Gẫm & Bình

New Form: Vì sao Trần Trọng Tri nổi nóng với Nobita?

  Tôi có theo dõi kỹ cuộc đối thoại trên Soi quanh chủ đề New Form. Càng đọc càng ngạc nhiên. Đầu tiên là vì sao vẫn còn những người tâm huyết, bền bỉ góp ý cho dự án như bạn Nobita. Ngạc nhiên thứ hai là vì sao cả dự án New Form chỉ […]

Ý kiến - Thảo luận

2:58 Thursday,20.11.2014

Đăng bởi:  Trịnh Lữ

Những tranh cãi xung quanh New Form về thực chất là vấn đề thị hiếu, một vấn đề không bao giờ có thắng thua. Các ý kiến đều cho thấy là chỉ cần nhóm New Form có được một lời giải thích cho các tác phẩm của họ thuyết phục được người xem là xong. Còn bản thân các tác phẩm chả có vai trò gì nữa. Tấn bi hài kịch của thế giới nghệ thuật từ thế kỷ 20 bây giờ mới lại diễn ra khá hùng hồn ở ta. James Elkins, một sử gia nghệ thuật có tiếng, đã nhận xét rằng nghệ thuật của thế kỷ 20, đặc biệt là hội họa, chỉ sống trong những lời thuyết lý chứ không phải trong tự thân tác phẩm. Và còn than rằng không thể nào tổng kết được mạch lạc những thuyết lý ấy để có thể định hình được hội họa của thế kỷ 20, đến mức cảm giác như thế kỷ 20 không phải là của "chúng ta" nữa (It's baffled me, how hard if is to roud up a number of importantly different, cogent, historically responsible theories of the shape of twentieth-century painting. It was our century, but we still don't own it. Circa Winter 2000).

Theo lời của một nhà phê bình khác là Tom Wolf thì kể từ khi tờ New York Times đăng bài viết của Hilton Kramer về một cuộc triển lãm hội họa tại đại học Yale năm 1974 rằng hội họa tả thực chả có một lý thuyết gì đáng thuyết phục, mà trong nghệ thuật, lý thuyết là cái cốt yếu nhất; thì những nhà lý thuyết đã chiếm lĩnh hoàn toàn nghệ thuật. Và cho đến giờ, cũng theo lời Tom Wolfe, chúng ta ai cũng cần phải có giải thích thì mới dám xem tranh. "Nghệ thuật hiện đại đã hoàn toàn chỉ là ở con chữ, hội họa và các tác phẩm khác đều chỉ để minh họa cho cái văn bản ấy." (Modern art has become completely literary; the paintings and other works exist only to illustrate the text.) Lý thuyết, Wolfe tuyên bố, đã trở thành cốt tử của thị hiếu. Trong bài "The Painted Word" đăng trên Harper's Magazine số tháng 4/1975, Wolfe đã viết như sau: "Mỗi một trào lưu mới, một "chủ nghĩa" mới của Nghệ thuật Hiện đại là một tuyên ngôn của các nghệ sỹ rằng họ đã có một cách nhìn mới mà thế giới (có nghĩa là đám tư sản) không thể hiểu được. Giới được coi là có văn hóa thì bảo 'Chúng tôi hiểu', nhờ vậy mà không bị lẫn với bầy đàn. Nhưng lạy chúa tôi cái mà đám nghệ sỹ kia nhìn thấy là cái quái gì mới được chứ? Thế là lý thuyết xuất hiện. Một trăm năm trước, lý thuyết nghệ thuật chỉ là cái gì đó giúp làm phong phú thêm những câu chuyện về chủ đề văn hóa. Giờ thì nó trở thành tuyệt đối cần thiết. Nó không còn là nhạc nền nữa. Mà là chất hóc-môn chính của nghi lễ hôn phối. Tất cả những gì chúng ta đòi hỏi chỉ là một vài giòng giải thích thôi mà!"

(Each new movement, each new ism in Modern Art was a declaration by the artists that they had a new way of seeing which the rest of the world (read: the bourgeoisie) couldn't comprehend. "We understand!" said the culturati, thereby separating themselves also from the herd. But what inna name a Christ were the artists seeing? This is where theory came in. A hundred years before, Art Theory had merely been something that enriched one's conversation in matters of culture. Now it was an absolute necessity. It was no longer background music. It was an essential hormone in the mating ritual. All we ask for is a few lines of explanation!"

Biết thế này, anh em cứ chịu khó nghĩ ra một vài giòng thật kinh và không biết cãi thế nào cả, thì rồi muốn bày cái gì ra cũng thành tác phẩm mà. Thiếu cái hoc-môn lý thuyết là không ăn thua gì đâu ạ.

12:16 Tuesday,18.11.2014

Đăng bởi:  N.H.Phương Lan

:-)) Anh Trần Trọng Tri không cần phải bịa ra cả một câu chuyện bàn tiệc để mà lấp liếm câu trả lời về nghệ thuật mà anh còn nợ Nobita tại buổi art talk. Nói vào chuyên môn đi anh ạ. Còn tác phẩm của anh mà người ta không dừng lại ngắm nghía lâu là bởi vì... không có gì để ngắm, biết đâu! "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân", không trách mình không có gì để nói, sao trách người không đứng lại nghe?
Hay đấy những thảo luận này, làm thấy rõ chân dung từng thành viên của New Form...

12:08 Tuesday,18.11.2014

Đăng bởi: 

Nghệ sĩ Trần Trọng Tri nên im đi là hơn. Tên là Trọng Tri nhưng toàn vỗ ngực tự hào mình còn ngu dốt. Dốt không chịu học, chỉ biết lấy phần bản năng ra lấp liếm. Curator, nếu thật sự có curator, hãy bảo bạn này thôi đi không làm bẩn lây cả đám New Form.

10:07 Tuesday,18.11.2014

Đăng bởi:  Trần Trọng Tri

Gởi anh nobita và các cộng sự !
Trước tiên xin được trao đổi với chị Phương Lan vài lời.
Xin nói trước với chị là chị yên tâm cứ cho là tôi hung hăng với anh nobita đi thì cái sự thiểu học của tôi cũng đủ để chị thấy mình được tôn trọng như một phụ nữ duyên dáng và trang nhã.
Quả thật sau khi đọc bài viết của chị tôi cảm thấy thật sự vui sướng, những cụm từ chị dành cho tôi như thiểu học, dốt, bản năng lâu nay tôi thường tự nhận đôi khi có đôi chút nghi ngờ thì nay chính thức được chị gọi ra như vậy.
Và tôi thấy mình thật sự may mắn chị ạ!
Vì sao xin thưa với chị như này, ở cái thời buổi lên mạng thì vô số anh hùng bàn phím, ra đường thì vô khối triết gia đường phố và học giả nửa mùa thì chỗ nào cũng có. Tự thấy mình là thiểu học là thấy mình còn có cơ hội học hỏi, thấy mình còn dốt nát để thấy chưa bị thoái hoá, ô nhiễm bởi những rác rưởi của bầu không khí này mang lại và bản năng để còn có khả năng ăn bằng miệng, nghe bằng tai, nhìn bằng mắt và nhận chân các vấn đề. Vậy đấy Chị ạ, vì những lời lẽ tốt đẹp ấy chị dành cả cho tôi, vậy mà tôi cứ tưởng những phẩm chất ấy bị què quặt và tuyệt chủng rồi cơ đấy. Cứ cho là vậy đi chị nhé, cám ơn chị thật nhiều. Còn bây giờ tôi xin chuyển lời đến anh nobita!
Nói trước với anh nobita là những trao đổi này lần nữa lại nhằm vào anh và những người giống như anh.
Hôm qua tôi trao đổi với anh với tư cách là một nhà thông thái, hôm nay tôi quan sát và nhận xét anh dưới gốc độ của người thưởng thức nghệ thuật.
Tôi đã nhìn thấy cái cách anh và những học giả giống như anh đến với các phòng trưng bày nghệ thuật và tôi tổng kết được một mô hình thưởng thức của các anh như thế này:
Trước khi bước vào phòng triển lãm luôn là vậy anh đứng chết dí, dán mắt vào cái mà vì dốt tiếng anh nên tôi gọi nó là cái sờ tét mần, vì trong đầu các anh rặt những nguyên lý và các định kiến cứng ngắc như những khối bê tông và trong hầu hết các anh tám mươi phần trăm giác quan của các anh đóng lại, thế nên ai đó khỏi ngạc nhiên khi thấy các vị này khỏi cần xem triển lãm mà bước thẳng vào bàn tiệc nơi có các cộng sự đang chờ sẵn để trao đổi các vấn đề học thuật.
Sau khi săm soi cái sờ tét mần xong các anh bước vào phòng triển lãm, tại đây hầu hết các anh có cái phong thái giống nhau, xem rất nhanh như ruồi bâu, bướm lượn tôi e là dường như đứng quá lâu trước tác phẩm các anh sợ người khác nghĩ mình ngốc nghếc. Và thế là với khoảng thời gian tính bằng giây ấy thay vì lơ đãng các anh lại căng mắt ra để nhìn xem tác phẩm này, tác phẩm kia mình đã được nhìn thấy ở đâu đó rồi, và thế là đi đứt hai mươi phần trăm giao tiếp còn lại.
Và đoạn cuối, tất nhiên các anh ào xuống bàn tiệc với những những cộng sự lúc này đã đỏ mặt tía tại mắng vào mặt các anh rằng : tao nói có sai đâu, có cái gì để mà xem đâu, ở đây có đầy thứ hay ho hơn nhiều.
Vậy đấy tôi giải thích nôm na như thế, không biết uyên thâm như anh chắc đã hiểu, còn nếu chưa hiểu tôi xin nhẫn lại giải thích thêm với anh như này.
Vì tôi bẳn năng nên tôi liên hệ sang vấn đề ăn uống cho nó phản ánh đúng cái sự thiểu học của tôi. Trước bữa tiệc được ăn miễn phí, các anh mân mê cái mê nu ngắm nghía xem có bao nhiêu món ăn, công thức nấu như nào, và nếu không có cái công thức nấu nào phù hợp, tất nhiên thà nhịn đói. Bước vào bàn tiệc các anh ngắm món nọ, dòm món kia hễ thấy ở nhà có hoặc đã ăn rồi thì thà nhịn còn hơn. Và các anh nhịn thật.
Anh nobita ạ, tôi phần nào thông cảm cho anh, tỉ dụ như chúng ta có ngoại hình còi cọc do chủng tộc và dinh dưỡng, có dáng vẻ nhếch nhác và lam lũ do đời sống và văn hoá thì chúng ta cũng khó hòng cải thiện được tình hình bằng cách cứ mãi cố gắng nuốt nống những món ăn Tây để cho mau giống như họ, như thế đáng thương lắm.
Tôi thông cảm cho cái triệu chứng nóng bụng, ợ hơi khó tiêu của anh nhưng cũng không vì thế mà anh được phép vung vãi nó ở khắp nơi khắp chỗ được, thế nên đành bất đắc dĩ tôi mới phải bịt mồm anh lại.
Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với anh những món ăn mà tôi thấy rất cần cho anh vào lúc này, với một điều kiện anh phải làm sạch cái dạ dày của mình bằng cách nào đó, tất nhiên ở một nơi kín đáo.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả