Văn & Chữ

Giả Thám Xuân: con phượng hoàng sinh trong ổ quạ

  Trong số những cô gái của Hồng Lâu Mộng, Giả Thám Xuân là cô gái có cá tính cứng cỏi nhất trong mười hai thoa, song vẫn giữ được khí chất cao đẹp của một vị thiên kim tiểu thư. Cái mạnh mẽ của Thám Xuân thật đường hoàng, hơn hẳn Vương Hy Phượng […]

Ý kiến - Thảo luận

21:14 Friday,10.9.2021

Đăng bởi:  Nam

 Không hề thích cái kết của Thám Xuân và Tích Xuân một tí gì, quá nhẹ nhàng và không có nhiều ý nghĩa lắm. Không như số phận của nguyên xuân và nghênh xuân, quá ám ảnh. Nhất là hình ảnh của nghênh xuân! bị đánh chết, hành hạ chưa đầy 1 năm, còn ngây thơ bị sói ăn thịt nữa! quá trần trụi và ám ảnh. Uớc gì tác giả sống lại để viết nốt truyện

12:54 Tuesday,5.9.2017

Đăng bởi:  Đại Ngu

Phượng Thư một đời làm nhục người nên cuối cùng chết trong nghèo khó cô độc. Cái đó có gọi là ÁC GIA ÁC BÁO không vậy. Chả cần chờ đến kiếp sau nhi! Mà trả thế chưa ăn thua, kiếp sau sẽ còn phải trả tiếp!!! :)))))))))))
 
(SOI: Bạn Đại Ngu sửa bàn phím máy tính nhé, hình như bị hỏng nút chữ "r" nên các cmt đều phải sửa lại chính tả nhiều :-))

14:41 Thursday,31.8.2017

Đăng bởi:  Khách qua đường

 Bởi tinh thần ức chế nên nàng khó tính, chua cay, hay nói lời cay đắng.
Không đồng ý với đoạn này lắm. Có thể nói Thám Xuân là người có tính cách mạnh mẽ và khoáng đạt như một trang nam nhi.  Khuê phòng của nàng là một minh chứng rõ nét nhất: Thám Xuân vốn thích rộng rãi, ba gian nhà ở đều để thông luôn. Giữa nhà kê một cái bàn to bằng đá Đại Lý, trên bàn có các loại bút thiếp của cái bậc danh nhân, cùng mấy chục cái nghiên báu, và các thứ ống bút; bút cắm ở ống như rừng cây. Một bên bày cái lọ sứ Như Châu to bằng cái đấu, cắm đầy hoa cúc trắng như thủy tinh. Phía tường bên Tây treo một bức họa "Yên vũ đồ" của Mễ Tương Dương. Hai bên treo hai câu đối, bút tích của ông Nhan Lỗ công: Phong lưu cảnh đượm màu mây khói, chất phác người quen thú suối rừng. Trên án đặt một cái đỉnh lớn, trên cái giá gỗ đàn tía ở bên tả đặt một cái mâm sứ lớn, trên mâm bày mấy chục quả phật thủ vàng tươi; trên cái giá sơn ở bên hữu treo một cái khánh Tị Mục bằng ngọc trắng, bên cạnh treo một cái dùi nhỏ. 
Khi Giả Mẫu trách mắng Vương phu nhân vì Giả Xá muốn lấy Uyên Ương, không ai dám hé răng chỉ có nàng là người dám lên tiếng và Giả Mẫu đã phải "tâm phục khẩu phục"" trước lý lẽ sắc bén của nàng.  Điều này còn thể hiện ở đoạn nàng khuyên mẹ đẻ "thích thì chơi đùa với bọn hầu nhỏ, không thích thì lánh xa chúng nó, đừng có tức giận để rồi lại thành trò cười cho mọi người". Cũng chính vì khoáng đạt nên dù rất thông minh nàng cũng không nhận ra âm mưu tinh quái của Phượng Thư với dì Hai trong khi Bảo Thoa và Đại Ngọc lại hiểu ngay được hoàn cảnh của cô này.
 

8:17 Saturday,5.12.2015

Đăng bởi:  momo

Anh Nguyễn có thể tiếp tục viết loạt bài về Hồng Lâu Mộng không? Đọc rất hay ạ.

23:46 Saturday,20.12.2014

Đăng bởi:  Sương

KennedyHua phân tích hay quá, nhưng theo mình hiểu Anh Nguyễn nói cái bi kịch của Thám Xuân là bi kịch trong khuôn khổ khi người con gái còn ở phủ (còn sang nhà chồng rồi thì phận gái coi như quên đi, hoàn toàn tính theo phận nhà chồng). Trong khuôn khổ phủ (và vừa tức thời rời phủ được vài dặm ngựa đi), thì rõ ràng Thám Xuân là còn sướng, chứ Lâm Đại Ngọc thổ huyết (ho lao) mà chết, Vưu tam thư chết thảm, Vương Hy Phượng khổ nhất phải chứng kiến cảnh nhà sa sút, chết thì bó chiếu (hehe, mình đọc lâu rồi quên rồi, kiến thức về mấy cô chết này toàn là lấy từ... bài của Anh Nguyễn). Đấy là mình hiểu như thế về hai chữ "nhè nhẹ" của bài...
Cảm ơn KennedyHua nhe. Nhân tiện nói luôn mình đúng là..., ngày ấy đọc 40 hồi sau mà không phát hiện ra sự lệch gì, vẫn thấy hay như thường :-)))

22:08 Saturday,20.12.2014

Đăng bởi:  KennedyHua

40 hồi sau của Hồng Lâu Mông vốn không do Tào gia chấp bút nên kết thúc theo kiểu phục hưng là quá gượng gạo ... chứ tuân theo dòng chảy của 80 hồi trước thì số phận của Thám Xuân không hề nhè nhẹ như tác giả viết đâu.

Trong Giả phủ tứ Xuân thì đã an bài 1 quy luật là "Tam xuân nan cập sơ xuân cảnh", nghĩa là ba cô xuân còn lại không thể sánh bằng cô xuân đầu.

Theo truyện ta thấy Nguyên Xuân sướng nhất, là được hưởng vinh hoa phú quý, vào cung làm quý phi được sủng ái đến mức cho phép quay về nhà thăm cha mẹ dù chỉ 1 lần. Chiếu theo lý thì 3 nàng Xuân còn lại sau này trưởng thành có sang có giàu thế nào cũng không thể vượt hơn. Và chúng ta thấy rõ, 3 nàng còn lại thì chỉ có Thám Xuân là được gả vào vương phủ, điều này là hợp lý vì cấp độ vương gia không thể so với Hoàng Đế. Riêng hai cô Xuân còn lại thi quá bi thảm ...

Nữ nhi trong HLM định sẵn bạc mệnh, cô nào càng đẹp thì phận càng mỏng. Dĩ nhiên Giả phủ Tứ xuân không thể ngoại lệ. Nguyên Xuân chết sớm vì bệnh thì xem ra là có số phận cũng bạc nhưng xem ra mới đúng nhè nhẹ so với các chị em khác. Chứ số mệnh của Thám Xuân theo các nhà Hồng học khảo cứu thì khổ hơn rất nhiều: tuy gả vào vương phủ giàu sang, nhưng chỉ được vài ngày là nhà chồng bị họa giáng xuống, bị tịch thu gia sản mất hết quyền lực cả nhà phải bị lưu đày ra miền biển xa không biết ngày nào mới được quay về thành Kim Lăng nữa kìa.

Tình tiết Thám Xuân vinh quy quay về thăm nhà ở 40 hồi sau là do người khác viết tiếp nên không muốn bàn đến.

21:28 Thursday,18.12.2014

Đăng bởi:  Phạm Ngọc Hùng

Thám Xuân phải biệt ly khi nhà họ Giả có vẻ đang thịnh nhưng thực ra là thoát được kiếp nạn trong gang tấc. Ngay sau đó, tai hoạ ập xuống nhà họ Giả sau cái chết của Nguyên Xuân, tất cả đều bị số phận dập vùi phũ phàng. Hình ảnh Vương Hy Phượng sau khi chết vì đói rét, bị bó chiếu hở đầu ra ngoài khi kéo lê trên tuyết cứ kéo dài mãi trong phim, thật thảm thương...

21:10 Thursday,18.12.2014

Đăng bởi:  KK

Bạn này cực hay, cô đóng Thám Xuân trong phim HLM thì tuy không đạt lắm, nhất là đoạn hất tay bà hầu dám soát người trông chưa đủ"uy", nhưng khuôn mặt, thần sắc đúng như mình hình dung về Thám Xuân, mặt hơi vuông chữ điền và phong tư rất khác người, thiên về trí tuệ hơn là yêu kiều tình cảm như bọn chị em khác.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả