Kiến trúc

Dùng thuyết nhân chủng học nào cho việc giãn dân phố cổ?

. Phóng viên thắc mắc: Trong câu chuyện di dời, giãn dân phố cổ có một điều kỳ lạ là người dân phố cổ Hà Nội đang sống chui rúc, chật chội trong những căn nhà cũ nát, nhưng khi nói đến chuyện di dời sang khu tái định cư lại cứ giãy nảy lên […]

Ý kiến - Thảo luận

22:05 Sunday,1.2.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Anh Tùng ví lĩnh vực quy hoạch ở ta như đứa trẻ sơ sinh là có lý. Còn kể chuyện "siêu nhân" thì có khi chính "bố mẹ nó" thỉnh thoảng cũng kể "nó" nghe, nhưng cốt cách và sức vóc của "nó" chắc vẫn phát triển theo cách "bố mẹ nó" mong muốn thôi. Có điều "bố mẹ nó" hẳn không nghĩ "nó" còn "sơ sinh", vì nó đã biết quyết liệt ở chỗ nọ chỗ kia, đòn thế võ nghệ cũng chẳng vừa. Với những người có tâm và có trình độ thật sự, muốn nói cho "nó" nghe về cảm nhận đúng sai, chắc cũng cần phải có cách trao đổi hiệu quả được với "bố mẹ nó".

9:12 Sunday,1.2.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Riêng chung
tất nhiên cái gì cũng khó áp dụng trong hoàn cảnh quá lạc hậu. nước ta vốn không có truyền thống quy hoạch. Lĩnh vực này, ta như đứa trẻ sơ sinh. Nói chuyện thế giới, chẳng qua như kể chuyện siêu nhân cho vui thôi, chẳng mong đứa trẻ làm theo, chỉ mong nó có cảm nhận nhất định về đúng sai là tốt lắm rồi.

0:16 Sunday,1.2.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Phải chăng những thứ tiến bộ quá lại khó áp dụng trong thực tế lạc hậu, mà câu chuyện quy hoạch ở HN đang là một ví dụ?
Phương Tây từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20 là một quá trình "dâu bể" trong quy hoạch. Có lẽ nói thế này cũng không ngoa: rẳng phải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới và vài cú khủng hoảng kinh tế - xã hội, thì xã hội học mới thực sự có tiếng nói trong quy hoạch ở phương Tây. Còn ở TQ,một ông phó giáo sư về quy hoạch đô thị ở một trường miền nam TQ đã đáp máy bay đến Bắc Kinh tham gia giải ma-ra-tông (2014) với cái khẩu trang chuyên dụng cho thợ lò than mua của Mỹ (Bắc Kinh đã có một ngày rất ô nhiễm, hôm thi ma-ra-tông, và những người tham dự đều biết trước điều đó). Cái mà ông này muốn bày tỏ là hành vi của ông không thể giải thích được bằng Kinh tế, và hàng vạn con người kia (có rất nhiều tay máu mặt của thị trường và xã hội) cũng vậy....

21:49 Thursday,18.12.2014

Đăng bởi:  phó đức tùng

Hâm - Nóng
bạn đúng là một đại diện xuất sắc của nền quy hoạch việt nam, một nhà quy hoạch đầy thực tế, làm nhiều, biết nhiều, chắc hẳn là một trong những chuyên gia ĐẦU ngành QUY hoạch nước ta. Hân hạnh, hân hạnh!!

20:46 Thursday,18.12.2014

Đăng bởi:  Hâm nóng

Tất cả các lý thuyết trên thế giới về con người, chỉ đơn giản là những nghiên cứu và kết luận để làm thỏa mãn chính người nghiên cứu, không mang tính bất biến và càng không phải là chân lý. Bời vì thời gian và trí tuệ của 1 con người là giới hạn, không đủ để kết luận một xã hội bao gồm nhiều con người luôn biến động.
Mang lý thuyết này nọ để lý giải vấn để phố cổ thật ra là 1 cách làm đếm cua trong lỗ không mang nhiều ý nghĩa và cũng chẳng lý giải được gì, quá hàn lâm mà thiếu thực tế.
Vấn để phố cổ thực ra rất đơn giản, chẳng cần phải lý giải minh chứng lằng nhằng gì cho mệt, nó chỉ gói gọn trong 2 từ KINH TẾ. Nếu giải quyết được 2 từ này thì xong tất.
Trên thế giới từ xưa đến nay chưa có đồ án nào quy hoạch theo kiểu từ dưới lên. Quy hoạch từ dưới lên là một lối suy nghĩ hoang tưởng, thiếu thực tế của những con người chuyên ngồi bàn giấy, đọc nhiều nhưng biết ít, chắc chắn không phải là 1 tư duy của 1 nhà quy hoạch thực thụ.
Một quy hoạch thành công không phải là 1 quy hoạch dân chủ (dân chủ ở đây là mọi người dân đều tham gia, đều có quyền nêu ý kiến) nếu làm thế thì 9 người 10 ý, đố 1 ông quy hoạch gia thiên tài nào đủ sức tổng kết tất cả ý kiến theo kiểu dân chủ. Trong quy hoạch "dân chủ" là 1 cách nói mị dân.
Một quy hoạch thành công là 1 quy hoạch được nghiên cứu thấu đáo, nghiêm túc tất cả các vấn đề sẽ tác động lên quy hoạch đó như về kinh tế, xã hội, văn hóa, con người...làm sao để quy hoạch đấy hình thành và phát triển trong thực tế chứ không chỉ tồn tại trên giấy. Muốn như thế thì người chủ nhiệm đồ án quy hoạch phải là 1 nhân tài có chuyên môn, tầm nhìn..., các ê kíp hỗ trợ phải là những người có tâm, có tầm phải trải nghiệm trong chính môi trường mà họ đang nghiên cứu để có cái nhìn chính xác nhất, thực tế nhất và đặt biệt phải có cái cảm của một nhà hoạch định để đưa ra những thống kê, kết luận phù hợp với số đông người.
Bản chất của quy hoạch là tổ chức và hoạch định cho tương lai, mà đã tổ chức và hoạch định thì phải là công việc của các nhà chuyên môn, nhà lãnh đạo làm cho người dân chứ ko phải là nhiệm vụ của người dân làm để lãnh đạo nghe theo.

12:01 Tuesday,25.11.2014

Đăng bởi:  Phúc Bồ

Đồng chí Kieu Van Huyen này đọc chắc là bằng tốc độ ánh sáng nên cuối cùng bài của Phó Đức Tùng bênh dân phố cổ, chống lại các quan điểm coi dân phố cổ là mọi rợ... thành ra bài khinh rẻ dân phố cổ.
Ngoài ra tôi muốn biết thế nào là "ngôn từ thiếu hiểu biết" hỡi bạn Kieu Van Huyen?
Nói một câu bậy Soi đừng cắt tôi hứa một lần này thôi, nhưng đọc kiểu này thì chết mẹ rồi!

11:01 Tuesday,25.11.2014

Đăng bởi:  kieu van huyen

CHào, tôi đã đọc bài đằng trên với title 'dùng thuyết nhân chủng học nào cho dân phố cổ '. Nội dung bạn KTS PDT đưa ra, trích dẫn của các nhà nhân chủng học và nghiên cứu thế giới. Tôi đánh giá rất cao sự nghiên cứu của họ. Nhưng, bài viết của PDT thể hiện một quan điểm lệch lạc, cái nhìn và ngôn từ thiếu hiểu biết. bạn dùng ngôn từ ' cái loại' cho dân phố cổ (Cổ hay không chung quy người ta gọi chung là cong người bạn ạ). bạn dùng cụm từ 'Không có cái “giống” người nào gọi là “dân phố cổ” với những thói quen mọi rợ là sống chui rúc, chật chội nhiều đời'. PDT ? bạn nghĩ kĩ chưa ban. Một người có văn hoá dùng từ đúng thời điểm. đúng chỗ cho đúng thành phần mình định nói. Bài viết của bạn chưa nói lên đc điều gì về quan điểm chứ đừng nói đến tầm tư tưởng hay cách hành động. Nhưng tôi nhaanjj thấy cai cách hành văn đầy hằn học. đầy phiến diện của bạn trong đó. Bạn xuất thân từ đâu, gia đinh ra sao thì trước nhân sinh quan của nhân loại cũng bình đẳng như nhau. PDT, nên dùng lại và xuy ngẫm thêm, học hỏi để hiểu biết thêm bạn nhé.Tks

20:20 Saturday,15.11.2014

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Mai
có một điều bạn phải hiểu là dân nhảy dù phố cổ là tại một thời điểm lịch sử. khi đó có sự cướp chính quyền, có sự lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo. Khi đó, vấn đề sống chết còn chưa là quan trọng, nữa là mảnh đất. Tại thời điểm đó, đã có một sự phân chia lại đô thị, phân chia lại đất nước, và đã được chính quyền công nhận, nếu không muốn nói chính quyền có thể hình thành chính vì sự phân chia lại này. Nếu ngày nay không công nhận nữa thì khác gì bạn rủ mấy người đi buôn chung từ lúc tay trắng, rồi hứa chia lãi nếu thành công. Đến lúc thành công, bạn lại bảo không công nhận phần của người ta, thế có phải bất nhân bạc ác không.
Còn bây giờ, bạn thử nhảy dù vào phố cổ xem có được không. Mình sợ là có nhảy dù vào mặt trằng cũng không được chứ đừng nói vào phố cổ.

19:24 Saturday,15.11.2014

Đăng bởi:  Mai

còn bất công giữa người tràng an và người văn hóa nghèo là thứ cần sửa chữa, em đồng ý. nghịch lý là ở chỗ, những người văn hóa nghèo là người cần được thiên vị, nhưng họ lại là những người không năng suất (không biết thưởng hoa thủy tiên - em cũng không biết thưởng hoa thủy tiên). nếu thiên vị họ quá, là ta đang đánh đổi hiệu quả lao động (cái giá này đắt). ví dụ những người nghèo lên báo được quyên góp nhiều nhưng sau đó không ít vụ tai tiếng là họ được tiền quyên góp thì để ăn chơi, còn nghèo vẫn hoàn nghèo để người ta còn bố thí.

anh và bạn nói đúng là cần phải cho họ một sự lựa chọn an toàn khác không quá tệ. tất nhiên sự lựa chọn đó không thể nào tốt bằng, bởi vì giống như hà nội, một là phố cổ không thể mở rộng (mãi), hai là để có một phố cổ tương tự như thế cần nhiều yếu tố, ba là nếu cứ nhảy dù là được phố cổ hợp pháp thì đấy là một thể chế tồi (em là tỉnh lẻ nhảy dù không thành công), bốn là dù có hợp pháp hóa cho họ thì họ vẫn không có hoa thủy tiên để trong nhà.

như em, nếu em là dân nhảy dù, thì em sẽ thấy việc cuộc sống hàng ngày không hợp pháp và mất vệ sinh là quá rủi ro. giữa hai sự lựa chọn, một là anh được đảm bảo trong 7 ngày ngày nào cũng có bữa ăn, hai là anh tung đồng xu để hoặc là được ăn ở Sen hoặc là phải nhịn đói cả 7 ngày, anh sẽ chọn gì? còn nếu giữa hai sự lựa chọn, một là anh được đảm bảo nhịn đói 7 ngày, hai là anh tung đồng xu để hoặc được ăn tối ở Sen hoặc là nhịn đói cả 7 ngày, anh sẽ chọn gì? những "thuyền nhân" nếu họ có sự lựa chọn vừa phải với miếng cơm manh áo thì họ có chọn mạo hiểm cả tính mạng gia đình hay không?

ý của em là, chính sách cho người nghèo ở các nước nghèo em thấy có chính sách kiểu micro-finance hợp lý. tức là anh với bạn rau muống nói hoàn toàn đúng về mặt hỗ trợ công cụ, ta giúp người nghèo phát triển được năng lực và năng suất để họ tự cải thiện cuộc sống của chính mình, cho họ vay bò vay phân chứ không cho họ thứ họ chưa có khả năng sử dụng (sách bàn về hoa thủy tiên chả hạn). em chỉ hơi không đồng ý với việc hợp pháp hóa cho họ quyền sử dụng đất để họ tùy bán (như thế là cho hơi nhiều, và đây là tín hiệu lệch, mình không thưởng cho năng suất hay nỗ lực chính đáng mà mình thưởng cho khôn vặt và chộp giật).

đấy là về mặt người nghèo cần phải tự nỗ lực nhiều, về phía dân tinh hoa, anh cũng đúng là sự khinh khi của giới tinh hoa với dân nghèo văn hóa cần được sửa lại. sự khinh khi đó là do người ta nghĩ mình xứng đáng. và lối nghĩ đó dù không lệch nhiều nhưng lệch nghiêm trọng. hưởng theo năng lực là điều kiện cần cho một thể chế tốt, nhưng thước đo nhu cầu là điều kiện đủ để giảm bất công do tự nhiên quay xổ số mà ra.

túm lại là em không có điều kiện đến nghe những lúc anh Tùng giảng cho đám đông, nên chỉ luẩn quẩn trên Soi đợi anh lên thi thoảng lên tiếng. anh đừng nghĩ lên tiếng là ngông cuồng. là mình thấy vấn đề thì không nói không chịu được, vậy thôi.

17:35 Saturday,15.11.2014

Đăng bởi:  Mai

ôi em bị bệnh không mạch lạc anh thông cảm X)
đô thị không phải ngành của em, ngành của em thiên về nghiên cứu con người thui

e theo phái: di dân vì đông đúc mất vệ sinh, phức tạp xã hội

con người vốn sinh ra không công bằng, từ đó phát triển cũng không công bằng. vấn đề là cái bất công nào chấp nhận được (do nó là xổ số của tự nhiên), còn cái bất công nào người ta cần bù đắp cho nhau (do con người là loài xã hội).

thường thì, anh phải chịu trách nhiệm cho cái gì nằm trong tầm kiểm soát của anh (ví dụ thời gian anh bỏ ra, công sức anh bỏ ra, ...) còn cái gì thuộc về xổ số của tự nhiên (ví dụ tài năng chứ không phải năng suất, anh có gene xinh đẹp, gene thần đồng..) thì anh không phải chịu trách nhiệm về việc đó. tức là ta nên tìm cách để bù đắp cho những người không may mắn chứ không bù đắp cho những người chọn sống lười biếng hay sa đọa.

quan điểm về công bằng, chủ yếu có chế độ trọng dụng nhân tài (meritocracy), anh hưởng theo công lao. và cái này chủ trương tạo ra công bằng về mặt cơ hội cho tất cả mọi người. cái này nhiều người đồng tình, nhưng nó có một khuyết điểm, ấy là nó tính năng suất chứ không rạch ròi được tài năng. dù có cho cơ hội bằng nhau, người sinh ra trong nhà giàu vẫn có tiền để đầu tư cho năng suất nên năng suất cao hơn, còn người nghèo ăn chẳng đủ thì cũng không được phát triển con người, hèn kém là tất nhiên. cái này sinh ra phân biệt giữa người tràng an thanh lịch và đám nhảy dù văn hóa nghèo.

có một quan điểm khác nữa về công bằng, cũng được hưởng ứng, ấy là lựa chọn một chính sách mà tối đa hóa tình trạng của người khổ nhất trong xã hội. tức là đặt quyền quyết định (thậm chí phủ quyết) vào tay người bần cùng nhất trong xã hội để họ chọn. tuy nhiên cái này cũng không toàn vẹn, vì anh phải đánh đổi hiệu quả để lấy công bằng, xã hội sẽ đi chậm hơn.

em cũng nghĩ như anh là cho người nhảy dù sở hữu những gì họ bỏ công ra gây dựng, nhưng nếu hợp pháp hóa cho họ mảnh đất đó, anh nghĩ như thế có công bằng cho những người ở ngoài hay không? (những người đã không có may mắn nhảy dù vào phố cổ)

vì nếu cứ nhảy dù vào là được, thì đấy là một xã hội tưởng thưởng sự may mắn trời cho (ví dụ như tưởng thưởng gene xinh đẹp, đặc quyền đặc lợi)

7:46 Thursday,13.11.2014

Đăng bởi:  Vũ Hà Bắc

Vấn đề anh Phó Đức Tùng nêu ra rất hay, mở mang cho người đọc, cho thấy việc quy hoạch một vùng đất, thay đổi một hiện trạng sống..., là vô cùng phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có tính nhân văn cao.
Đành rằng nói những chuyện này ở nước ta dần dần sẽ rơi vào cảm giác bế tắc vì không làm được, khi rất nhiều mục đích, phương pháp tốt đẹp đều không áp dụng được vì lợi ích nhóm, lợi ích gì đó... che phủ. Nhưng còn hơn là không bàn và không biết là còn có những cách làm tốt đẹp khác...
Cảm ơn tác giả.

6:54 Thursday,13.11.2014

Đăng bởi:  phó đức tùng

nghiêm toàn
việc quả là đơn giản, nhưng giải thích không đơn giản. Một sự việc đơn giản được che giấu bởi hàng trăm lớp vỏ. Nếu không bóc dần từng lớp thì khó làm lộ ra được. Còn nói thẳng vào vấn đề tất nhiên cũng được, nhưng ai sẽ tin? bản thân em còn lo nghĩ là có sự quá tải, quy chuẩn v.v. cơ mà. Việc nhân chủng học chẳng qua mới bóc có một lớp, còn rất nhiều vỏ bọc khác vẫn còn nguyên, chứ chưa phải đã hiển nhiên lộ rõ sự thật.

Vô ngã.
sức mình ruồi muỗi, đóng góp hay ủng hộ đều là quá ngông cuồng. Nhưng khi mọi người đều biết có chuyện mượn Ngu diệt Quắc thì biết đâu có kẻ thay đổi được vấn đề. còn thay đổi thế nào thì cũng còn là cái may rủi của dân tộc, mình biết làm sao được. chẳng qua biết tới đâu thì bàn tới đó thôi.

5:15 Thursday,13.11.2014

Đăng bởi:  vô ngã

Anh PĐT ah, vấn đề giả cộng với tiền thật và dự án thật, thì ok đã có một vấn đề thật.
Vậy "Thuyết nhân chủng học nào ..." theo gợi ý của anh sẽ đóng góp hay chống lại cái mưu "mượn đường diệt Quắc" trong "vấn đề" này?
Liệu có thể nói gì về hậu quả của một cuộc thanh lọc phân chia "dân cũ" với "dân mới" không?
Mà nếu thế, thì ý nghĩa của "cộng đồng" sẽ có 1 instance kinh quá nhỉ?
Anh Nghiêm Toàn ơi, "đống rác trong võng mạc" là một nguỵ biện quá cũ. Anh có nhớ giai thoại hồi sau HĐ Paris 1973,một nhà báo lẫy lừng của ta từng trả lời một sĩ quan SG chê HN nhiều rác đúng bằng cái câu í. Thật là thoái hoá tệ hại, bởi một nguyên mẫu của lập luận hình ảnh đó là câu trong Kinh Thánh, nói rằng sao ngươi bới tìm cái dằm trong mắt anh em mà không thấy cái xà trong mắt của ngươi. Hehe

20:48 Wednesday,12.11.2014

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Nói qua nói lại hóa ra ý của anh Tùng và mọi người thực ra chỉ là để nói về chuyện ăn uống xào xáo, vậy thì hoa ngôn xảo ngữ mà làm gì cho rườm rà. Mệt quá.

Đống rác thì vẫn bốc mùi, nhưng rác nằm sẵn trong võng mạc thì còn tệ hơn.

@Soi: Lâu lắm rồi mới cmt trên Soi bằng điện thoại, Soi sửa web giờ ngon lành cành đào quá, cảm ơn Soi nhiều <3

19:43 Wednesday,12.11.2014

Đăng bởi:  @

Trước tiên phải nói rằng A. PĐT trình bầy vấn đề có vẻ như khá lô-gíc lại còn dẫn chứng thêm mấy ông học giả anthropologists người tây-do thái nữa chứ, xem chừng khá hay.
Nhưng có một điểm đặc biệt là những giá trị hay những khái niệm được nhân loại thừa nhận đó KHÔNG THỂ ÁP DỤNG CHO GIỐNG NGƯỜI VIỆT NAM, lý do ư : về mặt truyền thuyết chủng tộc người Việt Nam do giống rồng giao phối với giống tiên rồi nở ra trong bọc ( giống rồng và giống tiên chưa được các nhà khoa học Âu-Mỹ thừa nhận, tuy nhiên không loại trừ việc các nhà khoa học mang quốc tịch Việt Nam rộng rãi thừa nhận 2 giống không phải là người đó – bằng chứng : trên toàn bộ các phương tiện truyền thông trên lãnh thổ Việt Nam ); còn về mặt gien di truyền thì các bộ ‘gien chi phối’ ( dominant gene ) thuộc về dân tộc Trung Hoa và Thái cộng thêm các bộ gene của người H’mong, Bố-Y, người Hẹ ( nguồn : Hopital Saint-Luis, Paris; Mackay Memorial Hospital, Taipei and more…)
Còn về đất Thăng Long – Hà Nội mà nói thì từ khi được chọn làm kinh đô đến nay thì các vị Vua-Hoàng Đế đều có xuất xứ quê mùa và khi lên làm vua thường đưa họ hàng hang hốc các đời lên Kinh đô-Thủ đô (chỗ này không bàn đến nguồn gien di truyền của các ông Vua-Hoàng Đế này !!! lý do : sợ SOI không dám đăng) để hưởng các tiện nghi, thâu tóm quyền lực, thành lập các tập đoàn lợi ích nhóm để vơ vét trên đầu đám dân ngu-cu đen; trong thời đại ngày nay, truyền thống này vẫn tiếp tục phát triển tinh vi và mạnh mẽ hơn trước theo cấp số nhân mũ ‘N’.
Không biết có cần thiết trả lời câu hỏi:
“VIỆC DI DÂN PHỐ CỔ RA NGOẠI THÀNH THÌ CÓ LỢI CHO AI?”

17:09 Wednesday,12.11.2014

Đăng bởi:  phó đức tùng

vô ngã,
bạn nhận ra đó là giả vấn đề, nhưng đa số người dân và lãnh đạo lại cho là vấn đề thật đấy. Mặt khác, vấn đề là giả nhưng dự án là thật. Trước mắt sẽ có 5000 tỷ đổ vào Việt Hưng để phục vụ giãn dân. tiền là tiền thật, và ai được lợi trước mắt thấy ngay đấy.
Còn ai "sở hữu" phố cổ ư? "toàn dân" nhé bạn. Nếu bạn ở một căn nhà thật đẹp, "toàn dân" sẽ phong cho căn nhà ấy là di sản và phong cho bạn là từ giữ đền.
Còn ai hưởng lợi từ sở hữu? "toàn dân" thì khó quá, chia không nổi, nên chỉ có đại diện thôi nhé. Đại diện của toàn dân cũng toàn dân mà.

14:57 Wednesday,12.11.2014

Đăng bởi:  vô ngã

Giãn dân "phố cổ" là một giả-vấn-đề, bởi không thể trả lời minh bạch và thuyết phục câu hỏi: việc ấy làm lợi cho ai?
Ai là người thực sự sở hữu "phố cổ" Hà Nội?
Người sở hữu, cuối cùng, sẽ là người hưởng thụ các lợi ích từ vật người ấy sở hữu.
Có một "cộng đồng" ở đó hay không?

13:03 Wednesday,12.11.2014

Đăng bởi:  phó đức tùng

Nghiêm Toàn
cách thứ nhất không khả thi, vì phố Phái đằng nào cũng mất rồi, muốn ướp xác cũng không được nữa. vậy chỉ bàn cách thứ 2:
1- Áp lực dân số? áp lực đối với cái gì, với ai? Nếu nói với người dân ở đó thì họ không thấy có áp lực, bằng chứng là họ vẫn ở và không muốn chuyển. Đối với dân ở ngoài thì càng vô duyên, vì ai bắt anh vào đó mà chịu áp lực, chưa kể dân du lịch vẫn muốn vào đó. Còn áp lực đối với vật thể thì quay lại điều một - vô nghĩa. Áp lực với hạ tầng ư? phố cổ vẫn chưa ngập úng, chưa tắc nghẽn giao thông, chưa nhiều tai tạn, ồn bụi bằng khối khu đô thị mới, vậy hạ tầng nào bị áp lực?
2- tiêu chuẩn ở? Khi nói tới tiêu chuẩn ở thì phải nói tới công bằng xã hội. Nhà nước này có chính sách đảm bảo tiêu chuẩn ở cho công dân không? Nếu không thì không bàn được. Anh có thể đề ra một tiêu chuẩn vớ vẩn mỗi người phải ở biệt thự 300m2, thì để làm gì, khi anh không bao cấp được mức tối thiểu đó. Nếu nói đó là chính sách trợ cấp xã hội thì trên đời còn nhiều loại người đô thị nghèo hơn dân phố cổ cần được trợ cấp, chưa tới lượt bao cấp dân phố cổ.
3- Nói rằng mỗi khu phố cần có một mật độ tối ưu, để bảo đảm lợi ích tối đa cho mọi người. Nói như vậy có thể, nhưng trình độ các nhà khoa học của mình còn lâu mới chứng minh được mức tối ưu đó ở đâu. tại sao lại là 500ng/ha mà không là 1000ng/ha?

10:08 Wednesday,12.11.2014

Đăng bởi:  Nghiêm Toàn

Có di dân hay không thì theo em có hai cách đặt vấn đề:

1. Di dân để bảo tồn di sản phố cổ Hà Nội:

Hiểu theo nghĩa thứ nhất - đây là cách đặt vấn đề quy hoạch mang quan điểm Nero, nặn bóp điêu khắc một vật thể theo chủ kiến của mình - ở đây là chính quyền.

Hiểu theo nghĩa thứ 2: Phố cổ được mặc định theo một hình hài phố Phái, mái ngói lô nhô, văn hóa sang chảnh, nho nhã lịch thiệp, thưởng trà ngắm hoa. Theo em, đây là quan điểm bảo tồn mang hình thức ướp xác văn hóa. Khi đó, phố cổ chính thức trở thành một tiêu bản ngâm trong phoóc môn.

2. Di dân vì áp lực dân số, tiêu chuẩn ở, tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật:

Em suy nghĩ theo hướng này, tạm thời đặt cục gạch đã, tối về vắt tay lên trán suy nghĩ để mai cmt tiếp :)

8:13 Wednesday,12.11.2014

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Hai Phạm
bạn đừng lo ý kiến bảo tồn mặt trăng của bạn quá độc đáo khiến mọi người bị sốc. Thực tế mặt trăng đã bị bán hết rồi, chia lô hết rồi, và bạn muốn xâm hại nó cũng không dễ với chủ của nó đâu.

bạn cũng đừng lo dân tộc này bảo tồn quá nhiều, đến mức cứ cái gì cổ cũng lăm lăm bảo tồn. Bạn nên biết là dân tộc này thuộc loại ít giữ gìn được giá trị cổ nhất trên thế giới. Việc chúng ta đứng gần bét trên thế giới cũng có phần trách nhiệm của sự phá hoại di sản này. Người ta thì cha truyền con nối, đời đời tích lũy. lớp sau đứng trên vai lớp trước mà tiến lên. Mình thì tay làm tay phá, tự tay cưa cành mình đang đậu, không những phá thành quả của đời trước, còn cẩn thận phá hộ cả cho đời sau.

Cuối cùng thì câu hỏi chính đặt ra ở đây không phải là có bảo tồn hay không, mà là nếu muốn bảo tồn thì di dân có đúng không.

8:03 Wednesday,12.11.2014

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Mai
trong lập luận của bạn có rất nhiều điều hợp lý, tuy nhiên mạch lạc chưa rõ ràng, không rõ message ở đâu.
1- nếu bạn cho rằng phố cổ không có giá trị gì, hay nói cách khác là vô thưởng vô phạt, vậy thì cũng chẳng cần bảo tồn, chẳng cần di dân cho tốn tiền.
2- Nếu phố cổ bên cạnh những mặt xấu vẫn có những giá trị nhất định, và giá trị đó nhiều hơn cái xấu, khiến cho ai cũng thấy là đó là một khu phố hấp dẫn, với cả người sống trong đó và du khách, thì giá trị đó chính do những con người hiện nay làm ra. Như bạn nói không thể coi con người là vấn nạn, trong khi nếu có thì họ mới là giá trị. Nếu vậy thì việc di 40% số dân để bảo tồn vật thể là không đúng.
3- Nếu phố cổ không những không hề có một giá trị gì, mà chỉ đơn giản là một ổ bệnh, một ổ chuột thông thường với toàn thứ tiêu cực nên phải giải tỏa thì đây chính là quan điểm một thời thịnh hành của Lewis và đã được ngành nhân chủng học vượt qua. Kể cả một ổ chuột rất thông thường thì họ cũng đã thấy rằng nó có những giá trị nhân văn tốt, cần phải được bảo tồn, thậm chí phát huy cho những đô thị khác.

Tóm lại chẳng có gì là mới dưới ánh mặt trời, quan điểm gì cũng đã được người ta cày xới kỹ càng, mình chỉ điểm lại lịch sử thôi, và kết luận cho thấy cho dù ta có coi phố cổ là có giá trị hay không giá trị, giá trị ở đâu thì dưới góc độ nhân chủng học, việc di dân cũng là không hợp lý.

0:08 Wednesday,12.11.2014

Đăng bởi:  hai phạm

Hoa hết cả mắt khi đọc phát biểu của các bác. Em... chỉ thấy cứ cái gì định giá là "cổ" thì ta phải dùng từ "bảo tồn" hay sao? Vậy dân việt ta lăm lăm chịu khó, can trường thông minh nên tập trung dẫn đầu nhân loại lập dự án bảo tồn mặt trăng đi, cái này chắc cổ mà lại còn có chú Cuội và gốc đa của dân tộc ta. Được không các bác?!
ps: nếu CTM lạc chủ đề các bác thông cảm, vì iem không trong ngành, chỉ là độc giả cần cù đọc Soi thôi ạ.

22:22 Tuesday,11.11.2014

Đăng bởi:  Mai

em nghĩ phố cổ là do người Pháp định hình mới ra được một số chất riêng và đến bây giờ người ta mới có chỗ chen chúc mà buôn thúng bán mẹt cái văn minh như vậy. Anh không thể phủ nhận là những khu như vậy chất chứa năng lượng tiêu cực tích tụ qua rất nhiều đời và ngày càng tệ. những con người "chộp giật" ở đó (hay ở các khu xung quanh như Hồng Mai) đều tứ xứ và những tiếng không tốt đó đều là sự thật.

Tuy nhiên, hình thành những cá tính khắc nghiệt như vậy, là do những mảnh đời của những người "nhảy dù" đó thực sự rất khổ và bất an. một khi đời sống bị hắt ra khỏi vòng xã hội và quyền sở hữu còn không được đảm bảo, họ sẽ sống lưu manh và không coi sự sống của người khác ra gì. Về lâu dài, nhiều đời sống chui nhủi khiến họ cứ mang cái lịch sử đó mà chiếu vào tương lai thì cái nhìn về tương lai cũng rất ảm đạm. thế rồi đến một ngày, thứ quyền lực lúc nào cũng gầm ghè đe dọa đột nhiên mang vũ lực đến di dời thì người trong cuộc không bao giờ lại cảm thông và tự nguyện.

Chưa cần biết là lời đề nghị đó bóng bẩy và nhân danh nhiều thứ đối với người ngoài cuộc như thế nào. và ngay cả việc nói di dời là nhân danh phố cổ (hiện vật) càng làm cho những người đứng ngoài có cái nhìn thấp kém về người dân ở đó, coi con người ở đó như cái đang gây hại cho hiện vật, trong khi thực ra con người đang bị coi rẻ.

Việc thói quen buôn bán tại gia cũng không hẳn là thứ đáng nói, chính cái việc bán tại nhà đó là bề nổi, là hệ quả của hoàn cảnh chứ không phải là cái bất biến. Kinh tế chính là cái sát sườn như bạn nói, nhưng không hẳn là thứ kinh tế chộp giật ngày một ngày hai như vậy. Không ai muốn đeo bám thứ làm giàu bằng ăn chặn và hoàn toàn không ổn định như thế nếu họ có lựa chọn nhàn tản và thảnh thơi khác.

việc cứ chăm chăm nhìn vào hành vi để định nghĩa con người chỉ tạo thêm vấn đề và tăng sự bất hợp tác.

Vấn đề về giá trị, em không nhìn ra giá trị của phố cổ, đô thị gạt hết con người ra còn lại nhà lô xô thì không gọi là đô thị. cái hồn của đất ở là con người và đô thị cũng thở, cũng sống như một cơ thể sống vậy, những giá trị gì tốt đẹp cho con người thì sẽ được chấp nhận, được gây dựng. Việc đàn áp con người nhân danh giá trị chỉ càng làm tệ hại hơn vấn đề. Vì thế, em nghĩ là xã hội (người ngoài cuộc - chính quyền thì chưa biết đến bao giờ) phải nhìn nhận vấn đề phố cổ như là vấn đề nghiêm trọng về con người chứ không phải nhìn nhận nó như đi vận động trừng phạt bọn tàn phá di sản. (à đấy, Sơn Đoòng đang cần tiếng nói!!!)

Còn tại sao chất lượng con người việt nam lại không cao là do phải làm chiến trường thử vũ khí quá lâu, tuy nhiên thời cuộc đổi thay rồi (có cái chớp mắt là ngàn năm phải trôi ^^), lý do tội nghiệp đó không dùng để "ăn mày dĩ vãng" được mãi, không vực dậy vốn con người thì lâu dài sẽ thành nghiệp chướng.

23:59 Monday,10.11.2014

Đăng bởi:  thuốc lào xào thuốc lá

Chắc chắn là không đơn giản rồi, nhưng mình không có ý cho việc coi mình là dân trung tâm của họ là sĩ diện hão đâu, chỉ là nhìn nhận thực tế (theo con mắt của mình) để nêu giải pháp thôi.
Theo mình thì di dời là việc chắc chắn phải làm, nếu muốn bảo tồn phố cổ. Và cách tốt nhất là, trước tiên, hợp pháp hóa cho những người bất hợp pháp, quy hoạch từ dưới lên, đúng như ý kiến rất sáng suốt của bạn. Rồi sau mới đến những việc khác. Có điều, trong môi trường chính trị VN, thật là khó. Luật pháp VN mà cận nhân tình được thì còn nói làm gì.
Vả lại, nếu thả nổi theo hướng thương lượng dân sự và thị trường thì khó mà bảo tồn được. Sợ rằng người này ra thì lại người khác vào, đâu vẫn đấy. Chắc vẫn phải có sự điều tiết của nhà nước thôi.
Cũng không thể bảo toàn quyền lợi của tất cả mọi phía 100%, mỗi người đành phải hy sinh ít nhiều. Chỉ mong phía người dân phố cổ sẽ phải hy sinh ít hơn.
Nguyên nhân sát sườn nào cũng không vượt qua được kinh tế, cụ thể là việc kiếm tiền hàng ngày. Đảm bảo được yếu tố này thì chắc cũng có được tỉ lệ phần trăm kha khá sự đồng thuận. Cho nên mình mới có ý kiến "Long Biên"-gần chợ Bắc Qua, Đồng Xuân-môi trường làm ăn truyền thống, "gần trung tâm quận mới"-buôn bán ổn, tâm lý tạm ổn, "kiến trúc, không gian, cảnh quan tương đương nơi ở cũ"-sự cố kết cộng đồng không bị mất đi, thói quen kinh doanh tại gia giữ được...
Nói chung theo mình thì việc thay đổi chỗ ở của khoảng 50% dân phố cổ là việc bắt buộc và nên bù lại bằng mặt bằng rộng rãi thoáng đãng hơn nhưng vẫn phải ở dưới mặt đất. Còn những thay đổi khác càng ít bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Ý kiến của một người không có hiểu biết nhiều về kiến trúc quy hoạch, chỉ để tham khảo cho vui :). Cũng xin nói thêm đây là một trong những bài viết hay nhất mà mình được đọc trên Soi! Tks!

17:56 Monday,10.11.2014

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn thuốc lào
bài này chỉ bàn về một khía cạnh rất nhỏ là nhân chủng học, xoay quanh câu hỏi có cái gì gọi là dân phố cổ với văn hóa sống chui rúc không thôi. đô thị học còn vô số vấn đề. Một khía cạnh nhân chủng học chẳng giải thích hết được. Nhưng mình muốn nói một điều rằng việc đi hay ở không đơn giản chỉ vì một sĩ diện hão là dân trung tâm đâu. Nếu bạn có thể đổi cái ổ chuột đang ở lấy được một căn biệt thự rộng rãi, bạn sẽ nghĩ rất kỹ tại sao bạn vẫn không đổi, chẳng phải do sĩ hão đâu, mà có nhiều nguyên nhân sát sườn của nó.

17:00 Monday,10.11.2014

Đăng bởi:  thuốc lào xào thuốc lá

Liệu có thể quy hoạch một vùng gần với trung tâm Hà Nội (Long Biên chẳng hạn) để xây dựng những khu phố tương đương phố cổ về kiến trúc, cảnh quan rồi di dời một phần nhóm cư dân này? Tất nhiên, nó cũng phải được hiện đại hóa hơn và có thể trao quyền chủ động xây dựng cho người dân trong một quy hoach chung. Một nhóm kts sẽ thiết kế những mẫu nhà mới dựa trên cơ sở kiến trúc phố cổ. Người dân chọn lựa bản thiết kế theo nhu cầu của mình, với sự tư vấn của kts.

Dân phố cổ chủ yếu là kinh doanh, buôn bán. Với quy hoạch kiến trúc gần như cũ, chỉ khác là rộng rãi, thoáng đãng, ngăn nắp và vệ sinh hơn, họ vẫn có thể buôn bán ngay tại nhà mình như trước. Cộng thêm một cái chợ theo kiểu truyền thống, chứ không phải mấy cái trung tâm thương mại đang bị la ó gần đây, thì chắc cũng ổn.

Tâm lý dân phố cổ luôn coi mình là trung tâm Hà Nội, thậm chí đại diện cho Hà Nội, người Hà Nội. Bị di dời ra vùng ngoại thành là một điều chẳng ai thích, nhất là lên mấy chung cư cao tầng. Vậy có thể xem xét đặt họ vào gần trung tâm của một quận nào đấy mới thành lập, vừa thỏa mãn được tâm lý của họ vừa giúp cho việc buôn bán của họ được phát triển bình thường.

Như thế thì nếp sống cũ của họ sẽ không bị thay đổi đột ngột, tâm lý đỡ sốc và kinh tế cũng được đảm bảo phần nào.

Vài thiển ý thoáng qua cho một bài viết hay, đầy tình đủ lý.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả