Gẫm & Bình

Tâm Vương - hay bàn về triển lãm của Nguyễn Khắc Chinh

CUỘC SỐNG CỦA MA NƠ CANHKhai mạc: 18h, ngày 09. 09. 2014|Địa điểm: Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam – 66 Nguyễn Thái Học – Ba Đình – Hà NộiArtalk – trò chuyện cùng nghệ sĩ: 14h15 ngày 13. 09. 2014Triển lãm: 09. 09 – 14. 09 – 2014 Hồi là sinh viên, tôi có […]

Ý kiến - Thảo luận

23:13 Friday,12.9.2014

Đăng bởi:  Trịnh Lữ

Thấy anh em nhắc đến "kỹ thuật", tôi xin chia sẻ một vài ý kiến đọc được ở nhiều sách khác nhau về vấn đề này.

Những người coi hội họa là một "nghề" (métier, profession) thì tin rằng về mặt kỹ thuật, sản phẩm của hội họa cũng phải có "tay nghề" như sản phẩm của các nghề khác. Kỹ thuật làm nên một bức tranh chả dính dáng gì đến chủ đề và phong cách của nó. Kỹ thuật là một hệ thống các phương pháp sử dụng vật liệu để vẽ nên bức tranh ấy. Nó phụ thuộc vào truyền thống của từng trường phái và thể loại. Nhưng trong bất kỳ truyền thống nào, hệ thống phương pháp ấy cũng vẫn phải cho ra được các sản phẩm đảm bảo được ba yêu cầu là tay nghề và độ bền vững chãi, vẻ đẹp của mặt tranh, và độ tinh khiết và chiều sâu của màu sắc.

Có lẽ ở ta, chỉ có tranh sơn mài và tranh lụa là có truyền thống kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh. Nhưng sơn Nhật và lụa bồi cũng đang làm tan loãng cả hai hệ thống thực ra là mới manh nha hình thành ấy.

Chỉ có điều, khi hội họa không còn là mỹ thuật, thì nói chuyện kỹ thuật cũng không còn là kỹ thuật vẽ tranh nữa rồi.

21:45 Friday,12.9.2014

Đăng bởi:  Linh Cao

Hí hí, thế ra hổng phải nick mà là tên thật ạ.
Kính bác lại nhà...

18:03 Friday,12.9.2014

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Em càng ngày càng kết anh Vũ Lâm. Anh viết hay như đi chơi vậy. Em với anh gặp nhau trên bàn nhậu thì thỉnh thoảng, cùng chung tay công việc cũng chỉ thỉnh thoảng. Nhưng mong có một lần nào đó em làm triển lãm, nhờ anh Vũ Lâm viết một bài cho em nhé. Lúc đó dù anh viết theo kiểu đá xoáy em thì em vẫn ngậm cười. hị hị hị

17:22 Friday,12.9.2014

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Đề nghị bạn Linh Cao tôn trọng tôi khi ta thảo luận ở chốn đông người. Tôi có họ tên rõ ràng, bạn đừng có cú này cú nọ tôi nghĩ đó là biểu hiện sự chớt nhả bất lịch sự rất không đáng có. Giả sử tôi thêm trước tên bạn không phải cú mà là con khác thì bạn có cảm giác thế nào?

Về tranh của họa sĩ Chinh, tôi nghĩ thế thôi, tôi không phải con buôn nên không biết tranh Việt nam phải thế này thế kia. Xin lỗi quý vị độc giả Soi!

15:58 Friday,12.9.2014

Đăng bởi:  Tiểu Hà

Chú Đỉn nói thế cháu có một vài ý kiến không đồng tình với quan điểm của chú ạ.
Cháu nghĩ thế này, kỹ thuật vẽ sơn dầu thì muôn hình vạn trạng lắm. Có người không thích dùng sơn dầu mua ngoài tiệm họa phẩm vì sắc độ, màu không ưng ý nên họ tự nghiên cứu, chế sơn dầu theo ý họ luôn. Có người thì mê lối vẽ cổ điển như các cụ thời Phục hưng xưa nên thường dùng gesso pha với các thứ linh ta linh tinh khác để làm lớp lót. Ấy vậy mà có người lại thích vẻ đẹp đơn giản, tự nhiên của các sớ toan nên cực ghét dùng gesso. Vấn đề là kỹ thuật nào cũng thế, chẳng thể bắt ép người ta được. Cơ bản là mình ưng ý loại nào thì mình xài cái đó thôi, chớ bảo con mèo phải luôn ở dưới nước như con vịt thì chịu sao thấu ạ? Cháu thấy nhiều cụ nổi tiếng lắm bên Tây vẽ lộ lớp toan phía dưới là chuyện bình thường mà. Xem mấy tranh của cụ Monet, Derain hay tranh của cụ Stella mà bắt bẻ vụ đó thì có mà cả ngày cũng chẳng hết.
Còn bàn về kỹ thuật trong tranh của bác Chinh thì cháu có mấy cái muốn nói như sau (cháu chỉ nói về kỹ thuật chút thôi ạ, theo cách nghĩ và hiểu của cháu - mà mấy cái này thì chủ quan lắm, phiến diện lắm, lại non và nông nhưng thôi thì con trẻ cũng xin có mấy lời để được mọi người chỉ thêm. Còn vấn đề về tư tưởng, ý đồ trong tranh của bác Chinh thế nào, art hay decor ra sao thì cháu xin mạn phép không bàn đến). Về tranh bác Chinh thì cháu có xem ở ngoài. Với loại tranh được thể hiện kỹ thuật như thế này thì việc để lại dấu cọ quả là tối kỵ. Cháu cũng có vẽ theo kiểu này nên ớn mấy vụ đó. Cơ mà cũng khó phết. Vì đòi hỏi nét cọ phải nhuyễn, đầu cọ và loại lông bút... Cháu đồng ý với bác về sự sốt ruột. Chính nó mới là nguyên nhân chính về việc lỗi kỹ thuật. Về chiều hướng đi thì cháu cũng thấy, tranh bác Chinh hơi bị tuột, lại bị lỳ. Màu sắc cũng gây cảm giác thiếu và vô cảm. Cả bộ tranh đơn điệu về màu, xem một lúc cũng chán vì cái này cũng giống cái kia mặc dù con nhà tông không giống lông cũng phải giống cánh. Nhưng mà đều quá thế này thì đúng là thảm họa thật. Một bản nhạc dù hay tới đâu, nhưng nghe riết mãi cũng phát ớn mà, bác nhỉ?

11:27 Friday,12.9.2014

Đăng bởi:  Linh Cao

Giọng cú Đỉn thoang thoảng chi lan chi huệ quá vậy? Vẽ kiểu ấy người ta có concept, ko phải xăm soi vào từng nhát bút, mà cần lùi xa ra để đọc ý tưởng và bóc lấy tí tinh dầu duy mỹ mà cảm khoái cho vơi bớt nhọc nhằn thường nhật... Có những loại art nó sang quá, bà con chới với la lối đòi phải khổ thêm quặn thêm thì mới cho là có nghĩa lý. Mình thì mình cho rằng cần bạn Chinh phát huy, để tụi Tây nó hỏi nhau tranh bọn lào thế, thì có thể ưỡn ngực hít căng phổi trầm giọng hạ một câu: tranh Việt Nam đấy ! Còn chỗ nào xấu thời gian sẽ sửa chữa, hoạ sỹ còn đi đường dài, lo gì ?

8:26 Friday,12.9.2014

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Các bạn hình như chưa xem tranh thật. Bạn Lâm khen kỹ thuật của họa sĩ Khắc Trinh tốt nhưng xem ra là quá khiên cưỡng,lớp sơn xử lý mỏng, lộ chân toan, gần như không lót gesso, chỉ dựa vào ganh toan và kích thước tranh để dấu nét bút( cái này bạn nào vẽ sơn dầu có kinh nghiệm đều nhìn thấy ngay), họa sĩ Trinh cho thấy một cái sự sốt ruột nhất định trong khi vẽ bộ này.

Kỹ thuật non, ý đồ triển lãm khoe hàng trang trí nội thất rất lộ liễu. Tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó. Nhỉ!

18:01 Thursday,11.9.2014

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

NH Phương Lan: Cảm giác của bạn tốt, tuy nhiên nếu bạn so như thế thì e rằng như các cụ nói là "bì phấn với vôi", không thể so được. Cuộc Đại CMVH ở TQ nghe đâu làm chết 10 triệu người. Mà nói theo kiểu chơi Đế chế thì không phải là loại đi trồng lúa, đốn củi đâu nhé. Toàn là chiến binh, mất rất nhiều vàng mới đúc ra được. Nó làm cho xã hội TQ bị... đại tổn thương nghiêm trọng, đến giờ vẫn chưa lành. Ông Trương Hiểu Cương vẽ vì 10 triệu cái mạng người ấy. Nên tranh nó mới rợn tóc gáy ra như vậy. Còn thử xem, động cơ vẽ của họa sĩ Khắc Chinh là gì? Thì biết ngay. Một bức tranh, một lời nói, cũng là một cái gương lớn, gương nhỏ chiếu lại hình ảnh của người nói, người vẽ thôi. Âu cũng là ghi dấu ấn, và bộc lộ mình cho thiên hạ, xem ta là loại gì!

12:36 Thursday,11.9.2014

Đăng bởi:  N.H.Phương Lan

Bạn Trần Trọng Viết: Đọc được bài về chuyên môn mỹ thuật thì thích, mà đọc một bài không nói tới chuyên môn mỹ thuật, chỉ là cảm xúc, suy nghĩ sinh ra sau khi xem tranh... thì cũng hay mà. Đó chẳng phải là mục đích cuối cùng của tranh sao? Nếu bạn Viết có chuyên môn về mỹ thuật, hay ít nhất là chuyên môn mỹ thuật của bạn, thì bạn cũng nên góp vào một chút cho xôm tụ. Mỗi người góp một ít để xem tranh cho thêm phần thú vị.
Nhân bài của Vũ Lâm và tranh của Khắc Chinh, tôi cũng nảy ra cái nhận xét là tuy cùng vẽ những khuôn mặt nhôm nhựa, nhưng tranh của Khắc Chinh với tôi đúng là nhôm nhựa thật, tức là nó không mang tới cảm xúc gì ngoài những bức tranh trang trí (salon nhà giàu?), còn tranh của ông Trương Hiểu Cương (http://soi.today/?p=6528) làm tôi rợn tóc gáy vì ông ấy vẽ sự vô hồn; khác với anh Chinh vẽ BẰNG sự vô hồn.
Cảm ơn Vũ Lâm đã viết bài về cảm xúc sau xem tranh để tôi được "quá giang".

11:46 Thursday,11.9.2014

Đăng bởi:  trân trọng viết

Ý tưởng và thông điệp chỉ là "giá trị gia tăng" cho tác phẩm hội họa thôi. Quan trọng là thẩm mỹ kia mà. Đây là lối viết mình thường hay gọi là "viết kiểu rượu thịt chó", từ đầu đến cuối "rỗng hoác" chẳng bàn tí chuyên môn nào.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả