Điện ảnh

Sống cùng điện ảnh

Đây người viết này không có ý thảo luận về bộ phim của Thanh Vân mà tôi chưa có dịp được xem, chỉ mượn chuyện này mua vui và nói thêm về các kỉ lục doanh thu tại Mỹ: Đội sổ từ 2006 và nổi tiếng thế giới là “Zyzzyx Road” Bộ phim 2 triệu […]

Ý kiến - Thảo luận

23:35 Wednesday,8.10.2014

Đăng bởi:  thuốc lào xào thuốc lá

@SiêuNoop: Sự thật với chân lý thì hẳn rồi. Có điều không nhất thiết người ta phải thoát ra khỏi lý tưởng với tôn giáo hay tra vấn lý trí mình để tiếp cận được nó. Hãy xem lại tác phẩm của El Greco chẳng hạn, và nhiều người nữa.
Ví dụ chim trong lồng của mình không đề cập đến việc giam hãm thể xác. Vấn đề là sự giam hãm tinh thần. Và sự giam hãm này không chỉ là ai đó giam hãm ai đó, mà còn cả sự TỰ giam hãm mình. Tự do là cảm giác, thường được hợp thức hóa bởi tư duy.
Đừng hiểu nhầm là mình có ý định tranh luận. Dù đưa ra ý kiến khác với Terry, nhưng cơ bản là mình đồng ý với quan điểm của ông. Nó hoàn toàn chính xác với vài kiểu dạng nghệ thuật mà ở còm trước mình nêu, và đặc biệt chính xác với nghệ thuật tuyên truyền. Ý kiến của mình chỉ là muốn khơi mở thêm lên phía trên của một thứ nghệ thuật khác, cách rất xa so với nghệ thuật tuyên truyền.
Có lẽ chúng ta đi hơi xa khỏi chủ đề đang bàn. Nếu bạn có hứng thú với những luận điểm trên, xin hẹn bạn trong một cuộc thảo luận khác. Còn giờ, nhân có mấy buổi chiếu miễn phí phim Sống Cùng Lịch Sử, xin nhường lại cho những ý kiến cụ thể về bộ phim này.

17:24 Wednesday,8.10.2014

Đăng bởi:  SiêuNoob

Bạn thuốc lào ơi theo mình thì tất cả các tác phẩm đẹp từ xưa đến nay, nếu xét về cốt lõi, đều giúp ta chạm được đến gần một sự thật, một chân lý nào đấy. Đó chắc chắn bởi vì những người nghệ sỹ đó không chỉ tạo ra tác phẩm để thuận theo những lý tưởng hay tôn giáo của thời họ sống. Họ vẫn luôn nhìn sâu hơn, tự tra vấn lý trí của mình, để gạn lọc được cái gì đó vượt lên trên sự lay động/biến đổi của tự nhiên và xã hội.

Thế nên dù trong thời đại nào, dù là độc tài hay toàn trị, vẫn có những người giữ được tự do để sáng tạo. Không ai lấy được tự do của một con người cả, chỉ là đôi khi anh ta phải lựa chọn giữa tự do và sống sót mà thôi.

Ngay như nói về con chim trong lồng. Bạn cầm tù được thể xác của nó, nhưng việc khi nào nó hót, nó hót theo giọng điệu gì, thì vẫn là cái tự do, cái bản năng của con chim vậy. Thế nên người ta mới vẫn thich nghe con chim nó hót. Thích hơn là nghe một đoạn ghi âm hay kỹ xảo giả tiếng chim. Là bởi vì trong tiếng hót của con chim bị giam cầm vẫn có sự thật, có mỏ/máu/lông, có khí trời, và có thể có cả cảm giác của nó về cái lồng nữa nếu ta hiểu được tiếng chim.

15:07 Wednesday,8.10.2014

Đăng bởi:  thuốc lào xào thuốc lá

Đoạn trích dịch của SiêuNoop thật sâu sắc! Dù, tất nhiên, không phải lúc nào nghệ thuật cũng nhất thiết phải thỏa mãn những tiêu chí ấy. Đơn cử như chủ nghĩa cổ điển hay lãng mạn trong văn học và nt tạo hình Phương Tây chẳng hạn, nhất là nt tôn giáo. Chúng đầy tính lý tưởng hóa, mà chẳng ai bảo chúng là không đẹp hay không nghệ thuật.
Còn cái "hiện thực quanh mình" thì hẳn nó phải đối mặt với tư duy Hậu hiện đại, thuyết lượng tử và vũ trụ toàn ảnh.
Nói thế không phải để chê trách quan điểm trên. Nó đúng, rất đúng, đặc biệt về tính trung thực phải có của ng nghệ sĩ đối với, không phải ai hay cái gì, kể cả cái "hiện thực" chung chung nào đó, mà đối với chính mình.
Có lẽ quan điểm trên của Terry Teachout phù hợp nhất với những tác phẩm liên quan tới lịch sử, những sự kiện có thật hay những tác phẩm phản ánh đời sống xã hội tương đối "hiện thực".
Cũng xin nhấn mạnh thêm một chút: Tự do chỉ là cảm giác. Con chim trong lồng mà bạn làm cho nó có cảm giác tự do thì nó vẫn hót như thường, dù có thể ko hay như khi nó ở ngoài và ngoại trừ một số loài chim không thể bắt nhốt.
Quay lại vấn đề nghệ thuật tuyên truyền. Nghe khái niệm là đủ biết nội dung. Tất nhiên nó là cần thiết nên mới tồn tại. Nhưng nó chỉ phát triển được trong thời chiến, trong thể chế độc tài hay một cộng đồng kém phát triển. Ở những thời điểm khác hay cộng đồng khác, nó có thể tồn tại nhưng chắc chắn là không thể phát triển.
Ở Việt Nam, tư duy thời chiến vẫn còn hiện diện ngay ở cái loa phường. Một số người vẫn còn thấy cần thiết phải làm phim tuyên truyền và một số người khác sẵn sàng tung hoa cho nó.
May mắn thay, nhờ có internet, những tiếng nói phản biện đang ngày một nhiều lên. Sẽ đến ngày không còn những ban bệ vô tích sự và nhà nước chỉ duy trì hoạt động nghệ thuật của mình trong những bộ phim tài liệu lịch sử đích thực.

11:16 Wednesday,8.10.2014

Đăng bởi:  SiêuNoob

Hôm rồi mình mới đọc một bài của Terry Teachout có tựa đề "Confessions of an Aesthete". Thấy có vài ý liên quan đến nghệ thuật tuyên truyền nên "phóng dịch" để cả nhà đọc chơi:

--------
... Mặc dù để đưa hiện thực cuộc sống vào một tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi những sự giản lược hóa nhất định, người nghệ sỹ phải luôn tôn trọng tính đa chiều phức tạp trong bản thể và trải nghiệm của con người. Đáng tiếc là điều này không thể có được trong nghệ thuật tuyên truyền. Người nghệ sỹ tuyên truyền, với mục đích tối thượng là hướng khán giả theo một lý tưởng nào đó, sẽ không thể phản ánh được hiện thực cuộc sống như, và chỉ như, nó vốn có. Anh ta sẽ thay thế sự đa chiều và phức tạp của hiện thực bằng sự đơn giản hóa của lý tưởng. Anh ta không thực sự tìm tòi cái đẹp trong hiện thực cuộc sống, mà chỉ mong thay đổi hiện thực nhằm tạo sức nặng cho lý tưởng của mình.

Để vươn được tới cái đẹp trong nghệ thuật, người nghệ sỹ nhất thiết phải phản ánh được hiện thực quanh mình. Và điều này chỉ có thể được thực hiện trong tự do sáng tạo. Không có tự do thì không có nghệ thuật đúng nghĩa, bởi người nghệ sỹ còn phải lo giữ cái đầu trên cổ anh ta. Tự do sáng tạo bao gồm cả việc không bị ràng buộc vào mục đích phải thuyết phục bất cứ ai. Một tác phẩm nghệ thuật đích thực sẽ không cố gắng khẳng định điều gì. Tác phẩm ấy chỉ kể một câu chuyện trung thực về cuộc sống. Và cái hành động kể chuyện trung thực ấy là một đạo lý của người nghệ sỹ chân chính. Người nghệ sỹ chân chính không cố gắng thay đổi thế giới, anh ta chỉ nhìn ngắm nó, và kể lại cho đồng loại của anh ta qua một lăng kính minh triết hơn. Đó là cái đẹp của nghệ thuật. Cái đẹp ấy nâng tầm hiểu biết và cảm nhận của mỗi người về hiện thực cuộc sống - qua câu chuyện mà người nghệ sỹ đã kể.


Ta cảm nhận được cái đẹp của nghệ thuật qua War and Peace của Tolstoy, Richard III của Shakespear, Un ballo in maschera của Verdi, hay Execution of Emperor Maximilian của Manet. Những tác phẩm ấy đều lấy những sự kiện lịch sử làm nguyên liệu sáng tác. Nhưng vẻ đẹp của chúng không phụ thuộc vào lịch sử. Những tác phẩm ấy cũng không được tạo ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe, hay người xem đi theo một lý tưởng nào hết. Mục đích của các tác phẩm đó chỉ để chúng ta à lên rằng “Đúng, cuộc sống là vậy!”.

--------

17:22 Tuesday,7.10.2014

Đăng bởi:  thuốc lào xào thuốc lá

Phim nhà nước và phim tuyên truyền chắc chắn không bắt buộc phải tệ. Vấn đề là niềm tin và cảm giác tự do sáng tạo.

Việt Nam đâu thiếu phim hay, "cánh đồng hoang", "bao giờ cho đến tháng mười", "em bé hà nội"...
Khi người ta tin vào cái mình làm ra, nó sẽ hay. Lúc này, sự giới hạn về cách nhìn, quan điểm lại trở thành ưu điểm tạo ra sự nhất quán.

Thập kỷ 70, 80, miền Bắc vẫn còn đầy hào hứng cho cái gọi là công cuộc giải phóng, thông tin quá ít lại bị kiểm duyệt gắt gao. Người ta không có, hoặc có thì cũng phải tự kiểm duyệt nếu muốn sống, cái nhu cầu tự do tư tưởng. Người ta không được phép nhìn khác với cách nhìn của giới lãnh đạo. Người ta không có quyền tổng hợp các cách nhìn khác nhau để tìm ra những thông số chính xác cho lịch sử. Trong cái khuôn khổ chật hẹp của "hiện thực XHCN", người ta vẫn thoải mái tung bay, mà không biết mình chỉ đang vỗ cánh ở trong lồng. Họ chưa chạm tới những thanh nan lồng. Trong hoàn cảnh ấy, cảm giác tự do vẫn còn khá vẹn nguyên cùng với niềm tin vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc và chủ nghĩa CS vẫn có thể tạo ra những tác phẩm ĐA tuyệt vời.

Vật đổi sao dời, hơn ba chục năm trôi qua kể từ ngày thống nhất, với sự thật được nhìn thấy tận mắt và trải nghiệm xương máu về những gì mà lý tưởng XHCN tạo ra cùng sự pt chóng mặt của công nghệ thông tin thì liệu người ta có còn giữ được cái cảm giác tự do và niềm tin cũ?

Những nhà làm phim đương đại có còn tin vào lý thuyết XHCN, còn tin vào sự diễn giải lịch sử một chiều, đầy thiên kiến, che đậy và áp đặt? Họ có còn tự do được trong cái lồng đã trở nên quá chật hẹp?

Hỏi tức là trả lời.

12:41 Tuesday,7.10.2014

Đăng bởi:  SiêuNoob

Bác Sáng Ánh nhắc tới "Triumpth of the will" làm em chợt ngộ ra bộ phim cúng cụ này, cũng như bao phim cúng cụ khác, là một cố gắng làm kitsch. Cái nước mắt mà các nhà làm phim nói đến cũng chính là kitsch vậy. Vấn đề là họ, những người làm phim, không hiểu (hay có tình lờ đi) là người dân mình giờ không dễ bị lòe bịp bởi giáo điều như xưa nữa.

11:51 Sunday,5.10.2014

Đăng bởi:  Báo tón

SA hè: mấy năm trước có đọc báo tiếng Eng nói người TQ tìm, làm lễ kết hôn cho hai con vừa tử nạn để họ có tuần trăng trong mộ... Mới vỡ òa ra câu trả lời cho câu phán của mấy chị: người ta sống về âm. Hiện còn 1 câu hỏi: vì sao nữ nhân "mê tín" hơn đàn ông (theo kiểu có thờ có thiêng thôi, không phải là tổng kết)? Nói cách khác, liệu có phải liền Eng công khai ham tứ khoái ăn, ngủ, đ.. nên xấu hổ khi đến với những tượng thánh có vẻ thanh cao?

6:58 Sunday,5.10.2014

Đăng bởi:  candid

có phim phù thuỷ rừng blair và desperado kinh phí cũng bèo.

0:42 Sunday,5.10.2014

Đăng bởi:  SA

Xin giới thiệu thêm phim chót của đạo diễn Peng Tao ("Little Moth") là "The Cremator" (2012), tựa Trung Quốc là "Feng Shi Ren". Phim này kinh phí 1 triệu Nhân dân tệ (160.000 USD), sử dụng diễn viên nghiệp dư và không dùng nhạc phim, thuật lại chuyện 1 'đám cưới' âm hồn tại 1 vùng nông thôn TQ, làm đám cưới và chôn chung 2 người xa lạ lúc còn sống

http://www.globaltimes.cn/content/756280.shtml

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả