Văn & Chữ

"Tình quạ" của Phạm Trung Khâu

SOI: Giờ mà tìm thông tin về nhà văn Phạm Trung Khâu trên mạng thì rất ít. Sinh năm 1949, sống tại Vĩnh Long, anh vốn thuộc loại nhà văn ít trình bày, tâm sự. Đến khoảng 2000, bị tai biến mạch máu não, sự trình bày ngoài văn chương của anh lại càng không. […]

Ý kiến - Thảo luận

16:05 Sunday,20.11.2016

Đăng bởi:  họa sĩ Đức Hòa

Xúc động ghê gớm ! Cảm ơn Phạm Trung Khâu và soi.

17:07 Wednesday,17.12.2014

Đăng bởi:  Anh Nguyễn

Khoảng hơn 10 năm trước nhà xuất bản Kim Đồng (???) có phát hành một cuốn sách nhỏ nhỏ bằng bàn tay có các truyện ngắn của bác này (truyện Tiếng Vạc Sành nằm ở cuối.) Hình như trong quyển này còn có một truyện về nghề gác cu nữa. Chỉ đọc vài câu trong truyện này là nhớ lại ngay cảm giác xúc động hồi ấy.

1:00 Wednesday,17.12.2014

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Cái bạn Thông này mải nuôi bướm hay nuôi người mà chẳng biết gì về chim hết. Quạ là giống khôn cực luôn, độ thông minh ngang với chuột. Còn nếu nói về bội bạc và bẩn, thì là bọn cò cơ. Nếu ai đã nuôi lung tung các loại chim và quan sát chim với ý đồ không kinh doanh hoặc chỉ vì nuôi chim như một thứ nô lệ hót và líu và chọi và nhảy nhót cho ta sướng thì sẽ hiểu.
Người phương Tây rất sợ và tôn trọng quạ. Cứ xem cái tranh quạ của Ladmore và ô Đinh Cường khác nhau thế nào. Ông Cường nhà ta nhìn quạ như là một con chim thôi. Cười chết!

21:15 Tuesday,16.12.2014

Đăng bởi:  Tứ Hải

Ý của Tùng rất hay nhưng là nói tình cảnh của các gia đình nói chung, ngoài truyện: Vợ cho ta tình cảm thì ta không nhận ra, coi như chuột chết. Ta cũng cần những kẻ nhất nhất nghe lời, bắt ăn chuột chết cũng chịu.
Đời là vậy.
Trong truyện ngắn này, sự trớ trêu của quan hệ người-quạ cũng là sự trớ trêu của quan hệ người-người. Chẳng phải trong đời sống, cái mà ta nghĩ là mang lại cho ai đó là quý hóa ra lại là chuột chết đối với họ, và ngược lại?
Đọc đến đoạn cuối, nước mắt chảy, lòng sững sờ. Linh Cao để ý rất hay chi tiết người chồng khẽ gạt vợ ra.
Tác giả chắc chắn từng nuôi chim, cụ thể là chim quạ, nên tả về cái chết của chim rất đúng. Nhưng cái chết vỡ sọ thì khủng khiếp quá.

19:51 Tuesday,16.12.2014

Đăng bởi:  Linh Cao

Vậy ý anh Tùng là : vợ thì đút cho ta, còn ta thì đút cho chim...à? Khi yêu thì cái ghê gớm cũng thành ngon thôi, em thì em luôn thấy thế. Bọn đanh đá rất nhiều mà chồng vẫn phải khen đấy thôi...hì hì

18:55 Tuesday,16.12.2014

Đăng bởi:  phó đức tùng

Mình đồng ý với cả Thông và Linh Cao, nhưng có chút khác chi tiết. Tinh quạ và tình vợ hai mà là một, một mà là hai. Vợ thì cũng luôn đút cho ta ăn những thứ ghê gớm. Đến khi nhận ra được cái tình rằng đó là cái ngon nhất mà nó từng kiếm được, thì nhiều khi đã muộn. Còn chim thì cần vì ta sẽ đút cho nó ăn những thứ ghê gớm mà nó chẳng từ chối được.

13:10 Monday,15.12.2014

Đăng bởi:  Linh Cao

Đọc truyện Tình quạ, như được ăn trái chuối chín cây, vị còn chát nhưng càng ăn càng ngọt. Bỗng thấy văn một số anh chị miệt vườn rất chi là... vỏ chuối, viết vẫn giả cầy thế nào ấy. Ngọc, dù còn thô chưa buồn mài, cũng có vẻ đẹp riêng. Con quạ dùng cái chết để tỏ tình cảm với người đã nuôi nó và cứu nó. Tình vợ bị đem ra xét xử trước toà án tình quạ, mà hành động đẩy nhẹ vợ ra như một lớp kịch cao trào. Nhân cách của người chồng qua cả quá trình đối xử với con quạ, rất tinh tế và chân thành. Đó giống như bộc bạch của một tâm hồn đang chua xót và bất lực trong đổ vỡ. Giờ mình mới hiểu bọn giai phố vợ con cửa hàng đề huề, mà vẫn xoăn văn mấy lồng chào mào hoạ mi... Cần có tình yêu ở dạng thô ráp và trung hậu nhất, vô tư và trong trèo nhất, ngõ hầu cứu vớt và cân bằng lại tình đời đen bạc bắp bênh này. Hức, thế mới biết tại sao bọn bị mất chó lạc mèo thường đau khổ chạy rông gào gọi khắp phố phường, nước mắt lưng tròng ngơ ngác mất mấy ngày, và đêm đêm trong cơn mớ ngủ, chùng không gọi tên vợ hay chồng, mà nức nở "Phò ơi! Phê ơi !"... hay lẩm bẩm một đoạn trong Tình khuyển- Tình miu đó?

11:34 Monday,15.12.2014

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Đi theo đà câu truyện, người đọc dần chấp nhận những phi lý về việc có thực trên đời này có con quạ nào dạn người như vậy không. Cái người đọc sẽ đem ra so sánh là tình người với người trong truyện ngắn, đôi khi liệu có được như tình quạ. Người viết đang nhớ vợ, nhưng đúng là có chút giận vợ nên mới gây dựng lên hình tượng con quạ này. Con quạ giờ đây trở thành một biểu tượng ẩn dụ. Trước giờ người ta nghĩ về quạ là một con vật bẩn thỉu, xấu xí, bội bạc. Nhưng con quạ trong truyện này lại có tình người. Ở cuối truyện, xảy ra sự kiện con quạ "đánh ghen" rồi thiệt mạng. Con quạ ở thế đối đầu với người vợ (không hiểu lý do gì trước kia bỏ nhà văn mà đi rồi nay lại trở về). Hai nhân vật (vợ và quạ) ấy ở hai "phe" khác nhau, nhưng tôi thấy, con quạ lại chính là hình tượng linh hóa của người vợ. Trong chuyện có hai nhân vật (vợ và quạ) nhưng thực ra lại chỉ là một mà thôi.

23:04 Saturday,13.12.2014

Đăng bởi:  candid

nhớ cái âm thanh "tọc, tọc, tọc" trong truyện Tiếng vạc sành của cùng tác giả ngày xưa.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả