Điện ảnh

“Sống cùng lịch sử”: Làm sao đây khi không ai muốn sống cùng lịch sử?

   Bộ phim “Sống cùng lịch sử” theo như báo giới cho biết là đã không bán nổi một vé. Trên FB, bạn Anh Gau Pham đặt ra câu hỏi chí lý: “Tại sao đến cả gia đình, bạn bè các diễn viên cũng không chịu bỏ tiền đi xem phim?” Quả có thế, nếu […]

Ý kiến - Thảo luận

11:30 Friday,9.10.2015

Đăng bởi:  Vũ Quang Chính

"Tôi tin rằng cái tên khô cứng chết cứng của bộ phim “Sống cùng lịch sử” cũng không phải là ý kiến của đạo diễn Thanh Vân, biên kịch Đào Tuấn. Cái tên đó nhiều khả năng là một hoa trái kết tinh sau bao nhiêu cuộc họp các ban bệ."

Tôi nghĩ là cái tên phim này được gợi ý từ bộ phim Nga "Chúng tôi đến từ tương lai" của Andrei Maliukov.
Bạn có thể xem phim này ở đây https://www.youtube.com/watch?v=wDLqW0oUmrQ

12:26 Saturday,27.9.2014

Đăng bởi:  Bi bô

Đồng ý với bác Đôgn Thái về khát vọng Nghệ thuật vị Nghệ. Dưng mà cái nghệ thuật ở VN nó chưa trẻ xong đã già khú (hết pin), hoặc hồn chương ba da đồ tể, còn cái nhân xinh nó cứ choai choai mãi, lại có xu hướng đầu gấu, Ưng Khuyển (xin thứ lỗi).

9:54 Saturday,27.9.2014

Đăng bởi:  Đặng Thái

Phải thành thật mà nói với nhau một điều là: phim không hay. Đấy là mấu chốt của vấn đề. Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân mà làm phim lịch sử thì phải nói là quá chán, ví dụ như "Lều chõng" (phim truyền hình dài tập) cốt truyện của Ngô Tất Tố hay như thế, kịch tính như thế mà bác Vân làm cho khô như ngói. Phim làm ra như thế thì đúng là cạp đất mà ăn thật. Nhưng đến cả đất mà còn có làng ở Vĩnh Phúc ăn được chứ phim "Lều chõng" em ngồi xem mãi mà nó cứ nghèn nghẹn không nuốt được (chỉ tại háo hức chờ xem quá).

"Mỹ nhân kế" thì em chưa xem (thấy bảo cũng giả cổ thôi), "Thiên mệnh anh hùng" thì xem rồi, "Dòng máu anh hùng" thì đánh nhau nhiều quá. Đấy là mấy phim gọi là cổ trang, có đề tài lịch sử, bán chạy vé, đều là tư duy mới cả. Về kiểu tư duy cũ thì sao, "Thái sư Trần Thủ Độ", "Khát vọng Thăng Long" chẳng hạn, nhiều chê nhưng cũng nhiều khen, mà phải công nhận là xem cũng được, không bị chán ngấy. Theo em thì đây là trang Soi, cứ bàn về nghệ thuật trước đã, mọi người đừng lôi marketing, cơ chế, tham nhũng... vào vội. Dường như khi người ta mù mờ về lịch sử và nghệ thuật thì lại cứ thích lôi chuyện xã hội vào để những bài viết trở thành cái mạng xã hội, tranh nhau comment như facebook. (Xu hướng "xã hội hóa chuyên môn" đấy đang tràn lan ở các bài bình luận đăng trên Soi, Soi ạ).

Thêm một tí nữa thôi là phần âm nhạc cho phim, không hiểu sao các bác lớn tuổi lại cứ nghĩ phim cổ thì nhạc phải cổ, dùng nhạc cụ truyền thống hay là cứ phải da diết? Cứ thử cho một bài nhạc phim trẻ trung, tiết tấu nhanh một tí có phải hấp dẫn hơn không. Thay đổi từ những cái nhỏ nhất chứ khoan nói đến tư duy vội, cái đấy to tát quá. Nhạc phim "Đêm hội Long Trì" hay thế cơ mà. (Ngoài lề: Phim "Vệt nắng cuối trời" không mấy người xem nhưng mà bài hát cùng tên thì thanh niên nào cũng biết)

21:14 Tuesday,23.9.2014

Đăng bởi:  Ngu ngơ

Cũng có thể là một cách phản ứng toàn thể, rất Việt, với những kẻ nào ăn bẫm 21 tỉ.

13:13 Monday,22.9.2014

Đăng bởi:  admin

Beelikeshoney ơi, Soi xin phép đưa nội dung bức thư của người xem phim, bạn của Beelikeshoney, lên thành bài nhé. Bài có tên: "Nhận xét của một người đã xem đến hết phim 'Sống cùng lịch sử'". Cảm ơn bạn và bạn của bạn rất nhiều.

11:51 Monday,22.9.2014

Đăng bởi:  lequang

Đặt tên phim không hấp dẫn lấy ai xem phim!!!

10:42 Monday,22.9.2014

Đăng bởi:  candid

Thời buổi gì mà làm phim cũng không có cái trailer ra hồn. Mời các bác google thử trailer của phim này xem thì biết.

Phỏng vấn đạo diễn thấy bảo có 500 triệu để làm PR nên thiếu thốn nhưng làm cái trailer up lên youtube và facebook có tốn kém lắm đâu. Phim hướng tới khán giả trẻ (đoán thế vì thấy có thanh niên đi du lịch) mà tư duy làm phim lại cũ.

10:25 Monday,22.9.2014

Đăng bởi:  beelikeshoney

Mình ko được xem phim này, nhưng của đáng tội, 1 người bạn của mình được/bị xem phim này bằng 1 cái vé mời. Cả rạp Fafim TP.HCM nhỏ tí mà đếm đi đếm lại có 4 mạng. Bạn mình bảo: Trước khi cho vé, người tặng vé bảo nó: Em xem và tự cảm nhận! Và đây là cái cảm nhận của nó. Đã lược bớt bức xúc (khi viết cho một đứa con gái - là mình).Nguyên văn copy-paste nè:

"Trong không khí nô nức đón chào dịp lễ 30/4, 1/5 và kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của cả nước, một đề tài mà dư luận khá quan tâm đó là nhà nước sẽ cho ra mắt bộ phim nào trong dịp này. Đó là phim “Sống cùng lịch sử”, phim mở đầu trong tuần phim “Ký ức Điện Biên” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức.
Chưa cần nói đến tên tuổi đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, chỉ cần việc bộ phim được chọn để mở đầu trước các phim như: Ngã ba Đồng Lộc, Hồi ức Điện Biên, Vào Nam ra Bắc, Địa chấn ở Điện Biên Phủ… đã nói lên các nhà chuyên môn đánh giá cao bộ phim này như thế nào. Đặc biệt nếu ai được đọc các lời bình về của bộ phim sẽ thấy đây là một phim đáng xem như thế nào, nhất là trong giai đoạn mà phim nhà nước đang bị các phim hài nhảm nhí của tư nhân lấn áp.
Thế nhưng đáng tiếc “quảng cáo vẫn chỉ là quảng cáo”, dưới góc nhìn bình thường nhất, không chuyên môn, chỉ là một khán giả bình thường, tôi đã phải cố ép mình xem đến cuối bộ phim chỉ vì không muốn làm lỡ lòng tốt của người đã tặng mình vé.
Xem xong bộ phim, so sánh với những lời ca ngợi bộ phim tôi chợt cảm thấy tiếc nuối cho những người đã đặt niềm tin vào ê-kíp làm phim. Có lẽ đạo diễn Nguyễn Thanh Vân đã quá tham lam khi muốn chuyển tải quá nhiều nội dung vào cùng một bộ phim: vừa muốn đả kích quân Pháp tàn ác; vừa tái hiện lại giai đoạn lịch sử “năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”; vừa muốn ca ngợi các tấm gương anh dũng hi sinh của Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót…; vừa muốn thay đổi nhận thức của giới trẻ (nhất là nhân vật Tùng) về chiến thắng Điện Biên, hướng họ đến lý tưởng sống cao đẹp; lại muốn thể hiện tầm vóc lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chính sự tham lam, ôm đồm đó đã khiến bộ phim như những “lát cắt lịch sử” được chắp vá một cách vụng về, khiên cưỡng.
Thử hỏi, sự ưu tư, trăn trở trước trận đánh của một nhà cầm quân lỗi lạc như bác Giáp cứ bắt buộc phải thể hiện bằng cách quất ngựa đi ra đi vào, rồi nói toàng toạc hết tim gan, suy nghĩ thì mới thể hiện cái tài tái hiện của đạo diễn và diễn xuất rơi nước mắt của diễn viên?
Thử hỏi có ai có thể “ngóc đầu” lên được để ấy ấy khi mà bom nổ ngay trên đầu, hầm trú ẩn rung lên ầm ầm không? Thế mà tên lính Pháp vẫn có thể lao vào hãm hiếp cô gái bản trong tình hình như thế. Ôi dục vọng của tay lính, hay là của nhà làm phim, mới đáng sợ làm sao!
Thử hỏi có ai chỉ nhờ vào một vài tấm ảnh lịch sử về trận Điện Biên là có thể chìm đắm vào cảm xúc của quá khứ không? Ấy vậy mà 3 nhân vật chính chỉ với vài cú lướt hình trên máy là lập tức chìm đắm, nhập vai ngay. Nói thật nếu như đạo diễn không khiên cưỡng, bắt nhân vật phải làm như vậy thì chắc chỉ có một lý giải như khi Tùng nói với Nga “Em cũng điên rồi!”
Thử hỏi có ai có thể thong thả dắt bò đi khi máy bay thả bom sát rạt bên mình không? Thế mà trong phim, trên đoạn đường tải quân lương, bom nổ ngay sát bên (cách khoảng 1 đến 2 mét) mà bà con ta chẳng hề sợ gì mà vẫn đi tiếp. Đã thế đạo diễn còn cố ép nhân vật Tùng phải nói câu “Anh...sợ” để chịu cái nhìn coi thường, thất vọng của bạn gái khi anh từ chỗ núp chạy ra. Thật vô lý khi mà chính người chỉ huy cũng kêu mọi người tản ra để tránh may bay.
Thử hỏi có đứa bạn tốt nào lại “vô tình”, “vô tư”, gần gũi, quan tâm đến bạn gái của bạn mình quá mức để rồi khi kết thúc chuyến đi thằng bạn mình ngồi bưng mặt khóc vì bị bồ đá. Xin lỗi vì thô lỗ nhưng chắc cái câu “con thầy, vợ bạn, gái cơ quan” bạn nào cũng thuộc nằm lòng rồi. Lẽ nào nhân vật Lâm, đẹp trai, tốt bụng, yêu nước, tinh thần dân tộc cao... lại không hiểu? Nếu thật không hiểu thì có lẽ những đức tính tốt vừa được nêu chẳng khác nào một sự mỉa mai “không nhẹ” đối với nhân vật Lâm.
Thử hỏi có ai sau khi đã trải qua cái giai đoạn đầy khói lửa, máu và nước mắt của trận Điện Biên, lại có thể rút ra một bài học chẳng ăn nhập gì đến lịch sử, chiến tranh không? Có đấy, ngay sau khi trải qua những thời điểm lịch sử từ đèo Lũng Cú cho đến đồi Him Lam và hầm tướng Đờ-Cát, nhân vật Tùng chỉ khóc và hỏi bạn gái “Anh mất em rồi phải không!”. Thật vô lý khi đưa chi tiết này vào trong khi cả quá trình đạo diễn đã cố xây dựng nhân vật là một người ích kỷ, chỉ biết lo cho bản thân mình. Nếu xây dựng như vậy thì làm gì có “bài học sâu sắc” để nhân vật rút ra? Dẫu đạo diễn cũng ráng sức để nhân vật Nga buông lại một câu “Nhưng chúng ta cũng được nhiều mà” để vớt vát lại, nhưng mình vẫn không chấp nhận được. Vì với cái câu nói của Tùng, đạo diễn đã bóp chết cái lý tưởng sống mà những người đã ngã xuống để lại cho đời sau. Nói một cách thô tục đó là “Lý tưởng của các anh vẫn không bằng cái tình yêu nhăng nhít của lũ trẻ”. Thật sự xem xong mà rớt nước mắt cho những người đã hi sinh.
Những cái “thử hỏi” ấy còn nhiều, nhiều nữa trong cả bộ phim mà mình không thể kể hết, hoặc không kể ra vì nó thô tục, thiếu tôn trọng với cả người xem lẫn những người từng sống trong giai đoạn lịch sử hào hùng đó. Thật sự tiếc cho đạo diễn Nguyễn Thanh Vân vì tên của ông có trong phim.
Một ngày 30/4 thật buồn!"

5:51 Monday,22.9.2014

Đăng bởi:  Đầu Đất

Chẳng nên vội vàng trách khán giả. Cũng không chê gì đạo diễn Thanh Vân. Ta đều biết rằng bao giờ người ta chi tiền ra cũng là để làm cái điều mình mong muốn. Có ai dám chắc phim không có người xem không phải là mong muốn của người bỏ ra 21 tỉ không nhẩy???

23:56 Sunday,21.9.2014

Đăng bởi:  thuốc lào

Mình xin lỗi bạn Liên trước vì mình sẽ hài hước một chút :) Không hiểu bạn và tác giả bài này từ hành tinh xa xôi nào đến?! Ối zời! Các bạn "mong ước" bộ phim này được chiếu trên truyền hình ư?! Xin thưa với các bạn, mình, một người Việt đích thực, 100%, đã từng sống ở xứ sở tươi đẹp này vài chục năm, khẳng định với các bạn rằng bộ phim "Sống cùng lịch sử" mà chúng ta đang bàn (dù chưa xem) và như bạn Trinh Nhuyễn đã nói "chỉ chằn chặn như trong chuyện kể phổ thông" CHẮC CHẮN được chiếu trên truyền hình!
Bạn khỏi lo đi, nhà nước luôn biết cần cho chúng ta xem những gì. Có điều, nhà nước chưa biết chúng ta có thể xem những gì, trong thời đại internet này!

21:49 Sunday,21.9.2014

Đăng bởi:  Liên

Mong một ngày không xa, mình sẽ được biết hình hài cái phim này ra sao ??? Mình đồng tình với đề xuất gợi ý của tác giả ở cuối bài viết. Bộ phim nằm đắp chiếu, thấy tội nghiệp. Đầy phim còn tệ hơn, dài lê thê dằng dặc ra, cốt truyện cũng nhàm nhàm, đầy rẫy chi tiết phản cảm, bất hợp lý, mà vẫn lên sóng các kênh ầm ầm, chẳng có lý gì phim này lại không được công chiếu. Phim được làm từ tiền thuế của dân, thì dân được hưởng thành quả, nên công chiếu cho nhân dân cả nước xem là điều hợp lý, chỉ mong tới khi đó, đừng có dở chứng cắt điện, cắt cáp, sự cố mất tín hiệu, sự cố hỏng phim, đứt phim, hỏng đường truyền, và có n cách thức để bộ phim không thể ra mắt được. Mình cũng đồng tình với một ý tuy nhỏ, nhưng khá đắt giá, thâm thúy ở nick "thuốc lào".

17:33 Sunday,21.9.2014

Đăng bởi:  thuốc lào

Làm phim mà lại đòi hỏi người thân của diễn viên, đạo diễn đến xem ủng hộ hay đòi báo chí pr miễn phí thì chắc chỉ có ở "thiên đường"!!!
Cứ đằng thẳng ra anh làm phim dở, hoặc phim hay nhưng pr dở, thì anh lỗ. Thế thôi!Mắc mớ ở chỗ nhà nước lấy tiền thuế dân để làm phim. Mà phim chả ai buồn xem.
Tư nhân thì dễ thôi. Muốn báo chí viết bài thì tổ chức họp báo rồi dúi cho mỗi vị cái phong bì. Còn đây là phim nhà nước. Hẳn các nhà làm phim cũng biết thừa là nó sẽ lỗ, nên các vị cũng chả quan tâm. Trách báo chí sao đc. Hoặc họ nhận chỉ đạo từ trên anh phải có bài về phim này thế này... Hoặc nhà làm phim phải mời họ đến.
Bảo dòng phim "cúng cụ" này không thể đòi hỏi "khám phá mới" hay cách nhìn mới thì đúng rồi. Nhưng thế là cũng biết dc gốc của vấn đề. Nó PHẢI vắng khách. Thế thôi. Bênh nó cũng chả dc. Còn người ta kêu ca, dù có nhắc đến tiền dân đi nữa, thì chủ yếu vẫn là kêu cái cung cách quản lý của nhà nước đối với nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng. Và tất nhiên, cả quan niệm, chính sách tuyên truyền của đảng cs.
Giải pháp à? DỄ cực! Ai cũng biết, chỉ một số người không biết hoặc không muốn biết!

15:58 Sunday,21.9.2014

Đăng bởi:  PhamZung

Cái gốc ở đây là tiền của dân, cha chung không ai khóc. Cho nên:
1. Những người tham gia vào bộ phim coi đây là cú làm ăn, hay ho gì mà bảo người thân mua vé đi xem.
2. Các phóng viên chẳng việc gì phải có vài dòng lăng xê cho cái phi vụ làm ăn của người khác.
3. Chẳng phải phim lịch sử khó nhằn, cái kỳ quặc ở đây là Nhà Nước bỏ tiền làm "phim truyện".
4.Phim "12 năm nô lệ" lỗ ư, Brad Pitt chịu. Chứ "Sống cùng lịch sử" ế khách thì dân è cổ chịu!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả