Văn & Chữ

5 dẫn chứng về mối quan hệ “bất chính” của Tần thị

Tiếp theo bài 1 … Tần Thị ốm, rồi chết. Gia đình tổ chức đám ma linh đình. Một cái chết đơn giản? Không hẳn. Theo ý nhiều người, Tào Tuyết Cần đã khéo léo giấu đi một câu chuyện đen tối hơn giữa những con chữ: Tần Khả Khanh thực sự có quan hệ […]

Ý kiến - Thảo luận

11:24 Sunday,4.2.2018

Đăng bởi:  NMH

Ngày xưa đọc HLM mấy lần vẫn không hiểu mỹ nhân treo cổ tự tử trong KLTNT Chính sách là người nào.
Đoán tới đoán lui nghĩ là Vưu Nhị Thư  (căn theo 2 câu cuối) mà ngẫm lại vẫn thấy không ổn vì:
- Vưu Nhị Thư có ghi rõ là "nuốt vàng hóa kiếp"
- Không rõ vì sao Vưu Nhị Thư xứng đáng được đưa vào Chính sách
Đọc bài này mới vỡ ra.

8:03 Monday,30.1.2017

Đăng bởi:  Lily Nguyen

Tôi xin bổ sung một chi tiết khẳng định Tần Khả Khanh đã treo cổ tự tử. Đó là đoạn Uyên Ương tìm cách tự tử sau khi Giả mẫu qua đời. Cô ta vào cái buồng nhỏ thì thấy hình bóng Tần Thị bày cho cách chết bằng cách treo cổ. Sau đó "hồn thiêng" chị ta đi theo và gọi "mợ cả Dung ơi đợi tôi với" ...

21:59 Monday,8.12.2014

Đăng bởi:  kim trần

@ Anh Nguyễn
Mình chỉ xem Hồng Lâu Mộng qua phim, mà xem cũng chẳng hiểu, mà khổ nổi, mình không thể nào thuộc được tên nhân vật (phim nào cũng vậy từ Á tới Âu)
may mà Soi làm bài phân tích này
cám ơn bạn nha Anh Nguyễn, bạn mà không giải thích thêm thì mình cũng chẳng thấm được bao nhiêu về bộ sách này

9:45 Tuesday,2.12.2014

Đăng bởi:  Phạm Ngọc Hùng

Bài viết phân tích hay và rất dụng công... Tôi thuộc loại đọc sách không nhớ lâu, nhưng vừa xem lại một tập phim, thấy có cảnh Giả Trân thấy con trai Giả Dung ngồi mát, tán gẫu với mấy anh em, chú cháu nhà họ Giả trong chùa, bèn quát (đại để): Thằng súc sinh kia, sao dám ngồi mát... chém gió ở kia...

Rồi sai một thằng hầu nhổ vào mặt Giả Dung, mà anh chàng này chả dám ho he gì, đủ biết Giả Trân (cả mấy ông bố họ Giả khác nữa) rất... vô lối, dù đó là con mình. Nói vậy để thấy có một lý do Giả Dung không thể xen vào việc tang ma cho vợ Tần Khả Khanh là do bị ông bố "át vía", đến mức nhìn thấy cha là "phách lạc hồn xiêu" rồi...

0:12 Tuesday,18.11.2014

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@trần kim: Xin phép giải thích cho bạn.
Người ở đây có tình ý với Tần Khả Khanh là Giả Trân (bố chồng Tần Khả Khanh.)
Giả Trân là bố của Giả Dung (chồng Tần Khả Khanh) và con trai của Giả Kính (ông này chỉ muốn tu thành tiên, không nhìn ngó việc nhà.)
Tần Khả Khanh vì bị nô tì phát hiện quan hệ với bố chồng nên tự sát.
Giả Trân bèn vung tay chi tiền cho đám ma của "người yêu."
Ông bố Giả Trân là Giả Kính không nhìn ngó đến nên Giả Trân mới "tiêu cho thỏa thích" là vậy ạ. Vì thế nên đó mới là bằng chứng cho thấy quan hệ bố chồng con dâu này không bình thường, vì người chồng trên danh nghĩa của Tần Khả Khanh thì lại không nhúng tay gì vào việc chuẩn bị đám ma vợ.
Cỗ quan tài đó làm bằng gỗ quý chỉ dành cho bậc khanh tướng, vương tôn, Giả Kính thấy vậy khuyên nhủ, nhưng Giả Trân thì dứt khoát mua về để quàn con dâu.
Đám tang của Tần thị và việc xây dựng Đại Quan viên để đón Nguyên phi về thăm nhà là hai sự kiện làm khánh kiệt nhà họ Giả.

22:13 Sunday,16.11.2014

Đăng bởi:  trần kim

Thật sự mình có xem qua Hồng Lâu Mộng, nhưng không khi nào hiểu được ngụ ý của tác giả, nên dẫn đên tình trạng mệt mỏi khi xem
Mình sẽ theo dõi bài của Soi để hiểu hơn
Xem bài Soi có đoạn:

"Giả Trân đập tay, nói:
- Lo liệu gì! Chẳng qua có bao nhiêu tiền làm hết bấy nhiêu thì thôi!
Giả Trân thấy cha không nhìn đến tiền bạc, thì tha hồ phung phí."
_ Ý Soi ở đây là Giả Dung thấy cha ( là Giả Chân)

"Giả Trân nghe nói, cảm tạ luôn mồm, sai cưa ra và gắn sơn ngay. Giả Kính khuyên:
- Người thường thì không nên dùng thứ này, tìm thứ gỗ tốt là được."
_ ý của Giả Kính là sao, mình xem câu này thật không hiểu Soi giả thích lại đoạn đó được không?

13:08 Saturday,1.11.2014

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Con Gà Cổ Đại: Cảm ơn bạn. Mình rất đồng tình với ý của bạn (không phải vì bạn "bênh" mình nhé). Theo quan điểm của mình, những tác phẩm nghệ thuật lớn của thế giới, dù là âm nhạc, hội họa, hay văn học, vv,... đều có một tầm vóc lớn hơn tác giả của nó, vượt cả thời gian, không gian, và không bị giới hạn bởi các thể chế chính trị. Chúng ta có thể phản đối khủng bố Hồi giáo, nhưng vẫn cảm nhận được vẻ đẹp các công trình kiến trúc Hồi giáo. Tương tự, chúng ta rất ghét hành vi xâm lược của chính quyền Trung Quốc, nhưng vẫn yêu thích Tam Quốc, Tây Du, tranh Từ Bi Hồng, vv. Hai việc đó không làm chúng ta kém yêu nước, kém nhân đạo. Việc nghiên cứu các di sản văn hóa của nhân loại, chưa bàn đến lợi ích cho người khác, đã làm một việc tu dưỡng về tinh thần rất tốt cho bản thân người nghiên cứu. Mình thì không dám tự nhận là dân nghiên cứu, chỉ là người mê HLM thôi.

Thật lạ là có những người bảo rằng trên đời có bao nhiêu chuyện, sao lại đi cắm đầu vào việc này làm gì? Làm mình tưởng tượng ra ai đó giành thời gian khảo cứu nét bút, chất giấy, chữ ký của ông Van Gogh chẳng hạn, lại bị người khác nhảy vào bảo sao thừa thời gian thế, không đi làm việc khác đi :-))

12:49 Saturday,1.11.2014

Đăng bởi:  Con gà cổ đại

Hồng Lâu Mộng cũng như là Chiến tranh và Hòa bình, hay Những người Khốn khổ, là những pho tiểu thuyết lớn của nhân loại, vượt ra khỏi biên giới của quốc gia, dân tộc, định kiến, mâu thuẫn chính trị. Việc nghiên cứu lại nó chẳng bao giờ là chuyện vớ vẩn, đọc kỹ nó, xem xét nó, suy cho cùng chẳng khác công việc nghiên cứu mỹ thuật cổ của anh Phạm Quốc Trung là mấy đâu ạ! Tiếc là nhiều người cũng có rất nhiều thời gian nhưng chẳng ra một công trình nghiên cứu nào thấu đáo. Ô hô, đau thay!

12:48 Saturday,1.11.2014

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@bạn Pham Quoc Trung: cảm ơn ý kiến của bạn. Mình có ba điều muốn nói thế này:

Điều một, nếu nói nghiên cứu những vấn đề kiểu này là mất thời gian thì tất cả những nhà Hồng học nói riêng và nhà nghiên cứu văn học nói chung đều làm việc mất thời gian cả. Trong Hồng học vẫn còn có mười bảy cuộc luận chiến, mười công án, bốn câu đố, và ba tử kết thì tại sao lại không thể bàn về vấn đề này :) Bây giờ người ta cãi nhau xem Đại Ngọc - Bảo Thoa có phải biểu tượng cho hai nhà Minh - Thanh không chẳng hạn, bạn cũng bảo là mất thời gian? Thế thì nghiên cứu văn học để làm gì? Giả sử mình nghiên cứu về bố chồng nàng dâu bên... hàng xóm mình thì mới là vớ vẩn bạn ạ.

Điều hai: vấn đề Tần Khả Khanh có quan hệ với Giả Trân đã được gần như 100% nhà Hồng học đồng tình. Lần đầu nghe mình thấy lạ nên mới đọc kỹ lại tác phẩm để tìm bằng chứng. Còn tìm được dẫn chứng ở đoạn kết Hồng Lâu Mộng nhưng vì có tranh cãi về tác giả 40 chương cuối nên mình không đưa vào. Mình viết bài này, không phải để khoe kiến thức, mà để giới thiệu cho bạn đọc một khía cạnh mà nhiều người có thể đã bỏ qua. Có thể bạn nghĩ mình bới bèo ra bọ, nhưng chuyện hai bố con nhà này mình nói thật là sờ sờ ai đọc kỹ cũng hiểu rồi bạn nhé. Phần trích dẫn mình nêu của ông Du Bình Bá, bởi đó là một giả thuyết rất mới lạ. Từng dẫn chứng đứng riêng rẽ thì không có ý nghĩa, nhưng khi nhìn dưới lăng kính kia, ta có thể thấy chúng kết hợp thật liền lạc. Mình đồ rằng tất cả những dẫn chứng còn lại (trừ dẫn chứng số 4 của ông Du Bình Bá) hẳn đã được nói rất nhiều lần, bởi rất nhiều người rồi, đã thành một thứ "common knowledge" trong giới, nếu không Tần thị đã không mang tiếng xấu như thế. Việc đi tìm tòi các "chứng cứ" để khẳng định nó âu cũng là một cái thú của người đọc vậy.

Điều cuối cùng, thời gian của mình là của mình, của bạn là của bạn. Do đó bạn không cần dạy cho mình cách dùng thời gian của mình thế nào. Xin lỗi vì làm mất thời gian của bạn.
Thân :)

11:11 Saturday,1.11.2014

Đăng bởi:  PHAM QUOC TRUNG

Rằng hay cũng thật là hay
Nghe ra ngậm đăng nuốt cay thế nào...
Cuộc đời biêt bao nhiêu chuyện, thế mà vẫn có người mất bao công sức nghĩ ngợi, tìm bằng chứng chỉ để chứng minh Bố chồng Nàng dâu "ấy ấy" thì thật không thể xem thường.
Nếu mà Anh Nguyễn dịch lại của ai đó đã "nghiên cứu" vấn đề này thì cần nêu tư liệu gốc. Còn nếu bạn thực sự phát hiện và quá mất thời gian như thế thì quả là... nhiều thời gian.

17:26 Friday,31.10.2014

Đăng bởi:  beelikeshoney

Anh Nguyễn viết hay quá. Ngày bé, thấy Hồng Lâu Mộng thường được chiếu trên TV (như Tây Du Ký vậy). Dù bé xíu vẫn cảm thấy các nhân vật có tính cách rất hay, tính nào ra tính ấy. Xấu đan xen tốt. Phần Tần Khả Khanh chết, ngày bé xem mãi vẫn thấy không hay như những đoạn khác (có lẽ vì nhân vật xuất hiện nhiều - mà cái óc bé tí của mình thì chẳng nhớ được hết tên nhân vật). Nhưng nhờ bài phân tích của Anh Nguyễn mới cảm được ý nghĩa của đoạn này! Cám ơn bạn nhiều!

14:59 Friday,31.10.2014

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@KenHua: cảm ơn bạn đã động viên, mình sẽ cố gắng không làm phụ lòng những người có cùng đam mê. Phải cảm ơn Soi rất nhiều vì đã rộng rãi cho đăng dù Soi không phải là trang chuyên vê văn học. :)

8:58 Friday,31.10.2014

Đăng bởi:  KenHua

Một bài viết rất hay, mọng là sẽ có nhiều bài tương tự như thế về Hồng Lâu Mộng. Đây là một tác phẩm cực hay nhưng lại kén người đọc, không phổ biến như Tam quốc, Tây Du nên các bài nghiên cứu quá ít, tác giả cố gắng phát huy nhé cho độc giả hứng thú.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả