Gẫm & Bình

Những cuộc "Bỏ Đi" ngoạn mục
của Tâm và Dung

 BỎ ĐI Triển lãm tranh của nhóm 5 họa sĩ Viet Art Center 26 – 29. 9. 2010 Triển lãm Bỏ Đi của Nguyễn Phan Bách, Nguyễn Thế Dung, Trần Đức Quyền, Lê Thị Minh Tâm và Nguyễn Đình Vũ (diễn ra ở VietArtCenter từ 26 đến 29 tháng 9) được xây dựng trên một […]

Ý kiến - Thảo luận

20:03 Sunday,3.10.2010

Đăng bởi:  nguoi ha noi

10 họa sĩ cùng vẽ “một ngày” Đại lễ
Chủ nhật , 3 / 10 / 2010, 12: 54 (GMT+7)

- Với chủ đề “Một ngày”, ngay trong hôm mở đầu Đại lễ Nghìn năm Thăng Long, đã có 10 họa sĩ Hà Nội cùng tỏa đi vẽ phong cảnh Thủ đô. Họ vẽ suốt cả ngày hôm đó, và chỉ trong cái ngày “ngàn năm có một” đó thôi. Các tác phẩm “Một ngày” sẽ được trưng bày tại Cà phê Sáng tạo 36 Điện Biên Phủ vào ngày 15/10.

Hầu hết họ đều là những họa sĩ trẻ, có 2 họa sĩ lớn tuổi nhất là Lê Thiết Cương, người khởi xướng ý tưởng và họa sĩ Đào Hải Phong. Đặc biệt, với buổi vẽ đó, Đào Hải Phong thừa nhận: “20 năm nay, đây là lần đầu tiên tôi trở lại để vẽ phong cảnh ngoài trời”. TT&VH có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đào Hải Phong về một ngày sáng tác đặc biệt này.

* 20 năm rồi anh mới trở lại vẽ ngoài trời, phải có cảm xúc nồng nhiệt lắm mới khiến anh trở lại như thế?
- Sự nồng nhiệt là thứ luôn có và phải có trong người nghệ sĩ. Với những ai sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì ngày hôm nay (ngày khai mạc Đại lễ) là một ngày không thể không xao xuyến. Chính vì sự xao xuyến đó, mà khi ý tưởng “một ngày” vừa đưa ra đã nhận được ngay những sự “cộng hưởng” và ai cũng muốn tham gia. Nữa là tôi, đã sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Hà Nội đã cho mình rất nhiều thứ, gần như Hà Nội đã làm nên sự nghiệp của tôi, thì không có lí do gì mình không yêu thương Hà Nội. Với tôi mỗi lần đi xa thì lại càng nhớ Hà Nội. Tôi tự cho đó là một tình yêu thật.

* Mỗi người chọn cho mình một “không gian Hà Nội” trong ngày Đại lễ”. Cảm hứng nào để anh chọn hồ Thiền Quang để vẽ?

- Đường Nguyễn Du với hồ Thiền Quang, tôi đi mòn lốp xe cuốc thời sinh viên. Ngày trước, bờ hồ này có kiến trúc rất đẹp, có nhà của cụ Nam Sơn, người đã khai sinh ra trường Mỹ thuật của Việt Nam. Nhà cụ xưa chính ở chỗ đối diện tôi ngồi vẽ Hà Nội ngày Đại lễ, và bây giờ đã thay đổi nhiều.

Ngày trước, chính bên bờ hồ này, năm 1991 tôi đã vẽ một bức tranh lụa. Hồi đó, hồ còn thô sơ, chưa có cải tạo gì nhiều. Bức tranh lụa đó được bày ở cửa hàng souvenir ở Văn Miếu và được một nữ Việt Kiều mua với giá 60 đô la. Đấy là điều rất thú vị cho một cậu sinh viên mới ra trường là tôi.

Với người Hà Nội gốc sống lâu ở Hà Nội với đời sống có tính nghệ sĩ, hơi sang trọng một tí thì Hồ Thiền Quang chính là nơi lưu giữ hình ảnh Hà Nội.

* Theo tôi biết, anh rất thích thể hiện buổi chiều. Anh đã chọn buổi chiều ngày Đại lễ để vẽ, nó có làm anh thăng hoa hơn?

- Mỗi họa sĩ có một trạng thái tình cảm, trạng thái của tôi rất thích vào buổi chiều, ngày sắp sửa hết và đêm kéo đến. Tôi thích khoảng thời gian đó. Sau một ngày, trạng thái tâm lí của người ta lắng xuống, con người cũng mềm lòng hơn, thỏa hiệp hơn. Tâm niệm chiều đến để người ta có thể về nơi người ta nướng náu. Khoảnh khắc ấy, thời ấu thơ Hà Nội của tôi luôn chờ bố mẹ về, chơ bữa cơm tối, chờ ánh đèn của hàng xóm.

Về mặt nghệ thuật thì khoảnh khắc đó làm lu mờ đi những thô nháp, che đậy những rác rến, chỉ còn hiện lên những cái gì đẹp đẽ: hàng cây, những mái nhà hay những đốm sáng... Khoảnh khắc đó để cho người nghệ sĩ đỡ bị vương vấn đời thường và được thăng hoa.

Vẽ từ lúc 1h đến 6h chiều, bức tranh của mình có tên là “Chiều bên hồ Thiền Quang”.

*Ngoài anh và họa sĩ Lê Thiết Cương, còn lại đều là các họa sĩ trẻ. Họ thể hiện Hà Nội ngày Đại lễ thế nào?

- Có tất cả là 10 anh em, họ còn rất trẻ. Tạm gọi chúng tôi là hai thế hệ họa sĩ nhưng rõ ràng là cùng có sự hào hứng, cùng muốn được chia sẻ với khả năng dù lớn hay nhỏ của mình với ngày Đại lễ, bằng cả tấm lòng của họ và không vì một mục đích gì cả.

Mỗi người bộc lộ theo một hình thức theo một kiểu chất liệu, chủ yếu vẽ sơn dầu trên toan, có một cô bé thì lại vẽ trên những hòn sỏi to.

Họa sĩ Lê Thiết Cương vẽ trên chất liệu giấy báo. Thời chúng tôi đi học giấy tốt là thứ xa xỉ. Giấy vẽ cho các bài học chỉ bồi lên giấy báo. Anh Cương muốn tìm lại thời sinh viên của mình nên chọn chất liệu đó. Còn tôi chọn bột màu - là chất liệu tôi thường vẽ thời sinh viên.


Mạnh Cường (thực hiện)
Theo TTVH

14:16 Friday,1.10.2010

Đăng bởi:  Học-trò-nhỏ

Anh Hồng Dương ví chuyện anh Thông khen tranh chị Tâm anh Dung giống chuyện đưa bà già sang được làm em buồn cười quá cơ. Hai chuyện chẳng liên quan gì đến nhau. Bà già có thể không muốn sang đường nhưng chị Tâm anh Dung nếu được mọi người nghe tới tên mình nhiều mọi người biết tranh mình nhiều thì là điều tốt chứ anh Dương? Em thấy bạn bè em mấy hôm nay ngồi uống cà phê toàn bàn chuyện tranh tính dục của chị Tâm tranh vẽ bò của anh Dung rất rôm rả. Nếu không có bài của anh Thông thì cũng không ai bàn tới vì có ai viết bài đâu kể cả Soi cũng có nói gì đến triển lãm này đâu? Thầy Cương khai mạc triển lãm ca ngợi các anh chị nhưng cũng có viết bài về các anh chị ấy đâu ạ. Nếu cứ ngồi đợi các thầy lớn viết bài thì chúng em chẳng biết ai ra ai hoặc toàn biết những bác chết rồi hoặc sắp chết. Em thấy các anh lớn đang làm một việc tốt cho tất cả là viết về thế hệ của các nghệ sĩ trẻ, ai cũng bình đẳng hết. Còn khen chê thế nào thì bọn em học nghề này cũng có mắt có gu cả anh ạ, chẳng phải người ta khen thì thấy đẹp người ta chê thì thấy xấu đâu anh. Chỉ sợ không biết là có triển lãm diễn ra ở đâu để mà còn chê với khen là xấu với đẹp. Em nghĩ các anh em mà anh nói cứ bình luận phứa đi, bọn mình bình luận với nhau theo kiểu thẳng tưng khéo còn hay hơn là vòng vèo. Đồng ý với anh là bài anh Thông ít nói về kỹ thuật nhưng em nghĩ kỹ thuật mỗi người một bài, cảm xúc cũng quan trọng có khi còn hơn kỹ thuật. Em hết ạ mong anh không giận em.

0:35 Friday,1.10.2010

Đăng bởi:  Hồng Dương

Học trò nhỏ ơi, cậu là ai thế ? Sao lại "ganh tị " gì ở đây ? Lạ thật. Ý mình là nếu có khả năng hãy làm, không thì thôi, vì làm không ra gì nhiều khi nó lợi bất cập hại. Mà lộ cái dở của mình ra rồi còn dở lây người khác ấy chứ. Bạn phải nhìn thẳng vấn đề ấy. Bạn đặt mình vào vị trí Tâm và Dung xem, bạn mới thấy cái khó của hai bạn ấy. Tớ im lặng vì tớ biết tớ không có khả năng trong việc này. Chứ không phải là tớ ích kỉ không nhận xét, còn việc mang máy ảnh đi chụp về cho mọi người thì đương nhiên là đáng trân trọng rồi, riêng việc ấy thì đáng quý. Bạn có nhớ chuyện bọn trẻ lôi bà già sang đường không. Nếu dắt bà già sang đường thì là việc đáng quý. Nhưng bà già đang đứng ngắm phố mà lôi xềnh xệch bà ấy sang bên kia đường để người ta khen ngoan còn bà già tộị nghiệp bị lôi cổ sang bên kia đường trong khi nhà bà ấy bên này đường có phải việc đáng khen không ???

0:00 Friday,1.10.2010

Đăng bởi:  Học-trò-nhỏ

Xin lỗi anh Hồng Dương chứ em thấy anh bảo nhiều anh em nói anh Thông thể hiện mình bằng viết bài này thì các anh em ấy quá đố kỵ ganh tị. Chẳng các anh em nào trong các anh em ấy viết bài cho chúng em đọc cả, cứ đứng ngoài nhao nhao bắt bẻ anh Thông. Em cảm ơn anh Thông vì ít ra anh còn mang theo cái máy ảnh và chụp ảnh về để viết bài cho chúng em đọc với, không như các anh em khác đã không đi xem hoặc có đi xem cũng chắp tay sau túi quần hỏi xấu không cũng cười cười, hỏi đẹp không cũng cười cười. Các anh em cứ phê bình anh Thông viết thế này viết thế kia thiếu chuyên môn nhưng cũng chẳng anh nào nói được về chuyên môn hết. Chúng em vào đây cũng để học hỏi nhưng thấy rất mất thì giờ vì các anh cứ bắt bẻ nhau còn tranh chị Tâm với anh Dung chúng em mọi người cứ chê nhát gừng nhát gừng rất chi khó chịu. Em xin hết ạ. Cảm ơn anh Thông với xin lỗi anh Dương.

23:09 Thursday,30.9.2010

Đăng bởi:  Hồng Dương

Thông big head: Thông à, tớ cũng cùng trường với cậu đây. Tớ không có ý gì xấu cả, thậm chí tớ còn nghĩ cậu là niềm tự hào của trường Công nghiệp bọn mình. Vụ này thì anh em nhiều người bảo Thông nó cố gắng thể hiện mình nhưng không phải lối, tớ thì chỉ quan tâm đến nội dung cậu viết thôi. Ý tớ là mỗi nghề đều có cái riêng, điện ảnh thì người ta nói về kỹ thuật quay phim, cắt cúp, kịch bản, kĩ xảo. Mỹ thuật thì cũng có cái ngôn ngữ và kĩ thuật của nó. Mình nói về bức tranh thì mình nói cái ấy. Bạn viết như vậy, thoạt nhìn thì chữ nghĩa rổn rảng nhưng sẽ dẫn đến người ta nghĩ là họa sỹ khéo mồm khen nhau, chứ chả có căn cứ và bàn vào chuyên môn gì cả. Điều này vô tình thành ra cậu cố gắng nhưng lại bị đánh giá không cao. Nhưng cái hại là viết như vậy không làm tăng giá trị tranh của chị Tâm và Dung lên, mà đâm ra lợi bất cập hại. Cậu hiểu ý tớ không. Ý tớ chỉ vậy thôi. Còn tớ nói thực là tớ không đủ khả năng để bàn và viết. Nếu có khả năng tớ đã viết ngay rồi, tớ muốn lắm nhưng chỉ dám vào xem thôi.

14:45 Thursday,30.9.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Lac Lac ơi. Dung bán được tranh rồi thì mừng cho bạn ấy (tớ phải xác minh lại sau). Nhưng Lac Lac nói rằng cứ thế mà tiến thì cũng không đúng. Vẫn còn nhiều việc trước mắt Dung lắm. Các bức tranh tiếp theo phát triển như thế nào? Kỹ thuật, ý tưởng, thương hiệu. Có lặp lại mình không? Đây mới là bức tranh đầu tiên Dung bán, tiền sẽ nuôi Dung được trong bao lâu? Bức tiếp theo sẽ bán được lúc nào? Dung sẽ nhận lời với Gallery nào nếu có? Làm sao để Gallery họ không ép mình, không vắt mình như vắt chanh rồi bỏ rơi mình? Hệ thống giá tranh sẽ như thế nào cho hợp lý. Dung sẽ mở rộng đội ngũ nhà sưu tập ở đâu, Việt Nam? Singapore? Mỹ? Dung sẽ phát triển giá tranh của mình nhanh hay chậm, chậm quá thì các nhà sưu tập mất lòng tin, nhanh quá thì không ai mua..... Thực ra ngoài chuyện chuyên môn sẽ còn rất nhiều thứ làm đau đầu họa sĩ. Lac Lac ơi. Tôi nghĩ ở Việt Nam chẳng ai tự tin để viết về chuyện bán chác. Thế hệ họa sĩ lập danh những năm 1990 cũng không viết được, các bác ấy phá thị trường nhiều hơn xây, thế hệ họa sĩ lập danh cuối những năm 2000 cũng không viết được, vì họ không già. Tốt nhất là ai có rảnh thì tìm và dịch bài về vấn đề này cho bà con trong nước được biết. Ngóng trông.. ngóng trông...

11:50 Thursday,30.9.2010

Đăng bởi:  lac lac

Bác Thông làm việc hăng say quá. Chưa xong năm này đã có năm khác rồi... bravo bravo... ý em nói là em nghe thấy bạn Dung đã bán được tranh, chả biết rõ bao nhiêu... Chúc mừng bạn bạn Dung, con đường cứ thế mà tiến thôi.... bán tranh chắc cũng xót, nhưng điều đó lại mở cho bạn những điều tốt hơn... :). Bác nào có hiểu biết nhiều làm một bài về giá tranh các triển lãm đương đại Việt Nam hay, hay câu chuyện tranh đến nhà sưu tập thì hay nhỉ...

6:44 Thursday,30.9.2010

Đăng bởi:  A.N

Mình thấy tít bài có vấn đề gì đâu :-). Mình thì thích cách Soi đặt tít bài.

0:11 Thursday,30.9.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Soi ơi. Triển lãm ở Bùi là preview (dịch sang tiếng Việt là gì nhỉ?) cho cuộc đấu giá ở Metropole của British Council. Nhiều họa sĩ quyên góp tranh cho cuộc này vì tiền đấu giá sẽ dùng thành lập quỹ hỗ trợ nghệ thuật của British Council. Tớ góp hai bức nhỏ, nhưng không biết có được bày không. Soi vào đây xem thêm nhé http://www.bcartsgala.net/auction-artworks/by-artists/pham-huy-thong/

23:48 Wednesday,29.9.2010

Đăng bởi:  admin

Phạm Huy Thông ơi, tức thật, phải tranh luận cho ra khoai ra sắn mới được: "những cuộc bỏ đi ngoạn mục" là cụm từ của Thông nhé. Rồi Tâm và Dung là hai nhân vật mà Thông bàn nhé. Soi chỉ ghép lại thôi để toát lên ý toàn bài. Nguyên tắc đặt tên bài của Soi sẽ là: không chệch ý + có quyền cường điệu hóa (nhưng không quá đáng và vẫn không làm chệch ý)+ làm người đọc muốn vào đọc ngay. Chứ những cái tên chừng mực thì sẽ muôn đời ở trong tình trạng chừng mực vì bị người đọc bỏ qua. Bọn Soi sẽ giữ nguyên tắc này đấy Thông ạ, dù đã tiếp thu ý kiến của bạn hôm nọ rồi, nhưng cái nào phải giữ thì vẫn giữ thôi. Thế nhé. Mong nhận được nhiều bài nữa để "quán triệt" nguyên tắc này. À, triển lãm ở Bùi, Thông sẽ bày bức nào thế?

23:32 Wednesday,29.9.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Soi ơi. Cái câu đó tớ để kết luận thì tốt nhưng đặt lên đầu bài thì sẽ ảnh hưởng tâm lý người đọc, làm trầm trọng hóa vấn đề. Nhưng thôi để những lần sau tớ và Soi sẽ phối hợp nhịp nhàng hơn vậy. Tít bài này đã vậy rồi cứ để nó thế cho bà con bình. Soi nhớ đi xem triển lãm ở Bùi Gallery nhé, chẳng biết có tranh của tớ không nữa.

23:12 Wednesday,29.9.2010

Đăng bởi:  admin

Phạm Huy Thông ơi, cmt hiện nay xuống hàng được rồi. Bạn có thể gạch đầu dòng tùy thích, không liền tù tì như xưa nữa. Ngoài ra viết dài bao nhiêu cũng được. Mệt tay kéo thanh cuốn thôi. Tóm lại bạn phải dùng thanh cuốn bên tay phải. Dần dần sẽ quen thôi (trong lúc đợi Soi tìm ra phương pháp gì tốt hơn). Còn về tên bài, Soi dùng đúng cụm từ trong bài của bạn đấy nhé. Bây giờ Lac Lac mắng lại đổ tội Soi thì Soi biết đổ tội tiếp cho ai bây giờ?

23:08 Wednesday,29.9.2010

Đăng bởi:  Pham Huy Thong

Soi ơi. Về việc kỹ thuật trang web, dạo này comment còn khó đọc hơn ngày xưa Soi ạ.

23:03 Wednesday,29.9.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Lac Lac ơi. Cám ơn comment của Lac Lac nhé. Phần nào đúng, tớ xin nhận. Vì tớ thích tranh của họ quá nên khen dồn dập, hơi phản tác dụng. Tuy nói vậy với bạn về bài viết, nhưng tớ vẫn khẳng định lại là tớ không thay đổi quan điểm của tớ trong những cái tớ thích ở tranh họ. Cái tít thì xin trả lại cho Soi (he he, lần trước góp ý với Soi rồi mà). Cái đoạn bạn nói tớ không hiểu là "....triệu triệu" là nói chuyện gì, bạn nói rõ hơn được không? Về phía mình tớ đang căng óc ra nghĩ để phát triển bộ tranh sắp tới của tớ. Chưa giải quyết được việc thay bàn tay bằng cái gì, chắc vẫn phải giữ, ý tưởng này có cũng được mấy tháng rồi, lên kế hoạch cho toàn bộ 2011, bảo thay là thay ngay cũng khó. Nhưng tớ sẽ cố phát triển các chi tiết còn lại cho nó khác hơn. Hôm trước đưa Dung xem bộ phác thảo, Dung cũng động viên rằng không thấy trùng hợp vì tinh thần hai bộ tranh khác nhau. Lac Lac chờ xem nhé.

21:04 Wednesday,29.9.2010

Đăng bởi:  lac lac

Bài viết tít kêu thế... các bác khen chê... Một là khen kiểu pr, hai là chê kiểu tỏm một cái mà không biết vì sao lại nhận xét thế... chả biết rõ vì sao...
Hôm nay thấy nhân viên Viet Art Center nói với bức Mấy con bò trên phố nghe thoáng triệu triệu rồi... Năm sau chắc lại được được xem serie tay mọc trên đầu con vật của bác Thông hay quá...

19:24 Wednesday,29.9.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bạn A.N và Thằng Cuội ơi. Họa sĩ Tây Ban Nha đó tên là Eduardo Urculo, đã từng có triển lãm rất hay ở Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội năm 2004. Ông này vẽ nhiều thứ trong đó có nhiều bức vẽ các cô gái chổng mông vào người xem. Tớ đã từng xem triển lãm của ông này bày ở bảo tàng trong đó có một bức tranh con bò chổng mông ra. Khi viết về Dung, tớ cũng nghĩ tới bức tranh đó, tớ cũng muốn đề cập đến tranh này trong bài viết, phân tích xem Dung giống gì, khác gì người ta cho thấu đáo. Nhưng tớ lên mạng muốn google tranh về mà tìm không ra. Bạn nào rảnh tìm hộ với.

18:33 Wednesday,29.9.2010

Đăng bởi:  ngodang

Hôm nay đi xem tranh ở Việt Art tôi thực sự sốc trước những bức tranh của bạn Dung! Đó đúng là những tác phẩm xuất sắc!

17:55 Wednesday,29.9.2010

Đăng bởi:  admin

Còn Trần Đức Quyền và Nguyễn Đình Vũ nữa A.N ơi, nhưng Soi đang liên hệ xin ảnh chụp tác phẩm của các bạn. Đã có bộ tranh mới của Nguyễn Phan Bách, sẽ đưa lên sớm. Thông cảm nhé, bên Soi không phải báo, nên cộng tác viên đi xem gì được thì gửi đến, bọn Soi (vồ lấy) đăng ngay, chứ chưa chủ động được việc đi triển lãm và thực hiện bài. Có những họa sĩ mà người viết này đặc biệt thích, lại có những họa sĩ mà người viết kia đặc biệt thích, vấn đề là họ có viết ra không thôi A.N ạ.

17:13 Wednesday,29.9.2010

Đăng bởi:  A.N

Triển lãm 5 người mà chỉ nói đến 3. Hai người kia là ai vậy Soi? Có chụp hình tranh không? Cảm ơn Soi trước.

17:10 Wednesday,29.9.2010

Đăng bởi:  A.N

Chào Thằng Cuội, có thể cho mình tên họa sĩ Tây Ban Nha kia được không? Mình hơi tò mò. Cảm ơn trước nhé.

16:45 Wednesday,29.9.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Hồng Dương ơi. Tớ là người tốt nghiệp từ Mỹ thuật công nghiệp nên luôn cảm thấy mặc cảm khi bạn chuyện kỹ thuật với các bạn bên Yết Kiêu. Bởi vậy trong bài viết này cũng từng có một đoạn dài viết về kỹ thuật của Dung nhưng rồi lại xóa đi. (Cái phần bị tớ xóa ấy nói về cả những cái tốt và chưa tốt trong kỹ thuật của Dung). Hay là thế này đi, nếu bạn có kiến thức nhiều về kỹ thuật, bạn viết một bài rồi tớ ở dưới nói leo theo, hoặc phản bác lại. Bạn thấy thế nào?

10:54 Wednesday,29.9.2010

Đăng bởi:  admin

Hồng Dương ơi, có viết thư riêng cho bạn nhưng thư không tới. Có email nào khác không thì gửi về cho Soihouse nhé, bọn mình chuyển tiếp thư kia cho bạn. Cảm ơn nhiều.

10:27 Wednesday,29.9.2010

Đăng bởi:  Hồng Dương

Thực sự mấy cái tranh "hot, sexy, hotel..." trông nó quá sinh viên, hình thù, màu sắc cứ dại dại. Xem tận nơi thì cái bức Bò - xe bus mà Thông helo khen nức nở ấy, khối được vờn kiểu xoa bông tăm truyền thần trông cứ nông nông. Trong bài viết cũng không bàn về chuyên môn mà chỉ suy diễn lung tung...

23:42 Tuesday,28.9.2010

Đăng bởi:  Trần Xuân Nam

HIHIHI Chào Hoạ sĩ Dzung nhé. Đẹp. Rất tiếc anh không xuống được hôm khai mạc để chúc mừng. Anh khoái bức đàn bò trong thành phố thế, từ ý tưởng đến cách thể hiện có gì đó rất già dặn,đáng phục. A cảm thấy nó dí dỏm làm sao ...Nó đập vào mắt khá mạnh cái nửa quê, nửa tỉnh, nửa cổ nửa kim, nửa như thật, nửa như giả vờ. Tưởng như rất vô lý nhưng lại hợp lý. Có gì đó ngây ngô hồn nhiên cứ như nó vốn như thế hehe
Chiếc xe buýt ặt ẽo lách qua gầm "phao câu". Chú bò khoái trá quay lại nhìn mình như thách thức...hehehe
Chúc Dzung thành đạt và có nhiều tác phẩm đẹp

23:26 Tuesday,28.9.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Tắc

Xem tranh Tâm tôi lại ngẫm một điều, có lần ai đó nói rất đúng. Làm nghệ thuật cái con người bên trong rất quan trọng, khôn ngoan không bù đắp được. Tâm và Lý Trần Quỳnh Giang cùng một lứa, nhưng bản năng giới tính hay là cái chất của Giang nó mạnh, nên xem tranh rất 'đậm". Tâm thì cũng cố cái mảng giới tinh nhưng dù vẽ cả hình ảnh đang quan hệ tình dục thì tranh vẫn không gây ấn tượng với người xem và không sâu... Xem tranh nhiều họa sỹ đúng là chỉ thấy cái khôn chứ ít khi thấy cái chất của con người đó bộc lộ qua tranh một cách mãnh liệt. Nhưng lại nghĩ kĩ ra, nếu làm được điều ấy thì đã là một họa sỹ thành công rồi.

23:09 Tuesday,28.9.2010

Đăng bởi:  thằng cuội

Em-có-ý kiến ơi. ANH DUNG chứ không phải chị Dung... Mà ANH DUNG này vẽ những bức tranh bò này bắt chước một nghệ sĩ TÂY BAN NHA quá nổi tiếng. Nhưng ớ chỗ một người đỉnh cao, một người cuối vực.

22:38 Tuesday,28.9.2010

Đăng bởi:  Do Hiep

hì hì, "chị" Dung giật mình đóa!

21:57 Tuesday,28.9.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Tắc

Sáng nay ra Vietart cafe xem tranh. Đáng mừng là sau một vài ý kiến nhắc nhở trên Soi, có lẽ các bác Vietart đã có chút giật mình và chăm lo hơn đén điện đóm. Tôi lê la cả buổi sáng và đèn đóm vẫn sáng chưng .

13:16 Tuesday,28.9.2010

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em có ý kiến là mấy bức tranh bò của chị Dung rất đương đại, khác hẳn tranh bò của bác Lam và chú Hiếu. Thế mà chúng em vẫn cứ tưởng là đã có các bác các chú vẽ bò thành thương hiệu nổi tiếng rùi, chả ai dám vẽ bò nữa. Riêng em thích nhất con bò gầy mà lại chiến thắng ở giữa sân nhà hát Lớn ạ. Hoan hô chị Dung.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả