Trường phái

Về phong trào Biểu hiện (Expressionism) Đức, thế kỷ 20

 SOI: bài này nằm trong loạt bài “Các trường phái hội hoạ: Chủ nghĩa Lãng mạn đến nghệ thuật Hiện đại” mà Thuý Anh dùng xin tài trợ in sách bán gây quỹ hỗ trợ hoạ sỹ. Xem thêm về dự án tại đây. Những tít nhỏ trong bài do Soi đặt thêm. Bài ở đây […]

Ý kiến - Thảo luận

18:29 Saturday,3.12.2016

Đăng bởi:  Phạm Kỳ Đăng

Hoan nghênh bài dịch công phu và bổ ích của bạn. Lưu ý bạn xem lại chăng: Kafka, Gottfried Benn và Döblin là những nhà văn và nhà thơ, họ không hề là họa sĩ.

11:06 Sunday,8.3.2015

Đăng bởi:  Raumuong Noigian

Trân trọng việc dịch và phổ biến kiến thức! Dưng mà anh Tùng đã bình chỉ ra cái gì thì miễn bàn thêm mất rồi!
Góp ý, hình như những người dịch trước dịch là nhóm "Kỵ sĩ xanh". "Rider" có lẽ đơn giản là "kỵ sĩ', chỉ người cưỡi ngựa chuyên nghiệp (chiến binh, hoặc đưa thư, hoặc "nài"). Còn "kỵ mã' là động từ, là "cưỡi con ngựa" thôi.
"Tướng công kỵ bà cụ/ Bà cụ tẩu như phi". Hic

10:50 Sunday,8.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

mình thấy rất trân trọng nỗ lực của Thúy Anh dịch sách nhằm giới thiệu những trường phái nghệ thuật thế giới tới độc giả VN. Tuy nhiên mình thấy nguồn dịch này có vẻ chưa tối ưu. Những thông tin không sai, nhưng khá hời hợt. Nhiều thông tin bề ngoài như ở đâu có nhóm nào, triển lãm năm nào, ai đặt tên đầu tiên v.v. , nhưng thiếu hẳn phần giải thích nội dung, tại sao lại như vậy. chẳng hạn tại sao biểu hiện ở Mỹ ban đầu là figurative, sau chuyển sang abstract hay nonfigurative, rồi lại về figurative? Tất nhiên việc nào cũng nên làm dứt điểm, có sản phẩm. cuốn sách này làm xong thì tốt rồi, nhưng nên nhân đó làm những cuốn đi sâu vào nội dung hơn một chút. Mình nghĩ một trong những vấn đề của VN cũng là biết hết, nghe hết tên các trường phái, nhưng mới chỉ là bên ngoài, chưa hiểu nội dung, thành ra việc áp dụng, học hỏi hay tìm cách riêng cho mình cũng đều khó khăn.

10:35 Sunday,8.3.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

Thực ra, khái niệm biểu hiện nhằm chỉ hai quan điểm có nguồn gốc triết học rất khác nhau.

Dòng thứ nhất có nền tảng triết học là thuyết hiện sinh, cho rằng điều quan trọng nhất là cảm xúc chủ quan của mỗi cá nhân, đặc biệt là những cảm xúc như hận thù, sợ hãi, tình dục, bạo lực v.v. Những triết gia có ảnh hưởng nhất tới nền tảng mỹ học hiện sinh là Nietzsche và Freud. Nhóm nghệ sỹ có tầm quan trọng nhất trong dòng này là nhóm Wien, đặc biệt là Schiele, Kokoschka. Bằng những cơ chế tâm lý học, những hình ảnh biểu hiện nội tâm này được cho là có khả năng trực chỉ truyền tâm, đánh động vào những cảm nhận trực tiếp của người xem. Trường phái này cũng đặt ra vấn đề cái đẹp có phải là tiêu chí của nghệ thuật hay không. Tuy nhiên, cũng chính vì tính chủ quan, chỉ coi trọng thế giới nội tâm chủ quan, phủ định sự tồn tại của cái đẹp tổng quan, nên ảnh hưởng của trường phái này cũng có giới hạn, bởi lẽ tôi cũng chẳng cần biết vấn đề nội tâm của anh để làm gì, vì thế giới của anh và của tôi chẳng phải là một, tuy có những nét tương đồng. Tác phẩm giống như lỗ khóa nhòm vào đời tư của nghệ sỹ, mà chẳng phải ai cũng muốn nhòm.

Nhóm thứ hai có nền tảng mỹ học từ Plato, cho rằng có cái đẹp chân thiện mỹ vĩnh hằng và tổng quát cho mọi người. Có điều cái đẹp đó không nằm ở các hình ảnh mắt thấy, vì đó chỉ là những ảo ảnh. Cái đẹp thật là tiên nghiệm, nằm trong mỗi con người, nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra chúng, vì bị ảo ảnh bên ngoài làm cho sao lãng. Người nghệ sỹ thoát khỏi ảo ảnh, trở về với form tiên nghiệm trong nội tâm, giống như người tìm cách thoát khỏi hang động, ra với thế giới thực. Sau đó nghệ sỹ sáng tác từ nội tâm, giống như người quay trở vào hang, vẽ lại những hình ảnh mình thấy bên ngoài, thứ nhất để nhắc nhở người trong hang về sự tồn tại của cái đẹp vĩnh hằng, và cũng là mô tả cho họ về chúng. Do mỹ học này có từ lâu đời, nên những tác phẩm có hơi hướng này cũng không phải chỉ từ thời hiện đại. Tuy nhiên, trong bối cảnh duy vật, tin vào những kinh nghiệm thực chứng đang trở thành toàn trị ở thời công nghiệp thì quan điểm mỹ học duy tâm Plato mới lại thực sự nổi lên thành luồng tư duy đối lập. Đặc biệt quan trọng là nhóm Đức, xung quanh Bauhaus và Kandinsky, là những người cho rằng cần có một cơ sở mỹ học đúng đắn hơn làm nền tảng cho thời đại công nghiệp, đó chính là cơ sở của mỹ thuật công nghiệp hiện đại.

Như vậy ta thấy, nội dung cũng như mục đích của hai trường phái biểu hiện này rất trái ngược nhau, tuy có cùng một vẻ bề ngoài là thể hiện nội tâm. Đó chính là lý do mà nhiều nghệ sỹ biểu hiện phủ định mình là biểu hiện, nhưng là phủ định khái niệm biểu hiện kia.

Ngoài ra, các loại ism được dùng để chỉ những vấn đề rất khác nhau, có cái là thủ pháp, có cái là hình thức, vì thế sẽ rất có thể chồng lên khái niệm biểu hiện, cũng giống như ta có thể phân loại người thành nam nữ hay già trẻ, nghề nghiệp. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là biểu hiện là khái niệm phức tạp, khó xác định, khó phân biệt.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả