Ăn uống

Ẩm thực Ấn Độ (bài 1): nồng nàn hay nồng nặc?

Nước Việt Nam nằm trên một bán đảo mà người phương Tây gọi là Indochina. “Indo” là Ấn Độ, “China” là Trung Hoa, Indochina hay L’Indochine như người Pháp dùng, đều có thể hiểu là nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Suy một cách rộng hơn, bán đảo này là nơi chịu ảnh hưởng và […]

Ý kiến - Thảo luận

10:31 Thursday,24.10.2019

Đăng bởi:  Quân

Hình như ở Ấn chỉ có mấy bang miền Nam mới ăn bốc tay thì phải, mấy ông này nhìn cũng nhỏ, rất đen, còn miền Bắc thì trắng và cao to, ngọai hình nổi trội hơn rất nhiều( mà hình như đa phần là dân Hồi giáo).

0:44 Sunday,8.10.2017

Đăng bởi:  Kim Châu

Mình đọc chuỗi 4 bài về ẩm thực Ấn và cảm thấy rất thú vị :) mình là người ăn chay và thích tìm tòi nấu nướng nên bài viết của tác giả đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho mình. Yêu ẩm thực Ấn và muốn trải nghiệm quá :) cảm ơn người viết bài

8:05 Saturday,9.9.2017

Đăng bởi:  Ng tuan khanh

Bài viết hay và nhiều kiến thức

6:13 Wednesday,7.9.2016

Đăng bởi:  PB

Trần Tâm tự Gúc Gồ đi nhé, hỏi kiểu xách mé như anh thì tự hỏi tự trả lời đi.

23:36 Tuesday,6.9.2016

Đăng bởi:  Trần Tâm

Các bạn thông thái có biết nguyên liệu poha ở ấn độ là gì không?

13:40 Wednesday,29.7.2015

Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

@ Mai Văn:
Đúng ra là:
"Thế nên nhìn một cách rốt ráo thì tất cả Khổ đều đến từ KHÔNG NHẬN RA mọi vật là Vô thường và không có tâm Vô Ngã, không nhìn thấy tâm Vô Ngã ở vạn vật."

-> NHẬN Ra thì vẫn KHỔ như thường, vì Khổ là hệ quả của Vô Thường chứ không phải do Vô Minh (không nhận ra Vô Ngã/ Vô Thường trong vạn vật).
Phần nhiều nhiều chữ phía sau miễn bình luận, tại... không biết bình luận thế nào.
Tóm lại Mai Văn đáng yêu và có duyên quá thể ạ... :3

Mòe mòe...

13:31 Wednesday,29.7.2015

Đăng bởi:  Mai Văn

Con Mòe thân,
Bạn viết:
"Thế nên nhìn một cách rốt ráo thì tất cả Khổ đều đến từ Vô Thường (hay chính xác hơn là do vạn vật Vô Ngã)."
Chỉ thiếu vài chữ thôi mà đã lệch hoàn toàn ý Phật Mòe à.
Đúng ra là:
"Thế nên nhìn một cách rốt ráo thì tất cả Khổ đều đến từ KHÔNG NHẬN RA mọi vật là Vô thường và không có tâm Vô Ngã, không nhìn thấy tâm Vô Ngã ở vạn vật."
Đấy, ý mình muốn nói cái tóm tắt của Mòe nó bị lệch ở những chỗ như thế. Mà đó mới là cái căn bản nhất đấy (những cũng gần như là cái triết lý lớn nhất, mục đích cuối cùng và duy nhất để phấn đấu) của đạo Phật.
Còn những phần về sát sinh nữa, Mòe nói cũng không đúng đâu. Phật không cấm sát sinh đâu, và khái niệm sát sinh là gì, thế nào là sát sinh, giết một con gà để ăn thịt có phái sát sinh không, giết một con kiến đang lang thang đi trên cành lá có phải sát sinh không... là những ranh giới rất tỉ mỉ trong khái niệm này.
Mình xin phép dừng ở đây. Nhắc lại, mình rất vui khi được bàn về đạo Phật. Nhưng thành cãi nhau thì mình sẽ không cãi. Vì thế là phạm vào cái bẫy "chấp ngã" rồi (chỉ ta đúng, nó sai) :-)
Vui nhé. Cảm ơn Mòe một lần nữa vì cho mình cơ hội được "nổ".

13:17 Wednesday,29.7.2015

Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

@ Mai Văn:


Thế này Mai Văn ạ!

Thập nhị nhân duyên là cách chia nhỏ ra để người nghe có thể hiểu một cách rốt ráo, nhưng nó là hệ quả của Duyên Khởi chứ không phải bản chất của Duyên Khởi.

Mai Văn có thể tìm hiểu kinh sách hoặc tìm sách viết về Duyên Khởi, sẽ thấy cốt yếu của Duyên Khởi được tóm gọn trong mấy câu:

- Nếu cái này hiện hữu, thì cái kia hiện hữu; nếu cái này không hiện hữu, thì cái kia không hiện hữu. Nếu cái này sinh khởi, thì cái kia sinh khởi. Nếu cái này không sinh khởi, thì cái kia không sinh khởi.

Tìm hiểu sâu hơn nữa sẽ thấy sở dĩ có Duyên Khởi là do Vô Ngã, Vô Thường.

Bởi nếu vạn vật đều có Bản Ngã (cái riêng mình) thì cái này sẽ hiện hữu mà chẳng cần dựa vào cái khác hiện hữu.


Cái kia sinh ra mà chẳng cần cái nọ sinh ra.

________________

Về Khổ Đế:

Khổ đế nói về tính chất của khổ như sau:

- Sinh là khổ; già là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; lo lắng, than thở, buồn rầu, tuyệt vọng là khổ; không đạt gì mình ưa thích là khổ; nói tóm lại: mọi thứ dính líu đến Ngũ uẩn là khổ." ( Sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tằng hội khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn xí thạnh khổ.)

Vậy tại sao lại Khổ.

Vì thân ta là do Tứ Đại, Ngũ Uẩn hợp lại mà thành (Vô Ngã, Duyên Khởi hợp thành thân).

Vô Thường nếu lấy bản thân con người để xét thì có:

- Thân Vô Thường

- Tâm Vô Thường

- Hoàn cảnh Vô Thường

Thân Tứ Đại Vô Thường nên sẽ trải qua Sinh - Lão - Bệnh - Tử

Tâm Vô Thường nên có Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục...

Thất Tình này trước Hoàn Cảnh Vô Thường sinh ra Ái Biệt Ly khổ, Sở Cầu Bất Đắc khổ, Oán Tăng Hội khổ...

Thế nên nhìn một cách rốt ráo thì tất cả Khổ đều đến từ Vô Thường (hay chính xác hơn là do vạn vật Vô Ngã).

_____________________

Ps: Trích dẫn kinh sách không khó, múa chữ cho mọi người trợn mắt há miệng còn được nữa là.

Nhưng người hiểu là người diễn giải một thứ phức tạp bằng cái đơn giản, ngày xưa đàm luận Phật Giáo cùng người khác Mòe cũng luôn được nhắc nhở như vậy.

Mòe mòe...

13:13 Wednesday,29.7.2015

Đăng bởi:  Mai Văn

Xin lỗi lúc nãy viết nhầm tên thành Con Mèo, trong khi bạn tên là Con Mòe...
Về khái niệm Duyên khởi và Khổ, Con Mòe có thể đọc các bài của bác Trịnh Bách trên chính trang Soi này.
Biết chỉ là đôi dòng tóm tắt, nhưng cũng không thể sai lệch được đến mức ấy Con Mòe à. Mình sẽ không phân tích ở đây, vì các bài về những điều trên thì cũng đầy cả ra, trến các trang về Phật học. Khi nào rảnh thì Mòe vào đọc thôi.
Dù sao gặp được người còn quan tâm dến các khái niệm ấy của nhà Phật là lòng còn thấy hoan hỉ...
Cảm ơn bạn.

12:49 Wednesday,29.7.2015

Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

@ Mai Văn: Hà hà, mục đích chỉ để nói qua về sự khác biệt chứ không phải một bài chuyên đề nên nhiều thiếu sót.
Mai Văn tuệ nhãn như đuốc, vừa xem đã biết lệch lạc. Mòe xin rửa tai nghe Mai Văn chỉ điểm.

12:44 Wednesday,29.7.2015

Đăng bởi:  Mai Văn

Bạn Con Mèo Béo Bụng bảo:
"Bản thân vạn vật là do các thành tố khác hợp thành, tụ họp lại thì “Sinh Ra”, ly tán thì “Hoại Diệt” (đây là Duyên Khởi).
Lại bởi “Vô Thường” nên sẽ dẫn đến “Khổ” ( thân ko tồn tại mãi nên mới có sinh lão bệnh tử…) -> phải “Giải Thoát”.

Giải thích "duyên khởi" và "khổ" thế thì bá đạo quá. Hiểu về đạo Phật ở mức căn bản và cốt yêu còn méo lệch thế, mong gì đàm luận những cái cao hơn.

11:44 Wednesday,29.7.2015

Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

@ Đặng Thái:

Thế này Đặng Thái ạ, một người có thể thoải mái nhận xét ý kiến/ kiến thức người kia là sai hay đúng, chỉ cần đưa ra lý luận và dẫn chứng của mình là được.
Chuyện này rất bình thường trong tranh luận vì cả hai ( lẫn những người khác) có thể nhìn giấy trắng mực đen và dùng tư duy logic để hiểu và phán định.
Nhưng chưa gì đã làm mình làm mẩy kiểu "tao mới tư duy còn mày học vẹt" thì lại thành ra chụp mũ khơi khơi rồi, cái này rất xấu và phản học thuật. :3
______________________

Quay lại câu chuyện, bất cứ ai có hứng thú tìm hiểu minh triết Ấn Độ đều biết rằng các khái niệm như "Bất Hại", "Luân Hồi", "Nghiệp", "Kiếp", "Tam Độc", "Giải Thoát"... xuất hiện từ rất sớm.


Dù các tu sĩ ngoại đạo lẫn tu sĩ Balamon tín phụng kinh Veda đều tiếp nhận các khái niệm này để tu tập cũng như giải thích các vấn đề.


Gautama và Mahavir tất nhiên cũng thế.

___________________________

Về nguồn cội của Kỳ Na giáo.

Kỳ Na giáo tự tuyên bố rằng truyền thống của họ đã có một lịch sử rất lâu đời, kéo dài liên tục qua 24 thế hệ tổ sư.

Những người đầu tiên thậm chí là nhân vật trong... kinh Yagur - Veda ( 3 người Rsabha, Agitanàtha và Aritanemi).

Người gần nhất là Parshvanatha, ông là một nhân vật lịch sử nhưng ghi chép mối lên hệ của ông với Kỳ Na giáo là qua cuốn "Nghi Quỹ Kinh" ( Kiếp Ba Kinh) của chính Kỳ Na giáo.

Đây là một kiểu suy tôn ngược để làm dày thêm lịch sử của tôn giáo mình, sự thật vẫn là Kỳ Na giáo xuất hiện vào khoảng năm 500 TCN, hình thành do sự kế thừa từ các tư tưởng minh triết trước đó.

Tưởng Đặng Thái biết nhiều hiểu rộng phải hiểu chuyện đó chứ.

Chính Gautama sau khi thành đạo, trong các buổi thuyết giảng cũng nhắc đến 28 Cổ Phật.

Vị Cổ Phật đầu tiên hình như còn trước tổ sư Kỳ Na giáo nhiều lắm... =))

Theo Đặng Thái thì Phật giáo có phải là một tôn giáo cổ xưa hơn cả Kỳ Na giáo?! =))

______________________

Bàn tiếp về việc ăn chay. Ăn chay ko xuất phát từ tư tưởng "Bất Hại".

Sát sinh là tạo "Ác Nghiệp" nên người ta tránh sát sinh, tránh sát sinh nên sinh ra tư tưởng "Bất Hại". Mà không sát sinh thì thiếu thịt để ăn, thế nên "Bất Hại" ủng hộ việc ăn chay, coi việc ăn chay trường là chuyện phải làm chứ không phải ngược lại.

Truy về nguồn cội thì ăn chay xuất hiện xa hơn nữa, lý do ban đầu là để thanh lọc thân tâm, ko bị ô trọc. Ăn chay xuất hiện đồng thời trong rất nhiều nền văn hóa, ngay từ thời hồng hoang các tế sư đã kiêng tình dụng, ăn chay để giữ thân tâm trong sạch trước các buổi tế trời rồi cơ mà.

Hay cụ thể như cùng có tư tưởng "Bất Hại", Phật giáo cũng cấm sát sinh nhưng vẫn thọ dụng Tam Tịnh Nhục ( hoặc Ngũ Tịnh Nhục) chẳng hạn.
______________________

Quay về Phật giáo và Kỳ Na giáo.

Như đã nói ở trên, Phật giáo kế thừa các khái niệm minh triết cổ xưa như "Bất Hại", "Luân Hồi", "Nghiệp", "Kiếp", "Tam Độc", "Giải Thoát"...

Nhưng chúng chỉ là các khái niệm nền tảng, tư tưởng cốt lõi và hình thành nên Phật giáo là "Vô Ngã" ( cái này hoàn toàn mới luôn, trước đó minh triết cổ chỉ có "Đại Ngã" và "Tiểu Ngã").

Vì vạn vật "Vô Ngã" (không có cái tôi riêng) nên nó "Vô Thường" ( hay còn gọi là "Vô Thường Hằng" - không thể tồn tại vĩnh viễn.

Vì vạn vật không có cái riêng nên không thể tự tồn tại một mình (giống như nước không thể vẫn tồn tại khi ta rút các phân tử H và O ra).

Bản thân vạn vật là do các thành tố khác hợp thành, tụ họp lại thì "Sinh Ra", ly tán thì "Hoại Diệt" (đây là Duyên Khởi).

Lại bởi "Vô Thường" nên sẽ dẫn đến "Khổ" ( thân ko tồn tại mãi nên mới có sinh lão bệnh tử...) -> phải "Giải Thoát".

Gautama lần đầu thuyết giảng sau khi thành đạo là thuyết về "Khổ Đế", sau đó nêu ra "Bát Chánh Đạo" để làm sao tu tập thoát khổ.

Tuy cùng kế thừa những khái niệm minh triết cổ, nhưng tư tưởng của Phật giáo khác rất xa Kỳ Na giáo.

______________________

PS: Hà hà, bình thường Mòe chỉ hóng thôi chứ ít khi cmt.

Phải nói là nhận định của Đặng Thái cực kì mới lạ và vô cùng rực rỡ nên mới có hứng thú đàm luận.

12:56 Monday,27.7.2015

Đăng bởi:  Đặng Thái

Thế này bạn Mòe Béo Bụng ạ, bạn nên tìm hiểu kỹ một chút hay là uốn lưỡi bảy lần trước khi nói một điều gì nhé. Bởi nếu cách viết lịch sự thì không sao nhưng khi bạn đã xác định không khiêm tốn thì càng nên cẩn trọng với những gì mình viết.

Mình nói để bạn rõ rằng những kiến thức về Mahavira bạn viết ở đây chỉ là học vẹt mà không hiểu bản chất. Những tư tưởng của đạo Jain như Ahimsa đã xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ 9 trước Công Nguyên và nguồn gốc đến nay vẫn còn là bí ẩn, Mahavira chỉ là người tập hợp lại những kiến thức và nghi lễ để Jain chính thức trở thành một tôn giáo có quy củ mà thôi. Đôi khi (bạn lưu ý là đôi khi), ông được coi như là người sáng lập đạo Jain. Bạn có thể đọc thêm về Parshvanatha để bổ sung kiến thức nhé.

Còn việc bạn có nhằm vào riêng cá nhân mình để chỉ trích hay không thì mình không chắc, mình cũng không dám nói bạn là nông cạn vì mình chưa giỏi hơn ai. Mình cũng chỉ là một người viết luôn mong muốn nhận được những ý kiến xây dựng của bạn đọc nhưng những bình luận của bạn ở các bài viết của mình, mình chưa thấy tinh thần ấy, nếu không muốn nói là khiếm nhã, nên xin phép cho mình không trả lời.

12:37 Monday,27.7.2015

Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

@Tiếp Thông: Kì-na giáo & Phật giáo cùng thời, không phải tôn giáo cổ xưa (so với Gautama), và Gautama cũng không dựa vào nó để sáng tạo ra đạo Phật.

Đặng Thái sai khi viết:

Nguồn gốc của ăn chay xuất phát từ khái niệm ahimsa (bất hại) của đạo Jain, một tôn giáo cổ xưa mà Thích-ca Mâu-ni dựa trên những tư tưởng của nó để sáng tạo ra đạo Phật.

Đọc phải nhìn vào ngữ cảnh.

12:15 Monday,27.7.2015

Đăng bởi:  Tiếp Thông

Con Mòe Béo Bụng chắc phải già ngang Bành Tổ, mới dám nói (540 TCN – 468 TCN) là không phải cổ xưa!

11:58 Monday,27.7.2015

Đăng bởi:  CON MÒE BÉO BỤNG

Nguồn gốc của ăn chay xuất phát từ khái niệm ahimsa (bất hại) của đạo Jain, một tôn giáo cổ xưa mà Thích-ca Mâu-ni dựa trên những tư tưởng của nó để sáng tạo ra đạo Phật.

-> Đây là Kì-na giáo, cổ xưa đâu mà cổ xưa. Tôn giáo này do Mahavir (540 TCN - 468 TCN) sáng lập ra tại bắc Ấn Độ gần như là cùng thời với Phật giáo.

Ông này có xuất thân, cuộc đời và hành trình đi tìm sự giác ngộ tương tự Siddhārtha Gautama ( Đức Phật).

Mahavira tên thật là Vardhamana, xuất thân là hoàng tử của bộ lạc Lichavi, vương quốc Kosala. Thuộc đẳng cấp Kshastriya. Năm 19 tuổi, ông lập gia đình và có một con gái. Tới năm 30 tuổi, Vardhamana rời gia đình, từ bỏ vợ con, dấn thân vào cuộc sống khổ hạnh và khỏa thân. Con đường tầm đạo của ông kéo dài 12 năm trời mới thành đạo.

Tư tưởng của hai bên cũng khá tương đồng nhau, ngoại trừ việc Kì-na giáo cực đoan hơn.

20:04 Tuesday,30.12.2014

Đăng bởi:  Ngọc Thân

Cảm ơn sự hồi đáp của bạn Đặng Thái. mình cũng chúc bạn vui :).

20:33 Monday,29.12.2014

Đăng bởi:  Đặng Thái

Xin phép trả lời phần đính chính của Ngọc Thân như sau:
1. Nhà hàng Nepalese vẫn có, tuy không nhiều nhưng bạn có biết bao nhiêu nhà hàng Ấn Độ mà đầu bếp toàn bộ là người Nepal không? Vì Nepal và Ấn Độ là hai nước có mối quan hệ rất đặc biệt, xin để khi khác nói rõ hơn
2. Về phần này xin thôi không tranh luận nữa, chỉ cung cấp thêm một thông tin cho bạn là nhà hàng Ấn Độ giao thức ăn đến tận nhà (delivery hoặc takeaway) cho dân Ấn Độ là chính chứ không phải là nơi gặp gỡ đâu ạ, chủ yếu là người Tây ăn tại nhà hàng thôi.
3. Bay leaf ở đây là Indian bay leaf, tên khoa học:Cinnamomum tamala, tên trong sách thuốc Việt Nam gọi là Quế hoa trắng hay Quế tía chứ không phải nguyệt quế như tra trên mạng đâu nhé.
4.Mình không hề viết ăn chay là phải không ăn hành tỏi, mình chỉ muốn nói ăn chay của đạo Jain thì người ta không ăn hành tỏi. Còn việc kiềm chế nhục dục thì ai ăn chay (theo Phật ở ta) có lẽ đều biết là không dùng hành tỏi rồi.
Đôi lời chia sẻ, chúc bạn vui!

13:09 Saturday,27.12.2014

Đăng bởi:  Ngọc Thân

Mình xin đính chính/bổ sung:

1. Các đầu bếp nước khác mình không rõ, nhưng đầu bếp Nepal thường trưng biểm hiệu Nepalese cuisine chứ không nhận mình là Indian cusine.
2. Nhận xét ngưởi Ấn Độ lười làm việc nhà có vẻ khá phiến diện. Người Việt mình chăm làm việc nhà nhưng ở VN mình hàng ăn vẫn mọc lên như nấm. Mình có nhiều ngừoi bạn Ấn Độ đang sống tại Anh và tất cả họ đều tự nấu ăn cho bản thân. Cứ bước vào nhà họ bạn sẽ thấy nồng cay mùi thức ăn và gia vị. Nhà hàng chủ yếu phục vụ cho việc gặp gỡ trong nhóm cộng đồng, hoặc tiếp đãi bạn bè, khách phương xa.
3. Bay (bay leaf) là lá nguyệt quế.
4. Việc không ăn hành tỏi trong đạo Phật không liên quan đến khái niêm ăn chay mà nhằm giúp khống chế dục vọng xác thit ở mức thấp nhất.

Mình rất thích ẩm thúc Ấn Độ, cảm ơn bài viết của bạn :).

16:33 Tuesday,9.12.2014

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Bạn Chris Rock hồi năm 1996 có lần pha trò thế này:
“I love black people, but I hate niggers."
“I hide my money in books. Why? Because niggers don’t read.”
Đại ý là có người da màu "tốt," và người da màu "xấu" - nghiện ngập, thất học, bạo lực, và chính những người da màu "xấu" này làm cản trở sự thành công của những người da màu "tốt."

Tầng lớp dalit ở Ấn Độ được liệt vào hàng "untouchable," nghĩa là những kẻ tiện dân ô uế không được phép hòa nhập với phần còn lại của xã hội. Về một mặt nào đó nó cũng gần giống như chủ nghĩa nô lệ vậy. Ở nhiều khu vực, nếu người dalit nếu không chịu tuân theo số phận an bài thì sẽ bị dọa nạt, chửi bới, đánh đập, hành hạ. Luật pháp thì dửng dưng.

Tránh lạc đề: có ai thích đồ tráng miệng Ấn Độ không nhỉ? Em thấy desserts của các bạn ý ăn như là... mỹ phẩm ý.

15:34 Tuesday,9.12.2014

Đăng bởi:  SA

Liên kết bạn Anh Nguyễn gửi rất là hay, và vấn đề đẳng cấp xã hội rất đáng đọc như là bạn này giới thiệu.
http://blog.longreads.com/2014/01/28/a-brief-history-of-class-and-waste-in-india/
Trộm nghĩ, ô Narayanan (thuộc đẳng cấp thấp nhất là dalit) có từng làm chủ tịch nước, hay bà Kumar cũng dalit có làm chủ tịch quốc hội, thì cũng chỉ có 1 giá trị tượng trưng nào đó thôi, như là ô Obama có làm TT Mỹ, thì ng da đen ra đường lớ ngớ vẫn bị cảnh sát bắn chết (xác xuất là gấp 2 lần 1 người nam da trắng trẻ http://thinkprogress.org/justice/2014/10/10/3578877/black-teens-were-21-times-more-likely-to-be-shot-dead-by-the-cops-reported-deaths-suggest/)

Như nhà hài hước Chris Rock phát biểu, Obama làm TT không có nghĩa là tiến bộ da đen mà là tiến bộ da tắng đấy!

15:31 Tuesday,9.12.2014

Đăng bởi:  SiêuNoob

Về cái vụ caste của Ấn độ thì hồi trước mình có đọc vụ này:

http://www.independent.co.uk/news/uk/home-news/couple-claim-wrongful-dismissal-in-uks-first-caste-bias-battle-2339952.html

Để thấy ngay tầng lớp tinh hoa của Ấn độ ở UK cũng vẫn còn nguyên vẹn.

Về thức ăn của Ấn thì công nhận là ngon. Nhưng mỗi lần gọi món mình đều rất cẩn thận vì chỉ thêm vài thứ vegi be bé là đã đắt lè lưỡi. Không biết có phải vì thức ăn chế biến phức tạp mà đầu bếp lại lười nên giá nó đắt thế không?

14:33 Tuesday,9.12.2014

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Gửi các bạn quan tâm một bài viết hay về chuyện sạch - bẩn và caste system ở Ấn Độ. Bài viết dài và có thể gây sốc với một số người nhưng rất đáng đọc.
http://blog.longreads.com/2014/01/28/a-brief-history-of-class-and-waste-in-india/

13:26 Tuesday,9.12.2014

Đăng bởi:  SA

Nói nghiêm túc (tuy là nghiêm túc kiểu lạch cạch bàn phím, không có cơ sở khoa học hay nghiên cứu nào cả) nếu văn hóa Hồi giáo khiến con người vệ sinh sạch sẽ (chí ít là rửa tay rửa chân 5 bận trong ngày ), thì văn hóa ấn độ giáo có thể là lý do nhác việc lau chùi?

Trong Maximum City: Bombay Lost and Found của Suketu Mehta, tác giả kể là mượn 1 chị giúp việc nấu nướng thì chị không chấp nhận việc dọn dẹp, lau chùi, đổ rác vì đây là công việc dành cho 1 đẳng cấp (caste) khác. Phân biệt đẳng cấp vẫn còn mạnh mẽ trong xã hội cho dù ông này bà kia thuộc đẳng cấp cuối thang có làm chủ tịch nước, và nhất là mạnh mẽ trong tiềm thức của từng người.

Mình có biết 1 cô VN, khoảng 1980 vượt biên ra nước ngoài. Trước đi hụt vài bận và bị bắt, có lúc cô ở tù mấy tháng, và vào cái lần trót lọt sao thì cô cũng 1 thời gian ở trại tỵ nạn. Cô vừa sang đến Pháp mới 1 hôm, mình đãi cô cơm tây nhà hàng nhưng chẳng may là kiểu nhà hàng tự chọn món ăn và tự phục vụ kiểu buffet. Thấy cô ngồi lì 1 chỗ, mình hỏi, sao em không thích ăn gì cả hay sao thì cô bảo, em không cầm khay, coi nó giống như là dạng phục vụ, hóa ra máu tiểu thư nó vẫn ngấm ngầm đâu đó ở trong người, không mất đi đâu được hay rơi tòm xuống biển trên lộ trình vượt biên.

@ bạn kim trần,

nghe thấy thế, mình bèn quỳ xuống bảo, em leo lên để anh cõng đến buffet, chỉ món nào em thích, anh sẽ bỏ vào khay và bưng hầu em về bàn, chứ hoàn toàn không có ý muốn nổi cho cô 1 mồi lửa.

21:46 Monday,8.12.2014

Đăng bởi:  kim trần

bạn nói vậy cũng không được, mạng người mà, chẳng lẽ cứ lười việc nhà là đem thiêu sống.

17:51 Saturday,6.12.2014

Đăng bởi:  SA

Nạn đẩy vợ vào bếp và châm lửa cho vui nhà

http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/india/9108642/Indian-dowry-deaths-on-the-rise.html

17:36 Saturday,6.12.2014

Đăng bởi:  SA

@ Đặng Thái

Mình thú thật không biết lắm, biết đến đâu thì nói đến đó, chỉ qua lại, giao du với lại 1 số bạn Ấn nhỏ, tại Anh tại Mỹ và đây kia, thấy thức ăn của họ ngon, gián đâu thì mình không thấy, nó lẩn, nhưng mà phụ nữ thì có duyên ra mặt.

Mùi đặc thù thì nhà mấy triệu cũng có, và cũng không hẳn là khó chịu. Nhưng điều chắc chắn là Ấn thiếu nhà vệ sinh (nhà mấy triệu thì không nói đến), và điểm vệ sinh này thua xa Bengla Desh, là nước nghèo gấp 2 bình quân, hay Pakistan.

Lý do, theo mình, là vì BD hay Pakistan theo Hồi giáo, 1 ngày tắm rửa 5 lần trước khi tụng kinh?

Nobel Kinh tế Amartya Sen:
http://www.theguardian.com/world/2013/jul/16/amartya-sen-india-dirty-fighter

Phần các bà vợ lười dọn dẹp (và chỉ thích nhảy múa ngoài đồng) chắc là thật đấy, chứ chăm chỉ việc nhà thì tại sao mỗi năm 7-8000 người bị chồng thiêu sống?

11:08 Saturday,6.12.2014

Đăng bởi:  Đặng Thái

Xin phép được thưa chuyện với bác Sáng Ánh đôi lời thế này:
Có một điều về người Ấn Độ đó là dù họ có sống ở đâu trên thế giới này, giàu có đến đâu thì chỉ có cách ăn mặc là giống dân bản xứ còn cách suy nghĩ và lối sống của họ chẳng khác mấy so với ở trong nước (trừ trường hợp đến đời thứ 3 sinh ra và lớn lên hoàn toàn ở phương Tây).

Về những người dabbawala, theo cháu được biết thì dịch vụ này chỉ phổ biến ở Mumbai không phải toàn Ấn Độ, và thời điểm hiện tại, rất nhiều phụ nữ Ấn Độ không còn ở nhà nội trợ nữa mà đã đi làm, việc nấu cơm trưa cho dân văn phòng chuyển sang tay những bà vợ của dabbawala. Thành một dịch vụ trọn gói, vợ nấu, chồng đem giao.

Hơn nữa, kể cả có nấu ăn cũng không có nghĩa là người Ấn Độ chăm chỉ làm việc nhà, dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ. Người Việt ta trong một năm, dù lười đến đâu, thì chí ít đến Tết cũng lau dọn sạch sẽ toàn bộ nhà cửa một lần. Còn người Ấn Độ thì sao? Ba năm không hề "đại tu" vệ sinh là chuyện rất bình thường, kể cả Diwali (tết Hindu rất to) thì bàn thờ cũng khỏi phải lau, nhà cửa cũng chùi qua loa. Còn nếu người Ấn Độ hay làm việc nhà thật, thì có lẽ họ sẽ không để đường phố Ấn Độ khủng khiếp như thế. Ngay cái sân trước Phủ Tổng Thống Ấn Độ cũng là hàng độc, nền đất, xe đón các nguyên thủ nước ngoài đi bụi mù bụi mịt, ngựa của cảnh binh dẫn đoàn phi nước kiệu thôi là đất cát bắn tung tóe.

Cháu nói ra như vậy không phải là nói xấu, sự thật thì mất lòng, nhưng đó là điều ai cũng biết, người Ấn cũng thừa nhận, ta toàn người Việt nói với nhau để hiểu thêm một nền văn hóa rất khác biệt, thiết nghĩ cũng không có gì đáng phải tranh luận lắm.

3:49 Saturday,6.12.2014

Đăng bởi:  SA

Về cuộc thảo luận trên SoiHouse FB, xin phép trả lời ở đây.

Phần mình rất thích ăn cơm Ấn độ, khi nào ở Anh quốc thì mỗi ngày 1 bữa, và nó có cái mùi của nó tuy ở chung với họ thì chưa có dịp, nếu không kể Motel rẻ tiền ở miền Tây nước Mỹ, là độc quyền hành nghề của Ấn kiều (với lại tiệm bán thuốc lá và tiệm tạp hóa 7-11 khiến hoa hậu gốc Ấn đầu tiên ở Mỹ bị nhạo là Hoa hậu 7-11).

Tại Mỹ, theo thống kê chính thức, thì thành phần thu nhập cao nhất nước là người gốc Ấn,di dân sang đây diện bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư IT (là những diện trung bình ở âu nhưng thu nhập cao hơn riêng tại Hoa Kỳ). Nhờ vậy họ được kiêng nể phần nào, khác với tại những nơi họ là dạng bình dân lao động hay làm chui (như ở Pháp) và nhà có nhiều gián.

Tại Pháp, người Ấn trong thập niên 50 rất ít, không rửa chén bát trongg nhà hàng và nếu nói đến, người ta chỉ biết có chuyện bà vương Baroda (ngụ tại Pháp )nổi giận ném 1 viên hột soàn hay đá quý vào mặt chồng, và to đến nỗi ông phải vào nhà thương khâu mấy mũi.

Nhưng ông hoàng hay công nhân, ăn gì thì mùi nấy, họ mang mùi gia vị và mùi hương nhà nào cũng đốt um lên mờ mịt, kiểu như người da trắng nếu bạn ngửi kỹ, có mùi thịt bò :-)

Mình nghĩ là mình không phân biệt, có phân biệt chăng là phân biệt giai cấp thôi và xin hầu 1 chuyện vui.

Tại sao cô dâu Ấn lại mang 1 dấu son trên trán?

Là để đêm tân hôn chú rể đè ra cào xem của hồi môn là bao nhiêu, độc đắc là 1 motel 30 phòng, an ủi là 1 cửa hàng tạp hóa 7-11 ở Mỹ.

15:31 Friday,5.12.2014

Đăng bởi:  candid

bên cạnh sữa Gandi còn dùng trứng gà (tất nhiên là không được gà trống đạp).

9:56 Friday,5.12.2014

Đăng bởi:  SA

Lười việc nhà hay không, mình nghĩ là môi trường quyết định, ở đây là môi trường Anh quốc, một hộ hai vợ chồng đều lao đông để có đủ thu nhập, chuyên chở giao thông mất nhiều tiếng trong ngày v.v.
Ngay tại ấn độ thì lại khác, cán bộ nhân viên rất ít ăn cơm bụi cơm hàng vào bữa trưa mà phải ăn cơm giao từ nhà đương sự do hiền thê pha chế đến tận ngay bàn giấy và nơi làm việc!
xem "dabbawala"
http://www.nbcnews.com/news/asian-america/indian-food-delivery-service-envy-fedex-n156291

7:28 Friday,5.12.2014

Đăng bởi:  Nhung

Thử trả lời phần "hem biết" của bạn Anh Nguyen nhé: hàng trên cùng là vỏ hạt nhục đậu khấu(nutmeg rind), hàng giữa là hạt nhục đậu khấu(nutmeg)- còn cardamom của Anh Nguyen có thể là bạch đậu khấu (?). Hàng cuối thì "hem biết" của mình nằm ngay giữa - tức là những hạt nâu đen í, kế bên là hạt ngò, và kế đến nữa là trái ớt khô chứ không phải là lá cà ri như Anh Nguyen đoán.

Vậy hạt nâu đen bí ẩn í có thể là gì? Mình xin đoán tiếp là hạt nho khô (grape seeds) :)

2:00 Friday,5.12.2014

Đăng bởi:  Ynhi

Wikipedia có câu trả lời hết:

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Indian_spices

23:48 Thursday,4.12.2014

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Thử đoán các thứ gia vị trong ảnh (từ dưới lên trên, từ phải qua trái) chắc sẽ sai nhiều:
- Hoa hồi (star anise), quế (cinnamon), hạt rau mùi (coriander seed), hem bít, lá nguyệt quế (bay leaf)
- Hem bít , bột nghệ (turmeric powder), nhục đậu khấu (green cardamom), tiêu đen (black peppercone), hạt fennel (fennel seed)
- Cỏ cari (fenugreek seed), ớt bột (chili powder), hạt thì là Ai Cập (cumin seed), hem bít, đinh hương (clove)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả