Trường phái

Về thân phận con sen, con vợ lẽ của tranh lụa trong làng hội họa Việt Nam

Mình cũng đã từng là sinh viên mỹ thuật Yết kiêu nên mình hiểu cái thân phận bèo bọt mà tranh lụa phải đón nhận từ con mắt những sinh viên thời đó và cả sau này. Sự thật là hồi đó sinh viên chưa được ôm trọn cả “kho tàng tri thức” sơn dầu, […]

Ý kiến - Thảo luận

20:33 Sunday,21.9.2014

Đăng bởi:  kim trần

mình chưa học vẽ tranh lụa, nhưng cũng chưa bao giờ nghĩ là tranh lụa việt nam lại như vậy. vẽ tranh vốn là môn học tĩnh tâm. có lẽ mình nên tìm hiểu tranh lụa nhiều 1 chút, thử nghiệm nhiều, cám ơn soi về bài này

1:30 Saturday,20.9.2014

Đăng bởi:  IQ ABC

Em thì cũng có lọt chọt tranh lụa một thời gian, cũng thử vài kiểu linh tinh như kết hợp cả Lenigrad, phẩm nhuộm, màu mực in, cắt lụa...đủ các kiểu hàng xôi hàng nước, nên có mấy ý kiến mang tính cá nhân, xin nêu một chút như sau.
"Kỹ thuật rửa lụa" để làm lụa màu trong gì gì đó thì đúng là hỡi ôi. Vì theo em, rửa lụa chẳng qua là khi quá trình kỹ thuật lên lụa, màu bị đặc, quá dầy, nổi lên thành mảng khiến lụa bị "bẩn", thì ta mới rửa đi. Vì khi bị lỗi ấy, màu sẽ ko ăn vào thớ lụa, dễ bị bong ra khi thời tiết nóng lạnh, và dễ trôi hay loang màu khi bồi lụa. Em thấy, việc để cả một tảng màu lên lụa mà ko hòa tan màu vào nước trước khi vẽ là một vấn đề mà đa số sinh viên vẽ lụa em chứng kiến đều "sử dụng" vì ĐỂ VẼ CHO NHANH, đỡ tốn thời gian vẽ nhiều lần (cái này em ghét cay ghét đắng). Nhưng khi rửa lụa, nếu lạm dụng thì lụa sẽ mất đi lớp hồ bồi, khiến màu khó ăn vào thớ lụa hơn nữa, màu lên sau dễ bị xỉn hay bạc như xác chết. Em thì chả thích kỹ thuật rửa lụa tí nào vì với em, khi đã sử dụng nó thì chứng tỏ mình vẽ bị vội và sai kỹ thuật (của cá nhân). Do vậy, rất hạn chế rửa. Em thì thiên về lợi dụng mật độ dày mỏng của nước phủ lên lụa để điều chỉnh độ đậm nhạt, lấy bút lông mềm, khô rút bớt nước ra khi nước trên bề mặt nhiều hơn ý muốn. Em nghĩ cái này, người vẽ nên chủ động và chú ý hơn. Chứ mỗi lần lên xong, muốn trong lại đem ra rửa thì... Eo ôi, chẳng dám nghĩ!!!
Có điều nữa, có nhiều người để vẽ lụa cho được nhanh, thường sử dụng thêm máy sấy. Em nghĩ cái này cũng rất tai hại, vì quá trình vừa vẽ vừa sấy khiến sợi lụa bị khô, giòn; màu mới lên, chưa kịp thấm vào sợi đã bị bốc hơi khiến màu dễ bạc, không ăn sâu vào bên trong. Điều này cũng khiến màu dễ trôi ra khi bồi, tranh lụa cũng nhợt nhạt hẳn. Mỗi khi vẽ xong một lớp, em thường để lụa khô tự nhiên, hoặc có một chiếc quạt trần để số vừa phải cho tốc độ bốc hơi của nước chậm, giúp lụa dễ thấm sâu hơn vào bên trong. Khi ấy, mình tăng thêm lớp nữa thì màu sắc dễ đậm đà.
Em thi chưa được may mắn thấy lụa của Tàu, Nhật... bao giờ, chỉ biết mỗi lụa của anh Chuẩn nên cũng chẳng có ý kiến chi nhiều vì điều này bác Cứ Từ Từ và bạn Lê Thúy đã nói qua rồi. Về bồi lụa cũng thế, cái này thì em đúng là đau đầu thật. Bởi cái gì cũng có cái ưu và nhược. Khổ cái, cái ưu cũng lớn nhưng cái nhược cũng to chình ình. Giờ khoản bồi thì em cũng xin chịu.
Vấn đề cuối cùng là em xin đề cập về phương pháp lên. Phải nói là, thời buổi công nghệ, người ta chạy xô này xô nọ tối tăm mặt mũi. Ngày nào cũng tất tả ngược xuôi, trăm công nghìn việc. Phải chăng vì thế mà, rất nhiều người vẽ lụa đã mất đi cái tính kiên nhẫn cần thiết vẽ lụa?! Vì vẽ lụa là phải lên nhiều lần. Có khi có mảng này, vẽ xong lượt đầu rồi, lại phải vẽ thêm vài lượt nữa cho "no màu". Chắc việc tô đi tô lại một cái mảng ấy, cũng cái màu ấy, cũng kiểu vẽ ấy khiến nhiều cụ nhà ta đâm nản, muốn vẽ cho chóng và hiệu quả tức thì như sơn dầu. Đâm thử là rất nôn. Chính vì thế, nhiều người cứ kêu ca là vẽ hoài không lên màu.
Trên bài của Thúy có đề cập đến sử dụng Lenigrad, hai đầu ngựa, pentel. Tất nhiên, so sánh về chất lượng thì Lenigrad vẽ lụa tốt hơn hẳn các loại kia dù giá thành thì khá "chát", lại bất tiện cái nữa là khi hết màu thì nhiều nơi không bán lẻ màu ra. Còn về hai đầu ngựa và Pentel thì theo ý kiến cá nhân, hai loại tốt nhất không nên dùng để vẽ lụa. Bởi hai màu này, hạt màu không được nghiền nhuyễn, vẽ dễ nổi hạt, độ hòa tan trong nước kém, khi vẽ rất dễ bẩn, trơ như đá, bệch bạc như cháo lòng. Nếu dùng để vẽ chơi thì được chứ mà vẽ để hòng mong có ngày được bán tranh như cụ Chánh thì...

19:01 Friday,19.9.2014

Đăng bởi:  cứ từ từ

@ Candid: hình như mình nhớ trong bảo tàng chỉ là ảnh chụp lại thôi thì phải , tranh thật vẫn còn lưu ở nhà thờ của cụ cơ,thế nên một khi chưa xem tận mắt mình không dám phán đoán bừa. Có lẽ là họa sĩ ta vẽ, nghe đồn là vẽ 2 tk sau khi cụ mất, chắc phương pháp cũng giống TQ cùng thời , dùng màu tô trên bề mặt lụa thôi chứ chưa nhuộm lụa như cụ Chánh sau này làm
@ Le thuy: các bạn còn trẻ hãy nên mặc sức mà thể nghiệm, thành công của cụ Chánh cũng từ việc tìm tòi thể nghiệm mà ra chứ cũng chẳng do kế thừa từ ai, sự trói buộc vào một phương pháp nào đó, dù của Vn hay của nước ngoài, theo mình đều là cản trở sự sáng tạo. Đích đến của mọi tìm tòi đều là cái ĐẸP, ngoài nó ra, chẳng có gì giá trị hơn.

16:45 Friday,19.9.2014

Đăng bởi:  pqh

Nghe các họa sĩ bàn luận về nghề nghiệp mà lòng thấy vui lạ. Cảm ơn Cứ Từ Từ! :)

15:39 Friday,19.9.2014

Đăng bởi:  candid

Trong bảo tàng Mỹ thuật VN có bức chân dung cụ Nguyễn Trãi cũng vẽ trên lụa, không rõ từ bao giờ. Không hiểu các cụ ngày xưa dùng màu gì? Không hiểu họa sĩ ta hay Tầu?

15:20 Friday,19.9.2014

Đăng bởi:  Lê Thúy

Cháu đồng ý với bác Cứ từ từ về việc cải thiện chất liệu để làm phong phú thêm bút pháp cho tranh Lụa. nhưng còn hai phương án bác đưa ra cháu thấy quá phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Nếu thực hiện được thì rất tốt, nhưng nhỡ may 20, 30 năm nữa anh Chuẩn mới cải tiến công nghệ và cô Phương mới có nguồn hàng để nhập lụa về thì tranh lụa cũng theo thế mà làm con vợ lẽ mãi sao?
cháu nghĩ những họa sĩ đang yêu thích và làm việc với tranh lụa nên có một trách nhiệm với bản thân về sự tìm tòi sáng tạo, để có thể cải biến những điểm yếu của chất liệu trở thành thế mạnh của mình. nghe thì có vẻ mơ hồ hão huyền, nhưng chúng ta sẽ không thể nào biết được nếu chúng ta không làm việc và làm việc với thực tâm của mình.

15:12 Friday,19.9.2014

Đăng bởi:  candid

Các bác thử dùng thêm các loại màu khác xem sao, như Windsor & Newton, Holbein, Da vinci, van gogh...

Các loại này ngày nay cho dù không bán ở VN thì đặt mua ở nước ngoài cũng đơn giản hơn nhiều.

Tranh vẽ mất công mà lại bị hủy hoại vì họa phẩm kém chất lượng thì tiếc quá.

14:24 Friday,19.9.2014

Đăng bởi:  Lê Xuân Dũng

Tôi xin được mạo muội góp ý đôi dòng:
Khái niệm "Tranh Lụa" là thế nào, chúng ta còn chưa làm rõ được lại so sánh nhiều thứ quá chăng?
Riêng bức Khê sơn hành lữ đồ của Phạm Khoan đời Bắc Tống (thuộc dòng tranh Sơn Thủy Họa), hay mấy bức tranh dòng tranh Nhân vật (Đương đại) của TQ, tuy đều vẽ trên chất liệu gọi là "Juan" (绢) dệt từ chất liệu tơ, nhưng không thể gọi những tác phẩm đó là "Tranh Lụa" được. Những bức tranh độc lập đầu tiên phục vụ mục đích cúng tế tìm thấy trong lăng mộ cách đây hơn 2 nghìn năm được vẽ trên 1 chất liệu cùng dạng dệt từ chất tơ tằm với Juan, nhưng ở dạng sơ khai hơn, là Bo (帛), dạng tranh thời đó người ta mới gọi là Bo hua (帛画 Bạch họa). Nếu đem Bo hua dịch sang là "Tranh Lụa" vẫn còn khiên cưỡng.
Còn về những ý kiến thảo luận về thủ pháp bút, chất liệu màu...thì mời các họa sỹ tiếp tục bàn luận, tôi xin không có ý kiến.

13:14 Friday,19.9.2014

Đăng bởi:  cứ từ từ

cảm ơn bạn Lê Thúy đã chia sẻ , thực ta những điều bạn nói mình cũng đã thu thập từ mười mấy năm nay, đó là vấn đề chung của những ai từng làm việc với lụa. Thứ nhất bạn nói đến việc mua lụa Hà đông vẽ bị nhòe , điều đó là đương nhiên. Lụa nào cũng sẽ nhòe nếu không được hồ, ở ta ngày xưa các cụ mua lụa may mặc về tự hồ lấy, cũng do phương pháp hồ không đảm bảo mà tranh lụa dễ bị mốc hay côn trùng gặm nhấm. Lụa anh Chuẩn cũng đã hồ rồi mới bán cho sinh viên, nếu không thì lụa không thể vẽ nổi do sợi vải có đặc tính dẫn mực.Điều đó lí giải hiện tượng khi các bạn cọ rửa quá nhiều, sợi lụa sẽ dễ nhòe hơn lụa mới , chính bởi vì lớp hồ trên bề mặt đã bị rửa trôi một phần . Về lụa của anh ý mình xin cam đoan là chất lượng tơ rất tốt, chỉ có phương pháp dệt chắc chắn phải đổi mới. Mình còn thấy lụa TQ bây giờ còn không tốt bằng lụa anh ý do TQ họ có pha thêm sợi tổng hợp. Chỉ có lụa Nhật là thượng hạng, giá từ 500k/m trở lên với bề ngang 1m80 nếu mua tại TQ. Nếu anh Chuẩn dệt sợi khít thêm thì có lẽ giá thành sẽ cao hơn do tốn nguyên liệu hơn.
Còn nói chuyện bút pháp thì mênh mông lắm. Họa sĩ Việt nam bây giờ hầu như chỉ dùng độc một thủ pháp được dạy từ hồi sinh viên, muốn vẽ thủ pháp khác cũng rất khó. Thứ nhất là do chất lụa không phù hợp, thứ 2 là do tư tưởng ấu trĩ , cho rằng chỉ có vẽ như thế mới ra phong vị Việt nam, tư duy này được cấy vào nhận thức của sinh viên từ mấy chục năm nay rất kiên cố
Còn về màu vẽ mình không dám nói nhiều , như Nhật bản hay TQ bây giờ mình thấy họ dùng chủ yếu là nguyên liệu truyền thống. Người TQ dùng một loại màu đặc trưng riêng của tranh quốc họa, người Nhật thì chuộng màu khoáng chất, rất bền và rất tự nhiên, nhưng phương pháp của họ là vẽ đâu được đó chứ không qua công đoạn rửa , có chăng họ rửa chỉ khi nào cảm thấy màu bẩn phải thay mà thôi.
Giờ theo mình chỉ có 2 phương án giải quyết cho vấn đề chất liệu . Một là anh Chuẩn phải đổi mới phương pháp. Hai là phải có người nhập lụa ngoại về , tốt nhất nên là lụa Nhật bản.Có thế họa sĩ VN mới có cơ hội tìm tòi thêm về thủ pháp, cơ hồ sáng tạo ra được diện mạo mới cho tranh lụa thôi

12:16 Friday,19.9.2014

Đăng bởi:  Lê Thúy

cảm ơn bác Cứ từ từ, đọc xong bài viết của bác cháu có một số thắc mắc như sau ạ:
Như bác nói khi cháu vào bảo tàng xem tranh của cháu cũng rất tò mò vì không hiểu các cụ vẽ bằng loại lụa gì mà dày và và khít thế bề mặt rất mịn màng. cũng có lần cháu mua thử lụa Hà Đông loại này người ta dệt rất mịn, mầu trắng tinh mặt lụa nhìn rất đẹp, nhưng khi vẽ lên rất không ổn, khi vẽ lụa không ăn mầu, các hình mảng dễ bị nhòe với nhau, muốn độ sắc nét tinh tế là rất khó, khi vẽ nhiều lớp mầu sẽ dễ bị trơ, không có sự đằm thắm vốn có của tranh lụa. Lụa của anh Chuẩn thì rất thưa, lụa Hà Đông thì khó vẽ, Cô Phương thì không nhập lụa từ Trung Quốc về, quả thật là rất nan giải ngay từ việc đầu tiên là chất liệu.
Điều thứ hai như bác kể ra là lụa, cũng là vấn đề cháu rất lo lắng. Cháu cũng nghĩ là cứ bồi gấy dó bóc dầy sẽ chắc chắn hơn, khi bồi xong cháu thấy là ổn, nhưng chỉ hai hôm sau khi khô do thấm hút độ ẩm với môi trường, lại bị cong, và co kéo. cháu được các Thầy bảo đấy là việc tất yếu, nên để khoảng một tuần các lớp hồ khô kiệt, lụa và giấy dó đàn hồi cùng nhau mới cắt ra khỏi saxi. Điều này không khắc phụ được cong rộp mà chỉ hạn chế sự co kéo.Và việc đáng lo ngại nhất là việc bảo quản tranh lụa về sau, ngay từ lúc bồi lụa chất lụa không chuẩn là lụa vẽ, chất giấy thì không đàn hồi như giấy do của Trung Quốc vậy chẳng nhẽ lại không có phương pháp nào để bảo quản tranh hàng nghìn năm như họ, vậy phương án không bồi có lẽ tốt hơn chăng. nếu không tìm được cách bảo quản lụa tốt thì hạn chế ảnh hưởng đến lụa vậy.
còn về cách vẽ tranh lụa như thế nào thì cháu nghĩ là mỗi họa sĩ có một cách vẽ khác nhau, Cụ Chánh có cách vẽ của cụa Chánh, cụ Vân có cách vẽ lụa của cụ Vân, và các Danh họa của Trung Quốc cũng có cách riêng của họ, các thế hệ sau có muốn bắt trước cũng không thể bắt trước được, nếu có chăng thì nên tìm hiểu được bản chất và các phương pháp của các cụ làm việc như thế nào để mỗi họa sĩ tự chọn cho mình được một cách vẽ riêng dựa trên nền truyền thông vốn có của dân tôc.
trên đây là những ý kiến của cháu về bài viết của bác, còn đây là kinh nghiệm cháu chọn mầu cháu muốn chia sẻ, và nhờ các bạn góp ý thêm ạ
Mầu Lenigrad ưu điểm rất bám lụa độ thấm hút cao, một khi dã vẽ xuống lụa là rất khó rửa đi đây là ưu điểm cũng chính là nhược điểm của mầu nếu khi vẽ họa sĩ không tính trước chỉ nhuộm mảng phẳng thôi sẽ bị cứng và thiếu sinh khí, thiếu chất như bác nói. Trong mỗi mảng trong tranh họa sĩ phải chủ động về chất và bút pháp ngay từ đầu để có hiệu quả như mong muốn.
Mầu hai con ngựa hoặc mầu pentel có ưu điểm là có nhiều mầu hơn, mầu xanh đỏ, có nhiều độ hơn, rất thuận lợi cho họa sĩ dùng để thể hiện cảm biển mầu sắc trong tranh của mình. nhưng nhược điểm là rất dễ trôi mầu nên phải nhuộm nhiều lần, lúc bồi cũng phải để ý bởi rất dễ mất mầu.
Ngoài ra cháu có xử dụng thêm mầu acylic dùng để vẽ trên lụa và trên quầ áo , được đóng thành các chai và bán trên hang Hòm.Ưu điểm cũng như mầu pentel có rất nhiều mầu đặc biệt là các mầu phản quang rất rực rỡ, nếu dùng để vẽ thì sẽ hạn chế đi sự nhạt nhòa vốn có của lụa, vẽ là thấm luôn không phai, nhưng phải rất cẩn thận để sử dụng không sẽ trở nên khô cứng, mầu này chỉ dùng một lần không cần phải nhuộm đi nhuộm lại.

12:16 Friday,19.9.2014

Đăng bởi:  candid

không biết bây giờ tình hình có khác đi không chứ chẳng nhẽ vẫn nghèo nàn hoạ phẩm thế ạ ? như màu nước em thấy hay nói đến leningrad từ thơif LX chưa tan rã giờ hoạ sĩ vẫn dùng ạ ? lụa nếu ta không làm được thì đặt mua từ TQ về cũng có khó lắm đâu .

8:31 Friday,19.9.2014

Đăng bởi:  cứ từ từ

ở trên mình cũng lí giải rằng lụa cụ Chánh vẽ hoàn toàn khác so với lụa bây giờ sinh viên vẽ. Tính chất thưa của sợi lụa bây giờ chỉ đơn giản là do những hạn chế công nghệ của người dệt mà thôi. Nói phương pháp của cụ Chánh đã thất truyền có lẽ hơi oan cho cụ, bởi lẽ ngay chính nguyên liệu vẽ đã khác nhau thì làm sao bắt trước nổi cụ. Cũng giống như dùng toan Đài loan mà lại muốn chép tranh của Rembrant thì....hơi khó

23:43 Thursday,18.9.2014

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Chiêu rửa lụa theo mình hiểu là để nhuộm chất mầu vào sợi vải. Chính vì chiêu này nên sinh viên ưa thích loại vải thưa sợi. Cái trong của tranh lụa rửa theo tiêu chuẩn của cụ Chánh là mầu phải thấm tận từng sợi, trông tranh như được dệt chứ không phải vẽ nữa, mảng phẳng nhưng không trơ, chiều sâu được điều chỉnh theo sắc độ giữa các mảng, nhưng cụ vẽ thế nào để duộm vải thẫm như thế thì chả ai biết!

Chiêu thức độc đáo nhưng có lẽ đã thất truyền!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả