Văn & Chữ

Chương 13 và 14 của "Xuyên Mỹ": Luẩn quẩn trước ly hôn

 Soi: “Xuyên Mỹ” và “Một mình ở châu Âu” nằm trong bộ “Bất hạnh là một tài sản” của Phan Việt. Xin giới thiệu với các bạn hai chương trong “Xuyên Mỹ” do Đỗ Duy chọn. Về hình thức của bộ sách này, và về “Xuyên Mỹ”, các bạn có thể đọc thêm bài phỏng […]

Ý kiến - Thảo luận

1:49 Wednesday,14.1.2015

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Nhật ký tỉ mỉ có phân tích cảm xúc theo lối khoa học. Có ích cho bạn nữ nào rơi vào trường hợp ấy, đọc không phải học được kinh nghiệm gì, mà có thể đối chiếu để tìm giải pháp riêng/ Cảm ơn tác giả mặc dù tôi không là phụ nữ.
Hừm hừm, đây là trường hợp người Việt lấy người Việt rồi qua bển rồi được rồi mất rồi lại được... Mình hơi liên tưởng vơ vít tí là nếu nhân vật chính trải nghiệm này nếu có đi bước nữa với người Âu - Mỹ chắc thêm vài tập truyền kỳ hiện thực. Hic (xin lỗi tác giả). Thế là huề!

7:15 Monday,12.1.2015

Đăng bởi:  Sương

Tôi đọc hai chương này của Phan Việt xong là có quyết tâm phải ra Đinh Lễ thửa ngay "Xuyên Mỹ" về đọc cho hết.
Phan Việt rõ ràng đã có một sự lựa chọn vì người đọc chứ không vì bản thân cô nên đã dùng hình thức này. Cô hoàn toàn chỉ cần điểm xuyết thêm chút văn chương, nhấn nhá lâu hơn ở những lúc đau buồn (do chồng nhỏ dầu vào mắt chẳng hạn), viết ngắn hơn ở những đoạn phân tích lý do đưa đẩy tâm lý phụ nữ v.v... là đã thành văn chương. Nhưng Phan Việt không cần làm văn trong trường hợp này. Cô đi rất nhanh qua những đoạn cảm xúc mà thông thường các nhà văn sẽ bám vào như những điểm đắt giá. Cô khai thác cặn kẽ và rành mạch những đoạn đối thoại của bạn đồng nghiệp, của chuyên gia, và cả suy nghĩ chưa có lối thoát của bản thân, để người đọc nào quan tâm tới vấn đề ly hôn (chứ không phải quan tâm tới văn chương) có thể tìm thấy những thông tin chân thực (và có thể là cần thiết).
Không phải nhà văn nào cũng có ý thức được như Phan Việt: ghi lại những khó khăn mà bản thân mình phải trải qua một cách đủ chữ đủ thông tin nhất.
Nhưng Phan Việt vẫn không giấu được mình là nhà văn. Chỉ cần chấm phá mấy nét đơn giản thôi cũng đủ làm người đọc hình dung ra bối cảnh, hoàn cảnh. Đặc biệt hay là đoạn cái cô chuyên viên tư vấn tre trẻ đầu tiên, cứ gờn gợn rằng cô ta là một người có kỳ thị dân châu Á.

6:40 Monday,12.1.2015

Đăng bởi:  candid

Đau khổ cũng không có gì mới.:D Chỉ là kéo dài của Một mình ở Châu Âu.

23:17 Sunday,11.1.2015

Đăng bởi:  Peace

Tôi nghĩ Phan Việt viết cuốn này như một liệu pháp tâm lý sau ly hôn. Có lẽ cô ấy không tìm được một ai khiến cô ấy muốn nói và cùng mổ xẻ các vấn đề của bản thân nên cô ấy viết ra. Viết chính là một lần nói cho hết vậy. Tôi nghĩ cuốn sách/truyện/hồi ký này có ý nghĩa đó. Chứ về mặt văn chương thì tình thực là không có gì đặc sắc.

Bác Candid thông cảm cho phụ nữ đau khổ đi. Hải đăng của bác nếu thích lại chả viết hay và dài gấp mấy lần thế này í chứ. Tôi nghĩ Phan Việt không định bêu xấu gì ai đâu.

21:33 Sunday,11.1.2015

Đăng bởi:  Loicanh

Ừ nhỉ, hồi ký đó. Cũng vậy thôi. Thôi lại phải đi tìm sách đọc vậy...

21:17 Sunday,11.1.2015

Đăng bởi:  candid

Khổ thân Hải đăng. Kiếp sau chớ lấy vợ văn sĩ :D

20:38 Sunday,11.1.2015

Đăng bởi:  kk

Hay, cảm động, và thực tế. Mừng là tác giả đã vượt qua được và bật lên.

16:19 Sunday,11.1.2015

Đăng bởi:  Tú Lơ

Ai bảo Loicanh đây là tiểu thuyết?

15:01 Sunday,11.1.2015

Đăng bởi:  Loicanh

Văn của chị Việt đã bị Mỹ hoá khá nhiều rồi. Quá trình giãi bầy và giải phẫu hiện thực, mặc dù mang nặng trải nghiệm cá nhân...dần dần đã đem hơi hướng trần thuật xen luận văn. Hệ thống hình tượng bị thay thế bởi các Tư liệu về tâm lý học, đọc thì bổ ích cho người sắp ly hôn, nhưng lại là khô ron với một độc giả tiểu thuyết đấy. Chắc các đoạn chương trước sẽ tình hơn, đẹp hơn...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả