Văn & Chữ

Đọc Hồng Lâu Mộng: Tần Khả Khanh – kẻ lẳng lơ trong mộng

. Lời nói đầu: Trong số Tứ đại danh tác, chỉ có duy nhất Hồng Lâu Mộng vinh dự có cả một ngành học riêng nghiên cứu về nó. “Hồng học,” hay Redology (theo tên tiếng Anh Dream of the Red Chamber) đã được khởi xướng từ ngay khi Tào Tuyết Cần còn sống và […]

Ý kiến - Thảo luận

8:45 Monday,21.5.2018

Đăng bởi:  Sơn Nguyễn

Ý kiến về Tiều Đại:
'Ba hôi' thì Tiều Đại có thể chứng kiến, chứ 'tiểu thúc' thì chỉ mình Bảo Ngọc, Tập Nhân, và các đọc giả biết mà thôi.  Ngay cả Tần thị cũng không biết.  Do vậy, để câu này Tiều Đại nói hơi vô lý, ngoại trừ 'tiểu thúc' hàm ý không phải Bảo Ngọc, và như vậy thì là ai? Giả Thuỵ? Giả Tường?  Hoặc giả Tiều Đại thấy Bảo Ngọc vào phòng của Tần thị, và theo ông, bao nhiêu đó cũng đủ cho Tần thị ngoại tình.  
Tiều Đại xuất hiện thêm lần nữa ở một chương 105:
Giả Chính đi ra ngoài xem, thấy là Tiều Đại, liền hỏi:
- Tại sao anh lại chạy đến đây!
Chương 111, lúc Uyên Ương tìm cách tự tử, thấy Tần Khả Khanh, rõ ràng Tần Khả Khanh treo cổ chết, chớ không phải bị bệnh:
- Việc này cũng có duyên cớ, để tôi nói với chị sẽ rõ. Nguyên trong cung Cảnh Ảo, tôi vốn đứng đầu trong lớp chung tình, trông coi duyên nợ gió trăng. Khi xuống trần gian, phải làm người tình nhân thứ nhất, để đưa bọn con gái si tình mau mau về ty tình. Vì thế tôi phải treo mình trên xà nhà thắt cổ . Nhưng tôi hiểu rõ tình đời thoát ra bể ái, về với trời tình; nên tuy si tình trong Thái hư ảo cảnh, không có người trông coi. Nay nàng tiên Cảnh Ảo đã lấy chị xung vào, thay tôi trông coi ty ấy. Cho nên sai tôi đi dẫn chị đến đây.
 

8:02 Saturday,17.12.2016

Đăng bởi:  admin

Đây là comment của Anh Nguyễn cho bài này nhưng gửi nhầm vào bài khác. Soi xin gắn lại vào bài này cho đúng:
@Hương: "chú trẻ" này chính là ... Bảo Ngọc. Tần Khả Khanh lại dính đến Bảo Ngọc á? Rất có thể đấy nhưng Tào không viết rõ ra. Sao lại không viết rõ? Vì ...bố bảo không được. Hôm nào mình sẽ viết một bài về vụ này, mời bạn đọc.

4:54 Saturday,17.12.2016

Đăng bởi:  Huong Maith

Chào bạn Anh Nguyễn, mình đọc mãi mà vẫn không biết ai với ai bị ám chỉ trong "tiểu thúc"?

19:55 Monday,7.9.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyen

@bạn Quang Anh: bản dịch tiếng Việt của Hồng Lâu Mộng mình đọc là bản của Nhà xuất bản Văn Hoá năm 1962 (bản có lời nói đầu của Mai Quốc Liên.) Người dịch chính là Vũ Bội Hoàng. Theo mình thấy thì đây vẫn là bản dịch phổ biến và được đánh giá cao nhất trong nước. Mình chắc chắn bạn có thể tìm mua bản này dễ dàng ở mọi nhà sách trong nước. Hy vọng Hồng Lâu Mộng sẽ đem lại cho bạn nhiều niềm vui và gợi nhiều suy nghĩ ^^

14:11 Monday,7.9.2015

Đăng bởi:  Nguyễn Trần Quang Anh

Bạn Anh Nguyễn ơi, cho mình hỏi là nếu bây giờ bắt đầu đọc bộ Hồng Lâu Mộng, thì mình nên đọc bản in nào? của nhà xuất bản nào là tốt nhất? Cám ơn bạn nhiều.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả