Trường phái

Về tranh lụa: vẽ làm sao để còn là lụa

    Tôi có đọc bài tranh lụa của bạn Cứ Từ Từ và Lê Thúy. Nhiều thông tin hay và rất nhiều trăn trở. Tôi chỉ muốn trao đổi với các bạn yêu tranh lụa một chút về phần kỹ thuật vẽ và việc bảo quản tranh lụa. Tại sao tên tranh lụa? Tôi […]

Ý kiến - Thảo luận

11:59 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Candid

May quá, cám ơn bác Cứ Từ Từ. Để em nhịn ăn sáng mua về làm tư liệu.

11:33 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  cứ từ từ

Mình vừa tra taobao thấy ra cả mớ Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ cho bác Candid đây

11:31 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Cám ơn bác, em cứ hy vọng đợt triển lãm các bạn ý có làm bản in.

9:34 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ có bản in không các bác? Nếu có bán trên taobao thì em cũng tìm mua.

8:59 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Phúc Bồ

So Thanh Minh Thượng Hà Đồ với Mona Lisa e khập khiễng bác Cứ Từ Từ ạ. Hồi trước tôi cũng có một bản tranh in của bức này, dài dằng dặc, chập chùng cảnh trên sông dưới bờ, phải dùng kính lúp để xem các cảnh sinh hoạt được mô tả trong tranh, cây cỏ hai bên bờ nước, các loại thuyền trên sông… nhưng không có gì gọi là bí ẩn, mời mọc như những gì người ta vẫn gán cho Mona Lisa, vả lại tranh nhiều chi tiết lắm chứ không có mỗi một cái mặt người như bà cụ kia đâu.
Bác Cứ Từ Từ đã kể lại rồi đấy, cho nên bạn nào ở Việt Nam có Thanh Minh Thượng Hà Đồ có thể tin chắc mình đang cầm một bản tranh in. Cần thẩm định thì thẩm định có phải tranh in của bức Thanh Minh… không thôi hay lại là bản tranh in của tranh Tôn Ngộ Không cùng thày đi thỉnh kinh chẳng hạn :-)

8:44 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  cứ từ từ

vừa rồi ở Cố cung Bắc kinh diễn ra 1 sự kiện chấn động cả nước, đó là lần đầu tiên chân tích tác phẩm THANH MINH THƯỢNG HÀ ĐỒ của Trương trạch đoan được trình diện trước công chúng. Số lượng người tới xem (vì tò mò thì nhiều) lên tới cả chục vạn mỗi ngày khiến cho nhân viên bảo tàng Cố Cung phải tăng ca thêm gấp rưỡi.  TMTHĐ được coi như bảo vật số 1 của TQ , coi như quốc bảo, một Monalisa của hội họa trung hoa.
Còn bác nào muốn mua bản sao của TMTHĐ do Nhị huyền xã của Nhật Bản in ấn, độ chân thực gần như đạt 90% nguyên tác thì có thể mua rất nhiều trên trang bán hàng trực tuyến taobao.com

6:03 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  Candid

Thanh minh thượng hà đồ mà thật thì cỡ bảo vật rồi

0:18 Thursday,12.11.2015

Đăng bởi:  myhuynh

Chào bạn, tôi thấy bạn rất giỏi về lãnh vực này, tôi có 1 bức tranh lụa "THANH MINH THUONG HA HO". Bạn có thể giúp tôi phân biệt tranh lụa giả hay thật không? Thành thật cám ơn bạn.


(Admin: bạn myhuynh, lần sau bạn có comment xin gõ tiếng Việt có dấu giúp, tên tác phẩm bạn đưa ra mình không chắc chắn nên không chỉnh sửa thêm dấu. Soi sẽ không đưa comment lên nếu bạn viết không dấu nữa.)

22:08 Friday,14.8.2015

Đăng bởi:  Tigon Huong

Tôi có đọc tất cả các bài viết liên qua đến tranh lụa. Vấn đề nhức nhối nhất bây giờ là làm sao bảo quản tranh lụa cho tốt. Hiện nay tất cả các tác phẩm của tôi đều được quấn gọn để một chỗ thoáng khí, không dám treo vì sợ mốc khi thời tiết quá ẩm thấp, Có những bức tranh mười năm rồi màu vẫn còn nguyên vẹn, không mốc, không bạc. Kĩ thuật sử lý khi vẽ lụa của tôi hay làm là vẽ rửa nhiều nước, không để màu bịt kín các gang lụa và không biểu. Mong rằng mọi người cùng trao đổi và chia sẻ những khinh nghiệm của mình về thể loại này. Hy vọng những năm sắp tới tranh lụa sẽ được nhiều người để ý và yêu thích.

14:55 Saturday,7.3.2015

Đăng bởi:  tiến nhấn

Tranh của bác e tưởng là bột màu cơ đấy,
Em được biết người ta lấy nền của tranh làm tên cho chất liêu lụa.

11:23 Saturday,22.11.2014

Đăng bởi:  Lý Trực Dũng

Gửi các bạn yêu tranh lụa.Hồi tôi còn ở Berlin có điều kiện nên mày mò tìm tòi làm sao để tranh lụa nó phải đẹp, sang như có thể chứ không bị " xuống màu" sau khi bồi,biểu.May tôi tìm ra được cách giữ tranh lụa riêng cho mình mà không cần phải bồi.Vui nữa là tôi còn vẽ 1 bức tranh biếm họa trên lụa không hề bồi gửi đi thi ở Heist-Knooke Bỉ năm 1986 và may mắn được giải thưởng. Sau này một HS là giám khaỏ cuộc thi đó, HS Klaus Vonderweh có nói với tôi:" Trong cả ngàn bức tranh biếm họa dự thi,thì bức biếm họa trên tranh lụa của anh đập ngay vào mắt chúng tôi, nó có cái gì đó rất hấp dẫn.phải xem ngay, rồi sau đó mới tính đến cái đoạn ý tưởng..."
Nếu bạn nào cần trao đổi vói tôi về cách tôi xử lý tranh lụa sau khi vẽ,cứ liên lạc,tôi xin sẵn lòng.Chúng ta có thể trao đổi với nhau. Hiên tôi quá bận, phải dừng vẽ tranh lụa, nhưng tôi rất mong tranh lụa được yêu thích,rất mong các bạn HS trẻ có thẻ có thành công xứng đáng với tranh lụa

19:29 Friday,21.11.2014

Đăng bởi:  candid

cám ơn bác đã chia sẻ. màu mấy bức của bác lạ nhỉ rực và no mầu khác với tranh lụa em thường thấy.

19:25 Friday,21.11.2014

Đăng bởi:  cứ từ từ

Vui vì lại có người nhắc đến lụa, cảm ơn hs Lý Trực Dũng. Thú thực sau khi viết bài gửi Soi, tôi có đọc đi đọc lại chính bài viết của mình đến cả chục lần, mỗi lần đọc tôi lại nhận ra mình có chút hồ đồ, đôi điều ngộ nhận. Quả thực lụa VN có thành tựu nhất định, tôi rất yêu những thành tựu đó, và vì yêu nó nên tôi cảm thấy nhức nhối khi thấy suốt gần 1 thế kỉ mà cái thành tựu đó vẫn chỉ lần hồi loanh quanh ở 1 vài cái tên. Chất liệu lụa đang thiếu không gian sinh tồn, thiếu dưỡng khi chỉ vì chúng ta không chịu cải đổi,tại chúng ta quá lưu luyến quá khứ. Cứ cho là phương pháp của cụ Chánh nghĩ ra là hay, là rất hay, nhưng nếu chỉ dùng độc nó thôi thì đám hậu sinh chết non chết yểu mất, giống như cây trồng trải qua nhiều vụ mà không chịu lai tạo thì chuyện thoái hóa giống là điều chắc chắn. Tôi tôn trọng quá khứ nhưng tôi cũng tha thiết với tương lai, băn khoăn làm sao để lụa VN có một tuổi thọ dài, một mảnh đất màu mỡ cho những ham muốn sáng tạo, nếu muốn thế cách hay nhất là phải cải đổi, phảỉ tìm con đường mới - trên mọi phương diện. Cả Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc họ đều vậy, tại sao chúng ta không vậy?

16:28 Friday,21.11.2014

Đăng bởi:  Mỹ Phương

Bài thực hay nhưng thiếu cách bảo quản. Như tác giả thì kinh nghiệm bảo quản cụ thể là sao ạ, liệu có phải cho than củi khô hay gạo vào thùng đựng tranh để hút ẩm không ạ?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả