Trường phái

Về bức Leda Atómica của Salvador Dalí

. Leda Atomica (Leda nguyên tử) là một bức tranh được Salvador Dalí vẽ vào năm 1949. Bức tranh mô tả Leda, hoàng hậu xứ Sparta trong thần thoại, với con thiên nga. Leda có khuôn mặt là chân dung của vợ Dalí, người đang ngồi trước một bệ với một con thiên nga đang […]

Ý kiến - Thảo luận

14:09 Friday,14.11.2014

Đăng bởi:  phạm quang hiếu

úi zời, Anh Nguyễn và Lê Thúy có vẻ nhiều lỉ bì đô ác á :)))

9:59 Friday,14.11.2014

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

@Lê Thúy: mình rất tiếc vì không đồng ý với bạn về khoản này. Thử dùng một analogy nhé: một người có thể rất đói nhưng chưa chắc đã ăn nhiều, vì kén chọn, vì ăn kiêng, vì... thiếu tiền, có thể có vô vàn lý do. Do đó đói bụng không đồng nghĩa với tham ăn.

Tương tự thế, một người có thể có libido cao nhưng không "dâm," vì không có tài chính, không hấp dẫn, vì đạo đức, tôn giáo bắt phải diệt dục, vv,...

Hơn nữa, libido là một thứ (có thể) nói một cách clinical là nhiều hay ít, nhưng "dâm" lại rất chủ quan. Là quan hệ với nhiều người? Là quan hệ với một người... nhiều? Là quan hệ kiểu... không bình thường? Có cái "dâm" với người này lại không "dâm" với người khác, ở thời này chứ không ở thời khác, nước này chứ không nước khác, vv...

Ví dụ trên rất thú vị nhưng cái tụi con trai đó nói, đúng như bạn bảo, là một thứ phán đoán (prediction, assumption.) Libido là một yếu tố có thể dẫn đến hư, nhưng chưa chắc libido đã là hư :) Bạn có thể tham khảo "correlation versus causation" về vấn đề này. Hai thứ bạn nói gần giống nhau nhưng lại vẫn khác nhau hoàn toàn đó ạ.

Thân,

9:55 Friday,14.11.2014

Đăng bởi:  Lê Thúy

Nhưng Thúy nói thêm Anh Nguyễn à là Thúy chẳng thấy cái bức này có gì là gợi đến tính dục hết á. Trông Leda trong tranh giống một bà tiến sĩ vật lý đang chụp ảnh tự sướng, cứng quèo quẹo. Nhất là cái mặt bà ấy dài thôi là dài đầy tham vọng. Nói chung cá nhân turn off ghê lắm nếu gặp phải phụ nữ mặt như thế :-)))

9:48 Friday,14.11.2014

Đăng bởi:  Lê Thúy

He he Anh Nguyễn, libidonous có thể là dâm trong tư tưởng chứ không phải đợi in action mới là dâm nhe. Mình vẫn thích từ này, thí dụ như khi tụi con trai nói với nhau về một "đĩ ngựa" trong trường: "that girl is just too damn libidinous" thì nhiều phần chưa được ngủ với cô này nhưng đã có thể phán đoán hành vi tương lai của nàng :-))

9:01 Friday,14.11.2014

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Mình đồng ý với hieniemic về ý thứ 2. Libido dùng để chỉ ham muốn thể xác như một dạng năng lượng nội tại của con người, cũng như... trọng lượng vậy. Bản thân từ libido có nghĩa trung tính. Một người có thể có libido - nhu cầu cao nhưng lại chưa chắc đã "dâm." Từ bạn Lê Thúy dùng lại hơi "ám chỉ" về mặt tính cách hơn, nếu bạn dịch từ "licentious" hoặc "lewd" thì rất chuẩn, nhưng dịch từ "libidonous" thì gần như không chính xác.

7:41 Friday,14.11.2014

Đăng bởi:  Lê Thúy

Bạn Hieniemic, mình cũng tìm đọc trong Wiki và thấy:

1. "...at the atomic level particles do not physically touch" vậy thì dịch ra tiếng Việt theo bạn là thế nào?
Vì đúng thực là ở cấp độ nguyên tử thì các phần tử (không phải phân tử) không còn chạm nhau về mặt "thân cạ thân" (physically) nữa, luôn luôn có một khoảng cách, từ đó ra thuyết gián đoạn của vật chất mà ông Dali đã "ngộ" ra.  Nên mình thấy câu này trong bài dịch không sai, dở ở chữ "mức độ" thôi.
Ngoài ra "chạm" hay "va chạm" nhau cũng vậy thôi, đã chạm là phải va :-). Nói vậy thôi, chữ "chạm" của Hieniemic đúng, đặc biệt là với bức tranh này.
Câu này trong bài dich là: "... ở mức độ nguyên tử, về mặt vật lý, vật chất không còn va chạm với nhau nữa"
Thúy thấy, thêm Hieniemic sửa, nên dịch là: "... ở cấp độ nguyên tử, về mặt thể lý, các phần tử (vật chất) không chạm với nhau".

2. Về chữ "libidinous", sao cứ phải né tránh như Hieniemic để dịch cho nó nhã đi? Chữ 'dâm dục" Thúy thấy hay, cảm giác bất ngờ.

3. Catholism té ra Thúy cũng hay dùng sai, cảm ơn Hieniemic đã chỉ ra :-))

5:59 Friday,14.11.2014

Đăng bởi:  hieniemic

Góp ý về bản dịch:

1. Just as one finds that at the atomic level particles do not physically touch.
Touch ở đây chỉ dịch là "chạm" là được rồi. "Va chạm" là cách dùng từ không chính xác. Va chạm theo ngôn ngữ khoa học là impact hoặc collide.
"[...] ở mức độ nguyên tử, về mặt vật lý, vật chất không còn va chạm với nhau nữa" -> câu này dịch sai cả về nghĩa lẫn về khoa học. Ở "cấp độ" (không phải mức độ) nguyên tử, vật chất vẫn va chạm với nhau bình thường, không có chỗ nào nói rằng vật chất không "va chạm với nhau nữa cả. Hơn nữa, toàn bộ ngành hóa học được chống đỡ bởi 1 cái thuyết gọi là thuyết va chạm phân tử, phân tử mà không "va chạm" thì coi như khoa học đi toong. Nhưng sẽ đúng hơn nếu dịch là "vật chất không còn chạm nhau nữa".

Vì sao nói vật chất không chạm nhau nữa? Thí nghiệm bắn phá hạt vàng (1909) của Rutherford chứng tỏ thể tích của nguyên tử phần lớn là chân không, các hạt nhân và electron chỉ chiếm 1 phần không gian rất nhỏ so với kích thước nguyên tử. Do đó trong chất rắn, khi các nguyên tử xếp chặt khít với nhau, nhưng thật ra cái phần "vật chất" chỉ nằm ở tâm các nguyên tử, bao quanh là phần chân không. Các hạt vật chất do đó không chạm nhau. "Sắc" gồm chủ yếu là "Không" chính là vậy.

2. "Dalí shows us the hierarchized libidinous emotion" dịch là “Dalí cho chúng ta thấy những xúc cảm dâm đãng có tôn ti trật tự".

Ở đây từ libidinous dịch quá thô. Libidinous dĩ nhiên là tính từ của libido. Có thể dịch lại là: "Dalí cho chúng ta thấy những xúc cảm tính dục / nhục dục có tôn ti trật tự".

3. Catholicism KHÔNG PHẢI là Thiên Chúa giáo. Catholicism là Công giáo. Thiên Chúa giáo là một từ ra đời từ thời xa xưa và được dùng hoàn toàn sai trong tiếng Việt. Thiên Chúa giáo hiểu đúng là đạo thờ Thiên Chúa, vậy thì có 3 tôn giáo đều thờ cùng 1 vị Thiên Chúa, cùng 1 nguồn gốc, là Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Catholicism của Dalí là Công giáo, một nhánh của Kitô giáo với người đứng đầu là Giáo hoàng ở Roma.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả