Gẫm & Bình

Gửi các anh New Form 2: Đừng để trở thành Old Form

NEW FORM IITriển lãm: 10. 10 – 04. 11. 2014Manzi Art Space14 Phan Huy Ích, Hà Nội Sau khi xem triển lãm và đọc bài viết của curator, với tư cách là một khán giả yêu nghệ thuật, tôi mạo muội xin trình bày một vài cảm nghĩ của mình với mong mỏi về một […]

Ý kiến - Thảo luận

13:29 Monday,27.10.2014

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Bạn Tuấn đòi hỏi tên thật để làm gì? Để dễ dí nó nếu nó là thằng X thằng Y hay để gặp mặt trao đổi cho đỡ xấu hổ?

Tôi xin gọi kiểu này bằng một thuật ngữ hết sức phổ biến là em chã. Em chã Tuấn nhé!

Thật là mệt mỏi khi gặp các tay mậu dịch viên trá hình núp bóng nghệ thuật thế này.

10:55 Monday,27.10.2014

Đăng bởi:  Nobita

Tôi không dùng tên thật vì muốn cho mọi thứ khách quan. Nếu có art talk các anh cứ cho thời gian địa điểm cụ thể. tôi sẽ đến.

10:00 Monday,27.10.2014

Đăng bởi:  Ảo diệu Huyền bí

Nick ảo hay thật thì có ý nghĩa gì ở đây hỡi Nguyễn Anh Tuấn, khi mà một lời họa sĩ có tên tuổi khen, "Tuấn à, con có khả năng làm curator đó" cũng không làm anh trăn trở bằng một lời bình của một nick, rằng "Tuấn ơi, trong triển lãm New Form này, cậu đã chứng tỏ rằng cậu HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG LÀM CURATOR"? Cái nào có sức nặng hơn?

Giả sử một hôm một cậu Tây vô danh tiểu tốt (ngang với nick thôi) vào Manzi uống nước, hỏi triển lãm New Form đâu thì được chỉ ra một loạt những tác phẩm bày tán loạn. Cậu ấy bảo, curator của triển lãm này làm ăn chán bỏ mẹ. xong cậu ấy trả tiền đi ra, không để lại dấu vết như chim bay ngang trời. Tí sau Tuấn ghé quán thì cô phục vụ bẩm báo có người nói thế, Tuấn có viện cớ cậu này không có tên tuổi mà không chạnh lòng không?

Tôi thực lòng khuyên Tuấn nên bỏ lối suy nghĩ này nếu muốn làm một curator của thời dương đại này.

9:37 Monday,27.10.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Cảm ơn bạn nobita, và những bạn khác về những góp ý và trao đổi chân thành đối với dự án New Form. Là Curator và người chịu trách nhiệm cho những ý tưởng nghệ thuật, cũng như những tác phẩm được trưng bày trong triển lãm tại manzi lần này, và Module 7 tháng 11 sắp tới, tôi xin có vài dòng trao đổi với mọi người như sau, mong làm rõ hơn về dự án và triển lãm lần này.

Về triển lãm & dự án New Form:
- New Form bản chất là một dự án nghiên cứu-thể nghiệm về điêu khắc. Dự án New Form cơ bản có hai định hướng: một là nghiên cứu và thay đổi nguyên lý sáng tạo điêu khắc; hai là đưa điêu khắc kết nối tới các không gian sống của người Việt, hướng đến. Từ hai định hướng này dẫn đến hai kết quả: hình thành các cá nhân sáng tạo mới trong điêu khắc, và hình thành một kênh đưa nghệ thuật tiếp cận với xã hội. Về định hướng một, chúng tôi phát triển những cách thức tạo hình theo nguyên lý mới, và điều đó được thể hiện trong công việc ở giai đoạn 1: những thử nghiệm về chất liệu, ánh sáng, về khả năng tương tác với không gian, hoặc tự tổ chức không gian. Giai đoạn 2 là đưa những tư duy sáng tạo điêu khắc mới của New Form vào những không gian thực tế, có tính đời sống và công cộng ở mức độ nhất định. Ở những giai đoạn sau, New Form sẽ xuất hiện ở những không gian công cộng đa dạng hơn, và với tính cá nhân đậm đặc hơn, tùy thuộc vào các điều kiện và khả năng của dự án.

- Về triển lãm, có thể nói rằng là bước cuối cùng trong mỗi một giai đoạn để giới thiệu công việc của giai đoạn đó theo định hướng. Triển lãm chỉ là một tiến trình trong toàn bộ dự án, một quá trình giới thiệu sản phẩm sau những thời gian tìm kiếm ý tưởng mới, trao đổi, phát triển và hiện thực hóa ý tưởng bằng ngôn ngữ điêu khắc. Yếu tố thể nghiệm luôn có, và tác phẩm chưa hẳn hoàn thiện, nói đúng hơn chưa hẳn “vừa vặn” vào không gian-ngữ cảnh mà nó được chọn và đặt vào đó. Chưa nói đến việc theo đuổi và đưa ra những hình thức thị giác mới, việc tính toán sự hiện diện của tác phẩm còn phải cân nhắc đến những yếu tố “ngoại vi” như tác phẩm không phải nằm trong không gian “tĩnh” kiểu gallery, phòng trưng bày, bảo tàng hay một không gian chuyên biệt cho nghệ thuật, mà là một không gian có tính sinh hoạt, mở. Không gian đó chịu nhiều tác động của ánh sáng (ngày và đêm, tự nhiên và nhân tạo), tiếng động, không khí và thời tiết, con người (nhiều lứa tuổi, tầng lớp và nhận thức)... Vẫn biết nghệ sỹ khi sáng tạo cần phải đặt chủ quan của mình lên trên ngoại cảnh, tuy nhiên, tính thử nghiệm và thiếu hoàn thiện vẫn hiện diện, khi nghệ sỹ chưa nhiều kinh nghiệm trong xử lý tác phẩm ở những không gian công cộng; khi tác phẩm - không chỉ tồn tại nhất thời như những sắp đặt - mà hướng tới việc tồn tại với thời gian dài, có sự liên lạc và hòa nhập vào khung cảnh kiến trúc. Những đánh giá về sự “nhạt nhẽo”, thiếu truyền cảm, cứng nhắc của không gian bày hay những tác phẩm của nghệ sỹ là “vật phẩm trang trí”... đó là nhận định cá nhân của bạn, tôi không bình luận, bởi nghệ thuật diễn ra ở không gian công cộng khác nhiều so với nghệ thuật trong không gian chuyên biệt (bảo tàng, gallery, phòng triển lãm), hoặc được phép can thiệp nhiều về không gian theo tính chất của mỗi dự án hay triển lãm.

Trong giai đoạn 2 với định hướng đưa nghệ thuật vào những không gian công cộng, không ảnh hưởng tới công năng sử dụng của không gian đó, chúng tôi đều nhận thức đánh giá về hình thức này sẽ rất nhiều chiều. Những người xem trong giới nghệ thuật phần lớn đánh giá cao sáng tác của Thái Nhật Minh, hay của Khổng Đỗ Tuyền, trong khi giới kiến trúc và các bạn trẻ lại thích trưng bày của Bình hay những người bình thường, một số người nước ngoài lại thú vị với sáng tác của Hoàng Mai Thiệp... Tôi không có ý bao biện về điều này, mà chỉ phản ánh một ý rằng khi đưa nghệ thuật ra không gian có tính công cộng, cái nhìn của công chúng cũng vô cùng nhiều chiều và đa dạng, và chỉ là khập khiễng khi đưa ra một định mức chuẩn nào để đánh giá điều đó. Và ở trong sự đa chiều như vậy, nghệ sỹ lại cần phải đặt cảm quan cá nhân mình lên cao nhất để vượt qua khỏi những nhận thức như vậy, và càng nhận ra rõ hơn mình định làm gì, mình hướng đến cái gì. Ở tư duy ấy, với công việc đã được trưng bày, sẽ quyết định anh ta nhận lại được điều gì từ từ kinh nghiệm và phản biện tự thân lẫn từ bên ngoài. Cách đặt vấn đề của mỗi nghệ sỹ trong triển lãm sẽ quyết định hướng đi của họ và nhận thức ngược lại từ tác phẩm và khán giả, theo sự nông-sâu của mỗi tác phẩm, theo khả năng dấn thân và dũng cảm của từng người. Nói vậy cũng không phải sự thiếu trách nhiệm của Curator, khi để tác phẩm và nghệ sỹ “muốn ra sao thì mặc nó”, sự vận hành của mỗi dự án có tính đặc thù khác nhau, và vai trò curator trong đó cũng khác nhau. Đối với New Form, curator đưa ra định hướng và cùng nghệ sỹ xây dựng ý tưởng đến tác phẩm. Còn lại là sự tự chứng minh mình của mỗi tác phẩm trước công chúng, và những va đập, phản hồi, yếu kém, “thất bại” đều đem lại nhận thức và phản biện cho nghệ sỹ. Điều này cũng nằm trong dự định và là một phần của dự án khi những phản biện đóng góp vào nhận thức của nghệ sỹ và sáng tác, chuyển biến và khả năng hoàn thiện tự thân của nghệ sỹ.

Sự thiếu hụt của mỗi tác phẩm hay tổng thể triển lãm là điều không tránh khỏi. Bản thân những thiếu sót, yếu kém đều là có mặt tích cực, bởi nếu không trưng bày tác phẩm và tương tác, thì đến bao giờ nghệ sỹ mới có cơ hội để tự hoàn thiện và phát triển bản thân mình?. Những trao đổi, thảo luận sẽ chỉ là phù phiếm khi chưa thực sự bắt tay vào công việc. Đây cũng phản ánh một điểm yếu lớn và cố hữu của nghệ sỹ Việt Nam khi sáng tạo thiên nhiều về thao tác, và yếu trong tư duy lập luận logic, tự phản biện, nghiên cứu và phát triển trước khi hiện thực hóa ý tưởng thành tác phẩm. Thói quen cố hữu đó không nằm ở một vài cá nhân, một vài nhóm, mà là cả một nền nghệ thuật.

Nói thêm về mục đích của dự án, bên cạnh việc theo đuổi những ý tưởng sáng tạo mới về điêu khắc, chúng tôi quan niệm rằng, New Form không phải là việc sáng tác và cố gắng sáng tạo ra những tác phẩm thị giác đẹp mắt, mà là sự thay đổi ý thức và tư duy sáng tác, thói quen thị giác và thẩm mỹ, để từ đó hình thành nên những cá nhân điêu khắc vượt qua khỏi mặt bằng sáng tạo-nhận thức của điêu khắc hiện tại. Sự thay đổi đó phải là tự thân của mỗi nghệ sỹ qua những công việc: suy nghĩ, thể nghiệm, triển lãm, trao đổi... để dần làm mới và hoàn thiện bản thân. Nghệ thuật là một quá trình nhận thức, không thể có sự đột phát khi không có những nền tảng nhất định, có sự trải nghiệm bản thân, tiêu hóa những tư duy mới và biến nó thành năng lực của riêng mình. Từ những định hướng cơ bản của dự án, chúng tôi nhằm tạo ra những không gian và cơ hội để nghệ sỹ có thể thực hành và thể nghiệm những gì mới mẻ, từ đó phát triển nghề nghiệp và bản thân thành những cá nhân độc lập. Những nhân tố này (nếu hình thành được) góp phần động viên, thay đổi và thúc đẩy sự thay đổi của các cá nhân khác, và có một sự tác động nào đó đến sự vận chuyển của điêu khắc nói chung.


PS: Cảm ơn sự góp ý của nobita về công việc curatorial của tôi. Bạn nói không sai, và thực chất khi bắt đầu dự án, tôi cũng cố gắng đi theo hướng đó. Tuy nhiên, như đã nói, việc vận dụng quá nhiều lý thuyết vào đời sống sáng tạo ở Việt Nam là thiếu thực tế, bởi nghệ sỹ ta chưa nhiều người có thói quen tư duy trừu tượng và phát triển ý tưởng độc lập để hình thành hệ tư tưởng-tư duy-lý luận của riêng mình. Lý thuyết mới khi áp dụng cần phải chậm, phân nhỏ và kết hợp trực tiếp với những thể nghiệm thực tế. Và tính thể nghiệm ở đây bao gồm cả việc trưng bày và giới thiệu tác phẩm, để nghệ sỹ và tác phẩm va đập trực quan với đời sống thực tại, để tạo ra hiệu ứng hai chiều. Sự tiến bộ, thay đổi hay chuyển biến ngõ hầu đến từ cả hai phía, khi đều có ý tiếp nhận, hoặc chỉ một phía, hoặc không phía nào, thậm chí hiệu quả âm. Tất nhiên khi xây dựng dự án, việc hoạch định mục đích, hướng đi và lộ trình là có. Sự biến chuyển qua những giai đoạn là không tránh khỏi, khi nghệ thuật không thể là những hằng số, nhưng định hướng chung của dự án vẫn được giữ vững. Những phản biện của bạn là yếu tố tốt để chúng tôi tự đánh giá và nhìn nhận lại mình về dự án, hướng đi và hiệu quả của nó. Cảm ơn bạn đã trao đổi thẳng thắn.

Về Art Talk của New Form trong giai đoạn 2, do chúng tôi sẽ tổ chức 2 triển lãm tại hai địa điểm khác nhau trong tháng 10 và 11, vì vậy, buổi Tọa đàm sẽ diễn ra trong thời gian triển lãm thứ 2. Lúc đó mong các bạn cùng đến để chúng ta trao đổi thẳng thắn về những vấn đề khác. Chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn về quy mô và phương thức tổ chức, vận hành dự án, lịch sử phát triển... như bạn nói. Sự đóng góp trực tiếp và khách quan của người xem cho nghệ sỹ và Curator sẽ trực quan và bổ ích hơn những góp ý vô danh/ẩn danh. Các bạn muốn người khác tiến bộ, thì cũng nên bắt đầu từ bản thân mình, một điều nhỏ như thay đổi thói quen viết comment bằng nick ảo. Thân mến!

0:30 Friday,24.10.2014

Đăng bởi:  Nobita

Xin chào anh Raumuong Noigian

Đọc cmt của anh/chị xong tôi muốn nói với anh/chị vài lời.
1) Nghề curator không phải là nghề bán "cao đan hoàn tán" để có thể "thổi cho công việc bình thường của nghệ thuật và nghệ sỹ những hào nhoáng quá đáng với mục đích giả kim thuật". Theo cá nhân tôi nghề curator chỉ giúp đỡ cho nghệ sỹ thực hiện đúng mục tiêu và lộ trình được thống nhất giữa curator và nghệ sỹ khi thực hiện dự án và cá nhân tôi nghĩ nghề đó giúp cho nghệ sỹ có kỷ luật và trung thực với chính tác phẩm và cảm xúc của mình, làm việc có trình tự, có kế hoạch - suy luận logic. Và tôi nghĩ nếu như công tác curation được làm đúng cách thì chỉ có lợi cho nghệ thuật và cả cho các nghệ sỹ nữa. Với những nghệ sỹ tầm cỡ như Yoko Ono vẫn cần có curator. Curation là một công tác cần có của nghệ thuật và người đảm trách công việc đó là curator.

2) NewForm là một dự án dài hơi và dự án này cũng muốn tiến triển theo cách là có một người làm công tác curation. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi nó đang xa rời mục đích ban đầu, lặp lại và lối mòn là vì công tác curation không đáp ứng được tiêu chí đặt ra của dự án. Và nếu như anh nói là "Đả đảo các loại curator" thì tôi thấy hơi oan cho họ. Nếu các nghệ sỹ làm việc dựa trên cảm xúc nhất thời và họ đánh giá cao sự bất chợt đó của cảm xúc thì đặt ra dự án với kế hoạch làm gì? Họ cứ đặt một cái tên đại loại như là "gió lạnh đầu mùa" rồi bầy ra các tác phẩm, sẽ chẳng bao giờ có cmt của tôi và cũng vẫn dễ thương mà. Còn họ đã là một đội họ phải đá trận này thì dù họ có xuất sắc đến mấy trong vòng loại, đội hình có cả những cầu thủ giỏi, dạn dày kinh nghiệm trận mạc, có thể có cá nhân làm thay đổi cục diện trận đấu. Nhưng họ đá thua và họ nhận những lời chỉ trích theo tôi cũng hết sức bình thường. Đây là nghệ thuật không có cúp vàng cho kẻ chiến thắng và cũng chẳng có huy chương bạc cho người về nhì.

22:28 Wednesday,22.10.2014

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Hì hì, bài viết này có vẻ rất chi là hay, và rất chi là có vẻ điểm huyệt chuẩn, ở những phỏng đoán thông qua mâm đã bày ra và từ đó có thể cảm nhận việc làm của người khác. Có lẽ là của một người có kinh nghiệm làm cu-rat-to, không dám nói là chuyên nghiệp. Vì hình như ở mình có gì là chuyên nghiệp được đâu, làm lâu năm thì có kinh nghiệm, được báo chí vờn quấy lâu ngày thì thành nổi tiếng và cứ như bậc thầy cả. Phở nào cũng là phở gia truyền, dù mới bán ở đầu ngõ được mấy hôm nay!
Nhưng việc "ếch" gì mà cứ phải khoác cái chữ cu-rat-to vào một công việc bình thường như thế? Cứ sính chữ nó quen đi, kể cả những người có vẻ có kinh nghiệm lâu làm cu-rat-to? Người không có kinh nghiệm làm việc đó thì đã đành. Người có kinh nghiệm quá thì cuối cùng lại thổi cho công việc bình thường của nghệ thuật, nghệ sĩ những hào nhoáng quá đáng, mục đích quá tội. Thành ra ngụy biện và nhiều khi cũng đi đến giả kim thuật.
Đả đảo các loại cu-rat-to!
Hoan hô những nghệ sĩ có tinh thần độc lập tự chủ cu-tao-to-vua-vua. Cóc cần dựa vào "ằng" nào hết, "ếch" tin "ằng" nào hết!

13:14 Tuesday,21.10.2014

Đăng bởi:  thuốc lào xào thuốc lá

Thẳng thắn và chân thành!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả