|
|
|
|||||||||
Đi & ỞNhân chuyện cây sanh Hải Hậu, nghĩ về sự quái dịTrước kia, cứ nghĩ đến Hải Hậu là tôi hình dung ra gạo tám xoan. Cái tên gạo thật là hay, vừa dịu dàng, vừa chân quê, mà nghe qua đã thấy phảng phất hương thơm đặc biệt. Xung quanh loại gạo đặc sản tiến vua này thật nhiều giai thoại. Nghe nói phải hái […] Ý kiến - Thảo luận
0:34
Tuesday,3.2.2015
Đăng bởi: Riêng&ChungVâng anh Tùng, thông tin trên mạng cho thấy, chuyện của cụ Orwell có dịch ra tiếng Trung từ 1988 (sau cải cách mở cửa 10 năm), và tiếp tục được tái bản đến bây giờ, có cả sách điện tử và được giới thiệu là "sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực đến độc giả đương đại của TQ, đặc biệt là thanh thiếu niên."
19:57
Monday,2.2.2015
Đăng bởi: phó đức tùngRIÊNG CHUNG
17:43
Monday,2.2.2015
Đăng bởi: Riêng&ChungTừ "Hội chùa thì rượu thịt xô bồ, hội chợ thì buôn điêu bán đắt, hội hát thì vặn băng cát-xét... và hội nào thì cũng bán hàng Trung Quốc rởm, quảng cáo hò hét om xòm, chơi bời đỏ đen..." (Phó Đức Tùng. Trăn trở xung quanh vấn đề bản sắc dân tộc.2009), đến " Các đại gia Hải Hậu đều là đại gia cây. Kể cả chủ xưởng muối cũng đồng thời là chân cứng trong hội cây cảnh nghệ thuật. Hội cây cảnh họp ở ủy ban nhân dân huyện, ô tô đỗ chật bãi, rượu thịt linh đình. Hội này là đầu não kinh tế của huyện, ai ai cũng đều là tỷ phú, triệu phú..."(Nhân chuyện cây sanh Hải Hậu...,2015). Không biết anh Tùng có phân tích gì, về sự "phát triển kinh tế xã hội", sau quá trình hơn nửa thập kỷ (2009-2014) không ạ : )
14:48
Monday,2.2.2015
Đăng bởi: ThiemXuất sắc, mở rộng từ cây sanh ra cả văn hóa khác nữa.
8:40
Monday,2.2.2015
Đăng bởi: HienCám ơn Tùng, một bài viết hay!
0:00
Saturday,31.1.2015
Đăng bởi: Biển ViệtChiêu trò này xuất phát từ Trung Quốc ra hết. Rất nhiều phen người Việt mình đã bị thua đau vẫn không rút ra kinh nghiệm. Khi túi bọn thương gia Trung Quốc vơ vét hết về nước. Hậu quả sau cùng toàn bộ dân mình phải chịu. Theo cá nhân tôi thì đừng bao giờ cuốn theo cơn sốt hay một cái gì đó. Hãy bình tĩnh tìm hiểu vẫn chưa muộn.
13:16
Friday,30.1.2015
Đăng bởi: PHAM QUOC TRUNGNhiều bài của Phó Đức Tùng thì rõ là lắm chữ. Còn bài này rất hay. Nhất là đoạn kết.
11:43
Friday,30.1.2015
Đăng bởi: candidMột đằng là người ta đích thân chơi bonsai, có thể kiên nhẫn cả chục năm để cây tạo sẹo, tạo dáng, một hình thức thiền. Một đằng là thừa tiền thích chiếm hữu, thấy hòn đá hay thì nổ mìn bê về, thấy cây cổ thụ thì chặt hết cành ngọn, đánh gốc trồng trong vườn.
9:03
Friday,30.1.2015
Đăng bởi: Thành NamBài hay quá. Không đọc thì cứ khen mấy cây sanh khủng này là đẹp. Lập luận của người viết sắc sảo, thấu đáo.
7:50
Friday,30.1.2015
Đăng bởi: adminVề quá trình làm bonsai Goshin của Naka có hình minh họa bài viết, Wikipedia viết: "Goshin ("người bảo vệ cho tinh thần") là một cụm bonsai do John Y. Naka sáng tác. Lấy cảm hứng từ một rừng tùng gần một điện thờ ở Nhật, Naka tạo cụm bonsai này thành một mảng rừng nhỏ, bằng 11 cây Foemina Junipers. Đầu tiên, vào 1948, ông dùng hai hây có cùng chiều cao, tạo cụm “hai cây”. Đến 1953, ông thêm vào một cây và mua được một cây cao nhất (cũng là cây chính, cao nhất của Goshin sau này), đem trồng lại trong đất, làm mảnh đi và tạo dáng. Đến năm 1964 bonsai này lần đầu tiên có hình dáng một cụm rừng khi Naka nhập cả 4 cây trên vào thành một cấu trúc có chiều cao 1.2m. Rồi ông thêm vào 3 cây nữa, thành cụm 7 cây. Ông cũng phải sửa lại bồn vì thoát nước kém khiến một cây chết, phải thay cây mới. Lúc này Naka có 7 đứa cháu, mỗi đứa được đại diện bởi một cái cây. Đồng nghiệp thúc giục, ông bèn đặt tên bonsai này là Goshin, vì nhớ đến ngôi đền có khu rừng đã mang lại cho mình cảm hứng. Năm 1973, Naka có 11 đứa cháu, ông lại thêm 4 cây nữa vào. Naka đã tặng bonsai này cho National Bonsai Foundation vào 1984, được bày tại United States National Arboretum từ đó đến nay. Naka thường xuyên sang Mỹ để kiểm tra, chăm sóc Goshin. Ông mất năm 2004, một web chuyên về bonsai của Pháp khóc thương ông đã viết: “Naka mất đi, nhưng những tiếng suýt xoa kinh ngạc mãi quanh quẩn giữa những thân cây của Goshin”. |
|
||||||||||