Gẫm & Bình

Nghệ thuật ngày nay: Người nghèo ở đâu?

Nghệ thuật từ lâu đã là món giải khuây của người giàu. Từ nghệ nhân xa xưa chuyên chế tác cốc vàng cho nhà vua, đến nghệ sĩ ngày nay bán các tác phẩm sắp đặt cho giới tài phiệt, nghệ thuật thời nào cũng là xa xí phẩm, là nô lệ của đồng tiền. […]

Ý kiến - Thảo luận

17:45 Tuesday,24.2.2015

Đăng bởi:  ong Bắp

nghèo mà ăn mặc chỉn chu thế sao ?
nghèo nhận thức đáng sợ hơn nghèo sở hữu vật chất

19:25 Friday,9.1.2015

Đăng bởi:  candid

chắc liên quan Maid in Manhattan. :D

18:52 Friday,9.1.2015

Đăng bởi:  LC

À, Bansky là người Anh

18:47 Friday,9.1.2015

Đăng bởi:  LC

Made/mad in...thì rõ rồi. Nhưng tại sao lại London nhỉ?

14:45 Friday,9.1.2015

Đăng bởi:  Như Mai

Bạn nào quan tâm có thể đọc thêm về tác phẩm này của Banksy ở đây: http://www.artofthestate.co.uk/Banksy/banksy_sweep_it_under_the_carpet_maid.htm

Banksy có nói: "In the bad old days, it was only popes and princes who had the money to pay for their portraits to be painted, this is a portrait of a maid called Leanne who cleaned my room in a Los Angeles motel. She was quite a feisty lady"

Mình tạm dịch: "Thời xa xưa xấu xí, chỉ có các vị giáo hoàng, thái tử nọ kia mới có tiền thuê người vẽ chân dung, còn đây là chân dung của một cô hầu phòng tên là Leanne, người dọn phòng tôi ở một nhà trọ ở Los Angeles. Cô này coi vậy mà rất máu."

Còn vì sao cô này ở LA mà lại đặt là Maid in London thì mình nghĩ là do khi đọc lên thì đồng âm với Made in London, chứ không phải...Made in China.

Cảm ơn các bạn.

13:22 Friday,9.1.2015

Đăng bởi:  mở ngoặc

Hoặc cũng có thể hiểu theo một nghĩa nữa: người giàu ngồi không có khi tiền vẫn chảy vào, người nghèo làm việc quần quần chả tthấy tiền đâu, tòan gạch với tường... Nhất là đừng hòng tìm được xiền dưới gầm giường người giàu :-)

6:43 Friday,9.1.2015

Đăng bởi:  mở ngoặc

Chia sẻ một chút với bạn Huong Le: bức tranh này cho mình cảm xúc là cô hầu phòng không có tương lai . Công việc của cô là dọn dẹp thay ga thay nệm hàng ngày và khi cô vén những tấm vải lên thì chỉ thấy những bức tường mà thôi.
Cảm xúc này là do mình cũng nhớ đến một cô bạn Pháp, đã từng làm công việc này cho một khách sạn khá sang. Cô bảo đó là một công việc nghe thì đơn giản nhưng rất nặng đối với phụ nữ, nhất là khi cô cũng không phải khỏe mạnh to con gì.. Hàng ngày cô phải thay ga nệm và nâng lên hạ xuống cả chục chiếc nệm cái nào cũng nặng như con voi, mà ga trải giường cũng không nhẹ gì hơn, vì tòan chất cotton dày cộm... Cô bảo ngày nào về cũng nằm vật ra ngủ luôn vì quá mệt và nghĩ chắc mai không dậy nổi nữa vì người đau ê ẩm, thế mà hôm sau vẫn phải dậy đi làm tiếp, vì mưu sinh cuộc sống nó phải thế.. Nhưng trong đầu cô luôn nung nấu tìm công việc khác vì cảm thấy rằng cô đang tự giết bản thân với công việc khá nặng nhọc đó...Giờ thì cô đã lấy chồng và làm bà chủ trong một lĩnh vực khác. Nhưng khi nhớ lại thời phải làm công việc đó, cô bảo vẫn sợ nổi da gà..
Tất nhiên, đó cũng chỉ là cảm xúc riêng của mình, còn người khác có thể sẽ cảm nhận khác...

13:47 Monday,5.1.2015

Đăng bởi:  Huong Le

Mọi người có thể giúp em giải thích ý nghĩa của bức tranh cuối Cô hầu phòng không ạ? Em xin cám ơn!

9:51 Friday,2.1.2015

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bài hay! Cám ơn người viết và người dịch nhé.

8:16 Friday,2.1.2015

Đăng bởi:  Vũ Hà

Những nếp vải ở ống quần và váy các nhân vật đi hàng đầu trong bức “The Fourth Estate” quá tuyệt. Động tác, gương mặt, mối quan tâm của họ là trong một chuyển động đi tới; một bức tranh có cử động.

20:38 Thursday,1.1.2015

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Cảm ơn người dịch -Hồ Như Mai, đã nêu lên một câu hỏi!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả