Chính trị

Bình luận ngắn: Nước cờ cuối
của Đức Dalai Lama

Năm 1989, Bắc Kinh đã cho bắt cóc cậu bé được Đức Đạt Lai Lạt Ma xác nhận là hóa thân của Ban Thiền Lạt Ma thứ 10. Tiếp theo, Trung Quốc lựa chọn một cậu bé khác vào vị trí hóa thân ấy. Nhưng dân Tạng không bao giờ công nhận lựa chọn của […]

Ý kiến - Thảo luận

15:05 Tuesday,30.9.2014

Đăng bởi:  vô ngã

Ai,một cách nghiêm túc, dám nói mình hiểu chuyện "đầu thai" như Đức Đạt lai Lạt ma?
Ngài đã bấm nút "fire" quả tên lửa xuyên-lục-địa-mang-đầu-đạn-hạt-nhân duy nhất của Ngài khi nói chuyện bãi bỏ "địnhh chế" truyền thừa qua "đầu thai".
Mà chỉ vì "tình trạng sức khỏe giảm sút, bị cô lập ở Dharamsala và đứng trước triển vọng hóa thân mới của Ngài sẽ bị Bắc Kinh kiểm soát ngay sau khi được xác nhận."
Nếu việc "đầu thai", set up 1 "hóa thân" lại cứ "đều như vắt chanh" và tùy theo các ngoại cảnh de facto như thế, thì con đường tu thân chập mạch với con đường chiếm hữu quyền lực hay sao?

13:50 Tuesday,30.9.2014

Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

Arama Savah!

12:03 Tuesday,30.9.2014

Đăng bởi:  Sohm

Đầu thai là một thực chứng bằng phương pháp tâm linh! Người được lựa chọn sau quá trình tu tập thì kế thừa được kí ức và tri thức của tất cả những đời trước! Nghiễm nhiên rằng nếu một ng được dựng nên dù có tu tập cỡ nào cũng không thể có pass truy cập kho dữ liệu khổng lồ ý được! Thế nên nếu ko được chính hội đồng datlai công nhận, thì họ ko có tiếng nói với nhân dân!

10:59 Tuesday,30.9.2014

Đăng bởi:  Duy Thường

Đây là vấn đề hoàn toàn mới với em. Thực tế em không mê tín lắm nhưng không hiểu sao dạng này của Tây Tạng thì em tin. Có vài điều em muốn hỏi vì đọc nhưng không hiểu lắm. Sự liên quan và cần thiết giữa Đại Lai Lạt ma và người phụ chính là gì mà rốt cuộc vì người hoá thân của Phụ chính bị bắt và đè người khác vào thì lại không thể dùng được? và họ tìm ra người phụ chính cùng với cách tìm ra hoá thân thứ 13 của Đại Lai Lạt Ma à? Tại sao lựa chọn không hoá thân của Đại Lai Lạt Ma lại là lựa chọn đau đớn?

10:55 Tuesday,30.9.2014

Đăng bởi:  Trung Vespa

Bạn Sương: Trong bài CNN có đoạn:
"In one of history's more bizarre instances of role reversal, China's Foreign Ministry spokeswoman reprimanded the Dalai Lama for telling the Germans he might not return and called on him to respect the practice of reincarnation.
"China follows a policy of freedom of religion and belief," she said, "and this naturally includes having to respect and protect the ways of passing on Tibetan Buddhism."
Tức là phát ngôn nhân chính thức của Trung Quốc cũng đã có cmt về phát ngôn này của Đức Daila Lama, nếu là không đúng thì họ đã không phản ứng như thế.
Vả lại lâu nay chính quyền Tây Tạng lưu vong vẫn sử dụng thủ pháp "misquoted” để giữ cho các phát biểu liên quan đến Bắc Kinh của Đức Lạt Ma ở trạng thái không chắc chắn.

10:29 Tuesday,30.9.2014

Đăng bởi:  Sương

Daila Lama đã tuyên bố chính thức như thế chưa? CNN có bài này: "No more Dalai Lamas? Not so fast", trong đó cho biết có hai anh nhà báo đến gặp Ngài, và Ngài: "told two German journalists that he didn't see a need for there to be more Dalai Lamas in the future."
Thế rồi:
"The German newspaper concluded that this meant he was not planning to return as a reincarnation. A French news agency announced that there would be no more Tibetan spiritual leaders.
The Dalai Lama's office in India protested that he had been misquoted."

6:37 Tuesday,30.9.2014

Đăng bởi:  Problem Solver

@ Ngọc Nga: là như vầy: Theo Wiki, "người Tây Tạng xem Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân của Quán Thế Âm và Ban-thiền Lạt-ma là người phụ chính. Mỗi một Đạt-lại Lạt-ma được xem là tái sinh của vị trước" và Đức Đại Lai Lạt ma (nhiều cách đọc khác nhau nha bạn Nga) thứ 14 là hóa thân của đức Đại la Lạt ma thứ 13.
Hơi dài dòng một tí là chuyện làm sao phát hiện ai là hóa thân của ai. Nga đọc trên Wiki kể thế này nhe:
"Khi Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 viên tịch vào năm 1933, chính phủ Tây Tạng gặp khủng hoảng trong việc tìm kiếm một người thừa kế.
Năm 1935, vị nhiếp chính đi đến hồ thiêng Lhamo Lhatso ở Chokhorgyal, khoảng 90 dặm từ thủ đô Lhasa. Theo truyền thống của Tây Tạng, người ta có thể nhìn thấy mọi việc ở tương lai từ hồ linh thiêng này. Lúc bấy giờ vị nhiếp chính thấy ba chữ Tây Tạng Ah, Ka và Ma hiện lên giữa mặt nước trong vắt của hồ thiêng, theo sau ba mẫu tự này là bức tranh của một ngôi chùa ba tầng với mái ngói màu xanh lục và một căn nhà có chiếc máng xối kỳ lạ.
"Năm 1937, chính phủ Tây Tạng đã gởi những hình ảnh thiêng liêng ấy từ hồ thiêng đến các tỉnh thành của Tây Tạng để tìm kiếm nơi tái sinh của Đạt-lại Lạt-ma. Một phái đoàn tìm kiếm tái sanh được thành lập và đi về hướng Đông Bắc Tây Tạng, vị trưởng phái đoàn là Lạt-ma Kewtsang Rinpoche, Tu viện trưởng Tu viện Sera. Khi phái đoàn đến làng Amdo, họ thấy quang cảnh nơi này giống y như hình ảnh đã thấy dưới hồ thiêng.
"Lobsang Tsewang bèn cải trang thành người trưởng đoàn, và Lạt-ma Kewtsang cải trang thành người thị giả và họ vào thăm một căn nhà với chiếc máng xối kỳ lạ.
"Bấy giờ Lạt-ma Kewtsang có mang một xâu tràng hạt (rosary) của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé trong căn nhà ấy đã nhận ra nó và yêu cầu được cầm xem. Lạt-ma Kewtsang hứa sẽ cho nếu chú đoán được ngài là ai. Và chú bé liền trả lời ngay bằng một loại tiếng lóng của địa phương là 'Sera aga', nghĩa là 'Lạt-ma ở tu viện Sera'.
"Tiếp đó, sư hỏi chú bé vị trưởng đoàn là ai và chú bé đã trả lời đúng, và chú cũng cho biết tên chính xác của người thị giả. Theo sau đó là một loạt trắc nghiệm khác để chú bé chọn lựa những đồ dùng thường ngày của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé cũng nhận ra tất cả và nói: 'của tôi, của tôi'. Chú bé ấy chính là Đạt-lại Lạt-ma hiện nay."
Đó là câu chuyện của Đức Đại La Lạt Ma 14 năm ngài lên 2.
Rồi đến lượt ngài, ngài công bố hóa thân của đức Ban Thiền Lạt Ma (tức người phụ chính) là 1 cậu bé con nhà nông, khi ấy lên 6. Có nghĩa là, cậu bé ấy sẽ thay ngài cai trị về tinh thần của Phật giáo Tây Tạng như ngài đang làm hiện nay.
Nhưng ngay chiều hôm ấy, vào năm 1989, chính quyền Trung Quốc đã bắt đi cả nhà cậu bé.
25 năm rồi, chẳng ai có tin tức gì.
Chính quyền đưa ra một cậu bé khác, nói đây mới là hóa thân của Ban Thiền Lạt Ma. Cậu bé này mặt mũi khôi ngô con nhà Hán tộc, dân Tạng có điên mới tin.
Bây giờ Đức Đại Lai Lạt Ma 14 cao tuổi rồi, người thay thế chưa có, mà lại không thể dùng cậu Ban Thiền Lạt Ma Bắc Kinh kia được. Theo truyền thống, người ta sẽ có 2 cách:
- Đợi hóa thân của ngài xuất hiện (ngay khi ngài viên tịch)
- Cử một người không phải là hóa thân của đức Lạt ma nào, chỉ là một tăng sĩ có uy tín cao trong tăng đoàn, lên cầm quyền
Hiện Đức Đại Lai Lạt ma dứt khoát chọn con đường hai. Ngài nói sẽ không hóa thân, tức là không có Đại Lai Lạt Ma 15, mà hóa thân thực sự của Ban Thiền Lạt Ma đã bị bắt hoặc thủ tiêu, từ nay Phật giáo Tây Tạng đi vào một con đường khác về mặt thủ lãnh, và với Trung Quốc đây là điều nguy hiểm, vì từ nay hàng ngũ thủ lãnh của tôn giáo này sẽ phong phú hơn, "chặt đầu này mọc đầu khác".
Tuy nhiên lựa chọn này của Đức Đại Lai Lạt Ma là một lựa chọn đau đớn, nếu không nói là đau đớn nhất cho Phật giáo Tây Tạng

6:12 Tuesday,30.9.2014

Đăng bởi:  Ngọc Nga

Mình đọc không hiểu lắm, nghĩa là sao?......

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả