Soi học

Bài 2: Luận về Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh

(Tiếp theo bài 1) Thuyết của phái Nhất-thiết-hữu-bộ (Sarvastivada) thời cổ cho rằng bài tâm kinh này là do Bồ-tát Quán-thế-âm dậy riêng cho ông Xá Lợi Tử (Sariputra). Trong khi kinh Đại-phẩm Bát nhã thì nói rằng đây là Phật Thích Ca dậy đệ tử Xá Lợi Tử của ngài. BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH […]

Ý kiến - Thảo luận

8:36 Wednesday,18.7.2018

Đăng bởi:  La Thiet

Hay quá. Ngày xưa đã đọc rồi, giờ đọc lại thấy bài bình giảng này càng hay. Cảm ơn tác giả.

8:11 Wednesday,8.2.2017

Đăng bởi:  admin

Lưu ý các bạn là những cmt viết không có dấu thì Soi không đưa lên được nhé. Phiền các bạn gõ dấu vào giúp Soi. Cảm ơn nhiều.

12:16 Wednesday,10.8.2016

Đăng bởi:  Ngọc Chiếu

@Nguyễn Mai Tâm Ân: cách dịch con trai của Xá Lợi là hoàn toàn đúng theo Việt ngữ, chữ Xá Lợi Tử (tiếng Hán) hay tiếng Pali Sariputta với chữ tử và putta đều có nghĩa là con trai, ghép vào chữ Xá Lợi hay Sari tên của người cha, thành ra con trai Xa Lợi.

23:51 Wednesday,30.9.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Mai Tâm Ân

dịch kiểu gì kỳ dzậy, "Xá Lợi Tử" thì phải dịch là "Này Xá Lợi Tử" hoặc "Này Xá-Lợi-Phất". Dịch "con trai của Xá Lợi" mà nghe được hả?!

7:05 Thursday,18.9.2014

Đăng bởi:  vô ngã

MAI có thể tham khảo cuốn “Vũ trụ - Sự tiến hoá của vũ trụ, sự sống và nền văn minh”, của Carl Sagan, Nguyễn Việt Long dịch, NhãNam&Nxb Thế giới, 2011.
Từ một quan điểm lượng tử, thế giới này và con người ta căn bản là những khoảng trống mênh mông giữa các (tập hợp)"Hạt cơ bản".
Nhưng sự giống nhau giữa "Tính không" (- chưa phải "Hư vô" đâu nhé!)với hiểu biết theo Lượng tử về quy mô của thế giới này chỉ là một phát biểu thôi. Đức Phật không giải thích vũ trụ, mà chỉ dạy diệt khổ.

17:15 Sunday,14.9.2014

Đăng bởi:  tèo

em chưa đọc kĩ bài nhưng có hai ý kiến thôi ạ:
1. Xá lợi tử: cách dịch/hiểu thông thường và phổ biến trong giới phật học là chỉ đích danh ngài Xá Lợi Phất. Chắc là kiểu như hồi xưa tiếng Tàu hay thêm chữ tử vào sau tên.

2. Chữ "hành thâm": vẫn còn nhiều tranh cãi giữa cách hiểu "thực hành 1 cách thâm sâu" hay "thực hành Bát Nhã thâm sâu" (ý chỉ kinh này thâm sâu).

19:57 Saturday,13.9.2014

Đăng bởi:  candid

Có bài này của bác Kiều Tiến Dũng có một số quan điểm về triết học phương Đông và khoa học phương Tây khá hay, các thứ khác thì em không bàn.
http://dcvonline.net/2013/09/24/khoa-hoc-phuong-tay-va-triet-hoc-phuong-dong-bai-1/

19:47 Saturday,13.9.2014

Đăng bởi:  candid

Vâng đấy chỉ là quan điểm của em thôi. Ví dụ như bác Mai nói về thuyết được nhiều người đang cố chứng minh là kinh Dịch là của VN. Em không nghĩ thế nhưng đấy là quan điểm của em và em cũng không chứng minh được. :D

19:07 Saturday,13.9.2014

Đăng bởi:  Phương Tâm N

@ Candid: Mà quả thực là đã tìm ra từ mấy ngàn năm trước thì đã sao? Sao lại phải tự ti về tính cách phương Đông thế nhỉ, Tây nó mà tìm ra nét tương đồng thì bảo là "thú vị", ta mà tìm ra thì bảo là "lỗi".

18:16 Saturday,13.9.2014

Đăng bởi:  Mai

vâng,

đơn cử như việc "học giả" Việt nam bỏ rất nhiều tâm huyết để "chứng minh" Kinh dịch là của người Việt bằng vài hình giun dế "tương đồng"

17:48 Saturday,13.9.2014

Đăng bởi:  candid

Phương Đông thì cũng dễ mắc một lỗi là cứ khi nào khoa học thực nghiệm của phương Tây tìm ra một cái mới thì các học giả lại tìm cách chiết tự để chứng minh là đã tìm ra từ mấy ngàn năm trước.

Thôi thì tránh sa đà vào văn tự bát nhã cứ niệm rằng:
(Yết đế yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế Bồ đề. Tát Bà Ha!)

11:24 Saturday,13.9.2014

Đăng bởi:  Mai

cô candid đã góp nhời, mình xin thêm ý thế này:

những gì GS nói (chứ không phải người ta diễn lại), tôi không có ý kiến. những gì ông làm và nói đều khớp nhau, không mâu thuẫn. phương pháp nghiên cứu khoa học là phát minh của tây phương, bên đông thì chủ yếu ngồi trên tảng đá mà luận cuộc đời. và GS dừng ở mức nói rằng ông nhìn ra sự tương đồng giữa tư duy của ông phật của ấn độ (hay mấy ông giới tinh hoa thời trung quốc cận đại) với khoa học vật lý. vật lý là khoa học căn bản bởi vì nó là cái lý của vật chất. mà vật chất là thứ mà ở vũ trụ này loài có ý thức như ta nhận ra được trước nhất. những vũ trụ khác nhau có những vật lý khác nhau, sinh ra những ý thức khác nhau, hoặc ngược lại, hoặc giả như lại có những thứ ở tầm cao hơn khả năng mà một hệ thống các mạch điện (nơ ron) trao đổi thông tin có thể *nghĩ* ra được thì không ai đủ khả năng bàn. đấy là về tư duy khoa học.

hai là về tư duy kiểu ông phật, tôi không truy được văn bản của ông phật đã thực sự nói những gì, nhưng tôi có thấy có dùng hình ảnh mục đồng chăn con trâu đen ý là cái thiện trong người ta thuần hóa cái xấu. bên tây hồi xưa cũng có ông có mô hình (model) tương tự, ấy là người kỵ mã điều khiển con ngựa trắng và con ngựa đen bất kham. việc tương đồng này không có gì lạ, và biết để biết chứ cũng không làm gì. bởi vì tất cả cùng quan sát thực tại này, cùng muốn xây dựng một tấm ảnh phân giải cao về thế giới, việc có sự tương đồng là điều tất yếu. tôi nêu ra để nói rằng ngồi dưới gốc mận mà suy tưởng là một lối đi có thành quả của những bậc tinh hoa thời xưa (elite) chứ không phải không. như yoga và thiền định ai cũng có thể theo như một thú vui (hobby). việc quan sát cơ thể vận động biến chuyển trong lúc đó cũng là do chịu khó nhìn thêm một chút bằng vô thức thôi.

tuy nhiên việc triết học (và văn học viễn tưởng, nghệ thuật siêu thực..) cãi nhau om sòm về tâm hồn về bản ngã con người qua cả vài thế kỷ mà cũng không chứng minh (verify) được những tri thức đơn giản nhất của môn khoa học nơ ron (neuroscience) trong chục năm gần đây về bộ não con người thì lại là việc cần lưu ý khi dân đen như chúng ta đột nhiên có hứng thú muốn hiểu biết về cái vượt khỏi "hành hẹ dưa cà" hàng ngày. đơn cử họ (bên khoa học neuron) có máy scan não, thực hiện mổ não, họ theo dõi được phản ứng của từng nơ ron với các kích thích mà 5 giác quan thu vào, từ đó khoanh vùng được từng chức năng trong vỏ não. họ ghi chép và thử sai và lập ra được mô hình hoạt động của não lúc ra quyết định hoặc trải nghiệm cảm xúc blah... (video minh họa http://ed.ted.com/lessons/what-happens-when-you-remove-the-hippocampus-sam-kean) hoặc như việc đạt niết bàn, orgasm, hay hiệu ứng của một số loại thuốc (drugs) khiến cho não trái câm lặng : http://www.ted.com/talks/jill_bolte_taylor_s_powerful_stroke_of_insight)

tương tự, vật lý hiện đại, với einstein và lượng tử, họ đi những bước vững chắc và minh bạch. (một video cho công chúng về entanglement và các khái niệm căn bản trong lượng tử: http://ed.ted.com/lessons/what-can-schrodinger-s-cat-teach-us-about-quantum-mechanics-josh-samani).
một lượng lớn kiến thức như vậy là kết quả của quá trình tích cóp qua nhiều thế hệ nghiên cứu của loài người. và so với một tòa thành đồ sộ như vậy, việc người có nền tảng họ chỉ ra vài ba cái tương đồng không làm cho dân đen bắc cầu hay nhảy cóc mà sang được. cái kết nối về mặt phương pháp của phương đông và phương tây là vô cùng cần thiết. tuy nhiên, việc đẩy cả loài người về phía trước là việc của những cá nhân đứng ở mặt trận của tri thức. còn thi thoảng được các vị ấy giảng cho vài lý luận bằng ngôn ngữ dân dã để sống đời con gà cái kiến cho bớt tù mù là đã bớt khổ rồi.

tôi nói nốt câu của einstein về phật giáo có khả năng đáp ứng được tính thực chứng và không giáo điều, thử hỏi trên thế giới có mấy tôn giáo chính (mainstream), và những tôn giáo kia đã phát triển méo mó hoặc đã bị truyền thông chính trị lèo lái đến mức dị dạng như thế nào?

16:17 Friday,12.9.2014

Đăng bởi:  candid

Có bài của bác Trịnh Xuân Thuận cũng đề cập giữa cơ học lượng tử và khái niệm Không. Thế nhưng đọc cũng loằng ngoằng lắm, em có nhớ có 1 bài viết dễ hiểu hơn mà tìm lại chưa thấy.

http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20120803-tuong-dong-giua-khoa-hoc-va-phat-giao-theo-cai-nhin-cua-trinh-xuan-thuan

13:50 Friday,12.9.2014

Đăng bởi:  Mai

Mong anh vô ngã luận thêm chỗ : giải thích chữ Không của ông Phật ( hay đồng nghiệp phát triển thêm đạo của ổng ) bằng Lượng tử trong bình luận của anh được khôg ạ ?

6:20 Thursday,11.9.2014

Đăng bởi:  vô ngã

Bài giảng về kinh văn Bát nhã Balamatda thật chí lý.
Nhưng phần luận về "từ tính" và "rung động" khá thô giản so với tư tưởng về "hư không" của Phật đạo.
Nếu soạn giả định giải thích điều cốt yếu này thì nên dùng khái niệm về lượng tử có lẽ phù hợp hơn với ý niệm về "Không".
Từng nghe: Phật giáo ban đầu giảng thuyết về "Tính không"; sau này,thời Mạt Pháp, mới phải dùng thuyết "Duyên khởi" để nhân gian dễ hiểu và tin theo.
Nếu đã "Không có vô minh, cũng không có chấm dứt vô minh" thì "trùng trùng duyên khởi" cũng chỉ như sóng vỗ vào bờ thôi nhỉ?

9:48 Wednesday,10.9.2014

Đăng bởi:  candid

Trước em đọc thì thấy nhiều bài viết của các sư đều giải thích câu

"Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không"

Trong đấy câu ngũ uẩn đều không thì Không hàm ý nghĩa là nhân duyên, mọi vật đều do nhân duyên, nhân quả mà có chứ không phải tự nhiên có. Chứ không phải ý nghĩa là hư không.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả