ vẽ như mình nghĩ và cứ nghĩ như mình sống, chân thành là con đường duy nhất đúng để đi vào nghệ thuật. Nó như là bản thể mình, là bộ mặt được nhận ra bằng tấm gương của nội sinh, không phải là tấm gương tráng bạc. Con đường nghệ thuật không bao giờ có đích cuối cùng, chỉ có điểm bắt đầu và tiếp tục bắt đầu.
Chúc Chinh cũng như các họa sĩ trẻ luôn có những sự táo bạo, tự tin.

19:14 Friday,19.9.2014

Đăng bởi:  Phạm Tuấn Phong

Nhàm và nhạt, có thể thấy hoạ sĩ này là một góc của cánh hoạ sĩ trẻ Việt Nam. Rất chăm chỉ rất cố gắng nhưng làm vậy thì chỉ là sự cày cục, xoay sở sắp xếp hình và màu cùng với chuỗi ý tưởng giống như một nhiếp ảnh gia chụp lịch ngày tết. Những bức tranh như một sa mạc chứ không phải là cảm hứng cho tâm hồn người xem. Vẫn chỉ là làm xiếc và doạ trẻ con, hai dòng tranh đang thịnh hành không biết bao giờ người vẽ mới thôi bị ám ảnh. Sống với đam mê và sở trường là điều ai cũng muốn chọn lựa,nhưng tạo ra giá trị gì lợi ích gì mới là điều chốt hạ.
Buồn lắm, các bậc đàn anh đã" tự tay bóp d...", hiện tai hoạ sĩ giờ đây mặt bằng chung cũng không nhích thêm được chút nào.giá trị vật chất và tinh thần đang báo động từ những cuộc triển lãm"mẹ hát con khen hay" này

1:08 Tuesday,9.9.2014

Đăng bởi:  Tom

Bạn không nên đưa Bùi thanh Tâm vào đây. Khách quan mà nói thanh Tam và Chinh vẽ khác nhau nhiều. Từ cách đặt vấn đề ý tưởng ,cách tạo hình... Tâm vẽ. chưa nói về ý tưởng bố cục nói về cách anh ấy tạo hình nhân vật Tâm hay mải mê vào việc chi tiết nào cũng phải làm mềm, tròn, căng nên ít có sự thay đôi it sự tinh tế. Ngay ở điển này Chinh cũng đã khác. Mỗi người một cách nhìn một cảm nhận và có kiến thức nghề nghiệp khác nhau. Mình like Chinh.

12:17 Monday,8.9.2014

Đăng bởi:  ha dan phi

Em không được xem vì em ở thành phố Hồ Chí Minh ! em xem đỡ qua web này!

22:32 Sunday,7.9.2014

Đăng bởi:  trân trọng viết

Bác này hình họa non, ý tứ hơi thô, mầu sắc nhàm chán. Nhìn tranh thấy người vẽ rất mệt mỏi, bế tắc. Tuy nhiên cũng thấy ở đó sự cố gắng. Dù sao cũng chúc mừng màn ra mắt đầu tiên của bác.

11:40 Sunday,7.9.2014

Đăng bởi:  Ngô Đồng

Thích tác giả này , vẽ rất hay . Tranh đẹp

15:01 Saturday,6.9.2014

Đăng bởi:  Lee Trần

Tôi đồng ý với Lại Quý Bà, tuy nhiên quan trọng nhất với tôi là sự trải nghiệm và làm việc trực tiếp trên mặt canvas. Có gặp ai, giống ai hay không quá quan trọng, cái quan trọng là mình đang và sẽ làm việc bằng sự yêu thích, bằng nỗ lực chân thật của mình cá nhân người vẽ.

14:30 Saturday,6.9.2014

Đăng bởi:  LẠI QUÝ BÀ

Tranh mới của Chinh màu sắc đằm hơn và tâm tư thâm trầm hơn những tranh màu bệch bạc trước kia. Ta gặp đâu đây Bùi Thanh Tâm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả