Gẫm & Bình

Bài 3: Thế nào là "có tài", và chúng ta đã làm gì cho một người có tài?

Tiếp theo bài 1 và bài 2 với phần 1, 2, 3, và 4 phân tích về tranh của Phạm Tuấn Tú 5. Thẩm mỹ, những việc có thể làm tiếp, và chúng ta đã làm gì cho một người có tài? Sự sáng tạo và trưởng thành trong sáng tạo có thể tạm mô […]

Ý kiến - Thảo luận

23:54 Saturday,31.1.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Cảm ơn anh Tùng đã chia sẻ ạ. Xin phép trao đổi thêm với anh:
Phải chăng anh Vũ Lâm nói đến hoài nghi và nhàm chán là nói đến "nhu cầu nhận thức" và "mỹ cảm về hình thức". Hai cái này là không thể thiếu (và chưa hẳn đã đủ) đối với nghệ sĩ sáng tác? Trong đó, "nhu cầu nhận thức" thôi thúc con người nghi ngờ các giá trị đã biết, còn "mỹ cảm về hình thức" là thứ (sớm muộn gì cũng sẽ) bị thay đổi do cảm giác nhàm chán (đây là một tố chất tinh thần bẩm sinh của con người)? Thêm vào đó, đặc biệt là ở các nghệ sĩ sáng tác, thì họ còn rất quan tâm đến mối liên hệ giữa "nội dung tinh thần" với "mỹ cảm hình thức", và cái mối liên hệ (mang tính giải thích cho nhau) này cũng sẽ bị thách thức (bởi hoài nghi và nhàm chán) bên trong các nghệ sĩ, để buộc họ thay đổi một trong hai thứ đó, hoặc cả hai? Và như vậy anh Vũ Lâm nói đến "mầm" và "cây" không phải để nói đến khởi nguồn của nghệ thuật, mà chỉ là nói về quy luật và một số đặc trưng của hành trình sáng tạo của nghệ sĩ? Dĩ nhiên, như anh Tùng nói, không phải nghệ sĩ nào cũng tìm ra được cái đẹp "thực sự" (nếu coi cái đẹp là tồn tại khách quan).
Một câu hỏi khác, nếu anh Tùng có thời gian, có thể giải thích một chút về từ "linh thị" không ạ?
Cảm ơn anh một lần nữa.

8:13 Saturday,31.1.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

bạn Riêng Chung
theo mình thì cái đẹp nếu ta coi là có tồn tại (có nhiều quan điểm cho rằng không tồn tại đẹp xấu, chẳng qua do tâm phân biệt mà thôi) thì là giá trị tự thân. Như vậy một là bạn có hình dung về nó, hoặc là không. Khi bạn có nó, ắt bạn phải thấy hạnh phúc và muốn chia sẻ. Những cái xấu khi đó đối với bạn vô nghĩa. Cũng như khi bạn đang thưởng thức miếng ăn ngon, thì bạn không thể bực tức vì ở chỗ khác bán món ăn dở được. Hay khi bạn đang trầm trồ một viên ngọc quý, bạn không thể có cảm giác chán chường vì những rác rưởi khắp nơi. Khi bạn được nếm vị quả ngon, có thể bạn sẽ muốn chia sẻ, muốn giữ cái hạt đó để đem trồng thành cây cho mọi người cùng ăn. Như vậy, khởi đầu sẽ là hạnh phúc, là cái đẹp, là niềm tin tốt lành.

Ngược lại, nếu bạn đang không sở hữu cái đẹp, thì quanh bạn sẽ toàn thứ xấu xí, chán nản, làm cho bạn bực mình. Tất nhiên người biết bực mình vì những thứ xấu xa có thể sẽ lên đường đi tìm cái đẹp, như ông Thích ca không cam tâm với bể khổ thì đi tìm đường giải thoát. Tuy nhiên việc đi tìm và tìm thấy không phải hệ quả trực tiếp. Vô số người đi tìm mà không thấy. Vậy thì việc hoài nghi và chán nản có thể là một khởi đầu cho một tìm tòi nghệ thuật, và có thể dẫn đến thành công. Người đi tìm tòi như vậy chắc chắn hơn hẳn những người không biết hoài nghi, không thấy những rác rưởi trần tục xung quanh là nhàm chán. Tuy nhiên nếu nói sự nhàm chán đó là một hạt mầm sẽ mọc lên một cây tươi tốt thì là so sánh theo mình chưa chính xác.
Cần phải phân biệt một điều nữa. Nghệ thuật nhiều khi dùng thủ pháp phê phán cái xấu để làm hiển lộ cái đẹp. Đó là trường hợp các loại bi hài kịch, và nghệ thuật phê phán, châm biếm. Tuy nhiên điều đó chỉ khi bạn biết cái đẹp và muốn quét những rác rưởi để cái đẹp lộ ra, chứ không phải khi bạn bực mình với rác rưởi đơn thuần. nếu chỉ phê phán không thì không khác gì bới rác ra ngửi, chẳng có giá trị gì.

23:52 Friday,30.1.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Anh Phó Đức Tùng và anh Vũ Lâm đã có những trao đổi cực kỳ thú vị. Vốn định lặng lẽ thưởng thức và học hỏi, vì chen vào sợ ngu ngơ làm nhạt chuyện đi mất, nhưng quả thực rất mong hai anh trao đổi tiếp chủ đề này, nên xin mạo muội đặt thêm thắc mắc với hai anh một cách lằng nhằng thế này:
Khi anh Tùng khu biệt giữa Khoa Học với Nghệ thuật thành 2 hạt giống khác nhau, anh có định đánh đồng giữa khái niệm hạt giống này với ý tưởng "hạt giống (muốn) thay đổi" của anh Vũ Lâm không ạ? Có phải anh Tùng lấy từ "hoài nghi" của anh Vũ Lâm để phản biện rằng cái hạt giống "muốn thay đổi" mà anh Vũ Lâm nói sẽ không mọc nổi ra cây nghệ thuật? Và có phải vì thế mà, 1/ anh Vũ Lâm dùng mầm với cây là so sánh chưa đúng về "khởi nguồn" nghệ thuật, và 2/ có thể kết luận rằng nếu đã hoài nghi thì không thể tạo ra nghệ thuật (hoặc tạo ra "giả nghệ thuật") không ạ?

12:44 Friday,30.1.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Vũ Lâm
thì chính là chuyện từ một quả trứng mà nở thành các con khác nhau đó. theo lý thuyết của bạn thì sẽ có một quả trứng, và trứng loài nào sẽ nở thành loài đó. Trứng thiên tài nở ra thiên tài. câu hỏi đặt ra là trứng đó từ đâu mà ra. nếu là bẩm sinh vốn có thì khởi nguồn không phải do nhàm chán, hoài nghi, mà chẳng qua hạt đã có trong đất, đúng thời tiết thuận lợi thì mọc mầm. và vốn có hạt cỏ thì phải chịu thành cây cỏ, có hạt bồ đề mới mong thành cây bồ đề.

còn như một số nguồn khác kể thì nghệ thuật vốn không phải từ trứng lớn thành gà, mà ngay từ đầu đã là linh thị, con gì đã là con đó. nghệ sỹ mất nhiều năm trưởng thành chẳng qua là dùng ngôn ngữ nghệ thuật để tả lại linh thị thì cần có thời gian mới thành thục được.

tóm lại, đồng ý với Lâm về đa số quan điểm trong bài viết. chỉ có cái khởi nguồn, có phải là từ nhàm chán và hoài nghi không thôi. Phật giáo là lý thuyết sắc sảo nhất bàn về sự nhàm chán, gọi là nhàm chán vũ trụ, tức là cảm thấy cho dù muôn lượng kiếp, đã trong luân hồi không thể khỏi chán, vậy mà lại không khuyến khích và coi trọng nghệ thuật.

11:50 Friday,30.1.2015

Đăng bởi:  vũ lâm

Kính anh Tùng!
Tôi cũng không phải nghệ sĩ, nên cũng chẳng biết cái cây nghệ thuật nó mọc từ đâu :) nên thật khó mà kể được để báo cáo lại anh. Chắc trong đêm khuya, ở nơi hoang vắng, có cụ hoặc đấng nào khải thị cho nên tôi viết thế. Mà đấng đó quên không nói tên, hoặc là tỉnh dậy tôi quên xừ mất. Nên thật là rất có lỗi!
Về cái hạt mầm đó, thì khi bàn với anh để chiêm nghiệm, tôi hình dung một ví dụ bằng hình tượng để dễ hiểu. Tại sao cùng là một quả trứng ấy, lại có thể nở ra gà, vịt, hoặc là đại bàng, phượng hoàng (hai chân, bốn chi). Mà cũng vẫn là trứng thế, sao lại nở ra được thằn lằn, cá sấu, rồng Cô mô đô, khủng long (bốn chân), hoặc rắn? (không chân, chi bị thụt đi)
Cái này thì cho đến giờ tôi vẫn không tự trả nhời được. Có lẽ nhờ anh Tùng hỏi hộ bạn Kiệt được không ạ. Tôi chắc bạn Kiệt sẽ giải đáp được cho hai anh em :)). Chúc anh khỏe, vui!

20:43 Thursday,29.1.2015

Đăng bởi:  góp ít lời

Có câu nói rằng "khuyên ai cái gì thì nên nói ít thôi", hoặc "càng nói nhiều càng đánh mất ý chính", hoặc "hãy gạt bỏ bớt các tính từ đi, chỉ dùng câu đơn giản với chủ ngữ, động từ, vị ngữ... thì ý sẽ sáng ra".
Dựa theo cách đó mà nói thì "văn là người, tranh cũng là người. Người có nội dung thì tranh sẽ có nội dung, người sạch sẽ tử tế thì tranh cũng sạch sẽ tử tế...". Tóm lại muốn có tranh đẹp thì cốt cách bản thân trước hết cũng phải hay phải đẹp, đương nhiên cộng với tài năng thật sự. Tài năng lại bao gồm 99% lao động + một giọt trời cho. Cái gì cũng có giá.
Đừng đổ lỗi gì cho các thế hệ trước sau. Tự mình là chính mình mà thôi. Cuộc sống thì vẫn thế, lúc nào chả đầy khó khăn. Người VN vốn hay thích ăn xổi, háo danh, hoang tưởng, giỏi bao biện. Mình không có lỗi. Lỗi tại xung quanh.
Nghệ sĩ đích thực thật hiếm. Chỉ có Việt nam mới thấy nhiều nghệ đến vậy, cứ sau 5 năm Yết Kiêu ra trường là tất cả bỗng thành nghệ... Ai cũng nghĩ vậy. Thế mới là khó.

13:25 Wednesday,28.1.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Vũ Lâm
mình không phải nghệ sỹ, nên chẳng biết cái cây nghệ thuật nó mọc từ đâu. chỉ là về logic, lạm bàn một chút để mọi người tham khảo.

Nguyên là ta biết một lĩnh vực rất lớn của tri thức là khoa học, cũng mong đi tìm sự thật. Nhưng triết học về phương pháp nghiên cứu khoa học đã nói rõ, rằng mọi ngành khoa học đều không thể khẳng định về chân lý. Một lý thuyết khoa học được coi là đúng, chừng nào chưa ai chứng minh được nó sai. (Popper, falsification). Bởi vậy, tố chất của khoa học gia phải bắt đầu bằng sự hoài nghi. Con đường khoa học là con đường của phủ định.

Ngược lại, nghệ thuật cũng như tôn giáo, kỳ vọng mang lại sự thật hoặc một mảnh sự thật trực tiếp, không cần chứng minh. Sự thật đó được coi là khải thị, được những nghệ sỹ có một medium đặc biệt hứng nhận được, và sau đó truyền đạt lại. Như vậy, bản chất của nghệ thuật là một niềm tin sâu sắc vào một thứ chân lý mà nghệ sỹ bằng cách nào đó cảm thấy mình tiếp nhận được và một thôi thúc nội tại về nghĩa vụ phải chia sẻ nó. Như vậy, con đường của nghệ thuật là khẳng định. Giá trị của nghệ thuật nằm trong niềm tin vào một cái đẹp nội tại của chân thiện mỹ.

Làm sao một hạt mầm hoài nghi lại có thể lớn lên thành một cái cây thuyết phục, chứ không phải là cây hoài nghi? Còn nếu là một cây hoài nghi thì có đủ để trở thành giá trị nghệ thuật? Một sự hoài nghi lớn về những giá trị sẵn có có đủ để thành giá trị mới?

8:51 Wednesday,28.1.2015

Đăng bởi:  Trinh Lữ

Bài viết rất đúng và hay. Cảm ơn Vũ Lâm.

8:33 Tuesday,27.1.2015

Đăng bởi:  LC

Yes sir! Nhất Trí cao độ...Lâm ơi tôi thán phục và Hứa sẽ sống -lao động- học tập theo tấm gương Tâm Thần Tài ông đã tìm ra, qua bài viết này! Hức hu

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả