Điện ảnh

Nhận xét của một người đã xem đến hết phim "Sống cùng lịch sử"

  Trong không khí nô nức đón chào dịp lễ 30/4, 1/5 và kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của cả nước, một đề tài mà dư luận khá quan tâm là nhà nước sẽ cho ra mắt bộ phim nào trong dịp này. Đó là phim “Sống cùng lịch sử”, phim […]

Ý kiến - Thảo luận

23:12 Sunday,18.10.2015

Đăng bởi:  Đỗ Minh Tuấn

Bạn Chu Bình chưa xem phim đã chửi vì...tưởng là phim của tôi, Đỗ Minh Tuấn. Tiếc rằng "Sống cùng lịch sử" là phim của Nguyễn Thanh Vân. Phim của tôi làm 10 năm trước có tên là "Ký ức Điện Biên", là phim chiến tranh cách mạng đầu tiên và duy nhất của VN được xuất khẩu tới 5 nước Châu Á là Nhật Bản, Trung Quốc, indonesia, Malaysia và Bruney...Họ mua bản quyền từ 4 đến 10 năm để chiếu rạp, chiếu TV, phát hành DVD, chiếu trường học, máy bay và các nơi công cộng khác. Khi mới ra đời phim cũng được 29 tờ báo viết bài khen hết lời. Phim cũng đoạt giải Cánh diều Vàng đạo diễn, dự các LHP Locarrno và Singapore. Các bạn quan tâm xem thông tin về phim ở đây: 
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Ký_ức_Điện_Biên

18:01 Saturday,2.5.2015

Đăng bởi:  ong Bắp

diễn viên xinh thế mà chê. có là đàn ông không ?

16:02 Tuesday,25.11.2014

Đăng bởi:  Chu Bình

Buồn không thể tả sau khi xem cái bộ phim dở dơi dở chuột này.
Một bước lùi khủng khiếp của đạo diễn, cài tầm "tầm tầm" của Đỗ Minh Tuấn, cái sự ngớ ngẩn và ngơ ngẩn của cả một ê-kíp.
Cúng cụ thì cũng nên cúng cho đúng cụ, chứ cả một bộ phim hiện chữ "Hết" lên rồi mà không biết là nó cũng cụ nào, tôn vinh cái gì, thì....cất tiền đi, hoặc xây 21 cái cầu treo qua suối (ước tính 1 tỷ/chiếc)cho nhân dân Điện Biên đi còn hơn!!!

11:18 Friday,26.9.2014

Đăng bởi:  dilettant

Đọc lại các lời bình của chư huynh, chợt nhớ mình cũng có bình mà không thấy hiện (dù đã hiện?). Hay là mình gửi lại cho Soi nhé?
Quay lại với các lời bình. Thấy thích là sự chia sẻ chân thành và nghiêm túc của đại đa số còm sĩ. Tôi cũng từng ở trong chăn, để cảm nhận sự hời hợt (từ trên) nhưng được cưỡng chế (tức là không hề hời hợt) đến mức ta nhiều khi đành gật gù cho yên chuyện.
Có chuyện định chữa thương binh bằng nước đái? Cái hội chứng tè, rồi bú mút (theo học gải phương tây, nga - là của xã hội "ai người lớn") thấy thò ra ở nhiều phim, ngòai các ca lộ hàng đã hơi nhàm, nay vẫn muốn thò vào phim? VN kinh tế nghèo, quân y thiếu thuốc, nên bị thương nặng thì hoặc được cứu bằng sữa ng... xin lỗi vì bất nhẫn (vì người thân tôi cũng thương binh, liệt sĩ như nhiều gđ ở VN), nay thêm liệu pháp mới cho... nền phim ảnh đang hấp hối và cho tính e ấp của người Việt đối với những nhu cầu tự nhiên của động vật trong đó có loài người.

6:11 Friday,26.9.2014

Đăng bởi:  vô ngã

Phim chẳng kể được điều gì mới, chẳng phát hiện ra cái gì. Vậy cái "mới" của "Sống cùng lịch sử" chỉ nhõn là "Sống cùng".
Thời buổi này, mà dựng 1 tình huống giả tưởng cũ mèm như bỗng-nhiên-đi-lạc-vào-quá-khứ, thì hơi coi thường khán giả, cũng coi thường "lịch sử" quá.
"Sống cùng" mà lại "sống" bằng một giả tưởng, thế là sống-giả hay sao?
Phim này xử lý ý tưởng quá suồng sã, cẩu thả.
Gỉa sử, phim cho nhóm phượt Điện Biên này chui vào hầm De Castries, rồi chỉ "Sống cùng" một mảnh sâu hoắm của "Lịch sử" trong ấy thôi, thì hẳn là còn có cái để mà kể không ngượng mồm.
Nhưng, làm cho tử tế, thì 21 tỉ vẫn "lõm", nên cứ dùng các cảnh đại ngôn vừa "đúng" vừa dzui cả làng.
Phim đã "vơ đũa cả nắm" rồi, đừng "vơ" thêm ngoài phim là "giới trẻ" không quan tâm đến lịch sử.

4:08 Friday,26.9.2014

Đăng bởi:  Hoàng Tuấn Đạt

Nhân vật nữ nào mà lại bố láo với anh bộ đội đang hấp hối đến thế??? Giả sử như vì uống cái thứ mà cô chui vào trong bụi, kéo quần và …ái vào nón mà anh ấy qua được cơn hấp hối thì tôi cũng đành phải khuyến khích cô. Thật nhảm hết sức à!

1:21 Friday,26.9.2014

Đăng bởi:  thuốc lào

Thanh bình: "...nhưng hiểu sâu sắc ý nghĩa giáo dục văn hóa cho giới trẻ hiện nay về lịch sử, yêu thích truyền thống VN mới là điều khó. Không nên ném đá mà phải biết xây dựng góp ý kiến mới là văn minh"
Đừng mong "giáo dục văn hóa" cho ai bằng sự dối trá. Và không thể đem sự hời hợt trong tư duy, nỗi sợ hãi trước quyền lực và thói tuyên truyền trắng trợn bất chấp sự thật cũng như tính đa diện vốn có của sự kiện để đòi người ta "hiểu sâu sắc" bất cứ vấn đề gì.
Cái lều vốn dột nát, nay lại gãy thêm cái cột, có nên sửa chữa lại cho nó thành cái lều chắp vá? Hay là đập cho sập luôn đi mà thay bằng một ngôi nhà mới "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn"?
Ở thời đại mà thông tin luôn dc kiểm chứng một cách đa chiều, đa diện cũng như nghệ thuật ở tầm đỉnh cao dc tiếp cận dễ dàng, muốn ng ta "tin" và "thích" những "sự thật tuyên truyền" bằng tư duy nghệ thuật thời ăn lông ở lỗ có phải là sáng suốt?
Tất nhiên, với những kẻ lười tư duy, thiếu kiến thức nghệ thuật, chính trị và lịch sử hay những kẻ có lợi ích sát sườn thì vẫn có thể tìm ra sự hay ho nào đó trong những bộ phim dạng này.
Chỉ là đôi lời thẳng thắn. Thành thật xin lỗi nếu ai đó cảm thấy bị xúc phạm!

22:18 Thursday,25.9.2014

Đăng bởi:  Beelikeshoney

Dear Thanh Binh,
Khơi gợi lòng yêu nước của tuổi trẻ là điều nên làm. Thậm chí phải làm nhiều hơn khi mà bạn cảm thấy nguy cơ xâm thực văn hóa của nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta phải yêu cả những thứ nhảm nhí mượn danh lịch sử. Tớ không nói về các nhân vật trong bộ phim, về tướng Giáp hay La Văn Cầu, Phan Đình Giót – những nhân vật bị đạo diễn đem ra minh họa, mà tớ nói về bộ phim và thái độ làm phim của ê-kíp làm bộ phim này.
21 tỷ nhiều không? Với cá nhân tớ là nhiều. Nhưng với lịch sử - không nhiều. Có điều, 21 tỷ để làm một bộ phim không bán được vé là điều lãng phí. Mấy ngày nay nếu có theo dõi mảng văn nghệ của các tờ báo, thì thấy chúng ta đang cãi nhau về 21 tỷ và phim Sống cùng lịch sử. Tớ thấy có người muốn hướng dư luận đến chuyện: Phim không bán được vé không phải vì phim dở hay tay nghề tồi của đạo diễn. Vé không bán được vì từ trong suy nghĩ của dân Việt Nam hiện nay đã sẵn cái tư tưởng ghét những thứ của nhà nước, ghét những thứ thuộc về quá khứ do mở cửa, do lịch sử đang bị bóp méo, do quen lối phim lịch sử của nước ngoài, do ném đá phong trào… Trong lúc chúng ta xỉa xói nhau rằng khen vào mới khó, thì giá trị bộ phim minh họa được kê lên 21 tỷ vô tình thoát tội.
Yêu hay không yêu một thứ gì là quyền của mỗi người. Thanh Binh có thể là tuýp mà đạo diễn Thanh Vân nói: Xem xong không ném bất cứ thứ gì ra! Nhưng bạn của tớ thì không. Vì bạn tớ không chấp nhận được chuyện: Anh bộ đội hấp hối, cần chút nước, nhân vật nữ loay hoay mãi vẫn không tìm được, đành phải chui vào bụi, kéo quần và …ái vào nón!!!??? (may mà anh ấy chết trước khi chiếc nón chứa nước (…) được mang đến. Hoặc giả, anh vì uất quá mà chết trước cũng nên ^^).
Với cách chọn lọc tái hiện lịch sử như thế, đừng trách sao lịch sử bị cười nhạo. Và lỗi này, không thể đổ lên sự tha hóa của giới trẻ, mà hãy hỏi nhóm làm phim khi xây dựng tác phẩm kiểu này có bị tha hóa không? Thông tin công chiếu miễn phí bộ phim này đã có. Các bạn đọc của SOI có thời gian nên đi xem và tự cảm nhận!

16:21 Thursday,25.9.2014

Đăng bởi:  Thanh Binh

Tôi không thể hiểu Bạn của Beelikeshoney muốn điều gì, tôi đã xem phim này và nó đủ hấp dẫn để có thể xem đến cùng. Nhiều năm gần đây do ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài các phim lịch sử của ta khá ít, đặc biệt giới trẻ ít quan tâm không biết đến các nhân vật anh hùng trong chiến tranh (cũng như ít em muốn học thi môn Sử vậy). Phê bình toàn tập như Bạn của Beelikeshoney thì rất dễ, nhưng hiểu sâu sắc ý nghĩa giáo dục văn hóa cho giới trẻ hiện nay về lịch sử, yêu thích truyền thống VN mới là điều khó. Không nên ném đá mà phải biết xây dựng góp ý kiến mới là văn minh.

12:30 Thursday,25.9.2014

Đăng bởi:  SA

Phim lịch sử không phải là không có khán giả, bộ phim 'Jiseul' của Hàn quốc (2012) đoạt nhiều giải quốc tế và bán được 120.000 vé sau đó. Kinh phí phim này là 227.000 USD, có lẽ nhờ không có những cảnh đi phượt ngày nay mà chỉ tập trung vào giai đoạn 1948.

1948, quần chúng đảo Tế Châu, chẳng hiểu ăn phải bả kim chi loại gì mà nổi loạn, khiến chính quyền Nam Hàn và quân đội Mỹ phải vất vả lắm mới giết được từ 16.000 người (con số danh tính được xác nhận)đến 60.000 người. Tổng số dân cư tại Tế Châu (Jeju) là 280.000 (tức là giết 1/5 hay 1/20)

Chuyện này được bưng bít và thì thầm 50 năm, chắc nhờ thế mới ăn khách.

Một chi tiết vui, không được phim 'Jiseul' khai thác vì không làm khán giả rơi lệ tuy rất là nghiêm túc chứ cũng không phải hài nhảm nhí. Trung tá Kim Ik-yul chỉ huy Trung đoàn 9 tại đảo, bất bình với lệnh bắn giết dân chúng, trong cuộc họp có mặt TT Lý Thừa Vãng và tướng Dean (toàn quyền Mỹ tại Hàn Quốc) nổi xung giở võ bóp cổ Giám đốc CA quốc gia (là người chủ trương thịt tất chẳng chừa). Tr tá Kim bị cách chức và thay thế.

http://english.hani.co.kr/arti/english_edition/e_entertainment/571604.html

22:22 Wednesday,24.9.2014

Đăng bởi:  beelikeshoney

Sau khi đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cám cảnh "Tôi ngạc nhiêu là đa số người ném đá đều chưa xem phim" thì ông cũng phản ứng rất khoa học rằng "thông tin "phim không bán được vé nào" là một thông tin nhằm gây scandal có chủ đích của người viết. Bởi, việc không bán được vé nào với bán được 1 ít vé là khác nhau" (sự khác nhau này như giữa 0 với 1 vậy - Beelikeshoney), cũng theo ông "ở góc độ người quan sát, tôi thấy những người đã xem phim hầu như không ném đá. Trong tay tôi có những bài báo đánh giá bộ phim một cach xác đáng khi họ được xem nó trong dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ". (^^) và "Tôi đã làm việc với Trung ương Đoàn đề nghị có thể đưa phim này đến chiếu ở các trường đại học trong cả nước cho các bạn trẻ. Đây là mong muốn lương thiện của tôi". Vâng, mong muốn lương thiện của bác Vân sẽ được đền đáp vào ngày 27/9, "Sống cùng lịch sử" sẽ được chiếu tại ĐH KHXH&NV Hà Nội.
Các bạn sắp xếp đi xem phim ạ.

PS: Toàn bộ thông tin trong còm này đều lấy nguồn từ Báo Phụ nữ TP.HCM thứ 2, 22.9.2014

19:10 Wednesday,24.9.2014

Đăng bởi:  QVT

Đọc xong bài của bác mà em muốn đi xem sản phẩm mới ra lò này quá.

6:05 Wednesday,24.9.2014

Đăng bởi:  Hoàng Hà

Theo tôi thì Việt Nam không nên làm phim. Tiền đó để đầu tư vào việc khác có ích hơn nhiều cho xã hội

Đã bao lần tôi cố gắng xem phim Việt Nam để rồi rút ra kết luận rằng chỉ mất thời gian mà thôi

Có câu: "ngồi buồn cởi cúc xem chim
còn hơn vào rạp coi phim nước mình"

22:36 Tuesday,23.9.2014

Đăng bởi:  Liên

Cá nhân mình nghĩ làm phim lịch sử, chiến tranh ở Việt Nam, có bác Nhật Minh là làm chắc tay, phim khá hay, xem hoài không chán. Phim của bác ấy luôn khiến mình xúc động và rung động con tim. Mong có cơ hội xem phim "Sống cùng lịch sử" của đạo diễn Thanh Vân, để cảm nhận theo cách riêng của mình ra sao?

16:04 Tuesday,23.9.2014

Đăng bởi:  Kim Anh

Phim Việt Nam trên TV giờ có rất nhiều, nhưng tôi bỏ qua ngay những phim có cảnh nhà lầu xe hơi,gái đẹp và những màn tấu hài nhạt nhẽo...
Tôi thường chờ đợi xem những bộ phim về hiện thực xã hội, đã được giải thưởng trong, ngoài nước... Thực sự là có nhiều bộ phim rất đáng xem, ví dụ như phim "Vua bãi rác","Trái tim bé bỏng","Tiếng vạc sành"... xem như vậy tôi mới thấy "bõ công" và còn có chút niềm tin với điện ảnh nước nhà...

9:48 Tuesday,23.9.2014

Đăng bởi:  Hồ Đông Giang

Đèo Lũng Cú hay Lũng Lô thế? :v

9:14 Tuesday,23.9.2014

Đăng bởi:  Tưởng Lê

- Bài viết rất hay, sắc sảo.
- Nhận xét của IQ ABC thật tương đồng với mình. Và cũng xin lỗi nếu có "mang quan điểm cá nhân và hơi hằn học ".
- Riêng phim này, đàng sau còn những ẩn số liên quan đến ...

8:24 Tuesday,23.9.2014

Đăng bởi:  Lê Thành Đạt

Chã có gì ngạc nhiên khi cái phim này không-bán-nổi-1-vé :)

21:38 Monday,22.9.2014

Đăng bởi:  IQ ABC

Bài viết hay quá. Nhân đây mình cũng xin góp một số ý kiến (mang quan điểm cá nhân và hơi hằn học :) )
Cây cao bóng chắc gì đã cả. Mình thì chả biết phim này do ai đạo diễn và nội dung ra sao. Cơ bản vì một số lý do:
- phim ảnh Việt thường có kịch bản rối rắm, khiên cưỡng, gượng ép đến nực cười, cứ như đang xem tuồng (mà tuồng chắc gì đã tệ bằng)
- diễn xuất diễn viên thì trơ như cục đá, cứ 10 người diễn viên thì có đến 9,5 người có lối diễn xuất y chang nhau, chắc được bê nguyên xi từ trường lớp mà ra.
- lồng tiếng cũng kém, đôi khi có cảnh diễn viên khóc mà tôi nghe cảm thấy thật xấu hổ vì y như nghe âm thanh từ phim JAV.
- quá đề cao lý tưởng, to tát, xa vời thực tế, hay chơi trò bố đời, dạy người ta phải thế này thế nọ (kiểu gương người tốt việc tốt). Cái này thì không cần nói chắc ai xem cũng hiểu.
Nhiều lần, mỗi lần mở ti vi mà xem phim, gặp phải phim Việt là mình cố gắng xem cùng lắm chỉ 5 phút. Haizz. không biết bao giờ mình mới bỏ được định kiến ấy đây :))

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả