Soi học

Prana Ahuti - Phương pháp khởi động linh khí prana

(Tiếp theo bài 1) Rất khó để dịch chính xác prana ra Việt ngữ. Dịch là khí, hay thậm chí nội công, là không chính xác. Người Trung Quốc gọi nó là ngoại khí, hay tiên thiên khí. Người Tây phương gọi chung nó là điện (electricity) hay, kỹ hơn, là điện từ trường (electro-magnetism). […]

Ý kiến - Thảo luận

18:02 Saturday,25.11.2023

Đăng bởi:  Lê Thị Trúc Ly

Vào khoảng 4 5 giờ sáng khi em đang ngủ bỗng dưng em thấy có một luồng ánh sáng từ giữa trán của em phát ra rất là dễ chịu và xoáy ra cứ đi thẳng xoáy xoáy đi đến tận trời, rồi lại xoáy xa thêm hơn nữa Em không biết đó có phải là em mở luân xa không em không có ngồi thiền hay yoga gì cả.
Em là thợ tóc hay gội đầu và massage cho khách tình cờ em kêu khách cứu lưỡi lên vòm trên ngậm miệng lại để ở đó và em massage ấn huyệt thì khói bay ra từ đỉnh đầu đấy có phải là trượt khí không anh và khi em làm như vậy Em có bị nhiễm khí và ảnh hưởng đến sức khỏe không nếu có anh chị cho em cách xã nếu em làm như vậy cho nhiều người thì có tốt không mong anh hoan hỉ giải đáp

13:38 Wednesday,28.8.2019

Đăng bởi:  lê nguyen chuong

bài viết rất hay, nếu có duyên cho tôi xin số điện thoại hoặc địa chỉ của tác giả bài viết.

15:06 Tuesday,2.5.2017

Đăng bởi:  ABC

"Mỗi lần tập lâu mau tùy ý, nhưng không nên ít hơn 15 phút. Tránh làm việc này giữa 5 và 8 giờ chiều."

Mong bác Trịnh Bách trả lời giúp em là vì sao phải tránh tập lúc 5 đến 8h chiều ạ? Thank you.

20:14 Sunday,17.4.2016

Đăng bởi:  hoang van quyet

hay

12:19 Friday,19.2.2016

Đăng bởi:  dilletant

Một ngày nào đó, Soi sẽ viết về thực hành shaman giáo (lên đồng)?

11:26 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  admin

Gửi các bạn: có một số cmt Soi sẽ không đưa lên. Đề tài nghiêm túc, người viết cũng công phu, nghiêm túc, người cmt nên tôn trọng đừng đùa cợt. Cảm ơn nhiều.

9:04 Thursday,18.2.2016

Đăng bởi:  le phu dinh

Xin hãy viết tiếp cách tư luyện tiếp đi thây ơi. E tự mở luân xa 6 7 giờ cứ hay đau đầu. Thây chỉ e với.

16:56 Thursday,5.3.2015

Đăng bởi:  Black Cat

Rất cảm ơn Admin và anh Trịnh Bách. Em đã có cảm nhận này khoảng 8 năm rùi, nhưng vì không hiếu nên không thể phát triển. Mong rằng những chủ đề rất hay và những thông tin hữu ích từ Soi House và anh Trịnh Bách cũng giúp ích được cho nhiều người khác. Chúc Thành công đến tất cả!

21:27 Wednesday,4.3.2015

Đăng bởi:  admin

Black Cat và LC: Đây là trả lời qua thư của anh Trịnh Bách về câu hỏi đặt ra trong phần thảo luận nhé:

"Cảm giác xoay xoay, tê tê, hoặc buốt buốt ở điểm trước trán giữa 2 lông mày, hay trên cỗ cao nhất của đỉnh đầu rõ ràng là triệu chứng của các luân xa ở đó hoạt động. Nó hoàn toàn khác với triệu chứng choáng váng, lảo đảo của rối loạn tiền đình. Đây là 2 luân xa rất quan trọng, hay hoạt động cùng nhau. Khá nhiều người có các cảm giác trên một cách ngẫu nhiên. Nhưng đấy là sự khai mở một cách hơi “tự tung, tự tác”. Nên huấn luyện cho nó vào khuôn vào phép để có thể kiểm soát và điều khiển được thì tốt hơn.

"Black Cat nên áp dụng Prana Ahuti vào điểm giữa trán đó. Nó nằm ngay trong xương sọ chỗ giữa 2 lông mày. Cho cái lốc xoáy prana quay thẳng góc vào trong đầu ở điểm này. Và khi đã cảm thấy được lốc xoáy quay vào rõ ràng rồi, thì cho luồng năng lượng chạy vào đến gốc của luân xa, tức là tuyến tùng quả, ở điểm số 2 của bài tập phụ. Quan trọng là vẫn phải luyện cho lốc xoáy quay vào điểm 1 trên đỉnh đầu."

11:58 Monday,2.3.2015

Đăng bởi:  Black Cat

Mà mình đâu có nói là mình tu đâu bạn, mình chỉ đi đọc kinh sám hối ở chùa và vô tình có cảm giác đó, chả bao giờ thiền hay làm gì tương tự, và tớ cũng không hiểu nó là gì nên hỏi anh Trịnh Bách cho hiểu thêm thôi à, và khi nó tăng lên (khoảng 20p là khá mạnh rùi) thì cảm thấy có một thứ như lực hút nhẹ đi ra và vào ngay trán kích thước chỉ khoảng đường kính 1,5-2cm giữa 2 lông mày thôi à, lực ra mạnh hơn lực vào ấy, theo nhịp thở. Thế bạn bị chóng mặt tiền đình cũng như thế à?

11:53 Monday,2.3.2015

Đăng bởi:  Black Cat

Xin lỗi bạn LC, tớ không đần đến nỗi không phân biệt được bệnh tiền đình, chóng mặt và 1 cảm giác khác, có thỉnh thoảng bị tiền đình, nó khác hẳn thế, và chưa bao giờ bị viêm xoang hay viêm mũi. Ý mình tả cảm giác nó giống cơn đau là sự gia tăng về cường độ ấy chứ nó hoàn toàn không hề giống bất cứ cảm giác sinh lý bình thường nào trước đây mình đã gặp: các loại đau, nghẹt, giật điện, đều khác hẳn nhé bạn. Mà khi ấy nó không hề chóng mặt mệt mỏi gì hết, chỉ là cảm giác vừa tê tê như bị chạm điện nhẹ ở vỏ tủ lạnh hay ti vi mà bạn chạm phải ấy, thêm hơi mỏi mỏi buồn buồn thường cảm thấy khi bạn muốn bẻ ngón tay ấy, cả 2 cái ấy cộng lại và mình hay thấy nó thỉnh thoảng âm ỉ 1 chút, nếu ngồi xuống tập trung hít thở thì nó gia tăng nhanh chóng và cách nó gia tăng y như cảm giác đau răng hay đau nửa đầu (dạng đau thần kinh), tăng dần đều và sau cùng là cảm giác nhói nhói của thứ cảm giác tê buồn ấy, chứ chả có chóng mặt hay đau đầu đau răng gì ở đây hết.

11:36 Monday,2.3.2015

Đăng bởi:  LC

Mèo Mun: phần lớn thì giờ ngồi yên, mình toàn bị tiền đình quay cho chóng mặt. Chính vì kinh nghiệm này, nên mình xin rụt rè hỏi là bạn đã đi khám tiền đình bao giờ chưa? Vả lại tu tập là để đạt đến giác ngộ về thức tỉnh toàn bộ tinh thần, chứ chỉ giật giật giữa trán, thì tu làm gì giời ơi?!?

9:49 Monday,2.3.2015

Đăng bởi:  admin

@ Black Cat (và các bạn khác nữa):

Vì anh Trịnh Bách rất bận và đi vắng thường xuyên, nên Soi cứ chuyển câu hỏi của bạn cho anh Bách, còn trả lời lúc nào thì Black Cat đừng quá sốt ruột nhé. Và vì anh Bách rất cẩn thận, thường sợ một câu trả lời ngắn là không đủ, có thể dẫn đến hiểu lạc ý, nên có khi anh sẽ đợi để viết hẳn một bài dài và đầy đủ (Soi cũng mong là được như thế) :-)

Vậy nhé, cảm ơn bạn

9:23 Monday,2.3.2015

Đăng bởi:  Black Cat

Em cũng có cảm giác là lạ ở trán trong 1 lần niệm phật ở chùa, đúng là âm thanh của tiếng đọc kinh cũng vang vang giống như âm rung Aom vậy, ban đầu nó cũng tê tê, càng lâu thì nó mạnh hơn và nếu có độ rung của âm thanh thì cảm giác tăng nhanh hơn hẳn,sau nó giống như cảm giác của cơn đau ấy, âm ỉ, tăng lên và bắt đầu giống như bị nhói ấy, cứ 1 nhịp mạnh 1 nhịp lơi và có lực gì đó ra ra vào vào theo nhịp thở ở giữa 2 chân mày. Mà cũng ít luyện lại vì không hiểu nó là gì và cũng sợ có gì bất ổn.Tuy nhiên em rất dễ cảm thấy nó trong nhiều tư thế khác nhau(cảm giác tê thốn giữa 2 chân mày ấy) trong cuộc sống hàng ngày, vd đang đi lại hay ngồi ở 1 nơi hơi yên tĩnh và mát mẻ, hay buổi sáng sớm thức dậy còn nằm trên giường, thậm chí đang đi xe máy và tập trung cảm giác nơi trán...
Xin hỏi anh Trịnh Bách là:
1/Có nên tập trung phát triển cho cảm giác này không và ích lợi của nó là gì ạ?
2/ Nó có phải là khả năng bình thường mỗi người đều có và hoàn toàn có thể phát triển lên khi luyện tập đúng cách không ạ?
Cảm ơn anh rất nhiều.

7:58 Monday,2.3.2015

Đăng bởi:  candid

Cám ơn admin và bác Trịnh Bách.

Em tự tập yoga với mục đích thể thao và dưỡng sinh, chủ yếu tập các asana và thi thoảng có thiền. Trong thời gian tập thiền em có 2 lần trải nghiệm, lần thứ nhất có lẽ là rơi vào trạng thái thiền định như đọc trong sách vở. Tự nhiên em thấy (nói thấy thì không chính xác vì không phải nhìn thấy, mà cảm giác thấy) cả vũ trụ tràn ngập một thứ ánh sáng, ánh sáng không phải từ một nguồn cụ thể nào, từ trên xuống, từ bên cạnh sang... mà nó ở khắp mọi nơi, kể cả trong người em cũng có ánh sáng đấy. Lúc thoát ra thì thấy đã ngồi thiền được một thời gian lâu hơn bình thường nhiều mà trước đấy không làm được.

Lần thứ 2 là thấy có một xoáy xuất hiện( em cũng không chắc có phải luân xa không, nó quay như xoáy nước hướng vào trong cơ thể, rồi thấy một nguồn năng lượng cứ ào ạt đổ vào.

Do không hiểu rõ nên em thấy tốt nhất là không tập nữa nên từ ấy cũng ít khi thiền mà chủ yếu tập asana.

Để hôm nào em thử lại theo phương pháp Prana Ahuti xem sao. Trước kia đọc ở trong cuốn Tự truyện của một Yogi cũng tò mò về Kriya Yoga.

7:27 Monday,2.3.2015

Đăng bởi:  admin

@ Candid: Đây là trả lời của anh Trịnh Bách cho câu hỏi của bạn này:

"Có luân xa tự mở là điều tốt lành, vì căn bản của cả tâm linh lẫn thể chất đều đã chín chắn. Điều quan trọng là đừng để việc mê tín xen lẫn vào làm cho lo lắng, nghi ngại. Nên chỉ để ý rằng gốc của mỗi luân xa thật ra là một vài búi rối thần kinh (plexus), và liên quan đến một hay vài cơ quan, bộ phận của cơ thể.

"Thí dụ như những luân xa thuộc hệ thống luân xa số 4 (luân xa Tim) đều có gốc từ hai búi rối vùng Tim (Cardiac plexus) và Động mạch vành (Coronary plexus), và ảnh hưởng đến mọi hoạt động thể chất lẫn tâm linh của khu vực tim. Hai miệng của luân xa Tim trung tâm, chủ của các luân xa vùng Tim, nằm ở trước ngực, trên xương ức, và trên xương sống sau lưng; ở vị trí tương ứng với trung tâm trái tim. Miệng trước ngực thuộc về phần âm, tức là thể xác. Khi rung động (quay) sẽ ảnh hưởng đến, và điều chỉnh, độ rung vật lý của các búi rối vùng Tim và của trái tim. Trong khi miệng phía xương sống thuộc dương, ảnh hưởng đến chấn động rung tâm linh, tức là khí và thần, của “cõi” tim nhiều hơn. Khi quay, các lốc xoáy đều quay vào trong cơ thể và gặp nhau ở một điểm gốc bên trong. Riêng trường hợp các luân xa Tim này, hai vòng xoáy trước và sau của luân xa Tim trung tâm gặp nhau ở chỗ mặt trong xương sống và mặt trong của tim tiếp cận nhau, chỗ vị trí trung tâm trái tim.

"Nói sơ qua về luân xa Tim chỉ để làm thí dụ thôi, và để hiểu và bỏ đi những sự mê tín sai lạc làm cho sợ hãi. Đọc cho vui rồi “mặc kệ nó”, đừng phải ghi vào “bộ nhớ” làm gì. Quan trọng là đừng để bị những tín điều sai lạc “điên đảo mộng tưởng” cả bao lâu nay làm cho nghi ngại, lo sợ. Ma quỷ nọ kia thường là do tự tâm lý mình tạo ra. Thật đấy…

"Candid nên thử xem “tụi nó” - tức các luân xa - còn quay không. Nếu không thì cứ áp dụng phương pháp Prana Ahuti vào luân xa Bách Hội trên đỉnh đầu. Chắc chắn trong trường hợp của Candid sẽ có lại trạng thái đó nhanh thôi. Khi đã cảm thấy lại rồi thì chỉ cần tập trung vào luân xa này cho đến khi thấy thật dễ dàng, rõ ràng, thuần thục. Và xem điểm này cùng trạng thái này là điểm trụ tâm khi thiền. Khi luân xa này đã quay thuần thục rồi thì không phải lo lắng gì đến tác dụng của các luân xa thấp hơn, dù phần nhiều những tin đồn về các luân xa khác đều do tự lo sợ mà cảm thấy."

7:53 Sunday,1.3.2015

Đăng bởi:  candid

bác Trịnh Bách cho hỏi tự tập mà mở Luân xa như trong bài này thì có nguy hiểm gì không? Em chỉ tập yoga dưỡng sinh nhưng có lần ngồi thiền thì thấy cảm giác luân xa mở và thấy sợ vì cảm giác năng lượng đổ vào người. Từ ấy đến giờ cũng không thử lại.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả