Gẫm & Bình

“Làm việc lớn, hãy cẩn thận như mổ một con cá nhỏ…"*

HỘI TỤTriển lãm điêu khắc của Lương Văn Việt Khai mạc: 17:30 Thứ Bảy, ngày 03. 01. 2015Kéo dài từ ngày 03. 1 đến ngày 31. 01. 2015Tại Phòng triển lãm Dolphin Gallery, Heritage Space, tòa nhà Dolphin Plaza sổ 28 đường Trần Bình, Hà NộiVào cửa tự do Có một câu chuyện vui thế […]

Ý kiến - Thảo luận

23:17 Thursday,8.1.2015

Đăng bởi:  vũ lâm

Xin lỗi và cảm ơn anh Tùng en-đ bạn Sương lần nữa. Tôi có ghi sổ thật nhưng cũng chưa tra lại sổ lúc viết bài trên nốt :), vừa lục lại sổ mới hay cụ Lê Đạt nói là Lão Tử chứ không phải Trang. Căn bản đất của họ có lắm Tử quá nên cứ nhầm nhọt.
Chúc mọi người năm mới khỏe,vui!

22:19 Tuesday,6.1.2015

Đăng bởi:  KK

Cảm ơn bạn AQ đã giải thích!

17:45 Tuesday,6.1.2015

Đăng bởi:  Vũ Lâm

Kính anh Tùng và bạn Sương. Lai lịch câu nói ấy là ở bối cảnh như thế này: Năm 2008 thì phải, anh chủ hãng cà phê Trung Nguyên liên kết với tờ Tia Sáng mời khá đông văn nghệ sĩ, trí thức có danh tiếng làm một cuộc tọa đàm để thuyết minh những ý đồ vĩ đại về “vương quốc cà phê” của anh ta và đề nghị văn nghệ sĩ, trí thức đóng góp ý kiến. Tâm ý tự cường của anh này thì cũng tốt thôi, nhưng lời lẽ thuyết minh thì khá đại ngôn và ngụy biện rất kỳ quặc, kiểu như “nếu cà phê là một đạo thì trên thế giới có khoảng 2 tỷ người theo đạo này” (mình nghĩ ngay đến “đạo cơm” hay “đạo bánh mì” thì tín đồ còn vô vàn). Sau khi anh ta thuyết xong, chắc thấy nhột người nên cụ Lê Đạt lên tiếng, cụ nói đại ý là chúng tôi là những người làm ngôn ngữ, chỉ căn cứ trên ngôn ngữ thì thấy ý đồ của anh nó khủng khiếp quá… và cụ dẫn câu nói ấy chắc có ý giáo huấn. Tôi nhớ rất rõ bởi vì tôi có ghi sổ, nhưng sau cũng không tra lại nguồn. Đọc sách, nhiều quyển chứa rất nhiều triết lý thâm thúy, nhưng chẳng nhớ gì vì nó không cụ thể. Thế nhưng khi một người nói ra câu nào hay, ở đúng thời điểm sinh động, thì ta lại rất nhớ. Cảm ơn anh Tùng và Sương đã phân tích và tìm nguồn !
Với LC: Cái món dẫn mối này thì chắc phải nhờ tài năng đặc biệt của Lờ Cờ thôi 

14:39 Tuesday,6.1.2015

Đăng bởi:  LC

Hay, có người đã bớt khó hiểu nặng nhọc chữ nghĩa, dí dủm duyên dáng hơn rồi đó ! Chỉ thương anh Tùng, gọi Vũ Lâm là pác hè ?! Hắn trẻ lắm, chưa đầy tứ thập nhi lập bập đâu hấc hấc...
Về kỹ sư Việt xù, em chỉ xin có ý kiếng, là đại ka nên lập miu bán quách cả cái concept Hội tụ ấy, cho bọn Dolphin bò-ra-la đi. Bây giờ chở về xưởng vừa mệt vừa bẽ bàng lắm. Giải tán đi để mà còn làm sang cái mới tinh. Bọn Dolphin có chỗ tượng ấy mà bầy , cũng đỡ hiu quạnh, tăng thêm sức thuyết phục rằng: anh đây art xịn nhá, chứ không giống cái Nhà to gần cạnh Bến xe. Kê kích nói cho họ thủng ra, Lâm ạ. Chiến Công ấy mới là con cá to, là chính quả xứng danh thuyết khách. Lúc ấy tớ mới nể cậu thật sự đó....

11:01 Tuesday,6.1.2015

Đăng bởi:  candid

Nghệ thuật này phải tính bằng tấn chứ chả chơi. Hai tác phẩm này chắc phải thiết kế cả không gian như tượng đài, công viên mới phát huy hết được nhỉ.

7:49 Tuesday,6.1.2015

Đăng bởi:  A.Q

K.K thân mến. Người trong giới đều biết Việt này là Việt Xù, hình dáng bên ngoài khi đầu bờm xờm khá giống con sư tử đực. Cho nên câu chuyện của Vũ Lâm ban đầu có thể hiểu thế này:
Nhiều anh điêu khắc gia (tạm gọi là tiểu cẩu đi - không có ý miệt thị) cứ hung hăng, coi thường "đại sư" Việt Xù. Việt Xù thì cứ lừ đừ ngày ngày chúi mũi vào với đống sắt thép trong xưởng (tự Việt làm chứ không như nhiều điêu khắc gia khác là chỉ đưa phác thảo cho thợ thi công). Đến khi ra đọ thì độ vạm vỡ của các tác phẩm "tiểu cẩu" kia bị đè bẹp hết.
Trong bài không có ý gì nói đến sói.
Hình con chó trong bài theo tôi hiểu là liên hệ đến chuyện "tiểu cẩu" tới thăm "đại sư".

0:24 Tuesday,6.1.2015

Đăng bởi:  KK

Con "chó từ châu Phi" đó là sư tử chứ không phải chó sói, SOI à, nhưng không thấy nhiều liên hệ lắm giữa câu chuyện và bài viết ;)

13:20 Monday,5.1.2015

Đăng bởi:  admin

@ Khalid: Soi không đưa cmt của bạn lên nhưng bạn thật đáng thương. Đời bạn chắc phải vùng vẫy trong cái mớ bẩn thỉu mà bạn rải đầy trong cmt nên nó ám ảnh bạn vậy. Thoát ra đi bạn, để được làm người.

12:35 Monday,5.1.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Sương
Về kỹ thuật nấu nướng, bạn suy việc nấu cá nhỏ phải như thế nào là tùy, nói là đừng động đũa cũng được, lật dứt khoát cũng được, mà phải thận trọng, cẩn thận cũng được.

Vấn để là trong context của Lão tử thì triết lý rõ ràng là để mọi sự tự nhiên, vô vi, thì phải hiểu câu nấu cá nhỏ là không động đũa. Lão tử không bao giờ dạy hữu vi thì phải làm thế nào, mà dạy chẳng nên hữu vi. Cùng một câu nói đó, nếu trong sách Nho gia thì lại phải hiểu là nấu cá nhỏ cần phải cẩn thận, lật đảo khéo léo, canh lửa vừa vặn không thì sẽ nát, hoặc cháy v.v.
Bác Vũ lâm nói làm việc lớn phải cẩn thận như mổ cá nhỏ, có nghĩa là có làm việc lớn, và cần phải cẩn thận như mổ cá nhỏ, thì ta phải hiểu đó là cách phải làm cẩn thận, chứ không thể suy là cá nhỏ không cần mổ. Một câu như vậy không phải là không thể có, nhưng nếu có thì chắc là ý của Nho gia, chứ không phải là ý Lão tử hay Trang Tử

Nho Đạo thường rất hay dùng ví dụ giống nhau, nhưng nghĩa thường ngược nhau. chẳng hạn Nho giáo nói quân tử như gió, tiểu nhân như cỏ, gió thổi thì cỏ rạp. Quân tử có lập trường không đổi, tiểu nhân thì thuận chiều nào xoay chiều đó. Đạo giáo lại nói quân tử phải như cỏ, gió lớn thì cỏ rạp, gió qua thì lại đứng dậy. ý nói phải thuận theo tự nhiên, hiểu rõ bản chất tự nhiên mà tùy thời biến đổi. Gió mạnh chẳng phải hiện tượng lâu dài, chẳng nên chống chọi với nó đến mức thí mạng làm gì.

12:08 Monday,5.1.2015

Đăng bởi:  Sương

@ bác Tùng: em hiểu trị nước lớn như nấu nồi cá nhỏ nghĩa là đừng có lúc lúc lại thay đổi, trở qua trở lại lặt vặt làm nát nhè ra. Có làm cái gì thì động tác phải dứt khoát, mạnh mẽ, cần lật thì lật hết lại một lần cho chín hẳn, sẵn sàng hy sinh một số thành phần ngoại vi để thành phần trung tâm và đa số được bảo toàn, ổn định.
Thực ra mổ cá nhỏ không cần cẩn thận. Cá nhỏ không cần mổ. Hoặc mổ có phạm mật cũng không lo vì độ đắng không quan trọng. Làm việc lớn phải cẩn thận như NẤU cá nhỏ thì có ý nghĩa hơn, gần với nghĩa gốc của Lão Tử hơn. Còn nếu bác Lâm vẫn dứt khoát nói đây là ý của Trang Tử thì nên đổi lại: "Mổ cá nhỏ cũng đã là việc lớn". :-) 

12:05 Monday,5.1.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

câu trích dẫn hơi khác nguyên bản, làm sai ngược hoàn toàn nghĩa, nên mình mới nhầm là tứ thư. Nói làm việc lớn phải cẩn thận như mổ cá nhỏ có nghĩa là phải làm việc cẩn trọng, như vào rừng sâu, như bước trên băng mỏng, là kiểu lời dạy của Nho gia.

Còn trị nước lớn như nấu nồi cá nhỏ là ý Lão Tử, nói rằng tốt nhất đừng có chọc ngoáy vào làm nó nát bét ra, cứ để yên cho tới khi chín thì bắc ra ăn.

12:00 Monday,5.1.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

cám ơn Sương,
nhớ ra rồi

11:55 Monday,5.1.2015

Đăng bởi:  Sương

@ bác Tùng: câu ấy của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh: "Trị nước lớn như nấu nồi cá nhỏ".

11:53 Monday,5.1.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

bác Vũ Lâm
cái câu "làm việc lớn, phải cẩn thận như mổ cá nhỏ" chắc không phải khẩu khí Trang Tử, mà phải là Nho giáo, không biết chỗ nào trong tứ thư, chưa có thời gian tra cứu lại. Trang Tử thì cần gì "làm việc lớn", vì ông ấy muốn làm "con rùa lết đuôi trong bùn" hơn mà.

Đọc câu chuyện con chó đầu to của bác, làm em phải xem kỹ lại bài giới thiệu các tác phẩm, vì dạo này ở Việt Nam, chỉ có thấy sơn chó vằn giả thành hổ chứ chưa thấy ai cắt bờm sư tử giả làm chó bao giờ.

Những tiêu đề như "bình đẳng", "hội tụ", "điểm đến" khác gì biển đề "khủng long", "rồng thiêng", "phượng hoàng", e rằng khó tránh cái chuyện chó sơn.

9:33 Monday,5.1.2015

Đăng bởi:  admin

@ Trịnh Xuân Đỉn: Soi không đưa cmt của bạn lên. Nếu là đùa thì là đùa ác ý, cố tình hiểu sai ý người viết và có thể làm tổn thương nghệ sĩ. Mong Đỉn đã mất công vào Soi thì nên dành trí thông minh và sự hài hước cho đúng chỗ. Thân mến.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả