Văn & Chữ

Hai chị em nhà họ Vưu: càng lăng loàn tợn càng đau vì tình

Hồng Lâu Mộng tuy là bức tranh gấm màu rực rỡ thêu vòng trong vòng ngoài, càng ngắm càng sâu, song sợi chỉ tơ xuyên suốt tác phẩm là nghiệp chướng của ái tình. Ngoại trừ Giả Mẫu ra, gần như cái chết nào trong chuyện cũng là chết vì tình. Ở bài trước ta […]

Ý kiến - Thảo luận

18:25 Thursday,12.1.2017

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Nguyễn Trọng Tấn: tất cả những cái bạn nói đều đúng. Có điều ở hồi 116 Bảo Ngọc có nằm mơ trở lại Thái Hư ảo cảnh, ở đó chàng ta đã gặp hoá thân trên trời của các chị em (Uyên Ương, Tần thị, Đại Ngọc,...) Chính cuộc gặp này mới dẫn đến sự giác ngộ mà bạn nói ở trên. Để hiểu rõ thêm về hai thế giới song đôi trong Hồng Lâu Mộng, bạn có thể tìm đọc tiểu luận của giáo sư Dư Anh Thời.

16:48 Thursday,12.1.2017

Đăng bởi:  Nguyễn Trọng Tấn

Chào bạn. Tại sao mình đọc Hồng lâu mộng kết thúc lại là Bảo Ngọc hóa ngây theo kế đánh tráo của Phượng Thư lấy Bảo Thoa. Đại Ngọc đau buồn đốt thơ rồi chết. Tương Vân lấy được người chồng tử tế nhưng người này lại bệnh tật ốm đau. Họ Giả vì tra xét mà suy đồi nhưng sau rồi vẫn vực dậy được. Bảo Ngọc giác ngộ, sau khi thi đậu thì cắt tóc đi tu. Sao ở trên bạn lại kể một kết thúc khác vậy?

23:00 Sunday,11.1.2015

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Chào bạn Tuyết Văn, cảm ơn bạn đã quá khen.

Xin phép trả lời câu hỏi của bạn: lý do khi chúng ta đọc hết tác phẩm không có đề cập Tương Vân-Bảo Ngọc là bởi chương 31, phần Tào Tuyết Cần viết tới "Xé tan cái quạt, nghìn vàng mua lấy một trận cười, điềm ứng kỳ lân, hai sao gặp nhau khi đầu bạc" và phần cuối không chắc đã do cùng một người chấp bút. Còn có nhiều điềm báo ẩn trong mật ngữ câu chuyện về sau không... tiếp tục khiến người ta cứ đoán già đoán non và tranh cãi mãi không thôi.

Theo nhà Hồng học Chu Nhữ Xương, khi nhà họ Giả rơi vào cảnh tồi tài thì dì Triệu (vợ thứ Giả Chính) và Giả Hoàn lén đi báo lên quan trên khiến Phượng Thư và Bảo Ngọc bị tống vào ngục, Phượng Thư ốm chết, Bảo Ngọc thành tuần phu canh đêm. Bảo Thoa buồn chết, Đại Ngọc và Tương Vân tự vẫn. Riêng Tương Vân được cứu thoát chết, sau kết làm vợ chồng với Bảo Ngọc. Nếu khảo cứu của Chu Nhữ Xương là đúng thì lời báo ứng trên đã thành hiệu nghiệm. Tuy nhiên đây chỉ là một giả thuyết.

Hồng Lâu Mộng quả thực có rất nhiều dấu chấm hỏi chưa có lòi giải đáp nhưng có lẽ đó là một phần không nhỏ tạo nên sức hút của tác phẩm này.

20:02 Sunday,11.1.2015

Đăng bởi:  Tuyết Vân

Cảm ơn Anh Nguyễn vì những bài cảm nhận rất hay. Nhờ bạn mà mình hiểu về Hồng Lâu Mộng hơn. Mình có một thắc mắc là trong tác phẩm có câu " điềm ứng kỳ lân hai sao gặp nhau khi đầu bạc" nói về Sử Tương Vân và Giả Bảo Ngọc nhưng sau đó đọc hết tác phẩm không thấy đề cập gì đến vấn đề này nữa ?

14:14 Thursday,8.1.2015

Đăng bởi:  Bảo Hương

Hay thật, bài viết chính là một tác phẩm hay, truyện hay có người cảm giỏi khiến người đọc như mình học hỏi thêm rất nhiều.

Cám ơn Anh Nguyễn

0:07 Tuesday,18.11.2014

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Chó con về già: cảm ơn bạn. Bài này 100% là của mình, chỗ nào của người khác đương nhiên sẽ có trích dẫn ạ.

11:37 Monday,17.11.2014

Đăng bởi:  Chó con về già

Hồi nhóc (1960s) đọc Hồng Lâu Mộng chẳng thấy dâm gì cả. Nay đọc bài này mới thấy tính văn của nó. Nếu bài bình văn này made in VN hoàn toàn, xin được ngả mũ.

22:34 Sunday,16.11.2014

Đăng bởi:  kim trần

Phạm Ngọc Hùng: Kim thích câu kết " ai bảo sách không ám chỉ người".

11:45 Wednesday,12.11.2014

Đăng bởi:  Phạm Ngọc Hùng

Người ta bảo "Hồng Lâu Mộng có mùi đàn bà" quả thực không sai... Lại có người bảo, "Phế Đô" của Giả Bình Ao là một kiểu Hồng Lâu Mộng của Trung Hoa thời hiện đại? Nếu có vậy thì chắc chỉ nói đến kiểu tình ái mang "thương hiệu" Hồng Lâu Mộng trong Phế Đô thôi...

Bài này điểm rất hay về Hồng lâu Mộng... Nhưng phải nói thật là đọc Hồng Lâu Mộng xong thấy... quá oải. Nguyên do là bị "nhiễm độc cái mùi tình ái" trong đó. Ai bảo sách không ám người nhỉ?

8:55 Wednesday,12.11.2014

Đăng bởi:  KenHua

Bài viết rất hay nha tác giả. Cố gắng tiếp tục phát huy về Hồng Lâu Mộng cho độc giả thưởng thức.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả